Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam

105 1K 6
Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  T Ạ THANH QUÝ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI, YẾU TỐ NGÀNH VÀ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013 LỜI CÁM ƠN   Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến thức chuyên sâu về ngành tài chính ngân hàng để tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận nền tri thức tiên tiến của Việt Nam và thế giới. Từ đó tôi có nền tảng để nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Võ Thị Quý- người hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Với sự tận tình góp ý và chỉ dẫn của cô Quý trong suốt thời gian nghiên cứu, tôi được củng cố thêm về mặt phương pháp và có thêm ý tưởng cho đề tài. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những bạn bè lớp MFB2 đã đồng hành cùng tôi và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tạ Thanh Quý LỜI CAM ĐOAN   Trước hết, tôi xin cam đoan rằng luận văn nghiên cứu với nội dung “Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, ngành và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay từng phần nhỏ của luận văn chưa được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học, hoặc cơ sở đào tạo khác. Tạ Thanh Quý TÓM TẮT   Cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2012 có thể được xem là năm sóng gió của ngành ngân hàng với hàng loạt các sự kiện. Lợi nhuận toàn ngành sụt giảm nghiêm trọng, nợ xấu bùng nổ và trở thành bài toán nan giải, nhiều lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng lớn bị bắt vì vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, hàng loạt các ngân hàng hoạt động yếu kém bị sát nhập. Để đứng vững trên thương trường, các nhà điều hành ngân hàng cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó các yếu tố nội tại ngân hàng, yếu tố ngành và yếu tố vĩ mô được xem xét để đánh giá tác động đến hiệu quả hoạt động. Với dữ liệu bảng cân bằng của 26 ngân hàng trong giai đoạn 2006-2012, mô hình hồi quy Pool thông thường được sử dụng để ước lượng mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROA, ROE và NIM. Các biến độc lập là yếu tố vĩ mô (lạm phát), yếu tố ngành (mức độ cạnh tranh thị trường tiền vay) và yếu tố nội tại của ngân hàng (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, rủi ro tín dụng, năng suất lao động, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động tích cực của năng suất lao động đến hiệu quả hoạt động. Yếu tố lạm phát và rủi ro tín dụng chưa đủ mạnh để giải thích được sự biến động của hiệu quả hoạt động. Các yếu tố còn lại có chiều hướng và cường độ tác động khác nhau tùy theo từng chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động khác nhau. Nhìn chung kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên khắp thế giới và phản ánh được thực trạng ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng. Dựa vào những kết quả nghiên cứu đạt được, các nhà điều hành ngân hàng có thêm nguồn tư liệu để nhìn nhận tầm quan trọng của các yếu tố nội tại, ngành và vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ đó hoạch định giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động. i MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU iv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do nghiên cứu của luận văn 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu 3 1.4. Nội dung nghiên cứu và kết cấu của luận văn 4 1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 5 2.1. Tổng quan về ngành ngân hàng ở Việt Nam 5 2.1.1. Tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước đến nay 5 2.1.2. Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012. 6 2.1.3. Tổng tài sản toàn ngành 7 2.1.4. Tình hình nợ xấu 7 2.1.5. Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng 8 2.1.6. Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh 8 2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Đo lường bằng ROA, ROE, NIM) 9 2.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 9 2.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 9 2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 9 2.3. Các yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động 10 2.3.1. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (CAP) 10 2.3.2. Rủi ro tín dụng (RSK) 11 ii 2.3.3. Năng suất lao động (PRO) 13 2.3.4. Chi phí hoạt động (EXPS) 14 2.3.5. Quy mô ngân hàng (SZ) 16 2.4. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng 18 2.4.1. Độ cạnh tranh của ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động (LN) 18 2.4.2. Lạm phát tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (INF) 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 24 3.1.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP) 24 3.1.2. Rủi ro tín dụng (RSK) 25 3.1.3. Năng suất lao động (PRO) 26 3.1.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động (EXPS) 27 3.1.5. Quy mô ngân hàng (SZ) 27 3.1.6. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thị trường tiền vay (LN) 27 3.1.7. Tỷ lệ lạm phát (INF) 28 3.2. Thu thập và xử lý số liệu 29 3.3. Khảo sát tương quan giữa các biến độc lập 30 3.4. Xây dựng phương trình thực nghiệm và lựa chọn mô hình 30 3.4.1. Mô hình hồi quy Pool 30 3.4.2. Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect Model _FEM) 31 3.4.3. Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model _REM) 31 3.4.4. Lựa chọn FEM và REM 32 3.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy đã lựa chọn 33 3.6. Giải thích kết quả nghiên cứu 34 iii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 4.1. Thống kê mô tả 36 4.2. Phân tích tương quan 38 4.3. Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (VIF) 40 4.4. Kết quả hồi quy POOL 41 4.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 43 4.5.1. Kiểm định tự tương quan 43 4.5.2. Kiểm định WALD về sự cần thiết của các biến độc lập 44 4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi 46 4.6. Giải thích kết quả nghiên cứu 49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 62 5.1. Kết luận 62 5.2. Kiến nghị 63 5.2. Hạn chế của luận văn 64 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC A: KIỂM ĐỊNH NHÂN TỬ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI VIF 71 PHỤ LỤC B: KIỂM ĐỊNH WALD 72 PHỤ LỤC C: KIỂM ĐINH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI 76 PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ HỒI QUY POOL 79 PHỤ LỤC E: KẾT QUẢ HỒI QUY FIXED EFFECT 82 PHỤ LỤC F: KẾT QUẢ HỒI QUY RANDOM EFFECT 85 PHỤ LỤC G: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU 88 PHỤ LỤC H: DỮ LIỆU CHẠY HỒI QUY 89 iv DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng Ngân hàng thương mại ở Việt Nam qua các năm 8 Bảng 3.1. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 26 Bảng 3.2. Kỳ vọng về dấu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 28 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 36 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 39 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (VIF) 41 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy Pool với 3 biến phụ thuộc ROE, ROA, NIM 42 Bảng 4.5. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo ROE 44 Bảng 4.6. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo ROA 45 Bảng 4.7. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo NIM 46 Bảng 4.8. Cơ cấu chi phí hoạt động của 33 ngân hàng Việt Nam năm 2012 55 Chương 1: Giới thiệu 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương mở đầu sẽ trình bày những vấn đề mà nghiên cứu quan tâm cũng như ý nghĩa của nó trong thực tế. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu sẽ được đưa ra. Sau đó luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu tổng quát và cuối cùng là phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1.1. Lý do nghiên cứu của luận văn Ngân hàng là một loại hình hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động mua bán, giao dịch, tín dụng liên quan đến tài sản tài chính. Hoạt động này mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân nói riêng, góp phần phát triển kinh tế nước nhà nói chung. Ngân hàng được xem là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc kinh doanh hiệu quả là vấn đề được các tổ chức kinh tế quan tâm và cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. Một trong những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và quan trọng nhất trong kết quả đầu ra của ngân hàng đó là lợi nhuận. Nó cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của ngân hàng, đảm bảo đời sống cho nhân viên cũng như khuyến khích họ tận tụy với công việc nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Mặt khác, lợi nhuận cho thấy khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng đó với khách hàng. Hơn nữa lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Chương 1: Giới thiệu 2 Trong thời gian qua, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu cho ra kết quả khác nhau tương ứng với từng điều kiện thực tiễn của quốc gia trong từng giai đoạn khác nhau. Ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn và chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường bất động sản trầm lắng, giá vàng biến động khôn lường, lạm phát tăng cao, thất nghiệp tràn lan,…dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận toàn ngành sụt giảm. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Nghiên cứu này ra đời xuất phát từ các câu hỏi sau đây: Tại sao cùng là ngân hàng thương mại nhưng ngân hàng này lại hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng khác? Phải chăng do các yếu tố nội tại hay có sự tác động từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến hiệu quả hoạt động ngân hàng? Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các mối quan hệ và sự tác động của các yếu tố vĩ mô, yếu tố ngành và yếu tố nội tại của ngân hàng đến hiệu quả hoạt động, ta thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để giúp cho các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động giúp cho nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển ngân hàng ngày một lớn mạnh. . vĩ mô của nền kinh tế đến hiệu quả hoạt động ngân hàng? Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các mối quan hệ và sự tác động của các yếu tố vĩ mô, yếu tố ngành và yếu tố nội tại của ngân hàng. luận văn nghiên cứu với nội dung Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, ngành và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ tài. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  T Ạ THANH QUÝ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI, YẾU TỐ NGÀNH VÀ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Ngày đăng: 24/11/2014, 21:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan