Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020

130 3.2K 8
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long là nhiệm vụ quan trọng, đang được Tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhằm đánh giá đúng tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, thực trạng kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 là tài liệu khoa học về phát triển và phân bố hợp lý. Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt. Danh mục các dự án đầu tư được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện là căn cứ pháp lý để các ngành, các cấp triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo đúng quy hoạch. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn ngân sách Nhà nước với nguồn vốn của nhiều thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.Báo cáo Quy hoạch đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII và Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng Bộ huyện Trà Ôn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá đúng những mặt thuận lợi, khó khăn, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, giúp cho các nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư và triển khai thực hiện các dự án thuộc những ngành và lĩnh vực mà Huyện có lợi thế.

MỞ ĐẦU Công tác nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long là nhiệm vụ quan trọng, đang được Tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhằm đánh giá đúng tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 là tài liệu khoa học về phát triển và phân bố hợp lý. Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt. Danh mục các dự án đầu tư được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện là căn cứ pháp lý để các ngành, các cấp triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo đúng quy hoạch. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn ngân sách Nhà nước với nguồn vốn của nhiều thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Báo cáo Quy hoạch đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII và Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng Bộ huyện Trà Ôn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá đúng những mặt thuận lợi, khó khăn, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, giúp cho các nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư và triển khai thực hiện các dự án thuộc những ngành và lĩnh vực mà Huyện có lợi thế. Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 bao gồm các phần như sau: Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Phần thứ hai: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn giai đoạn 2005 – 2010. Phần thứ ba: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020. QHTT huyện Trà Ôn 1 Những căn cứ để lập quy hoạch: - Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Thông tư số: 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006. - Quyết định số: 1581/QĐ-TTg ngày 9 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc về nông thôn mới. - Quyết định số: 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. - Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. - Quyết định số: 4015/QĐ-UB ngày 18 tháng 11 năm 2004 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. - Quyết định số: 1238/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020. Căn cứ kết quả nghiên cứu lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh, nguồn số liệu của ngành Thống kê và các tài liệu điều tra nghiên cứu khác. Các văn bản và tài liệu nói trên là những căn cứ pháp lý cho việc nghiên cứu lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020. Đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy họach các ngành của Tỉnh về mục tiêu, tính đồng bộ và khả năng đáp ứng các nguồn lực để thực hiện quy họach. QHTT huyện Trà Ôn 2 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI I. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Vị trí địa lý kinh tế Huyện Trà Ôn nằm ở phí Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, bên bờ sông Hậu, cách Thành phố Vĩnh Long 48 km theo đường bộ, được giới hạn từ 9 0 52’40’’ đến 10 0 05’30’’ độ vĩ Bắc và từ 105 0 50’30’’ đến 106 0 06’00’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 259,05 km 2 , chiếm 17,31% diện tích toàn tỉnh Vĩnh Long, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, sau trên huyện Long Hồ và Tam Bình. Toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2010 có 134.856 người, chiếm 14,36% dân số toàn tỉnh và đứng thứ 5 sau các huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ. Phía Bắc giáp huyện các Tam Bình và Vũng Liêm. Phía Nam giáp huyện Châu Thành (Hậu Giang) và huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Phía Đông giáp các huyện Vũng Liêm, Cầu Kè (Trà Vinh). Phía Tây giáp huyện Bình Minh và Thành phố Cần Thơ. Huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và 13 xã, đó là các xã: Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Vĩnh Xuân, Tích Thiện, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa, Trà Côn, Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp và 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành, Phú Thành. Trà Ôn có hệ thống giao đường bộ và đường thủy khá thuận lợi, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 901, 904, 906 và 907 đi ngang qua huyện, đường ô tô về đến trung tâm hầu hết các xã. Mạng lưới đường bộ khi được đầu tư hoàn chỉnh sẽ tạo cho Trà Ôn trở thành một huyện có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu dễ dàng với các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước để tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ tiên tiến. Giao thông đường thủy đóng vai trò không nhỏ trong đời sống kinh tế và xã hội ở huyện trong quá khứ và cả trong tương lai. - Sông Hậu nằm cặp bờ Tây của huyện, giàu tiềm năng thủy sản và là con đường huyết mạch nối Thành phố Cần Thơ, các tỉnh miền Tây ra biển Đông. - Sông Trà Ôn - Mang Thít nằm ở bờ Tây Bắc của huyện, là thủy lộ quốc gia nối các tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh. QHTT huyện Trà Ôn 3 - Sông Trà Ngoa dẫn nước ngọt và phù sa từ sông Trà Ôn - Mang Thít xuyên ngang qua giữa huyện đến tỉnh Trà Vinh. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Huyện khá thuận lợi trong việc khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, phát triển toàn diện các ngành sản xuất và dịch vụ, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Trong tương lai, khi kênh Quan Bố Chánh thông ra biển Đông được đầu tư thì lợi thế về phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ tại các vùng giáp ranh với tỉnh Trà Vinh và vùng ven sông Hậu là rất lớn. Tuy nhiên, huyện Trà Ôn cũng như nhiều huyện khác thuộc tỉnh Vĩnh Long có nền địa chất yếu, không thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình có kết cấu nặng, suất đầu tư cao, hệ thống kết cấu hạ tầng mau xuống cấp, chi phí duy tu bảo dưỡng rất lớn. 2. Khí hậu thời tiết Huyện Trà Ôn nằm trong vùng khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.450mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Trong mùa mưa lượng mưa chiếm trên 95,0 % tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa khô lượng mưa chỉ chiếm dưới 5,0% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26 - 27 o c, trong tháng 4 nhiệt độ trung bình lên tới 29,3 0 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 24,9 0 C. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Chế độ gió thay đổi theo mùa: gió mùa Tây Nam trùng với mùa mưa và gió mùa Đông Bắc trùng với mùa khô. Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho việc bố trí sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Đầu tư thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, tăng hệ số gieo trồng cây hàng năm, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Trong những năm tới, huyện Trà Ôn sẽ là một trong những địa bàn trọng điểm cần được nghiên cứu và triển khai thực hiện các dự án về phòng chống thiên tai và ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu. 3. Tài nguyên đất đai 3.1. Tài nguyên đất đai theo phân loại đất Theo tài liệu điều tra lập quy họach sử dụng đất của huyện Trà Ôn, trên địa bàn huyện đất đai dược chia thành 3 nhóm đất chính: QHTT huyện Trà Ôn 4 - Nhóm đất phèn có 8.512 ha, chiếm khoảng 32,9% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp, Thới Hòa và một phần của xã Hựu Thành, Thuận Thới. - Nhóm đất phù sa có diện tích 17.140 ha, chiếm 66,2% diện tích tự nhiên; tập trung phân bố ở các xã vùng cao, ven tuyến sông Hậu và sông Trà Ôn. Là vùng đât phì nhiêu, cho năng suất là sản lượng cao. - Nhóm đất cát giồng có diện tích 185 ha, chiếm khoảng 0,7% diện tích tự nhiên; tập trung phân bố chủ yếu ở 3 giồng cát Thanh Bạch (thiện Mỹ), Giồng Lagì (vĩnh Xuân), Giồng Gòn (Thuận Thới). Nhìn chung, tài nguyên đất đai trong huyện là vùng đất phì nhiêu, thích hợp cho phát triển đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi, nhất là các loại cây ăn quả đặc sản vùng nhiệt đới mà thị trường nước ngoài ưu chuộng. Tuy nhiên, đất đai huyện Trà Ôn cũng mang những đặc điểm chung của Vùng ĐBSCL là nền địa chất yếu, suất đầu tư cao, hệ thống kết cấu hạ tầng mau xuống cấp. 3.2. Hiện trạng sử dụng đất Tài nguyên đất đai của huyện cơ bản được sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất. Tổng diện tích tự nhiên huyện Trà Ôn có 25.904,57 ha, chiếm 17,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Vĩnh Long, hiện trạng sử dụng đất đến năm 2010 như sau: Đất sản xuất nông nghiệp là 21.214,79 ha, chiếm 81,95% so tổng diện tích tự nhiên, trong đó: đất trồng cây hàng năm 12.098,08 ha, đất trồng cây lâu năm là 9.116,71 ha; mặt nước dùng vào chăn nuôi là 83,80 ha; đất nông nghiệp khác là 3,11 ha. Đất phi nông nghiệp là 4.546,25ha, chiếm 17,5% so diện tích tự nhiên. Trong đó, đất ở là 870,45 ha, đất chuyên dùng là 1.007,01 ha, sông rạch và mặt nước chuyên dùng là 2.514,57 ha, các loại đất phi nông nghiệp còn lại là 154,22 ha. Đất chưa sử dụng (bãi bồi) là 56,63 ha. Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai ĐVT: ha HẠNG MỤC 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bq (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.904,59 25.904,59 25.904,59 25.904,59 25.904,59 25.904,58 0,0 I. Đất nông nghiệp và thủy sản 21.424,05 21.408,50 21.349,38 21.305,64 21.315,68 21.301,70 -0,1 1. Đất sản xuất nông nghiệp 21.390,56 21.375,01 21.275,17 21.241,67 21.228,68 21.214,79 -0,2 1.1. Đất trồng cây hàng năm 12.999,90 12.872,10 12.751,85 12.701,08 12.108,97 12.098,08 -1,4 QHTT huyện Trà Ôn 5 - Đất lúa 12.661,91 12.534,10 12.414,87 12.396,99 11.822,14 11.811,82 -1,4 - Các loại cây hàng năm còn lại 338,00 338,00 336,98 304,09 286,83 286,26 -3,2 1.2. Đất trồng cây lâu năm 8.390,66 8.502,91 8.523,32 8.540,59 9.119,71 9.116,71 1,7 2. Mặt nước dùng vào chăn nuôi 28,87 28,87 74,21 63,94 83,89 83,80 23,8 3. Đất nông nghiệp khác 4,62 4,62 4,62 0,03 3,11 3,11 -7,6 II. Đất phi nông nghiệp 4.383,98 4.399,49 4.498,58 4.542,32 4.531,29 4.546,25 0,7 1. Đất ở 834,28 847,61 851,49 854,1 867,40 870,45 0,8 2. Đất chuyên dùng 843,74 846,46 942,46 985,15 995,97 1.007,01 3,4 3. Đất sông, rạch và mặt nước c.dùng 2.552,39 2.551,84 2.551,08 2.549,63 2.514,62 2.514,57 -0,3 4. Đất phi nông nghiệp khác 153,57 153,58 153,55 153,44 154,29 154,22 0,1 III. Đất chưa sử dụng 96,56 96,56 56,63 56,63 56,63 56,63 -10,1 - Đất bãi bồi chưa sử dụng 96,57 96,57 56,63 56,63 56,63 56,63 -10,1 Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường 4. Thủy văn và tài nguyên nước 4.1) Nguồn nước mặt: Huyện Trà Ôn nằm cạnh sông Hậu, thuộc vùng hạ lưu sông MeKong, có hệ thống sông, kênh, rạch khá thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước mặt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt. Trong mùa lũ, hàm lượng phù sa trong nước từ 250 – 450gam/m 3 . Bên cạnh đó, còn có nguồn nước mưa cũng đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình thủy lợi và thủy nông nội đồng, lợi dụng chế độ thủy triều để tưới tiêu tự chảy được phần lớn diện tích đất sản xuất của Huyện. Tuy nhiên, một số xã giáp ranh với tỉnh Trà Vinh còn bị xâm nhập mặn trong mùa khô, phải đầu tư xây dựng các công trình ngăn mặn. Đồng thời phải xây dựng các trạm bơm tiêu úng cho các vùng thường bị ngập trong mùa lũ và bơm tưới trong mùa kiệt. Để sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên nước mưa và nước mặt trên các sông, kênh, rạch, rất cần thiết phải nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp với từng tiểu vùng, nhằm kết hợp sử dụng cả nguồn nước mưa và nguồn nước mặt trên các sông, kênh, rạch, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nước. Đồng thời khắc phục được những thiệt hại do lũ gây ra. 4.2) Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu nghiên cứu của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Trà Ôn không phong phú, nước có hàm lượng sắt và độ nhiễm mặn khá cao, QHTT huyện Trà Ôn 6 phân bố chủ yếu ở độ sâu 80 – 100m, tầng nước này đang được khai thác và xử lý phục vụ sinh hoạt. Đáng chú ý là khu vực các xã Hòa Bình, Xuân Hiệp, Thới Hòa, Nhơn Bình, nguồn nước ngầm có chất lượng kém, không nên sử dụng nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt. Nguồn nước ngầm tầng sâu 350m trở lên có lưu lượng lớn, chất lượng nước tốt, hiện tại chưa được khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác và xử lý tầng nước này phục vụ cho sinh hoạt là khá tốn kém. 5. Tài nguyên khoáng sản Huyện Trà Ôn có trữ lượng cát mịn tương đối lớn dưới lòng Sông Hậu, chất lượng tốt và có khả năng khai thác phục vụ cho xây dựng. Cần có quy trình khai thác hợp lý, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái các vùng ven sông và tránh xói lở vùng ven sông. Vùng đất dọc theo sông Hậu thuộc Huyện Trà Ôn có trữ lượng sét khá lớn, có thể khai thác sản xuất ngạch xây dựng, năm 2010 đã khai thác và sản xuất trên 600.000 viên gạch các loại. 6. Tài nguyên du lịch Huyện Trà Ôn có vùng giáp ranh với sông Hậu và sông Măng Thít là hai sống lớn, thông thương rất thuận lợi với bên ngoài, có thể giao lưu bằng đường thủy với khắp mọi miền đất nước và quốc tế . Vì vậy Trà Ôn có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái ven sông và du lịch sinh thái miệt vườn, mang đặc trưng của cảnh quan thiên nhiên vùng sông nước. Đặc biệt là địa bàn các xã vùng ven sông Hậu và dọc theo tuyến Quốc lộ 54, có thể phát triển các khu, điểm du lịch sinh thái miệt vườn, nhà hàng thủy tạ. Đồng thời có thể phát triển các tuyến du lịch bằng tàu thủy từ Huyện đi đến các điểm du lịch của thành phố Cần Thơ và nhiều địa phương khác. Trong tương lai, có thể khai thác tuyến du lịch từ huyện Trà Ôn đến các khu du lịch thuộc tỉnh Trà Vinh, góp phần làm tăng nhanh tỷ trọng giá trị các ngành dịch vụ và du lịch của Huyện. II. DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 1. Dân số và phân bố dân cư Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của huyện Trà Ôn đã được các ngành, các cấp quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm nhanh từ 1,14% năm 2005 xuống còn 0,89% năm 2010. Mức giảm dân số cơ học của huyện khá cao, bình quân hàng năm là 1,2 - 1,4%, tỷ lệ giảm dân số cơ học bình quân hàng năm cao hơn tỷ tỷ lệ tăng tự nhiên (chủ yếu do chuyển đi lao QHTT huyện Trà Ôn 7 động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và nhiều trung tâm kinh tế khác). Do đó, dân số trung bình của huyện Trà Ôn giảm từ 138.776 người năm 2005 xuống 134.856 người năm 2010, chiếm 13,14% so dân số của tỉnh Vĩnh Long. Mật độ dân số năm 2010 là 521 người/km 2 . Qui mô dân số và mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các xã. Riêng thị trấn Trà Ôn có mật độ dân số khá cao (3.366 người/km 2 ). Bảng 2: Dân số, mật độ dân số huyện Trà Ôn năm 2010 S TT HẠNG MỤC Diện tích tự nhiên (km 2 ) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km 2 ) Toàn huyện 259,05 134.856 521 1 Thị Trấn Trà Ôn 2,875 9.679 3.367 2 Xã Xuân Hiệp 18,156 9.291 512 3 Xã Hoà Bình 26,601 11.399 429 4 Xã Nhơn Bình 17,018 8.108 476 5 Xã Thới Hoà 17,967 8.086 450 6 Xã Hựu Thành 17,03 9.512 559 7 Xã Thuận Thới 13,928 7.113 511 8 Xã Trà Côn 19,148 11.383 594 9 Xã Vĩnh Xuân 24,724 12.567 508 10 Xã Tân Mỹ 19,12 10.308 539 11 Xã Thiện Mỹ 21,669 10.613 490 12 Xã Tích Thiện 18,08 8.703 481 13 Xã Lục Sĩ Thành 22,682 10.589 467 14 Xã phú Thành 20,052 7.445 371 2. Tình hình sử dụng nguồn lao động Số người trong độ tuổi lao động tăng từ 89.197 người năm 2005 lên 90.892 người năm 2010 (chiếm 64,3% so dân số năm 2005 và chiếm 67,4% so dân số năm 2010). Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 80.218 người năm 2005 lên 84.014 người năm 2010 (chiếm 57,8% so với dân số năm 2005 và chiếm 62,3,0% so với dân số năm 2010). Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động là điều kiện cần thiết để không ngừng nâng cao năng suất lao động. Cơ cấu sử dụng lao động của Huyện trong những năm QHTT huyện Trà Ôn 8 qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp. Nhưng sự chuyển dịch còn chậm và chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp hơn mức bình quân chung của Tỉnh và thấp hơn so với nhiều huyện khác. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học, bước đầu mới đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục, y tế, các ngành khác còn rất thiếu). Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành như sau: - Lao động ngành nông nghiệp và thủy sản giảm từ 59.191 người năm 2005 xuống còn 51.856 người năm 2010 (chiếm 73,8% so tổng số lao động làm việc năm 2005 và chiếm 61,7% so tổng số lao động làm việc năm 2010). - Lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 5.470 người năm 2005 lên 8.940 người năm 2010 (chiếm 6,8% so tổng số lao động làm việc năm 2005 và chiếm 10,7% so tổng số lao động làm việc năm 2010). - Lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 15.557 người năm 2005 lên 23.218 người năm 2010 (chiếm 19,4% so tổng số lao động làm việc năm 2005 và chiếm 27,6% so tổng số lao động làm việc năm 2010). - Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật đến năm 2010 đạt khoảng 21,0% (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn). Biểu 3: Dân số, lao động và cơ cấu sử dụng lao động Hạng mục Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bq (%) 1. Dân số trung bình Người 138.776 137.630 136.552 135.511 134.840 134.856 -0,57 - Tỷ lệ tăng dân số chung % -0,73 -0,67 -0,67 -0,30 -0,30 -0,31 - Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,14 0,95 0,95 0,95 0,903 0,89 - Tỷ lệ giảm cơ học % -1,87 -1,62 -1,62 -1,25 -1,20 -1,20 2. Số người trong độ tuổi L.động Người 89.197 90.897 91.389 90.792 90.612 90.892 0,38 - Tỷ lệ so dân số % 64,3 66,0 66,9 67,0 67,2 67,4 3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội Người 80.218 87.335 88.713 87.433 87.175 84.014 0,93 - Tỷ lệ so dân số % 57,8 63,5 65,0 64,5 64,7 62,3 4. Cơ cấu sử dụng lao động - Nông lâm thủy sản Người 59.191 58.988 57.900 56.145 54.485 51.856 -2,61 Tỷ lệ so lao động làm việc % 73,8 67,5 65,3 64,2 62,5 61,7 - Công nghiệp-xây dựng Người 5.470 6.836 7.431 8.245 8.674 8.940 10,32 QHTT huyện Trà Ôn 9 Hạng mục Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bq (%) Tỷ lệ so lao động làm việc % 6,8 7,8 8,4 9,4 10,0 10,7 + Trong đó: lao động ngành công nghiệp Người 1.707 1.834 2.396 2.274 2.560 2.980 11,79 - Dịch vụ Người 15.557 21.511 23.382 23.043 24.016 23.218 8,34 Tỷ lệ so lao động làm việc % 19,4 24,6 26,4 26,4 27,5 27,6 Nguồn: - Niêm giám thống kê Tỉnh năm 2010 - Lao động làm việc trong các ngành, tính cả số người ngoài độ tuổi LĐ có tham gia LĐ Huyện Trà Ôn là địa bàn có nhu cầu rất lớn về chuyển dịch cơ cấu lao động, cần coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách mở rộng đào tạo nghề cho người lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 với tổng kinh phí thực hiện thuộc ngân sách nhà nước là 25.980 tỷ đồng). Đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp (xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao), chuyển dịch mạnh lao động sang khu vực phi nông ngiệp và tăng cường xuất khẩu lao động có chuyên môn kỹ thuật. QHTT huyện Trà Ôn 10 [...]... TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRÀ ÔN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 I TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm qua, kinh tế huyện Trà Ôn tiếp tục ổn định và phát triển, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tương đương so với chỉ tiêu Nghị quy t Đại hội đại biểu Đảng Bộ Huyện lần thứ IX đã đề ra Những công trình... long và Cần Thơ như khu công nghiệp Hòa Phú, Thị xã Bình minh nên trong tương lai gần, một bộ phận lao động ở nông thôn của huyện Trà Ôn sẽ được thu hút đến các trung tâm kinh tế trong và ngoài Tỉnh Đây là cơ hội để huyện Trà Ôn đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Cần đẩy mạnh thực hiện Đề án “Nông nghiệp- Nông dân và Nông thôn” gắn với thực đồng... kinh tế cao, thích ứng với nhu cầu thị trường Hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung QHTT huyện Trà Ôn 15 như: vùng trồng lúa thơm thuộc xã Tích Thiện, Thiện Mỹ; vùng trồng cây ăn trái thuộc xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Vĩnh Xuân, Trà Côn… Kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp đã có bước phát triển khá, đến năm 2010, toàn huyện có 47 trang trại, 7 hợp tác xã và... điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Cần đẩy mạnh thực hiện đầu tư theo quy hoạch xây dựng thị trấn Huyện lỵ, đồng thời nghiên cứu điều chỉnh theo hướng khai thác lợi thế của cầu Cần Thơ và thị xã Bình Minh sẽ được thành lập Bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đến năm 2020 Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, đảm bảo sự phát triển đô... Thít Sông Ngãi Chánh Tuyến huyện quản lý 11.80 V 71.30 1 Rạch Trà Côn Sông Trà Ngoa Rạch Tân Dinh 5.20 VI 2 Rạch Tân Dinh Rạch Trà Côn Sông Hậu 11.80 VI 3 Rạch Cái Cá Sông Mang Thít Rạch Ranh Tổng, rạch Ngãi Hậu 7.40 IV 4 Rạch Trà Mòn Sông Mang Thít Rạch Cần Thay 2.60 VI 5 Rạch Cần Thay Rạch Trà Mòn Rạch Tầm Vu 3.80 VI 6 Rạch Tầm Vu Rạch Trà Côn Sông Trà Côn 5.20 . phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020. Căn cứ kết quả nghiên cứu lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, quy hoạch. 2006. - Quy t định số: 1581/QĐ-TTg ngày 9 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quy t. cho việc nghiên cứu lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020. Đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy họach các ngành của

Ngày đăng: 24/11/2014, 19:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

  • b) Xây dựng

  • Năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn Huyện đạt trên 690 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,7% so tổng giá trị gia tăng của Huyện. Do đó, giá trị sản xuất của ngành xây dựng đã tăng từ 102 tỷ đồng năm 2005 lên 240 tỷ đồng năm 2010, (theo giá so sánh năm 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18,7%.

  • I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

    • CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI

    • CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI

    • CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI

    • 3. Ngành công nghiệp - xây dựng.

    • 1.1- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư.

      • Hạng mục

      • b) Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

      • 1.2- Coi trọng phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

      • 1.3- Tích cực triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ

      • 1.5- Quán triệt và triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới.

      • 2. Tổ chức thực hiện quy họach.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan