Tìm hiểu về hệ thống bảo hiểm y tế cộng hòa liên bang đức

72 3K 14
Tìm hiểu về hệ thống bảo hiểm y tế cộng hòa liên bang đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại các nước phát triển, vấn đềan sinh xã hội luôn được đặt lên hàng đầu.Một trong số đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân.Đây là một vấn đề quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân khi họ gặp cá rủi ro lien quan tới ốm đau, bệnh tật. Các nước có hệ thống y tế phát triển nhất phải kể đến Mỹ, Đức,Nhật….Trong số đó phải kể đến Đức, đất nước có nền y tế lâu đời và phát triển bậc nhất thế giới. Đức được biết đến là một trong những nước có hệ thống BHYT tốt nhất trên thế giới, cung cấp các dịch vụ y tế một cách toàn diện nhất cho người dân. Xấp xỉ 85% dân số tham gia vào hệ thống BHYT công cộng hoặc tự nguyện tham gia vào hệ thống BHYT công cộng, số còn lại tham gia BHYT tư nhân.Luật BHYT cải cách yêu cầu mọi người dân sống ở Đức đều phải tham gia BH.Hiện nay, Đức đã thực hiện được BHYT toàn dân. Việt Nam cũng đang trong quá trình thực hiện y tế toàn dân.Trong quá trình thực hiện rất nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải học tập các nước khác rất nhiều.Vì vậy việc học tập một nước có hệ thống BHYT phát triển như Đức là vô cùng cần thiết. Do nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm chúng em xin thực hiện đề tài “Tìm hiểu về hệ thống bảo hiểm y tế Cộng hòa liên bang Đức”.

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ BH Bảo hiểm BHYT Bảo hiểm y tế NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSNN Ngân sách Nhà nước KCB Khám chữa bệnh DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm PTTT Phương thức thanh toán CSSK Chăm sóc sức khỏe EU Liên minh Châu Âu (European Union) WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) APS Liên minh an toàn cho bệnh nhân SHI Bảo hiểm y tế bắt buộc (Compulsory Health Insurance) PHI Bảo hiểm y tế tư nhân (Private Health Insurance) BVA Văn phòng bảo hiểm liên bang Bức (Federal Administration Office Germany) MỞ ĐẦU Tại các nước phát triển, vấn đề an sinh xã hội luôn được đặt lên hàng đầu. Một trong số đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đây là một vấn đề quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân khi họ gặp cá rủi ro lien quan tới ốm đau, bệnh tật. Các nước có hệ thống y tế phát triển nhất phải kể đến Mỹ, Đức,Nhật….Trong số đó phải kể đến Đức, đất nước có nền y tế lâu đời và phát triển bậc nhất thế giới. Đức được biết đến là một trong những nước có hệ thống BHYT tốt nhất trên thế giới, cung cấp các dịch vụ y tế một cách toàn diện nhất cho người dân. Xấp xỉ 85% dân số tham gia vào hệ thống BHYT công cộng hoặc tự nguyện tham gia vào hệ thống BHYT công cộng, số còn lại tham gia BHYT tư nhân. Luật BHYT cải cách yêu cầu mọi người dân sống ở Đức đều phải tham gia BH. Hiện nay, Đức đã thực hiện được BHYT toàn dân. Việt Nam cũng đang trong quá trình thực hiện y tế toàn dân. Trong quá trình thực hiện rất nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải học tập các nước khác rất nhiều. Vì vậy việc học tập một nước có hệ thống BHYT phát triển như Đức là vô cùng cần thiết. Do nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm chúng em xin thực hiện đề tài “Tìm hiểu về hệ thống bảo hiểm y tế Cộng hòa liên bang Đức”. 3 Chương I: Tổng quan về BHYT ở Đức 1.1. Khái niệm, vai trò, nguyên tắc của BHYT 1.1.1. Khái niệm BHYT được định nghĩa là: một nhóm người đóng góp tài chính vào một quỹ chung, thông thường do một bên thứ ba giữ. Nguồn quỹ này sau đó sẽ được tận dụng để thanh toán cho toàn bộ hoặc một phần các chi phí nằm trong phạm vi gói quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Bên thứ ba có thể là BHXH nhà nước, các cơ quan bảo hiểm công khác, các quỹ do chủ sở hữu lao động tự điều hành quản lý hoặc do các quỹ tư nhân đảm nhiệm. Trên thế giới, hầu như không có một quốc gia nào lại không phải bao cấp cho nhu cầu KCB của người dân mà đều phải huy động một phần từ sự đóng góp của cộng đồng xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, rất ít khi người ta để cho một cá nhân tự phải chịu mọi chi phí y tế khi điều trị mà thường thông qua hình thức chia sẻ rủi ro cho nhiều người qua hình thức bảo hiểm y tế. Tức là chia sẻ khó khăn về tài chính cho nhau, người khỏe mạnh giúp đỡ người ốm đau, còn khi mình ốm đau thì nhiều người khỏe sẽ giúp đỡ mình. Ở Cộng hòa liên bang Đức cũng như ở các nước công nghiệp phát triển khái niệm về BHYT là: “BHYT trước hết là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ gìn giữ, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khẻ của người tham gia BHYT”. Như vậy, trong hoạt động BHYT thì tính đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao, nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khỏe mạnh và người ốm yếu, giữa thanh niên với người già và với người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở sự đoàn kết không điều kiện của sự hợp tác cùng chung lòng chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. Theo định nghĩa BHYT nêu trên thì sự đoàn kết tương trợ vừa mang ý nghĩa tự giác, vừa mang ý nghĩa cùng chịu trách nhiệm và vừa có sự thống nhất 4 quan điểm chung. Đoàn kết tương trợ không chỉ là quyền được nhận mà còn phải có nghĩa vụ đóng góp. Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc dân và phương diện điều tiết kinh tế vĩ mô thì BHXH nói chung và BHYT nói riêng là công cụ thứ hai trong quá trình phân phối lại sau công cụ thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội. Nếu nhìn nhận dưới góc độ kinh tế thì BHYT được hiểu là sự hợp nhất kinh tế của số lượng lớn những người cùng phải đối mặt với một loại rủi ro do bệnh tật gây ra mà trong từng trường hợp cá biệt không thể tính toán trước và lo liệu được. Cân đối về chi phí khám chữa bệnh cơ bản được thực hiện giữa một bên là tổng số chi phí khám chữa bệnh, cho những người có nhu cầu và cần phải khám chữa bệnh và một bên là tổng số đóng góp của những người tham gia. Đa số các quốc gia trên thế giới, từ những quốc gia phát triển đến những quốc gia đang phát triển đều coi BHYT là một trong những giải pháp tài chính chủ yếu trong lĩnh vực y tế, được xem như một chính sách xã hội quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm y tế Các chi phí khám chữa bệnh này dù lớn hay nhỏ, đều gây khó khăn cho ngân quỹ của mỗi gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp. Không những thế, những rủi ro này nếu tái phát, biến chứng vừa làm suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng lao động. Bảo hiểm y tế ra đời có vai trò quan trọng là: Thứ nhất: Tránh bẫy nghèo trong y tế Khi bị ốm đau, bệnh tật, chi phí trong quá trình điều trị bệnh rất tốn kém trong khi đó thu nhập của những người đó bị giảm đáng kể, thậm chí là mất thu nhập. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người rơi vào bẫy nghèo trong y tế, đặc biệt là khi họ không may bị mắc bệnh hiểm nghèo. BHYT mang tính nhân đạo cao cả tuân theo nguyên tắc số đông bù số ít để hình thành nên quỹ 5 BHYT dùng để chi trả chi phí KCB cho một số ít người không may gặp phải rủi ro bệnh tật, bảo vệ họ tránh khỏi bẫy nghèo, kịp thời ổn đinh cuộc sống, yên tâm lao động, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội. Thứ hai: BHYT góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn sau: - Từ NSNN - Từ quỹ BHYT - Thu một phần viện phí và dịch vụ y tế - Tiền đóng góp cho các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế Trong đó thì nguồn từ NSNN chi cho hệ thống y tế là chủ yếu. Tuy nhiên, ở một số quốc gia chi phí dịch vụ y tế rất lớn đặc biệt là ở các nước đang phát triển, khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành y nói chung và chất lượng dịch vụ y tế nói riêng. Ở phần lớn các quốc gia, Chính phủ chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế. Do vậy, BHYT ra đời góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN. Thứ ba: BHYT góp phần nâng cao chất lượng KCB và thực hiện công bằng trong KCB: Nếu BHYT chỉ trông chờ vào nguồn cấp hạn hẹp từ NSNN sẽ không đảm bảo được nhu cầu KCB. Nếu không có nguồn quỹ BHYT nhất định thì số lượng và chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị của ngành y tế không những không theo kịp sự phát triển của nhu cầu KCB của người dân mà còn bị giảm sút đi, chất lượng dịch vụ y tế thấp. Ngược lại, khi hình thành quỹ BHYT chúng ta có thể thông qua hoạt động đầu tư quỹ để trang bị các thiết bị khoa học hiện đại, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo tránh được những hậu quả xấu, có điều kiện nâng cấp các cơ sở KCB một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp người dân đi KCB 6 được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, các y bác sĩ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong KCB. Sau khi tham gia BHYT thì mọi người bất kể giàu nghèo đều được KCB và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở KCB, được hưởng dịch vụ y tế như nhau. BHYT chính là biện pháp để xóa đi sự bất công người giàu và người nghèo, đảm bảo công bằng trong KCB. Thứ tư: Nâng cao tính cộng đồng và gắn bó mọi thành viên trong xã hội. Trên cơ sở quy luật số lớn, phương châm của Bảo hiểm y tế là "mình vì mọi người, mọi người vì mình", “lá lành đùm lá rách” và "lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Vì vậy, mọi thành viên trong xã hội gắn bó và tính cộng đồng được nâng lên. 1.1.3. Nguyên tắc của bảo hiểm y tế Thứ nhất: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. Thứ hai: Mức đóng BHYT được quy định riêng theo từng chính sách BHYT công cộng, BHYT tư nhân hoặc BHYT bổ sung. Chính phủ không can thiệp vào vấn đề này mà chỉ quy định mức sàn và mức trần. Thứ ba: Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. Thứ tư: Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT thanh toán 100% Thứ năm: Quỹ BHYT độc lập về tài chính vs ngân sách nhà nước, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu - chi. Quỹ BHYT chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý quỹ BHYT khác nhau cùng tổ chức thực hiện Luật BHYT và các hiệp hội Trung ương, đồng thời chịu sự giám sát của Chính phủ. 7 1.2. Hệ thống BHYT ở Đức Tại Đức, hệ thống BHYT gồm 3 chế độ: BHYT công cộng, BHYT tư nhân và BHYT bổ sung. 1.2.1. BHYT công cộng Đầu tiên, mọi công dân Đức đều là đối tượng của BHYT công cộng. Cụ thể các đối tượng này là: • Người lao động, bao gồm cả những người tham gia đào tạo nghề • Người nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc hỗ trợ thất nghiệp • Nông dân và các thành viên gia đình của họ • Nghệ sĩ và những người trong nghề xuất bản • Người trong các cơ sở hỗ trợ thanh niên, người nhận trợ cấp tái hoà nhập xã hội • Người tàn tật làm việc tại các công xưởng và tại các tổ chức • Hộ gia đình • Sinh viên đại học, thực tập sinh, thực tập sinh mà không có thù lao, học nghề • Người đã về hưu đang hưởng lương hưu • Những người không có bảo hiểm y tế và những người khác, trên cơ sở tình trạng của họ, được hưởng bảo hiểm y tế theo luật định hoặc những người trong quá khứ được bảo hiểm bởi các hệ thống y tế theo luật định. Các nguyên tắc cơ bản của BHYT bắt buộc: gồm 5 nguyên tắc 8 Năm nguyên tắc của SHI: nguyên tắc trợ cấp, nguyên tắc đoàn kết, nguyên tắc tự chủ, nguyên tắc về lợi ích và nguyên tắc lợi ích bằng hiện vật. Nguyên tắc trợ cấp: đảm bảo cho mọi người tham gia đều nhận được những lợi ích như nhau khi tham gia như các dịch vụ y tế cần thiết bất kể họ đóng góp bao nhiêu hay nguy cơ gặp rủi ro về sức khỏe của họ như thế nào. Tất cả công dân Đức đều phải tham gia BHYT: những người gặp ít rủi ro và thu nhập cao hơn sẽ chia sẻ rủi ro với những người thu nhập thấp và nguy cơ gặp rủi ro cao hơn.Chính phủ sẽ hỗ trợ một số nhóm đối tượng nhất định. Nguyên tắc lợi ích bằng hiện vật: đảm bảo các quyền lợi sẽ được thực hiện sao cho việc chi trả không vượt quá phần người tham gia được hưởng. Nguyên tắc đoàn kết: cung cấp các lợi ích cần thiết như thuốc men, điều trị y tế…đóng góp dựa trên nguồn tài chính, đảm bảo NSDLĐ chia sẻ 1 phần phí với NLĐ và chế độ đồng BH cho các thành viên trong gia đình. Nguyên tắc tự chủ: hệ thống BHYT công cộng là hệ thống BH tự cung cấp và tự quản. 9 Nguyên tắc về các lợi ích cơ bản: sẽ đảm bảo rằng các DNBH đều cung cấp những dịch vụ BH cơ bản theo luật. BHYT công cộng bao gồm những lợi ích nhất định. Mọi công ty BH cung cấp loại hình BHYT công cộng đều phải có những chế độ cơ bản theo quy định. Việc cải cách hệ thống BHYT vào năm 2009 đã cho phép các công ty cung cấp BHYT công cộng thêm vào các chế độ khác cho những người tham gia, việc này cũng cho phép các công ty này có thể kết nối tới nhu cầu cá nhân của từng người. BHYT công cộng là 1 hệ thống của sự chia sẻ. Phí BH hàng tháng không được tính toán dựa vào độ tuổi hay tình trạng sức khỏe mà dựa trên thu nhập cá nhân của mỗi người. Người có thu nhập cao hơn chia sẻ rủi ro với những người có thu nhập thấp hơn, NSDLĐ trả 1 phần cho NLĐ của họ. Mức phí được tính dựa trên mức thu nhập trước thuế của người được BH. Kể từ tháng 1/2011 mức đóng = 15.5% thu nhập trước thuế (trong đó 8.2% do NLĐ đóng và 7.3% còn lại do NSDLĐ đóng). Thu nhập được tính theo những điểm sau: • Tiền lương tiền công. • Thu nhập từ các khoản đầu tư cá nhân. • Các khoản cho thuê. • Lương hưu • Các khoản khác. Mức đóng tối đa là 53550 Euro mỗi năm (4463 Euro mỗi tháng). Nếu muốn học tập tại Đức, sinh viên phải tham gia BHYT. Mọi quỹ BHYT công cộng tại Đức đều BH cho sinh viên đến năm 30 tuổi (hoặc đến khi kết thúc 14 kì học) theo 1 tỉ lệ phí phù hợp. Hiện nay, mức đóng của sinh viên vào quỹ BHYT công cộng là khoảng 80 euro 1 tháng. Khi qua 30 tuổi (hoặc 14 kì học) nếu vẫn tiếp tục học tập tại Đức, họ vẫn có thể tiếp tục tham gia vào hệ thống BHYT công cộng nhưng phải đóng phí cao hơn (khoảng 160 euro 1 tháng). Nếu muốn học tại Đức khi đã lớn hơn hoặc bằng 29 tuổi, họ cũng có thể lựa chọn tham gia vào BHYT tư nhân. 10 [...]... phủ của Cộng hòa Liên bang Đức là Berlin Theo điều 20 của Hiến pháp Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội và có pháp quyền Nước Đức có tất cả 16 bang mà trong đó có 5 bang được chia thành 22 vùng hành chính Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là hệ thống chính trị của Đức được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang. .. và lâm nghiệp - Bảo hiểm y tế theo luật định 1933 – 1945 Dưới sự cai trị của chủ nghĩa xã hội quốc gia, tổ chức tài chính và giám sát các quỹ bảo hiểm y tế đã được thay đổi đáng kể Một trong những cải cách quan trọng đã x y ra trong thời kỳ n y là sự ra đời của bảo hiểm y tế cho - người nghỉ hưu vào năm 1941 Bảo hiểm y tế giai đoạn 1945 - 1969 Sau khi thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức, chế độ tự... trong thời kỳ n y - Luật Bảo hiểm Reich năm 1911: Luật Bảo hiểm y tế năm 1911 Reich gồm lương hưu và bảo hiểm tai nạn, tích hợp chúng theo một bộ luật Luật bảo hiểm y tế đặt ra trong Bộ Luật Bảo hiểm Reich (RVO) có hiệu lực vào năm 1914 Cho đến khi ban hành Đạo luật cải cách chăm sóc sức khỏe năm 1989, RVO là cơ sở pháp lý quyết định cho pháp luật bảo hiểm y tế Các RVO mở rộng bảo hiểm bắt buộc cho... Điều n y có nghĩa là bất cứ ai có bảo hiểm y tế theo luật định được tự động bảo hiểm trong bảo hiểm chăm sóc xã hội và bảo hiểm y tế tư nhân phải mua bảo hiểm chăm sóc cá nhân Chi phí bảo hiểm chăm sóc xã hội được tài trợ bởi các khoản đóng góp Chăm sóc điều dưỡng dài hạn dành cho những người có khả năng y u cầu ít nhất là sáu tháng hoặc cao hơn vì một căn bệnh về thể chất, tâm thần hoặc khuyết tật... là lý do tại sao bảo hiểm chăm sóc dài hạn đã được đưa ra Vì theo Hiến pháp của nước Cộng hòa Liên bang Đức, Đức là một nhà nước lập hiến xã hội, trong đó công dân của mình phải được bảo vệ trước những rủi ro chính trong đời sống Thứ hai: Bảo hiểm y tế du lịch Đ y là sự khác biệt so với bảo hiểm du lịch tiêu chuẩn mà có thể bao gồm hành lý bị mất, h y chuyến bay và những thứ khác liên quan trực tiếp... vào hệ thống PHI Nếu không tham gia thì hầu hết các chi phí y tế của họ sẽ do Nhà nước hoặc NSDLĐ trả 1.5 Tỷ lệ đóng góp 1.5.1 Tỷ lệ đóng góp của BHYT công cộng Hiện nay có hơn 200 công ty bảo hiểm ở Đức trong khuôn khổ BHYT Từ năm 2008 trở đi Chính phủ Liên bang thống nhất mức phí ấn định cho tất cả các quỹ BHYT công cộng Hiện nay mức phí đóng BHYT là 15,5% trên tổng các khoản thu nhập, số tiền n y. .. lược lịch sử hình thành BHYT Đức Bảo hiểm y tế là một trong năm chi nhánh của bảo hiểm xã hội Đức và ban đầu xuất phát từ Bismarcks trong luật xã hội 1883 Các nguyên tắc cấu 35 trúc quan trọng của hệ thống là tinh thần đoàn kết, lợi íchtheo hiện vật, đóng góp của người lao động và sử dụng lao động, tự quản lý và tính đa nguyên Đạo luật Bảo hiểm Y tế năm 1883 giới thiệu bảo hiểm bắt buộc cho người lao... Việc bảo vệ sức khỏe của gói Bảo hiểm y tế du lịch bổ sung n y mang lại cho bạn trong giới hạn số lượng , chi phí của tất cả các phương pháp điều trị y tế cần thiết cũng như phù hợp y tế vận chuyển bệnh nhân hồi hương về nước Trong gói BHYT bổ sung n y, có thể có những giới hạn trên số tiền bảo hiểm, số ng y bạn có thể điều trị bên ngoài đất nước và điều kiện để được bảo hiểm hoặc những hạn chế khác... nhân Do đó, BHYT bổ sung ra đời nhằm lấp đ y những lỗ hổng về các dịch vụ y tế mà BHYT công cộng và BHYT tư nhân chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia Bảo hiểm y tế bổ sung không giới hạn phạm vi BHYT, T y thuộc vào tình hình của người tham gia, nó có thể là một ý tưởng tốt để xem xét một số các loại tai nạn liên quan đến bảo hiểm, tàn tật, đi lại và mất thu nhập do ốm đau Đ y có thể là đặc... lao động công nghiệp Với hành động n y, người được bảo hiểm có quyền lợi bằng hiện vật, chẳng hạn như điều trị miễn phí y tế và thuốc men, và trợ cấp tiền mặt, chẳng hạn như trợ cấp ốm đau và trợ cấp tử vong Quỹ bảo hiểm y tế được phép mở rộng dịch vụ của họ trong phạm vi hoạt động, và mở rộng bảo hiểm y tế cho các thành viên gia đình của người được bảo hiểm Các quy định theo luật định như tỷ lệ đóng . phủ. 7 1.2. Hệ thống BHYT ở Đức Tại Đức, hệ thống BHYT gồm 3 chế độ: BHYT công cộng, BHYT tư nhân và BHYT bổ sung. 1.2.1. BHYT công cộng Đầu tiên, mọi công dân Đức đều là đối tượng của BHYT công cộng. . Điều n y có nghĩa là bất cứ ai có bảo hiểm y tế theo luật định được tự động bảo hiểm trong bảo hiểm chăm sóc xã hội và bảo hiểm y tế tư nhân phải mua bảo hiểm chăm sóc cá nhân. Chi phí bảo hiểm. bảo hiểm bảo vệ thu nhập. Ngoài ra, còn có một số quy định khác về phạm vi bảo hiểm đối với từng gói bảo hiểm khác nhau. 18 Thứ năm: Bảo hiểm người khuyết tật Có rất nhiều loại bảo hiểm khuyết

Ngày đăng: 26/11/2014, 00:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương I: Tổng quan về BHYT ở Đức

    • 1.1. Khái niệm, vai trò, nguyên tắc của BHYT

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm y tế

      • 1.2. Hệ thống BHYT ở Đức

        • 1.2.1. BHYT công cộng

        • 1.2.2. BHYT tư nhân

        • So sánh SHI và PHI:

        • 1.2.3. BHYT bổ sung

        • Sự cần thiết khi giới thiệu các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng dài hạn:

        • 1.3. Quyền lợi cho người có thẻ

          • 1.3.1. Trợ cấp ốm đau 

          • 1.3.2. Trợ cấp thai sản 

          • 1.3.3. Trợ cấp khi con ốm

          • 1.3.4.Trợ cấp cho việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên 

          • 1.3.5. Điều trị y tế 

          • 1.3.6. Trợ cấp quốc tế 

          • 1.4 Quỹ BHYT

            • 1.4.1. Khái niệm

            • 1.4.2. Nguồn hình thành quỹ

            • 1.5.2. Tỷ lệ đóng góp của BHYT bổ sung

            • 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách BHYT

              • 1.6.1.Tuổi thọ của con người.

              • 1.6.2. Thay đổi về mặt nhân khẩu học

              • 1.6.3.Các chỉ số sức khỏe.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan