Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên SMC Bình Dương

68 593 0
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên SMC Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên SMC Bình Dươngnghị Công ty nên sử dụng tài khoản 531 để phản ánh hàng bán bị trả lại khi có phát sinh hàng bán bị trả lại. Đối với khách hàng vãng lai không có hóa đơn tài chính, công ty lập biên bản hàng bán bị trả lại hai bên ký nhận, công ty giữ lại hóa đơn tài chính đã xuất kèm theo biên bản, chứ không được hủy hóa đơn. Đối với khách hàng có xuất hóa đơn tài chính, kế toán nên hạch toán giá trị hàng bán bị trả lại vào tài khoản 531 để phản ánh giá trị hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ. Thực tế công ty đưa chiết khấu thanh toán được hưởng đưa vào tài khoản 711 là không đúng với nguyên tắc kế toán, kế toán công ty nên đưa vào tài khoản 515 để hạch toán. VD: Ngày 29112008 Công ty SMC thu tiền chiết khấu thanh toán điện thoại tháng 10 được hưởng số tiền là: 83.003đ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1111 83.003 Có TK 711 83.003 Kế toán công ty nên định khoản lại như sau: Nợ TK 1111 83.003 Có TK 515 83.003 Ngày 31122008 Chuyển TSCĐ – Phần mềm Kế toán Spec 4.0 về Công ty SMC số tiền là: 6.739.200đ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 336 6.739.200 Có TK 711 6.739.200 Kế toán công ty nên định khoản lại như sau: Nợ TK 211 6.739.200 Có TK 411 6.739.200

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU! Trong điều kiện hiện nay để tồn tại và phát triển, một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của doanh nghiệp là các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh gắn trực tiếp với mục tiêu lợi nhuận, để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp phải giải quyết một cách tốt nhất mối quan hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình sản xuất kinh doanh. Hay nói một cách khác doanh nghiệp phải tìm nguồn mua và tiêu thụ hàng hóa của họ. Trong công tác kế toán của nhà máy, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là thành phần quan trọng. Nó không chỉ cung cấp số liệu cho các đối tượng sử dụng thông tin mà còn là nguồn tin chủ yếu giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu bộ máy và công tác tổ chức kế toán tại Công ty SMC Bình Dương, nhận thấy tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Vì vậy em lưạ chọn chuyên đề “KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH” làm đề tài báo cáo thực tập cuối khóa. Bài báo cáo gồm 4 chương chính: Chương 1: Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Một Thành Viên SMC Bình Dương. Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Chương 3: Tình hình thực tế về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên SMC Bình Dương. Chương 4: Nhận xét và kiến nghị. Tuy thời gian thực tập không nhiều cùng với lượng kiến thức nghiệp vụ có hạn em đã cố gắng rất nhiều, song bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và Quý Công ty cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Minh Phượng SVTH: Ngyễn Thị Minh Phượng Trang 2 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích 1. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMC BÌNH DƯƠNG 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMC BÌNH DƯƠNG 1.1.1. Giới thiệu chung Tên công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMC BÌNH DƯƠNG Tên tiếng anh: SMC BINH DUONG ONE MEMBER COMPANY LIMITED Tên viết tắt: SMC BÌNH DƯƠNG Trụ sở hoạt động: Đường số 5, Khu Công Nghiệp Đồng An, xã Bình Hòa, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển  Lịch sử hình thành Công ty TNHH Một Thành Viên SMC Bình Dương được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3701117241 ngày 10 tháng 11 năm 2008 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp. Mã số thuế: 3701117241 Cổ đông Vốn góp (VNĐ) Tỷ lệ Công ty CP Đầu Tư Thương Mại SMC 30.000.000.000 100% ( Do ông Nguyễn Ngọc Anh làm đại diện) Trụ sở hoạt động: Đường số 5, Khu Công Nghiệp Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: (0650).3783.839 - 3789.562 Fax: (0650).3769.573 Website: steelmaterials.com.vn/smc.com.vn Email: smc@steelmaterials.com.vn Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ ( Ba mươi tỷ đồng )  Quá trình phát triển  Lĩnh vực kinh doanh - Sản xuất sắt, thép, gang. SVTH: Nguyễn Thị Minh Phượng Trang 3 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích - Sản xuất sản phẩm bằng kim loại, gia công kim loại ( Trừ xi mạ ). - Xây dựng nhà các loại. - Xây dựng công trình dân dụng. - Đại lý bán buôn thực phẩm, sắt thép, vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng, xi măng, buôn bán tổng hợp. - Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát sỏi và vật liệu xây dựng. - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. - Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa. - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa.  Phát triển - Hiện nay SMC đang là nhà phân phối chiến lược hàng đầu của các nhà sản xuất thép lớn tại Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 3% so với cả nước và 10% so với khu vực phía Nam. Thương hiệu SMC khá quen thuộc với ngành xây dựng đặc biệt là ngành thép. SMC có hệ thống phân phối rộng khắp và trải dài trên cả nước. SMC còn có những lợi thế cạnh trạnh nổi bật so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Được thể hiện như sau: - SMC áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm do SMC cung cấp đã được kiểm tra quy cách chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như đã cam kết trước khi giao cho khách hàng. - SMC luôn xây dựng một chính sách giá phù hợp mang tính cạnh tranh cao nhằm cung cấp cho khách hàng một mức giá tốt nhất. - Thép tấm lá là mặt hàng tương đối mới tại Việt Nam, đối tượng sử dụng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng và trang trí nội thất. Mặc dù vậy, Công ty cũng đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp chính mặt hàng thép lá cho các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng và nội thất hàng đầu tại Việt Nam như: Samsung Vina, LG, Sony Việt Nam… - Ổn định vững chắc thị phần đã có và từng bước mở rộng, phát triển, kể cả những ngành nghề có quan hệ mật thiết với ngành thép. - Tăng cường vốn đầu tư liên kết liên doanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động SVTH: Ngyễn Thị Minh Phượng Trang 4 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích 1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMC BÌNH DƯƠNG 1.2.1. Mục tiêu Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thép. Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, không ngừng phát triển Công ty. 1.2.2. Chức năng Công ty chuyên phân phối sắt thép cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực sau: Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; sữa chữa nhà ở và trang trí nội ngoại thất. Lập dự án đầu tư xây dựng. Kinh doanh nhà. Mua bán hàng kim khí điện máy, thực phẩm. 1.2.3. Nhiệm vụ  Trong hoạt động phân phối sắt thép, vật liệu xây dựng: nghiên cứu thị trường, đánh giá khách hàng và tìm nhà cung cấp tin cậy, phát triển các khả năng và cơ hội giao dịch, tổ chức thực hiện phân phối theo nhu cầu của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thành trên cả nước theo phương thức hợp tác song phương, thiết lập quan hệ hợp đồng kinh tế trong việc mua bán hàng hóa đối với các đơn vị trong và ngoài nước.  Trong hoạt động đầu tư: hợp tác liên doanh với các đơn vị kinh tế, xúc tiến việc thu hút vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong nước.  Trong quan hệ đối ngoại: SMC hướng vào các hoạt động chủ yếu sau: - Thực hiện việc mua bán hàng hóa theo sự chủ động của mỗi bên. - Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xã hội và thực hiện các cam kết trong hợp đồng. - Quản lý sử dụng hợp lý các nguồn vốn. SVTH: Nguyễn Thị Minh Phượng Trang 5 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích - Thực hiện đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. - Thực hiện đúng các chuẩn mực cũng như Chế độ kế toán theo đúng quy định của Bộ tài chính. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.Khai báo một cách trung thực và hợp lý các Báo cáo tài chính. - Xây dựng các phương án kinh doanh có hiệu quả, xử lý thỏa đáng những hành vi xâm hại đến lợi ích của công ty. - Giải quyết thỏa đáng công ăn việc làm cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước. - Bảo vệ tài sản chung của công ty và thực hiện chính sách tiết kiệm. 1.2.4. Định hướng phát triển Chiến lược 5 năm 2008 – 2013 và tầm nhìn năm 2020 của SMC khẳng định sẽ cố gắng giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực phân phối thép trên tất cả các mặt: tăng trưởng cao, chỉ số tài chính duy trì ở mức an toàn cao, chất lượng tài sản cao, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng chất lượng dịch vụ cao. Dự kiến năm 2013 vốn điều lệ SMC đạt 120 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 300 tỷ đồng. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMC BÌNH DƯƠNG 1.3.1. Sơ đồ bộ máy công ty SVTH: Ngyễn Thị Minh Phượng Trang 6 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng Hành chính nhân sự BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng Đầu tư Bộ phận kho vận Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban  Hội Đồng Quản Trị:  Hội Đồng Quản Trị là cơ quan đứng đầu quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.  Hội Đồng Quản Trị có các quyền và nghĩa vụ sau: - Quyết định kế hoạch, chiến lược phát triển trung và dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. - Quyết định giải pháp tị trường, tiếp thị công nghệ. Thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi nhận trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. - Giám sát chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội công ty, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh ngiệp khác. - Trình bày báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. - Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc quyết định phá sản của công ty.  Hội Đồng Quản Trị thông qua quyết định biểu quyết tại cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản .  Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình Hội Đồng Quản Trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật.  Ban Giám Đốc:  Giám đốc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.  Giám đốc có quyền và nhiệm vụ như sau: - Quyết định các vấn đề liên quan tới công việc kinh doanh hằng ngày. - Tổ chức thực hiện quyết định của Hội Đồng Quản Trị. SVTH: Nguyễn Thị Minh Phượng Trang 7 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. - Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh quản lý công ty trừ chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị. - Quyết định lương và phụ cấp nếu có đối với người lao động trong công ty. - Tuyển dụng lao động. - Kiến nghị phương án tổ chức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.  Phòng hành chính nhân sự:  Giải quyết các vấn đề thủ tục, giấy tờ về tổ chức hành chính, lao động tiền lương, nhu cầu đi lại và sinh hoạt hằng ngày của nhân viên. Xây dựng quy chế lao động của doanh nghiệp.  Thực hiện công tác tuyển dụng, sắp xếp nhân viên, khen thưởng, kỷ luật, trả lương.  Lập thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.  Theo dõi và quản lý các hợp đồng kinh tế, quản lý tài sản của công ty.  Phòng kế toán:  Là cánh tay phải đắc lực cho Giám đốc về vấn đề tài chính của công ty, giúp ban giám đốc nắm bắt các thông tin tài chính một cách nhanh nhất, chính xác nhất từ đó đưa ra các quyết định quản lý có hiệu quả nhất.  Tổ chức công tác kế toán. Là bộ phận có trách nhiệm thực hiện công tác tài chính, cân đối thu chi, thực hiện hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  Về chức năng: đưa ra các thông tin và thực hiện kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty.Chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý tình hình vận động tài sản của công ty. Thông qua thu nhập, phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty để cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo và những người bên ngoài công ty như ngân hàng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán các nhà cung cấp… để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán quy định. Từ những thông tin SVTH: Ngyễn Thị Minh Phượng Trang 8 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích này phòng kế toán còn phải đề xuất những biện pháp để cải thiện hơn tình hình hoạt động của công ty.  Phòng kinh doanh:  Thực hiện chức năng tiêu thụ hàng hóa và tìm kiếm thị trường.Xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình mua bán hàng hóa tại công ty.  Xây dựng các phương án xâm nhập thị trường, từng bước đưa sản phẩm của công ty có chổ đứng trên trường kinh tế.  Cải thiện chiến lược kinh doanh phù hợp với nền kinh tế.  Tổng hợp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lập kế hoạch kinh tế thống kê, theo dõi đánh giá, dự đoán giá cả trong tương lai gần để tham mưu cho việc cung ứng sản phẩm.  Phòng đầu tư: Quản lý và theo dõi các nguồn đầu tư bao gồm các khoản ký quỹ, thế chấp của SMC tại các nhà máy, các khoản vốn góp liên kết liên doanh với các đối tác bên ngoài và các dự án đầu tư trực tiếp của SMC.  Bộ phận kho vận: Thực hiện việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa về công ty và giao hàng hóa theo đúng hợp đồng. Theo dõi nhập kho xuất kho, quản lý kho hàng hóa đảm bảo đủ số lượng và đúng thời gian của các công trình theo quy định trong hóa đơn của khách hàng. 1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMC BÌNH DƯƠNG 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty SVTH: Nguyễn Thị Minh Phượng Trang 9 Kế toán trưởng Kế toán tài sản cố định Kế toán Thanh toán Kế toán kho Thủ quỹ Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Di Tích  Công ty tổ chức theo hình thức kế toán tập trung: toàn bộ công việc ghi chép và tổng hợp đều tập trung ở phòng kế toán.  Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận. Trong một Doanh nghiệp việc tổ chức bộ máy kế toán là rất quan trọng, Công ty TNHH Một Thành Viên SMC Bình Dương đã tổ chức bộ máy kế toán đơn giản phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Mỗi phòng ban có một chức năng nhiệm vụ khác nhau.  Kế toán trưởng: - Tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công ty. - Kiểm tra tình hình hoạt động kinh tế và lĩnh vực tài chính của công ty. - Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán. - Lập báo cáo tài chính và chịu mọi trách nhiệm về báo cáo tài chính theo quy định của kế toán hiện hành. 2. Kế toán TSCĐ 3. Ghi chép và phản ánh tập hợp chính xác kịp thời về số lượng, giá trị TSCĐ, vật liệu hiện có. 4. Giám sát và kiểm tra tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ tại các phòng ban. 5. Tính khấu hao và lập báo cáo về TSCĐ theo quy định. 6. Kiểm kê và nhập số liệu kiểm kê cuối tháng 7. Hỗ trợ kiểm toán về các số liệu liên quan đến báo cáo tài chính năm 8. Báo cáo các số liệu liên quan cho Kế Toán Trưởng theo yêu cầu.  Kế toán thanh toán: - Mở sổ công nợ để theo dõi chi tiết tình hình công nợ của công ty như: khoản phải thu, khoản phải trả khách hàng. Mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng trong nội bộ công ty. - Theo dõi thời hạn nợ của nợ phải thu – nợ phải trả khách hàng. - Thực hiện các thủ tục thu tiền và chi tiền.  Kế toán kho: - Quản lý số lượng hàng nhập và xuất kho hàng ngày. SVTH: Ngyễn Thị Minh Phượng Trang 10 [...]... SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 9.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 9.1.1 KẾ TOÁN TIÊU THỤ 9.1.1.1.Quá trình tiêu thụ và đối tượng tiêu thụ  Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng... khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán Trị giá khoản chiết khấu thương mại kết chuyển vào cuối kỳ Trị giá khoản giảm giá hàng bán kết chuyển vào cuối kỳ Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển vàocuối kỳ Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế toán Tài... nghiệp ở từng thời kỳ, trên cơ sở đó xác định kết quả của từng hoạt động Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, từ đó để đề ra biện pháp, không ngừng nâng cao lợi nhuận 9.2 NỘI DUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 9.2.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HOẠT ĐỘNG CHÍNH 9.2.1.1.Chứng từ hạch toán  Hóa đơn giá trị gia tăng  Được... – chi và báo cáo tồn quỹ cho kế toán trưởng và giám đốc công ty - Chịu mọi trách nhiệm về sai sót và mất mát quỹ do mình gây ra  Chế độ kế toán áp dụng tại công ty  Chế độ kế toán:  Công ty hạch toán theo QĐ 15/2006 Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung với sự trợ giúp của phần mềm kế toán SPEC được nâng cấp liên tục cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty Quy... và hàng Từ những vấn đề trên việc tiêu thụ hàng hóa và quản lý hàng hóa là rất cần thiết Do vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt các yêu cầu quản lý sau: công tác tiêu thụ phải quản lý chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng loại sản phẩm tiêu thụ, theo dõi từng khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền hàng Đồng thời xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động  Ý nghĩa của công tác kế toán tiêu. .. Đồng thời xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động  Ý nghĩa của công tác kế toán tiêu thụ: Công tác kế toán tiêu thụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để có biện... khoản 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ ”  Mục đích: theo dõi các khoản doanh thu nội bộ phát sinh trong kỳ  Kết cấu Bên nợ: Các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) kết chuyển vào cuối kỳ Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Thuế GTGT phải nộp (phương pháp trực tiếp) .Kết chuyển vào tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh ” Bên có: Tổng doanh thu tiêu thụ nội... = Trị giá hạch toán x của hàng xuất kho Hệ số giá Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá hạch toán 9.1.2 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 9.1.2.1.Khái niệm Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá giá vốn hàng bán (bao gồm cả hàng hóa, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế Doanh = thu thuần... hệ chặt chẽ với phương thức bán hàng 9.1.1.2.Ý nghĩa của công tác kế toán tiêu thụ  Ý nghĩa của công tác tiêu thụ: Trong doanh nghiệp, hàng đem đi tiêu thụ có thể là hàng hóa, vật tư hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng Việc tiêu thụ nhằm để thỏa mãn nhu cầu của các đơn vị kinh doanh khác, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của hàng hóa,... phòng kinh doanh những mặt hàng đã tiêu thụ hết, những hàng tồn lâu ngày chưa tiêu thụ được - Lập báo cáo tình hình tiêu thụ hàng - Đối chiếu số liệu với phòng kế toán - Thực hiện kiểm kê hàng hóa theo định kỳ  Thủ quỹ: - Căn cứ vào chứng từ thu chi hợp lệ để tiến hành thu – chi tiền mặt - Thanh toán các khoản chi như thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản phải trả… - Hàng ngày tổng kết . công ty có chổ đứng trên trường kinh tế.  Cải thiện chiến lược kinh doanh phù hợp với nền kinh tế.  Tổng hợp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lập kế hoạch kinh tế thống kê, theo dõi đánh. công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp,. nay rất ít doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá hạch toán. 9.1.2. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 9.1.2.1.Khái niệm Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và

Ngày đăng: 23/11/2014, 21:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan