Tiểu luận phân tích chính sách thuế Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu

34 2.3K 2
Tiểu luận phân tích chính sách thuế Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận phân tích chính sách thuế Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty).

Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu I.TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU a.Nguồn gốc và khái niệm thuế xuất, nhập khẩu: Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty). Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam, thuế xuất, nhập khẩu được ban hành vào năm 1951, thời điểm này thuế xuất, nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triển kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên. Luật thuế xuất, nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành ngày 29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác. Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất, nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12-1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 5 -7- 1993. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20 -5 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999. Mới đây nhất Quốc hội thông qua luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 14 – 6 – 2005. Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng. Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất, nhập khẩu không phân biệt tính chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch. Nhóm 8 – K22 Trang 1 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuế xuất, nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước. Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu. Còn đối với các loại hàng hoá khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất, nhập khẩu có tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu. Tóm lại: Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. b. Phân loại thuế quan : Người ta phân loại thuế quan theo nhiều tiêu thức khác nhau: + Theo mục đích đánh thuế: • Thuế quan tăng thu ngân sách (hay còn gọi là thuế quan tài chính): Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách. • Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ví dụ: một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập Nhóm 8 – K22 Trang 2 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. • Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa. • Thuế quan đàm phán thương mại: loại thuế quan này thường được ấn định trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để đạt được những kết quả nhất định trong đàm phán với những bên tham gia. + Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá • Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá. Đối với các nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu. • Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu. ở mức độ khác nhau, các nước đều sử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia Nhóm 8 – K22 Trang 3 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc. Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. + Thuế quan theo phạm vi tác dụng: • Thuế quan tự quản: là loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh thuế của một quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đa phương đã ký kết. Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuế suất cao nhất và loại thuế quan tối thiểu có thuế suất thấp nhất. • Thuế quan hiệp định: loại thuế quan này có thuế suất ấn định theo những điều khoản đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương. + Theo phương pháp tính thuế: • Thuế tính theo giá trị: là thuế tính tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cách tính thuế kiểu này thường được áp dụng nhiều nhất bởi vì dễ áp dụng trong cách tính thuế và quản lý thuế và theo kịp tốc độ của lạm phát. Tuy nhiên, hạn chế của cách tính thuế quan theo giá trị là phân loại sản phẩm tính thuế và xác định giá của sản phẩm khó thực hiện. • Thuế tính theo số lượng hay còn gọi là thuế tuyệt đối: là thuế được tính ổn định dựa theo khối lượng hoặc trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (số tiền thuế phả nộp không phụ thuộc vào giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu). Đây là cách tính thuế không cần định trị giá sản phẩm, nên giảm được hiện tượng gian lận có liên quan đến kê khai gí trị hàng hóa để trốn thuế. • Thuế quan hỗn hợp: là thuế tính theo cả 2 cách kể trên. Ví dụ 1 kiện hàng nhập khẩu đánh thuế 0.5USD cộng với 1% giá trị hàng nhập Nhóm 8 – K22 Trang 4 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu c.Vai trò của thuế xuất, nhập khẩu: - Thuế xuất khẩu cùng với thuế nhập khẩu có tác dụng tăng thu cho ngân sách nhà nước với chi phí rẻ hơn các loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế xuất nhập khẩu ít hơn rất nhiều so với các điểm thu thuế tiêu dùng. - Thuế xuất, nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hoá, do đó có tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng. Giá cả hàng hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường. Thông qua thuế xuất, nhập khẩu nhà nước điều tiết việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. - Thuế xuất khẩu có thể được dùng để giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết. Còn thuế nhập khẩu có thể dùng để hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sử dụng như thuốc lá, rượu, bia… - Thuế xuất, nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước, đảm bảo các cam kết với chính phủ nước ngoài, là công cụ để nhà nước thực hiện các chiến lược lớn liên quan tới thương mại quốc tế. - Thuế quan được xem là công cụ mậu dịch mang tính minh bạch hơn so với các công cụ phi thuế, vì người ta dễ tính được mức độ ảnh hưởng tiêu cực của chính sách bảo hộ đối với tiến trình hội nhập kinh tế của quốc gia để qua đó gây sức ép điều chỉnh. Trong hiệp định GATT (WTO) nêu rõ: nếu còn duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch ở mức độ nhất định thì thuế quan là biện pháp duy nhất được áp dụng. - Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán. Chẳng hạn Mỹ đòi EU phải giảm từ 30 – 50% trợ cấp trong nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào nông phẩm của EU nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Hay trong năm 2001, để trả đũa việc Nhật Bản tăng thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng rau củ của Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật, Trung Quốc thông báo đánh thuế tăng gấp 2 lần đồi với mặt hàng xe hơi và điện gia dụng của Nhật nhập vào Trung Quốc. Cuối cùng 2 bên Nhóm 8 – K22 Trang 5 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu Nhật – Trung phải ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp và thực hiện nhượng bộ lẫn nhau. d.Đối tượng chịu thuế: Tất cả hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu ngoại trừ các trường hợp sau: 1. Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam. 2. Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu. 3. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ. 4. Hàng viện trợ nhân đạo. + Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Theo số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Theo quy định tại điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc Hội khóa 11 thì Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế được xác định như sau: - Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. - Phương pháp tính thuế được quy định như sau: Nhóm 8 – K22 Trang 6 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu a) Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế; b) Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế. - Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam ; trong trường hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. e.Giá tính thuế: - Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá: + Đối với hàng hoá xuất khẩu: là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (giá FOB), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F). Căn cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng hoá với đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá; + Đối với hàng hoá nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên. Giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán cho người bán. - Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định. f.Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế suất thuế xuất nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất nhập khẩu. Nhóm 8 – K22 Trang 7 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu g.Thời điểm tính thuế: Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo qui định của Luật Hải quan. Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống. Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai nhưng chưa có hàng hoá thực xuất khẩu, thực nhập khẩu thì Tờ khai đã đăng ký không có giá trị. Khi có hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu h.Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: i. Đối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. ii. Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu là 9 tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. iii. Trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo quy định của Bộ Thương mại. iv. Đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng hoá v. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. vi. Đối với hàng hóa không thuộc diện thực hiện nộp thuế theo qui định tại điểm 2, 3, 4 và 5 nêu trên, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. vii. Hàng hóa có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở Tờ khai hàng hóa riêng theo từng thời hạn nộp thuế. Nhóm 8 – K22 Trang 8 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu viii. Trường hợp hàng hoá còn trong sự giám sát của cơ quan Hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ. II.TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM. 1.Tác động của thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam a.Tác động đến hoạt động xuất khẩu: + Tác động của thuế xuất khẩu đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu: Thuế xuất khẩu là loại thuế gián thu. Tuy nhiên, không thể xuất khẩu thuế ra nước ngoài vì nhà xuất khẩu khi bán hàng ra nước ngoài không thể bán giá cao hơn giá quốc tế được. Trong điều kiện sản xuất ở Việt Nam,với công nghệ còn lạc hậu 2-3 thập kỷ so với các nước trong khu vực, năng suất lao động còn thấp, chất lượng chưa cao nên khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam không cao. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, ngoài yếu tố về chất lượng thì giá cả là một yếu tố quyết định. Khi qui định mức thuế suất cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả. Nếu chuyển toàn bộ số thuế xuất khẩu phải nộp vào giá thành của hàng hoá thì sẽ làm tăng giá xuất khẩu, dẫn đến xuất khẩu giảm. Nhóm 8 – K22 Trang 9 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu Nếu muốn xuất khẩu được thì giá xuất khẩu giảm, bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu, dẫn đến giảm lợi nhuận và xuất khẩu giảm. Vì vậy, thuế xuất khẩu cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến hoạt động xuất khẩu. Thuế xuất khẩu thường thấp, chủ yếu là 0%, chỉ đánh thuế đối với một số mặt hàng là nguyên vật liệu, sản phẩm thô Do đó khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng này vì lẽ giá vốn hàng xuất khẩu giảm, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá trên thương trường khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, thuế xuất khẩu cao nhất là 45%, đánh vào các hàng phế liệu, phế thải kim loại nhằm hạn chế xuất khẩu. + Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu Nói đến thuế nhập khẩu chúng ta thường nghĩ đến tác động lớn nhất của nó là quản lý nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thuế nhập khẩu lại tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, đánh thuế nhập khẩu ở mức thấp và hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị,vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; miễn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng gia công. Thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng trên ảnh hưởng đến chi phí sản xuất (tăng chi phí sản xuất) và giá cả (giá cả tăng) dẫn đến xuất khẩu giảm. Khi hoàn thuế nhập khẩu cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp có thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất, làm cho giá vốn hàng xuất khẩu giảm, dẫn đến, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá khi xuất khẩu, từ đó lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, chúng ta đã làm tốt việc hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp, nhưng nếu bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu khác thì lại không được hoàn thuế. Nếu vẫn duy trì chính sách thuế này sẽ làm cho thương mại hàng hoá cứng nhắc, kém năng động. + Tác động của Chính sách xuất khẩu của Nhà nước: Nhóm 8 – K22 Trang 10 [...]... chính sách thuế xuất nhập khẩu Sắp xếp bộ máy thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế xuất nhập khẩu, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu Nhóm 8 – K22 Trang 33 Phân tích tác động của thuế. .. Tài chính, từ ngày 11/9/2011, các loại than đá, than bánh, than quả bàng, nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá, than cốc, than luyện đều phải chịu thuế xuất khẩu 20% b .Tác động của chính sách thuế hàng nhập khẩu mặt hàng xe hơi Nhóm 8 – K22 Trang 20 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu Với mặt hàng là xe hơi nhập khẩu được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng Nếu với chính sách nhập khẩu. .. hoạt động xuất nhập khẩu Do hệ thống chính sách, cơ chế quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản, thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất xuất khẩu tăng nhanh và hướng nhập khẩu phục vụ tốt cho sản - xuất và đời sống Có thể nói rằng chính sách thuế xuất nhập khẩu đã có tác động tích cực trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quan... sắc thuế kinh doanh nội địa như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.Biện pháp hữu hiệu thường được áp dụng hiện nay là xuất hoá đơn đi thẳng tới người bán lẻ Nói tóm lại, chính sách thuế nhập khẩu có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 2 .Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu đến các mặt hàng điển hình tại Việt Nam a .Tác động. .. đây Chính sách thuế xuất nhập khẩu cần bảo hộ có điều kiện sản xuất trong nước nhưng không cản trở hoạt động mở rộng buôn bán, đầu tư Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động - xuất nhập khẩu Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới, đồng thời bảo đảm quản lý tốt hoạt động. .. về chính sách, cần sự - chỉ đạo của cấp trên Mở rộng xuất khẩu không có nghĩa là xuất khẩu bất cứ giá nào, mà phải đảm bảo cho xuất khẩu có lãi, cũng không phải chỉ để thu về ngoại tệ mà còn phải kích thích sản xuất trong nước, tạo nhiều việc làm, xuất khẩu phải gắn liền với sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước, thuế xuất, nhập khẩu b .Tác động đến hoạt động nhập khẩu: + Chính sách nhập khẩu của. .. về chính sách, cần có ý kiến của cấp cao hơn + Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu: Thuế nhập khẩu là công cụ quản lý vĩ mô Thông qua thuế nhập khẩu Nhà nước điều tiết lượng hàng nhập khẩu, từ đó tác động đến cung, cầu của hàng hoá được mua bán trên thị trường trong nước, qua đó bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển Với những mặt hàng khuyến khích nhập. .. hiệu sản phẩm Mặt khác, việc thường xuyên thay đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu sẽ làm cho chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt - Nam không minh bạch theo quy định của WTO Biểu thuế suất thuế nhập khẩu quá phức tạp Thuế suất thuế nhập khẩu nhìn chung thấp đối với nguyên liệu đầu vào (thường là 0%) và cao đối với các sản phẩm đầu ra, thuế suất cao nhất thường áp dụng cho hàng tiêu dùng Thực... xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu thông qua việc đưa ra rào cản thuế nhập khẩu cao, thường dẫn đến mức độ bảo hộ cao và việc lợi dụng chính sách bảo hộ của các nhà sản xuất thay vì hướng đến việc thay đổi công nghệ, cắt giảm chi phí 2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới Nhóm 8 – K22 Trang 29 Phân tích tác động. .. này khi nhà nước đánh thuế xuất khẩu giá của người mua phải trả bằng giá thế giới trừ đi thuế ( Pw-t) Và người bán cũng chỉ bán được tại giá P w-t Nhờ thuế của chính phủ sẽ làm cho tăng thặng dư của người tiêu dùng, giảm thặng dư người sản xuất, bản thân chính phủ thu được một lượng thuế Mặc dù có tổn thất xã hội, Nhóm 8 – K22 Trang 18 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu chính phủ vẫn thực hiện . nhập khẩu đánh thuế 0.5USD cộng với 1% giá trị hàng nhập Nhóm 8 – K22 Trang 4 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu c.Vai trò của thuế xuất, nhập khẩu: - Thuế xuất khẩu cùng với thuế nhập khẩu. thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định. f .Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế suất thuế xuất nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế. tăng giá xuất khẩu, dẫn đến xuất khẩu giảm. Nhóm 8 – K22 Trang 9 Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu Nếu muốn xuất khẩu được thì giá xuất khẩu giảm, bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải

Ngày đăng: 24/11/2014, 19:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • b.Phân loại thuế quan:

  • d.Đối tượng chịu thuế:

  • + Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

  • g.Thời điểm tính thuế:

  • h.Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan