chuyen đề động hóa học cho hs chuyên

33 896 2
chuyen đề động hóa học cho hs chuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài luôn là mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và kinh tế xã hội, việc phát hiện và bồi dướng nhân tài, phục vụ cho sự phát triển của quốc gia đang là quốc sách hàng đầu không chỉ của các nước phát triển mà còn ở cả nhứng nước đang phát triển trên toàn cầu. Ở nước ta, từ những năm 60 của thế kỉ XX, các trường THPT chuyên đã được thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Học sinh ở các lớp như vậy được tuyển chọn và có chế độ đào tạo riêng. Đối với học sinh chuyên Hóa, ngoài việc học các nội dung theo chương trình quy định, các em còn phải học các chuyên đề đặc biệt, những nội dung kiến thức chuyên sâu và được tiếp cận với những thí nghiệm hiện đại. Các nội dung kiến thức được lựa chọn không những đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục phổ thông mà còn nhằm phát huy được tối đa khả năng, rèn luyện tư duy cho các em, kích thích sự sáng tạo, tạo dựng niềm say mê đối với Hóa học. Tuy nhiên, hiện nay do áp lực của các kì thi học sinh giỏi, các bài tập được lựa chọn chủ yếu phục vụ mục đích ti cử, chất lượng nắm vứng kiến thức của học sinh không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực của học sinh, năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề và sự sáng tạo còn hạn chế. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở nhiều nước cho thấy, việc xây dựng hệ thống bài tập tốt, biết cách sử dụng hệ thống đó một cách hợp lý sẽ có tác dụng tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Với những lý do như trên tôi chọn đề tài ‘‘Xây dựng bài tập phần động hóa học phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông chuyên hóa”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định nội dung có tính phương pháp luận và hệ thống bài tập cần khai thác để phát triển năng lực nhận thức và tư duy hóa học cho học sinh chuyên Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trường THPT Chuyên Biên Hòa 1 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan Đối tượng là học sinh lớp 10 Chuyên Hóa Trường THPT Chuyên Biên Hòa – Tỉnh Hà Nam . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình giải bài tập hóa học. Xây dựng hệ thống bài tập phần động học phát triển năng lực nhận thức, rèn kĩ năng và tư duy cho học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển tư duy cho học sinh, tài liệu về phần động hóa học. 5.2. Thực nghiệm sư phạm - Dạy thực nghiệm cho học sinh lớp 10 chuyên Hóa, trường THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập thông qua điều tra, quan sát và một số bài kiểm tra. 6. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014. Trường THPT Chuyên Biên Hòa 2 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. Tư duy hoá học và sự phát triển tư duy hoá học thông qua bài tập hoá học 1. Tư duy hoá học Trên cơ sở các phẩm chất, các thao tác tư duy nói chung mỗi môn học còn có những nét đặc trưng của hoạt động tư duy, phản ánh nét đặc thù nhận thức của ngành khoa học đó. - Tư duy hoá học: đặc trưng bởi phương pháp nhận thức hoá học nghiên cứu các chất, các quá trình biến đổi chất và các quy luật chi phối quá trình này. - Cơ sở của tư duy hoá học: sự liên hệ quá trình phản ứng với sự tương tác giữa các tiểu phân của thế giới vi mô (phân tử, nguyên tử, ion, electron…), mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo và tính chất của chất, các quy luật biến đổi giữa các loại chất… - Đặc điểm của quá trình tư duy hoá học: luôn có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa sự biến đổi bên trong và các dấu hiệu bên ngoài (phản ứng hoá học xảy ra - dấu hiệu có phản ứng: kết tủa, bay hơi, đổi màu…), giữa cái cụ thể (tạo thành liên kết hoá học) và cái trừu tượng (góp chung electron, nhường nhận electron, trao đổi ion…). Nghĩa là những hiện tượng cụ thể quan sát được có liên hệ với những hiện tượng không thấy được, những hiện tượng này chỉ nhận thức được bằng sự suy luận và ngôn ngữ hoá học. Vậy bồi dưỡng năng lực tư duy hoá học cho học sinh là bồi dưỡng cho học sinh năng lực vận dụng thành thạo, linh hoạt các thao tác tư duy và phương pháp nhận thức: dựa vào các dấu hiệu quan sát được mà phán đoán sự biến đổi nội tại các chất và các biến đổi hoá học. Quá trình này bắt đầu từ sự quan sát các hiện tượng hoá học, phân tích các yếu tố của quá trình biến đổi, tìm ra các mối liên hệ định tính, định lượng giữa các chất, quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng từ đó xây dựng trên các cơ sở lí thuyết, quy luật, định luật được mô tả bằng ngôn ngữ hoá học rồi lại được vận dụng vào nghiên cứu các vấn đề thực tiễn đặt ra. Trường THPT Chuyên Biên Hòa 3 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan 2. Phát triển tư duy hoá học cho học sinh qua bài tập hoá học - Tác dụng của bài tập hoá học: + Tác dụng trí dục: - Làm học sinh hiểu sâu sắc hơn những khái niệm đã học - Đào sâu mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú - Không làm nặng nề khối lượng kiến thức cho học sinh, chỉ các vấn đề áp dụng giải bài tập mới được hiểu sâu sắc. - Là phương tiện ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất, đặc biệt là bài tập dãy chuyển hoá và bài tập nhận biết. - Thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kĩ năng hoá học: viết CTPT, PTHH, tính toán, kĩ năng thực hành hoá học… - Tạo điều kiện phát triển tư duy học sinh: khi giải bài tập hoá học bắt buộc phải suy nghĩ, tư duy phải đào sâu để hiểu rõ và hiểu kĩ vấn đề, nên yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách để phát triển trí thông minh. + Tác dụng giáo dục: - Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận, trung thực trong lao động, sinh hoạt, nghiên cứu khoa học… - Rèn luyện tính cẩn thận tuân thủ triệt để các quy định khoa học. - Bài tập hoá học còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, rèn luyện tính tích cực chủ động tự giác lĩnh hội kiến thức cho học sinh một cách sâu sắc. Trên đây là một số tác dụng của bài tập hoá học, nhưng bài tập hoá học có tác dụng hay không còn phụ thuộc vào người sử dụng nó. Khai thác được mọi khía cạnh của bài toán để học sinh tự lực tìm ra cách giải lúc đó bài tập hoá học mới thực sự có ý nghĩa, mới thực sự phát triển tư duy thông qua bài toán hoá học. Trường THPT Chuyên Biên Hòa 4 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan II. Vận dụng kiến thức phân tích định tính trong giảng dạy chương trình Hoá học phổ thông Nội dung kiến thức hoá học phân tích định tính giúp chúng ta nghiên cứu sâu về bản chất tương tác các chất xảy ra trong dung dịch. Với chương trình Hoá học phổ thông việc nghiên cứu các chất và các quá trình biến đổi của những phản ứng được xem xét trên cơ sở các phản ứng trong dung dịch. Vì vậy lí thuyết về sự điện li, các cân bằng axit – bazơ, cân bằng oxi hoá - khử, cân bằng tạo phức, cân bằng tạo hợp chất ít tan là những nội dung kiến thức cần nắm vững để vận dụng, xem xét các quá trình hoá học trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông. Các kiến thức về dung dịch chất điện li và các cân bằng hoá học xảy ra trong dung dịch được vận dụng mghiên cứu trong toàn bộ chương trình hoá học phổ thông nhằm xác định khả năng phản ứng của các chất, mức độ xảy ra phản ứng hoá học từ đó đánh giá khả năng lựa chọn thuốc thử trong nhận biết và tách chất. Vận dụng cơ sở lí thuyết hoá học phân tích định tính để nghiên cứu các cơ sở các quá trình hoá học xảy ra trong dung dịch giúp học sinh hiểu rõ bản chất các phản ứng hoá học trong dung dịch và trả lời các câu hỏi như: Tại sao trong cùng một điều kiện có phản ứng xảy ra được, có phản ứng không? Muốn phản ứng xảy ra cần điều kiện gì? - Tại sao cùng là các dung dịch muối có những dung dịch có môi trường axit, có những dung dịch có môi trường bazơ, trung tính? - Tại sao các muối sunfua lại có độ tan khác nhau trong các dung dịch HCl, HNO 3 ? Có rất nhiều vấn đề đặt ra nữa, nhiều câu hỏi tại sao và nhiệm vụ của người giáo viên không phải là giải đáp tất cả từng câu hỏi đó mà phải cung cấp một hệ thống kiến thức khoa học để học sinh tự mình vận dụng tìm ra câu trả lời. Một trong hệ thống các kiến thức cần cung cấp đó là kiến thức cơ sở Hoá học phân tích định tính về cân bằng của các ion trong dung dịch bao gồm: lí thuyết về sự điện li, cân bằng axit-bazơ, cân bằng tạo phức, cân bằng oxi hoá-khử, cân bằng tạo hợp chất ít tan… Để xem xét khả năng vận dụng kiến thức cơ sở hoá học phân tích định tính vào việc làm rõ hiểu sâu các chất và bản chất các quá trình hoá học chúng tôi đề cập đến những nội dung kiến thức về sự điện li và các cân bằng của ion trong dung dịch giúp giải quyết các nội dung của hoá học phổ thông thông qua các ví dụ và bài tập hoá học ở mức độ nhận thức khác nhau nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Trường THPT Chuyên Biên Hòa 5 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG I. Động hóa học và nhiệt động học 1. Đối tượng của động hóa học Động lực hóa học, gọi tắt là động hóa học, là một ngành của hóa lí, là khoa học về tốc độ của phản ứng hóa học, về những yếu tố có ảnh hưởng đến tốc độ (nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác…) và cả về cơ chế phản ứng. 2. Các điều kiện xảy ra phản ứng hóa học a. Điều kiện nhiệt động Nhiệt động học cho phép tiên đoán khả năng, chiều hướng diễn biến của các phản ứng hóa học và những trạng thái cuối sẽ đạt tới. Theo nhiệt động học, tiêu chuẩn để xác định chiều diễn biến của phản ứng ở T, P không đổi là thế đẳng áp hay năng lượng tự do Gipxơ. Nếu ∆G T,P < 0, phản ứng tổng quát diễn ra theo chiều từ trái sang phải như đã giả thiết. Nếu ∆G T,P > 0, phản ứng diễn ra theo chiều ngược lại. Nếu ∆G T,P = 0, hệ ở trạng thái cân bằng. b. Điều kiện động hóa học Về mặt động học, khả năng thực hiện một phản ứng được đặc trưng bằng năng lượng hoạt hóa. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng dư tối thiểu so với năng lượng trung bình của hệ mà các phân tử tương tác phải có để tương tác giữa chúng dẫn đến phản ứng thực sự. II. Tốc độ phản ứng hóa học 1. Định nghĩa Trường THPT Chuyên Biên Hòa 6 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan Tốc độ phản ứng hóa học được đo bằng độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng (hay sản phẩm phản ứng) trong một đơn vị thời gian. a. Tốc độ trung bình C v = t ∆ ∆ (1) Ở đây: v là tốc độ trung bình của phản ứng, ∆C là biến thiên nồng độ trong khoảng thời gian ∆t. b. Tốc độ tức thời Cho ∆t→0, tỉ số ∆C/∆t sẽ dẫn tới một giới hạn là đạo hàm dC/dt của nồng độ theo thời gian, giới hạn này lấy với dấu thích hợp, gọi là tốc độ tức thời hay tốc độ thực v của phản ứng ở thời điểm t. Đối với phản ứng tổng quát : aA + bB → cC + dD Với a, b, c, d là hệ số tỉ lượng của các chất trong phương trình phản ứng. Tốc độ tức thời của phản ứng được xác định theo biểu thức : A B C D dC dC dC dC v = - - = = a.dt b.dt cdt d.dt = (2) 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 2.1. Ảnh hưởng của nồng độ Xét phản ứng hóa học ở nhiệt độ không đổi: aA + bB → cC + dD Tốc độ của phản ứng này có dạng : a b A B v = k.C .C (3) Biểu thức (3) là biểu thức của định luật tác dụng khối lượng trong động hóa học của Gunbe và Vagơ. Tổng a+b gọi là phân tử số hay bậc của phản ứng. Tuy nhiên chỉ một số rất ít các phản ứng tuân theo định luật tác dụng khối lượng. Bậc của phản ứng không bằng tổng các hệ số phân tử trong phương trình phản ứng. Bậc Trường THPT Chuyên Biên Hòa 7 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan phản ứng chỉ có thể được xác định dựa vào thực nghiệm, nó có thể là một số nguyên, một phân số hay có khi không xác định được. Do đó tốc độ phản ứng tổng quát của phản ứng trên có thể viết như sau : n1 n2 A B v = k.C .C Bậc toàn phần của phản ứng n = n 1 + n 2 n 1 , n 2 gọi là bậc riêng phần của phản ứng đối với mỗi chất A, B. 2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ Vấn đề ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng hóa học là một trong những trọng tâm của động học hóa học. Việc nghiên cứu cho phép hiểu được bản chất của tương tác hóa học, nó cho phép chọn chế độ nhiệt tối ưu cho phản ứng. Những nghiên cứu thực nghiệm rộng rãi cho thấy rằng đối với đa số các phản ứng hóa học, khi tăng nhiệt độ thêm 10 0 C thì tốc độ phản ứng tăng lên từ 2 đến 4 lần. Ví dụ đối với phản ứng : H 2 O 2 + 2I - + 2H + → I 2 + 2H 2 O Nếu cho rằng ở 0 0 C, k=1 thì : t ( 0 C) 0 10 20 40 60 k 1 2,08 4,38 16,2 30,95 Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng dĩ nhiên ta phải cố định nồng độ các chất tham gia phản ứng. Do đó, sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ thực chất là sự phụ thuộc của hằng số tốc độ vào nhiệt độ. Gọi k T là hằng số tốc độ của phản ứng đã cho ở nhiệt độ T và k T+10 là hằng số tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T+10, theo quy tắc trên ta có : T+10 T k = = 2 4 k γ ÷ Ở đây, γ (gama) được gọi là hệ số nhiệt độ của phản ứng. Quy tắc này chỉ là một sự gần đúng thô, chỉ áp dụng được khi khoảng nhiệt độ biến thiên nhỏ hơn 100 0 C. Nếu chấp nhận γ = const trong một khoảng nhiệt độ nào đó ta có công thức sau : Trường THPT Chuyên Biên Hòa 8 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan T T 2 1 2 10 1 T T k = k γ − Để biểu diễn tốt hơn sự phụ thuộc của hằng số tốc độ k vào nhiệt độ các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra một số phương trình sau : Phương trình Van Hốp : 2 dlnk b =a+ dt T Trong đó, a và b là những hằng số, T là nhiệt độ tuyệt đối. Tuy nhiên Van Hốp không nêu được ý nghĩa vật lí của sự phụ thuộc đó và không đề ra được khái niệm hoạt hóa như Arêniut. Phương trình Areniut : - Dạng vi phân : a 2 2 E dlnk B = = dt T RT - Dạng tích phân : a a E E lnk = - +C = - +lnA RT RT a a -E /RT a -E / E k k ln e A RT A k = A.e RT ⇔ = − ⇔ = ⇒ lnk = lnA – E a /RT Trong đó, T là nhiệt độ tuyệt đối, R là hằng số khí (R=8,314 J/mol.K), B =E a /R là hằng số thực nghiệm >0, E a gọi là năng lượng hoạt hóa thực nghiệm hoặc năng lượng hoạt hóa Areniut đặc trưng cho hằng số tốc độ k của phản ứng và tính ra J/mol hoặc kJ/mol ; C = lnA > 0 là hằng số tích phân cũng được xác định bằng thực nghiệm. Nếu biết hằng số tốc độ ở hai nhiệt độ ta có thể tính được năng lượng hoạt hóa của phản ứng theo công thức : 2 1 T a T 1 2 k E 1 1 ln = - k R T T    ÷   Hoặc : 2 1 T a T 1 2 k E 1 1 lg = - k 2,303.R T T    ÷   Trường THPT Chuyên Biên Hòa 9 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan 2.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác Định nghĩa: Xúc tác là sự làm thay đổi tốc độ của các phản ứng hóa học được thực hiện bởi một số chất mà ở cuối quá trình chất này vẫn còn nguyên vẹn. Chất gây ra sự xúc tác là chất xúc tác. Thông thường thuật ngữ chất xúc tác được dùng để chỉ các chất xúc tác dương làm tăng tốc độ phản ứng. Các chất làm giảm tốc độ phản ứng gọi là chất ức chế. 3. Các phương trình động học của các phản ứng hóa học 3.1. Các phản ứng bậc không Phản ứng bậc không là phản ứng mà tốc độ của nó không phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản ứng, tức tốc độ phản ứng là một hằng số không phụ thuộc vào thời gian. Phương trình động học vi phân của phản ứng : -d[A] v = =k dt d[A] = -k.dt⇒ Lấy tích phân phương trình từ thời điểm t 1 =0 tương ứng với nồng độ ban đầu [A] 0 đến thời điểm t ta có : [A] – [A] 0 = -kt hay [A] = [A] 0 –kt Từ biểu thức ta thấy nồng độ của chất phản ứng giảm một cách tỉ lệ thuận với thời gian. Đồ thị [A] = f(t) là một đường thẳng với hệ số góc âm tg k θ = − . 3.2. Các phản ứng bậc một Phương trình phản ứng bậc 1 có dạng : A → Sản phẩm Phương trình động học vi phân của phản ứng: v = -d[A]/dt = k[A] hay -d[A]/[A] = kdt Lấy tích phân phương trình này ta được : Trường THPT Chuyên Biên Hòa 10 [...]... tập phần động hóa học sẽ góp phần tích cực vào việc rèn luyện năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các lớp chuyên hóa trường THPT Trường THPT Chuyên Biên Hòa 31 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan PHẦN III: KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã hoàn thành đề tài ‘‘Xây dựng bài tập phần động hóa học phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ... phần động hóa học cho học sinh chuyên Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu sử dụng bài tập để rèn luyện tư duy cho học sinh chuyên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của việc dạy học và bồi dưỡng họ sinh năng khiếu hóa học ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa nhập với cộng đồng quốc tế hiện nay Trường THPT Chuyên. .. THPT Chuyên Biên Hòa 29 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan CHƯƠNG IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.1 Mục đích - Khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài ‘‘Xây dựng bài tập phần động hóa học phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông chuyên hóa là cần thiết - Xác định sự đúng đắn và hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập động hóa học để rèn luyện tư duy cho. .. trung học phổ thông chuyên hóa Đề tài đã đạt được một số kết quả sau: 1 Hệ thống các kiến thức trọng tâm, cơ bản về động hoá học, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, động học các phản ứng đơn giản trên cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học và khả năng vận dụng những kiến thức đó vào giảng dạy chương trình chuyên hóa lớp 10 2 Đưa ra các ví dụ cụ thể với các mức độ khác nhau giúp học sinh rèn kĩ năng... để rèn luyện tư duy cho học sinh chuyên hóa trường THPT 3.1.2 Nhiệm vụ - Xây dựng nội dung thực nghiệm và tiến hành theo nội dung và phương pháp đã chọn - Tiến hành thực nghiệm ở lớp 10 chuyên Hóa trường THPT Chuyên Biên Hòa 3.2 Nội dung – Phương pháp thực nghiệm 3.2.1 Nội dung thực nghiệm - Sử dụng phần lý thuyết động hóa học và bài tập đã hệ thống giảng dạy cho học sinh ở lớp chuyên - Đánh giá sự phù... NGUYỄN THỊ THU, Động hóa học và xúc tác, Nhà xuất bản giáo dục, 2003 2 TRẦN THỊ ĐÀ, ĐẶNG TRẦN PHÁCH, Cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học, Nhà xuất bản giáo dục, 2004 3 VŨ ĐĂNG ĐỘ, Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học, Nhà xuất bản giáo dục, 2003 4 LÊ MẬU QUYỀN, Bài tập hóa học đại cương, Nhà xuất bản giáo dục, 2008 5 Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XV, 2009, Nhà xuất bản đại học sư phạm,... tư duy cho học sinh 3.2.2 Phương pháp thực nghiệm - Tìm hiểu tình hình, năng lực chung của học sinh lớp 10 chuyên hóa - Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm - Tiến hành thực nghiệm - Thu thấp thông tin, phân tích kết quả thực nghiệm 3.3 Tổ chức thực hiện Để tiến hành thực nghiệm tốt những nội dung đã được biên soạn ở phần trước tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 10 chuyên Hóa trường THPT Chuyên. .. được một số kết quả sau: Trường THPT Chuyên Biên Hòa 30 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan - Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhanh hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn - Học sinh vận dụng kiến thức giải các bài tập tổng hợp một cách nhanh chóng và chính xác - Khả năng tự đọc, tự học, tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của học sinh tốt hơn Các em hiểu kiến thức... hoạt hóa, bậc của phản ứng, thời gian nửa phản ứng, thừa số Areniut 4 Đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 10 chuyên Hóa và đạt được hiệu quả cao Với điều kiện thời gian có hạn song tôi đã hoàn thành được các nhiệm vụ ban đầu đặt ra Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi và các giáo viên khác trong việc nắm vững kiến thức khoa học về hoá đại cương trong việc nghiên cứu các quá trình hoá học. .. ⇒ m=1 Trường THPT Chuyên Biên Hòa 17 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan v1 k.(0,01)m (0,025)n 2,4.10-6 = = =4 v2 k.(0,01)m (0,0125) n 0,6.10 -6 ⇒ n=2 Phương trình động học của phản ứng: v = k.[H2].[NO]2 Bậc phản ứng 1+2 = 3 b Tính hằng số tốc độ phản ứng: k1 = Tương tự: 2,4.10-6 = 0,38 mol -2 l 2 s-1 0, 010.(0, 025)2 k2 = k3 = 0,38 mol-2.l2.s-1 Bài 2 Chứng minh phương trình động học của phản ứng v . VỀ ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG I. Động hóa học và nhiệt động học 1. Đối tượng của động hóa học Động lực hóa học, gọi tắt là động hóa học, là một ngành của hóa lí, là khoa học về tốc độ của phản ứng hóa học, . liên quan đến vấn đề phát triển tư duy cho học sinh, tài liệu về phần động hóa học. 5.2. Thực nghiệm sư phạm - Dạy thực nghiệm cho học sinh lớp 10 chuyên Hóa, trường THPT Chuyên Biên Hòa – Hà. duy hóa học cho học sinh chuyên Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trường THPT Chuyên Biên Hòa 1 Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Xoan Đối tượng là học sinh lớp 10 Chuyên Hóa Trường THPT Chuyên

Ngày đăng: 26/11/2014, 13:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan