Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

23 1.5K 5
Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằngsự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, MichaelSpence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài tiểu luận: GVHD : TS. Hay Sinh NHÓM : IV LỚP : Kinh tế vi mô Đêm 6 – K20 TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 2 NHÓM IV KINH TẾ VI MÔ ĐÊM 6 – K 20 STT HỌ TÊN NGÀY SINH GHI CHÚ 1 Trần Huy Bình 27/01/1985 2 Nguyễn Kiên Cường 14/09/1980 Nhóm trưởng 3 Nguyễn Viết Cường 22/08/1985 4 Nguyễn Thị Hương Dịu 26/01/1985 5 Lê Thị Mỹ Dung 27/10/1981 6 Nguyễn Ngọc Duy 26/09/1982 7 Nguyễn Phương Duy 14/07/1985 8 Nguyễn Lê Đức 26/10/1982 9 Nguyễn Tường Lâm 4/10/1985 10 Trần Thùy Linh 8/2/1986 11 Ngô Thanh Nhã 19/02/1984 12 Ngô Lê Thạnh Phong 30/10/1983 13 Hà Thị Ngọc Thúy 28/09/1986 14 Nguyễn Thị Ngọc Trinh 16/01/1986 15 Trần Văn Trung 24/09/1983 16 Đặng Văn Út 25/05/1982 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6 1.1. Lý thuyết về thị trường chứng khoán 6 1.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán 6 1.1.2. Thành phần tham gia thị trường chứng khoán 6 1.2. Vai trò của thông tin trên TTCK 7 1.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 8 1.3.1. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng 8 1.3.2. Hệ quả của thông tin bất cân xứng 9 1.3.2.1. Lựa chọn nghịch 9 1.3.2.2. Rủi ro đạo đức 9 1.3.3. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư 10 1.3.4. Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng 11 1.3.4.1. Phát tín hiệu: 11 1.3.4.2. Sàng lọc 11 1.3.4.3. Cơ chế giám sát 12 Chương II: THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC BÊN THAM GIA 12 2.2. Thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường chứng khoán 15 2.2.1. Thực trạng thực hiện các quy định về minh bạch hóa thông tin trên thị trường……… 15 2.2.2. Thực trạng công bố thông tin theo qui định hiện hành 16 Chương III: GIẢI PHÁP 19 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hoá. Hậu quả là người bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng hoá có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Rốt cuộc trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu – những “trái chanh” bỏ đi, hàng tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên. Ngày nay, tình trạng thông tin bất cân xứng ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn khi tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém. Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra phổ biến như các doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi; doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung “làm giá” trên thị trường chứng khoán; có sự rò rỉ thông tin nội gián; một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp; một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác…Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, bong bóng thị trường và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi nào trên thế giới, đó là tình trạng thông tin bất cân xứng diễn ra hết sức phổ biến, phức tạp và hỗn độn. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã thua lỗ hàng trăm triệu đến bạc tỷ do mua cổ phiếu của các công ty lần đầu tiên lên sàn có giá bị đẩy lên quá cao. Tiếp theo là sự bất thường trong hàng loạt các cuộc đấu giá cổ phiếu khi sự chênh lệch giữa các mức đấu giá thành công quá cao khiến nhiều nhà đầu tư muốn bỏ tiền đặt cọc chạy lấy người. Đây sẽ không phải là những trường hợp cá biệt mà có thể trở thành một làn sóng làm Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 5 rung chuyển toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân sâu xa chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng. Trong nội bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về sự tồn tại và tác động của thông tin bất cân xứng đến các bên tham gia thông qua việc nghiên cứu tác động của thông tin bất cân xứng lên thị trường chứng khoán, cụ thể là thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi sẽ đề xuất một số các giải pháp để khắc phục tình trạng này. Kết cấu của đề tài nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 05 mục, chi tiết như sau: - Lời mở đầu - Chương I: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu - Chương II: Thực trạng thông tin bất cân xứng và tác động của nó đến các bên tham gia - Chương III: Giải pháp - Kết luận Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 6 Chương I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Lý thuyết về thị trường chứng khoán 1.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp; là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở các công ty môi giới (công ty chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen. Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Như vậy, ở đâu có giao dịch mua bán chứng khoán thì đó là hoạt động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đó có thể là thị trường chứng khoán có tổ chức hoặc không có tổ chức, tập trung hay không tập trung. Thị trường tập trung là các Sở giao dịch chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khóan. Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thỏa thuận (Nguồn: Công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương). 1.1.2. Thành phần tham gia thị trường chứng khoán Thành phần tham gia thị trường chứng khoán có 6 thành phần như sau: Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư riêng lẻ, các tổ chức tài chính, nhà môi giới kinh doanh chứng khoán, người tổ chức thị trường và Nhà nước. Các doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là chủ thể tạo ra hàng hóa để cung cấp cho thị trường. Các doanh nghiệp này cũng có thể được gọi là các công ty niêm yết hay nhà phát hành theo cách gọi thông thường. Ngoài chức năng chính tạo ra hàng hóa (cổ phiếu) để huy động vốn, các doanh nghiệp cũng có thể mua đi bán lại các chứng khoán do các công ty khác phát hành. Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 7 Nhà đầu tư riêng lẻ là những người có vốn nhỏ nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời. Các tổ chức tài chính bao gồm công ty đầu tư quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng, các công ty chứng khoán…tham gia thị trường cả tư cách người mua và người bán. Thông thường các tổ chức tài chính có thời gian đầu tư và khối lượng giao dịch trên thị trường dài và lớn hơn nhà đầu tư riêng lẻ. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức trên thị trường thì rất ít so với số lượng nhà đầu tư riêng lẻ. Nhà môi giới kinh doanh chứng khoán có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Đa phần các hoạt động môi giới hiện nay là những công ty chứng khoán. Ngoài nghiệp vụ môi giới các công ty này có thể thực hiện nhiều chức năng khác như tự doanh, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán. Người tổ chức thị trường chiếm vai trò chủ yếu của người tổ chức thị trường là các Trung tâm giao dịch chứng khoán hay Sở giao dịch chứng khoán. Các Trung tâm, Sở này cung cấp địa điểm và phương tiện để thực hiện việc mua bán chứng khoán cho các chủ thể tham gia giao dịch, điều hành thị trường để các giao dịch diễn ra công bằng và minh bạch. Ngoài các Trung tâm và Sở giao dịch, Trung tâm lưu ký, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, cũng có chức năng không kém phần quan trọng làm cho thị trường hoạt động hiệu quả. - Nhà nước góp phần đảm bảo cho thị trường hoạt động theo đúng các qui định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đầu tư, đảm bảo thị trường hoạt động bền vững và hiệu quả. Ngoài ra Nhà nước cũng có thể tham gia thị trường với tư cách là nhà phát hành. Đó là thông qua Chính phủ hoặc các chính quyền địa phương phát hành các trái phiếu nhằm huy động vốn trên thị trường chứng khoán để vay nợ hoặc tài trợ các dự án công. Nhà nước cũng có thể bán hoặc mua các chứng khoán của các doanh nghiệp nhằm kiểm soát quyền chi phối các doanh nghiệp theo mục đích. 1.2. Vai trò của thông tin trên TTCK Thị trường được xem là hiệu quả khi nó thể hiện ở ba khía cạnh: phân phối hiệu quả, hoạt động hiệu quả và thông tin hiệu quả. Phân phối hiệu quả khi các nguồn vốn được đầu tư có hiệu quả nhất, tức có nghĩa vốn của nhà đầu tư đầu tư vào những công ty có tiềm năng phát triển nhất. Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 8 Hoạt động hiệu quả khi các chi phí giao dịch trong thị trường được quyết định theo quy luật cạnh tranh. Chi phí giao dịch hiệu quả là chi phí mà nhà đầu tư trả cho các nhà môi giới có sự cạnh tranh lẫn nhau và chi phí này được xem là chi phí bình thường mà nhà đầu tư phải bỏ ra. Thông tin hiệu quả khi giá giao dịch phản ảnh đầy đủ và tức thời các thông tin có ảnh hưởng tới thị trường. Để đánh giá được vai trò của thông tin, chúng ta hãy xem xét hành vi mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư trên thị trường theo phương pháp của Kendall, theo Ông các nhà đầu tư sẽ tìm cách mua khi giá có khuynh hướng tăng và bán khi giá có khuynh hướng giảm. Thực tế, khi nhà đầu tư dự đoán giá có khuynh hướng tăng thì ngay lập tức giá chứng khoán trên thị trường sẽ tăng. Vì vậy giá chứng khoán sẽ phản ứng ngay lập tức khi có thông tin dự đoán giá sẽ tăng và ngược lại đối với trường hợp dự đoán giá sẽ giảm. Như vậy, thông tin là một trong ba yếu tố cấu thành để làm nên một thị trường chứng khoán hiệu quả. Trong đó thông tin có vai trò quyết định đến giá chứng khoán trên thị trường. Thị trường có thông tin minh bạch và đầy đủ sẽ hình thành nên giá chứng khoán hợp lý và tạo được niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán. 1.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 1.3.1. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Bất cân xứng về thông tin có ba đặc điểm cơ bản sau:  Thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch  Thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên  Thứ ba, trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi:  Một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua hoặc ngược lại. Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 9  Một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó.  Một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty. 1.3.2. Hệ quả của thông tin bất cân xứng 1.3.2.1. Lựa chọn nghịch Sự lựa chọn nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng giữa các bên khi tham gia giao dịch, hoặc một trong các bên thiếu thông tin và hiểu biết phục vụ cho quá trình đàm phán, thực hiện hợp đồng. Bất cân xứng thông tin càng lớn nguy cơ lựa chọn nghịch càng cao. Trên thị trường các hàng hóa hữu hình, đặc biệt các thị trường của loại sản phẩm có mức chất lượng biến thiên rộng, sự xuất hiện của bất cân xứng thông tin là yếu tố quan trọng kìm hãm giao dịch. Người bán luôn có thông tin tốt hơn người mua nên sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của người mua là không thể tránh khỏi. Điều đó đẩy người mua đến hai con đường: hoặc là chọn mặt hàng thay thế, hoặc là tìm cách có thêm thông tin về hàng hóa đó ( mua thông tin, thuê chuyên gia thẩm định…). Tuy nhiên, việc làm này tăng chi phí giao dịch mà người mua phải trả thêm. Những yếu tố này làm giảm nhu cầu của người mua và kết quả là trên những thị trường như thế, doanh số giao dịch sẽ không cao. Chẳng hạn như, trên thị trường tín dụng, người cho vay thường không thể nắm bắt đầy đủ thông tin về người vay tiền nên sẽ tính một mức lãi suất cho vay có phần bù rủi ro. Những dự án kinh doanh có rủi ro thấp, lợi nhuận sẽ không đủ trả lãi, chỉ còn lại những dự án rủi ro cao mới có thể chấp nhận vay mức lãi suất cao. Chính vì tình trạng thông tin không cân xứng về dự án kinh doanh giữa người cho vay và người đi vay, nên cuối cùng người cho vay chỉ toàn cho vay những dự án có rủi ro cao hoặc sẽ không chấp nhận cho vay. Điều này đương nhiên sẽ thu hẹp thị trường tín dụng. Khi đó, người cho vay đã thực hiện một lựa chọn đối nghịch thay vì cho vay những khách hàng có mức tín nhiệm cao thì họ lại chọn những khách hàng có mức tín nhiệm thấp vay. 1.3.2.2. Rủi ro đạo đức Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Trang 10 Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin không cân xứng. Khác với lựa chọn đối nghịch, rủi ro đạo đức xuất hiện sau các cuộc giao dịch khi một bên thực hiện những hành động ẩn giấu và có ảnh hưởng đến lợi ích của phía đối tác. Rủi ro đạo đức có những đặc điểm chính sau đây:  Thứ nhất, có sự xuất hiện của hành động ẩn giấu. Một bên tham gia giao dịch không thể giám sát hành động của phía bên kia.  Thứ hai, bên có hành động ẩn giấu dù vô tình hay cố ý sẽ làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu. Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường, chẳng hạn: Có một số thị trường mà tình trạng bất cân xứng thông tin dễ được nhận thấy như thị trường bảo hiểm (y tế, tài sản, tai nạn), thị trường cho vay tín dụng, thị trường chứng khoán. Trong thị trường cho vay tín dụng, người vay tiền biết nhiều thông tin hơn người cho vay về hiệu quả của phương án kinh doanh, khả năng quản lý vốn và mức độ rủi của dự án hơn người cho vay tiền, thậm chí anh ta còn hiểu rõ về uy tín của bản thân và biết chắc rằng mình có sử dụng khoản tiền vay đúng mục đích cam kết hay không. Nói tóm lại, trong thị trường cho vay tín dụng bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. 1.3.3. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư Khi xảy ra thông tin bất cân xứng, lợi ích của một bên cao hơn lợi ích kỳ vọng của thị trường. Lợi ích kỳ vọng của thị trường là lợi ích bình quân của toàn thị trường, nó thường được đánh giá thông qua các chỉ số như EPS hay chỉ số P/E. Tuy nhiên, đối với mỗi công ty, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận… mà các chỉ số này cao hay thấp. Thông thường lợi ích kỳ vọng khi đầu tư vào thị trường phải cao hơn lợi ích khi gửi tiền vào ngân hàng, vì đầu tư vào thị trường chứng khoán có rủi ro cao hơn. Vì thế trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty có giá thấp hơn giá được kỳ vọng, khi đó khả năng đạt được lợi tức từ việc đầu tư cổ phiếu này sẽ cao hơn so với lợi tức kỳ vọng. Bên cạnh đó, khi thông tin bất xứng, chi phí kỳ vọng của bên bất lợi thông tin cao hơn chi phí kỳ vọng của thị trường. Ngược lại so với tác động trên, nếu như nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty có giá cao hơn giá trị kỳ vọng, khi đó khả năng đạt được lợi tức từ việc đầu tư cổ phiếu này sẽ thấp hơn so với lợi tức kỳ vọng. [...]... về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ) Trang 20 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 KẾT LUẬN Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường chứng khoán phát triển Với tư cách là một người chủ... hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới 2.2 Thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường chứng khoán 2.2.1 Thực trạng thực hiện các quy định về minh bạch hóa thông tin trên thị trường Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới.. .Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Thông tin bất cân xứng còn có thể khiến một bên đối tác có thể rời bỏ thị trường, nguyên nhân là do nhà đầu tư ít thông tin nên sẽ chịu chi phí kỳ vọng cao hơn chi phí kỳ vọng thị trường, do đó không nhiều thì ít, các đối tượng này sẽ là đối tượng rời bỏ thị trường trước tiên 1.3.4 Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng. .. về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Trang 12 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996 Trung tâm Giao dịch Chứng. .. tham gia thị trường chứng khoán Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế Từng bước tái cơ cấu hệ thống Trang 14 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 các trung gian thị trường trên nguyên... nhà đầu tư Trang 22 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Robert S.Pindyck và Daniel L Rubinfel, Giáo trình Kinh tế học vi mô, tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999 2 Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê An Khang “Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh”... hiện giao dịch Cơ chế giám sát được thực hiện rất chặt chẽ trên thị trường chứng khoán Vì nhà đầu tư không thể bỏ ra một số tiền mà không biết số tiền đó được sử dụng như thế nào Chương II THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC BÊN THAM GIA 2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1 Thị trường Chứng khoán Việt Nam ra đời từ khi nào? Nhằm đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hóa... vừa qua, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 09/QĐ-TT xử phạt 50 triệu đồng đối với Công ty CP Chứng khoán Artex do 3 Trang 21 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 lần liên tiếp vi phạm không thực hiện công bố thông tin kịp thời Trong năm 2010, Công ty CP Chứng khoán Artex đã 3 lần liên tiếp vi phạm không thực hiện công bố thông tin kịp thời theo... chứng khoán và các định chế trung gian (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,…) tạo nên hệ thống giám sát gồm ba tầng theo hàng dọc Trong đó, sở giao dịch chứng khoán sẽ theo dõi các công ty chứng khoán thành viên, công ty niêm Trang 19 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 yết về hoạt động giao dịch và thị trường của họ Để nâng cao vai trò giám sát hoạt động giao dịch chứng. .. đoạn thị Trang 13 Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm 4 trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh: Index giảm điểm, thị . 6 1.2. Vai trò của thông tin trên TTCK 7 1.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 8 1.3.1. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng 8 1.3.2. Hệ quả của thông tin bất cân xứng 9 1.3.2.1. Lựa. chúng vào thị trường chứng khoán. 1.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 1.3.1. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên. vay tín dụng bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. 1.3.3. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư Khi xảy ra thông tin bất cân xứng, lợi ích

Ngày đăng: 22/11/2014, 23:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan