bài tập môn kiểm toán theo chuyên đề

13 3.4K 54
bài tập môn kiểm toán theo chuyên đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP MÔN KIỂM TOÁN PHẦN 2 o0o Chuyên đề 1: Bài 1.1 Hãy cho biết mỗi trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể là sai sót, có thể là gian lận hoặc hành vi không tuân thủ. Những vấn đề nào cần điều tra thêm (nếu có) để khẳng định kết luận của bạn: 1. Công ty thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ từ phương pháp đường thẳng sang phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần làm giảm chi phí 20 triệu đồng. Công ty có giải trình trên thuyết minh BCTC. 2. Một khoản chi phí ghi vào TK chi phí QLDN 100 triệu đồng chỉ có phiếu chi mà không có chứng từ xác minh. Kết quả điều tra của KTV cho thấy thực chất đây là chi phí hối lộ để dành được hợp đồng kinh tế. 3. Số liệu doanh thu bán chịu qua kiểm tra, tính toán cho thấy số liệu đúng thấp hơn so với số liệu được trình bày trên BCTC là 50 triệu đồng. 4. Hoá đơn tiền điện thoại chung của công ty tháng 12 được phản ánh vào TK thuế phải nộp trị giá 10 triệu đồng. 5. Nghiệp vụ mua máy vi tính của phòng kế toán (thời gian hữu dụng ước tính là 5 năm) là 12 triệu đồng trong tháng 3, nhưng kế toán phản ánh trực tiếp vào chi phí QLDN. 6. Công ty thay đổi phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho từ phương pháp FIFO (năm trước) sang phương pháp LIFO (năm nay) làm tăng giá vốn hàng bán trong năm là 200 triệu đồng. Công ty không giải trình trên thuyết minh BCTC. 7. Phiếu thu tiền mặt nợ phải thu của khách hàng A là 25 triệu đồng, nhưng trong sổ chi tiết TK phải thu khách hàng lại phản ánh là nợ phải thu của khách hàng B. 8. Chi phí tiền khách sạn của BGĐ công ty đi công tác là 200 triệu (3người cho 3 ngày) có đầy đủ các chứng từ liền quan. Tuy nhiên, chi phí này cao hơn rất nhiều lần so với mặt bằng chi phí khách sạn. 9. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 5,5 tỷ đồng. 10. Nhân viên mua hàng đã mua hàng hoá với giá mua cao hơn so với giá thị trường là 82 triệu đồng. Bài 1.2 Ba tuần sau khi phát hành báo cáo kiểm toán cho công ty cổ phần ABC cho niên độ kế toán kết thúc vào 31.12.X0, KTV Lân phát hiện ABC có một số giao dịch với bên có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong năm tài chính X0, ABC có mua của XYZ một số hàng hóa với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Theo thông tin Lân vừa nhận được, giám đốc của công ty ABC là cha của giám đốc công ty XYZ. Vì việc mua lô hàng này đã làm cho ABC bị thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nghiệp vụ này không được công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính. Hơn thế, dựa trên thông tin vừa phát hiện, Lân kết luận rằng lợi nhuận trên BCTC bị ảnh hưởng trọng yếu từ giao dịch này. Lân quyết định tiếp cận với khách hàng và yêu cầu điều chỉnh Báo cáo tài chính. Khách hàng từ chối yêu cầu của KTV với lập luận rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Giám đốc còn cho rằng các giao dịch này không có dấu hiệu vi phạm pháp luật và cho rằng đây không phải là Bên có liên quan. Ngoài ra, giám đốc cũng cho rằng nếu KTV thông báo thông tin này cho các cô đông, họ đã vi phạm tính bảo mật. Yêu cầu: 1. Cho biết liệu giao dịch mà Lân phát hiện có phải là hành vi không tuân thủ hay gian lận. 2. KTV Lân có vi phạm tính bảo mật nếu công bố thông tin này. 3. Nếu bạn là Lân, bạn nên làm gì trong trường hợp này. Chuyên đề 2: Bài 2.1 Bài tập 7.17 (trang 54) trong sách bài tập kiểm toán. Bài 2.2 Cuộc kiểm toán BCTC cho công ty XYZ, có niên độ kết thúc vào ngày 31.12.200Y, đã hoàn thành vào ngày 19.2.200Y+1. Sau đó BCTC kèm theo báo cáo kiểm toán đã ký đã gửi đi cho các cổ đông vào ngày 8.3.200Y+1. Dưới đây là các tình huống độc lập có thể xảy ra: (1) Vào ngày 15.1.200Y+1, KTV được biết trong tháng 3.200Y một công nhân của XYZ đã bị tai nạn lao động do XYZ thiếu trang bị các thiết bị an toàn lao động, nhưng đến nay mới thống nhất được số tiền bồi thường. Được biết từ khi xảy ra sự việc này XYZ chưa hề ghi nhận nghĩa vụ này như một khoản nợ phải trả. (2) Vào ngày 10.4.200Y+1, KTV phát hiện một khách hàng Y của XYZ phá sản vào ngày 15.1.200Y+1 vì tình hình tài chính yếu kém. XYZ có bán cho khách hàng Y một lô hàng có trị giá lớn vào ngày 15.10.200Y nhưng cho trả chậm, và đến khi lập xong BCTC, XYZ vẫn tin tưởng rằng Y có khả năng trả nợ. (3) Vào ngày 6.2.200Y+1, KTV phát hiện khách hàng Z của XYZ bị phá sản vào ngày 30.1.200Y+1 do xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng mà Z lại không có mua bảo hiểm tài sản. Z còn nợ XYZ một khoản tiền khá lớn. (4) Vào ngày 14.6.200Y+1, KTV biết được tòa án bắt đầu xét xử một vụ kiện có liên quan đến XYZ. Vụ kiện này bắt đầu phát sinh từ đầu năm 200Y. Tuy nhiên, XYZ đã nêu trong thuyết minh BCTC về vụ kiện này, ý kiến của các luật sư là khả năng thua kiện của XYZ là không cao. Yêu cầu: Hãy cho biết trong mỗi tình huống trên, KTV nên chọn cách giải quyết nào trong các cách dưới đây. Giải thích lý do. (a) Yêu cầu XYZ điều chỉnh lại BCTC. (b) Yêu cầu công bố thông tin trong phần thuyết minh BCTC. (c) Yêu cầu XYZ thu hồi lại BCTC để điều chỉnh. (d) Không thực hiện gì cả. Chuyên đề 3: Bài 3.1 Trong đoạn 25 của VSA 530 có nêu như sau: “KTV có thể quyết định kiểm tra toàn bộ các phần tử cấu thành một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ (hoặc một nhóm trong tổng thể). Kiểm tra 100% phần tử ít được áp dụng trong thử nghiệm kiểm soát nhưng thường được áp dụng trong thử nghiệm cớ bản. Kiểm tra 100% là thích hợp trong một số trường hợp sau: - Những tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của phần tử lớn; - Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều rất cao và các phương pháp khác không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng thích hợp; - Khi việc tính toán thường lặp lại hoặc các quy trình tính toán khác có thể thực hiện bởi hệ thống máy vi tính làm cho việc kiểm tra 100% vẫn có hiệu quả về mặt chi phí; - …… ” Yêu cầu: Hãy giải thích từng trường hợp trên, và mỗi trường hợp cho một (hoặc một vài) ví dụ minh họa. Bài 3.2 Trong đoạn 26 của VSA 530 có nêu như sau: “KTV có thể quyết định lựa chọn các phần tử đặc biệt từ tổng thể dựa trên các nhân tố như sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hang, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng như các đặc điểm của tổng thể được thử nghiệm. Việc lựa chọn các phần tử đặc biệt dựa trên xét đoán có thể dẫn đến rủi ro ngoài lấy mẫu. Các phần tử đặc biệt có thể bao gồm: • Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng. KTV có thể quyết định lựa chọn các phần tử đặc biệt có giá trị lớn hoặc biểu hiện một số đặc điểm như bất thường, có khả nghi, rủi ro cao hoặc thường có sai sót trước đây. • ……… • Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin. KTV có thể lựa chọn các phần tử thích hợp nhằm thu thập thông tin về những vấn đề như tình hình kinh doanh, nội dung các nghiệp vụ, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. • Các phần tử cho mục đích kiểm tra các thủ tục. KTV có thể sử dụng xét đoán để lựa chọn và kiểm tra các phần tử đặc biệt nhằm xác định một thủ tục kiểm soát nội bộ có được thực hiện không.” Yêu cầu: (a) Tại sao việc lựa chọn các phần tử đặc biệt dựa trên xét đoán có thể dẫn đến rủi ro ngoài lấy mẫu? Giải thích. (b) Giải thích mỗi trường hợp của phần tử đặc biệt nêu trên và cho ví dụ minh họa. Bài 3.3 Xem trong phụ lục 1 và 2 của VSA 530 nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cở mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và trong thử nghiệm cơ bản. Mặc dù đã được giải thích từng nhân tố ảnh hưởng đến cở mẫu, nhưng yêu cầu sinh viên phải diễn đạt lại cho dễ hiểu và tìm ra có vấn đề gì không đúng trong các nhân tố đó không? Chương Kiểm toán Nợ phải thu khách hàng: Bài 4.1 (Đánh giá rủi ro) Bạn hãy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sau đây đến rủi ro kiểm toán (cho khoản mục nợ phải thu khách hàng) của công ty TNHH Thịnh Phát. 1. Trong năm Thịnh Phát đưa vào vận hành một dây chuyền sản xuất sản phẩm mới. 2. Số lượng khách hàng còn nợ Thịnh Phát là 500 công ty vào 31.12.20X2. 3. Rất nhiều công ty cùng kinh doanh sản phẩm giống như Thịnh Phát và không có hạn chế nào cho các công ty khác nếu muốn tham gia vào thị trường này. 4. Mức hoa hồng phổ biến cho đại lý bán hàng là 10% trên giá bán. Thịnh Phát cũng áp dụng chính sách hoa hồng này. 5. Số ngày bán chịu trung bình của ngành là 45 ngày, còn Thịnh Phát là 40 ngày. Bài 4.2 (Xác định mối quan hệ giữa thủ tục kiểm soát với các cơ sở dẫn liệu của các khoản mục trên BCTC) Thủ tục kiểm soát Cơ sở dẫn liệu liên quan Nợ phải thu Doanh thu 1. Xét duyệt việc bán chịu cho khách hàng Hiện hữu Phát sinh 2. Định kỳ đối chiếu công nợ Chính xác, đầy đủ, hiện hữu, quyền Phát sinh, đầy đủ, Chính xác 3. Quy định nhân viên đi thu nợ phải nộp tiền ngay về quỹ công ty 4. Khóa sổ nợ phải thu đúng kỳ 5. Theo dõi và lưu hồ sơ các khoản nợ phải thu đem thế chấp 6. Việc lập dự phòng phải dựa trên phân tích tuổi nợ và kinh nghiệm trong quá khứ về nợ không thu hồi được 7. Định kỳ cần lập bảng phân tích tuổi nợ và đề xuất biện pháp xử lý 8. Việc xoá sổ nợ phải thu khó đòi phải căn cứ vào quyết định của người quản lý 9. Định kỳ đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết nhằm kiểm tra tính chính xác trong việc ghi chép nợ phải thu (tổng hợp, chi tiết) 10. Quy định các thủ tục liên quan đến các trường hợp hàng bán bị trả lại Bài 4.3 (Thiết kế thử nghiệm kiểm soát) Dựa trên bài 3 hãy thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cho mỗi thủ tục kiểm soát trên Bài 4. 4 (Thư xác nhận) Giả sử bạn đã sử dụng các phương pháp lựa chọn phần tử để gửi thư xác nhận như sau: (đơn vị tính: ngàn đồng) - Chọn cả 8 khách hàng trong nhóm có số dư nợ > 100.000 - Chọn ngẫu nhiên các khách hàng còn lại với số lượng như sau: 2 khách hàng từ nhóm có số dư nợ trong khoảng (20.000 -> 100.000); 5 khách hàng từ nhóm có số dư nợ trong khoảng (10.000 -> <20.000) 2 khách hàng từ nhóm có số dư nợ dưới <10.000 Tất cả các thư hồi âm mà bạn nhận được, khách hàng đều khẳng định số dư đúng ngoại trừ những trường hợp sau đây: a) 7 khách hàng trong nhóm 8 khách hàng lớn nhất khẳng định số dư đúng. Riêng khách hàng thứ 8 trong nhóm (có số dư 107.000) trả lời rằng họ chưa từng nghe đến tên công ty Thịnh Phát và từ chối xác nhận số dư trên. b) Một khách hàng có số dư 17.000 trả lời rằng: họ đã gửi tấm séc trị giá 17.000 cho khoản nợ trên vào ngày 30/12/20X2 (năm tài chính công ty Thịnh Phát kết thúc ngày 31/12/20X2) c) Một khách hàng có số dư 12.000 trả lời rằng họ chỉ nợ Thịnh Phát 11.500 vì họ sẽ thanh toán cho Thịnh Phát trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán. Số tiền chiết khấu là 500. d) Một khách hàng có số dư 19.000 không trả lời thư xác nhận. Bức thư thứ 2 đã được gửi đi nhưng bị bưu điện trả về với lý do không xác định được địa chỉ. Kiểm tra thêm thông tin bên bưu điện thì địa chỉ của thư đi đúng như địa chỉ mà Thịnh Phát cung cấp. e) Một khách hàng có số dư 9.000 không trả lời thư xác nhận. Tuy nhiên khi kiểm tra việc nhận tiền sau ngày kết thúc niên độ của Thịnh Phát, bạn phát hiện được có một tấm séc của khách hàng trên trả cho số nợ 9.000 được ghi nhận trong nhật ký thu tiền vào ngày 3/1/20X3. f) Một khách hàng có số dư 15.000 giải thích trong thư xác nhận rằng họ đã trả tiền đầy đủ cho món nợ này. Khi kiểm tra thêm tại Thịnh Phát bạn phát hiện nhân viên phụ trách theo dõi công nợ đã ghi nhầm tài khoản của khách hàng này khi nhận được số tiền thanh toán. Theo cơ cấu tổ chức của Thịnh Phát thì nhân viên này phụ trách theo dõi nhóm khách hàng có tổng số dư nợ phải thu là 250.000. Yêu cầu: Cho biết các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thực hiện trong những trường hợp trên? Hãy xác định ảnh hưởng bằng số tiền cụ thể đối với khoản mục nợ phải thu (nếu có). Chương Kiểm toán hàng tồn kho: Bài 5.1 Có Sổ chi tiết mặt hàng A tại Công ty Thắng Lợi như sau : Ngày Nhập Xuất Tồn S/lượng Đ/giá T/tiền S/lượng Đ/giá T/tiền S/lượng Đ/giá T/tiền 1/6 55 10 550 2/6 28 10 280 6/6 80 11 880 15/6 60 11 21/6 25 13 325 23/6 42 24/6 40 12 30/6 10 Cộng Yêu cầu: a. Cho biết Thắng Lợi áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các phương pháp LIFO, FIFO, bình quân gia quyền ? b. Điền vào các chỗ trống trong bảng c. Nếu đơn vị sử dụng kiểm kê định kỳ thì tổng trị giá hàng xuất trong kỳ của sản phẩm A sẽ là bao nhiêu? (giả sử trong kỳ trong có thất thoát hàng tồn kho) d. Làm lại câu b và c với trường hợp Thắng Lợi áp dụng các phương pháp khác với phương pháp đã xác định ở câu a. Bài 5.2 Trong quá trình lập báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31.12.20x7, kế toán gặp những tình huống liên quan đến việc lập dự phòng sau đây. Bạn hãy cho biết cách thức xử lý trong mỗi trường hợp (giả sử các trường hợp độc lập với nhau) a. Các hàng hóa có giá gốc khác biệt với giá trị thuần bao gồm: (đơn vị triệu đồng) Tên hàng Giá gốc Giá trị thuần có thể thực hiện M-1023 320 280 X-1241 580 600 X-1354 260 340 L-7654 740 660 Cộng 1.900 1.880 b. Mặt hàng A-1992, công ty mua ngày 4.11.20x7 với giá gốc 180.000 đồng/tấn để cung cấp cho một khách hàng với giá cố định là 200.000 đồng/tấn, hợp đồng không có quyền hủy ngang. Số lượng theo hợp đồng là 100 tấn. Đến ngày 31.12.20x7, mặt hàng này còn tồn 120 tấn. Giá có thể bán được của mặt hàng này trên thị trường (sau khi trừ đi các chi phí để bán) là 160.000 đồng/tấn. c. Mặt hàng C-012 có giá gốc là 800 triệu đồng, giá trị thuần có thể thực hiện vào ngày 31.12.20x7 là 720 triệu đồng. Ngày 3.2.20x8, trong khi doanh nghiệp chưa hoàn thành báo cáo tài chính thì lô hàng này được bán với giá 680 triệu đồng. d. Nguyên liệu M-032 có giá gốc là 250 triệu, giá trị thuần có thể thực hiện là 180 triệu đồng. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm K, chi phí ước tính để chế biến là 60 triệu đồng, giá bán của sản phẩm K là 410 triệu đồng. Bài 5.3: Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót sau đây đến khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả, lãi chưa phân phối của niên độ này (Đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, không xét ảnh hưởng của thuế): a. Hàng ký gởi được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ, trị giá $10,000 b. Số lượng đúng là 1,000 đơn vị kiểm kê ghi thành 100 đơn vị, đơn giá $50 c. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $40,000 không được ghi chép và dù số hàng này có trong kho nhưng khi kiểm kê nó được loại ra không tính d. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $30,000 không được ghi chép và khi kiểm kê nó được tính vào hàng tồn kho Bài 5.4: (Kiểm soát nội bộ) Sử dụng lưu đồ trong bài tập 3.17 để đánh giá kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với hoạt động mua hàng, nhận hàng và theo dõi nợ phải trả. Bài 5.5: (Đánh giá rủi ro) Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh doanh đến rủi ro kiểm toán trong việc kiểm toán hàng tồn kho tại công ty Cosovo. Trình bày ảnh hưởng của từng nhân tố và cơ sở dẫn liệu liên quan. • Cosovo chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm. • Sản phẩm của Cosovo là nước tương đóng chai. • Các sản phẩm của Cosovo thuộc loại phẩm cấp trung bình, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng TPHCM. • Cosovo sử dụng hệ thống giá thành định mức. Các biến động về giá mua, chi phí nhân công và chi phí gián tiếp được giám sát hàng ngày. • Có rất nhiều nhà cung cấp đang sản xuất sản phẩm cùng loại với Cosovo. Chi phí đầu tư xây dựng một nhà máy tương tự không cao nên việc có thêm các nhà cung cấp mới là bình thường. • Nguyên liệu chính là đậu nành, mua của các công ty nông sản. Bài 5.6: (Chứng kiến kiểm kê) Bài tập 10.12 Sách Bài tập Kiểm toán, trang 75 Bài 5.7: (Chứng kiến kiểm kê) Trong quá trình kiểm tra về hàng tồn kho và các khoản mục liên quan của Công ty điện tử Tân Phú, một nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử dân dụng, kiểm toán viên ghi nhận những tình huống sau: a) Trong lúc chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên ghi nhận có ba xe tải chứa đầy sản phẩm đã được bốc xếp xong chuẩn bị chở đi giao hàng. Kiểm toán viên tìm hiểu và biết số hàng này không được tính vào hàng tồn kho của công ty. b) Cũng trong quá trình kiểm kê, kiểm toán viên ghi nhận một số khá lớn sản phẩm mà bao bì đã cũ và phủ đầy bụi bặm. Khi được phỏng vấn, giám đốc nhà máy cho biết các sản phẩm này chắc chắn bán được, chỉ cần giảm giá một ít mà thôi. c) Qua trao đổi với Giám đốc nhà máy, kiểm toán viên được biết đây là lần đầu tiên từ khi thành lập, sản lượng sản xuất thấp hơn đáng kể so với mức công suất bình thường. Điều này được giải thích do tình hình cạnh tranh và bằng chứng là dù đã giảm sản lượng, số sản phẩm sản xuất trong kỳ cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 50%. d) Số liệu kiểm kê thực tế và số liệu trên sổ chi tiết hàng tồn kho có chênh lệch đáng kể. Được biết trong năm, đơn vị đã cài đặt một phần mềm theo dõi kế toán hàng tồn kho mới. u cầu: Anh/Chị hãy trình bày các thủ tục kiểm tốn bổ sung mà kiểm tốn viên cần thực hiện để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp cho mỗi trường hợp trên. Bài 5.8: (Kiểm tra chia cắt niên độ) Bài tập 10.14 Sách Bài tập Kiểm tốn, trang 77 Bài 5.9: (Kiểm tra gá gốc) Bài tập 10.13 Sách Bài tập Kiểm tốn, trang 76 Bài 10: Kiểm tra giá trị thuần có thể thực hiện Bài tập 10.11 Sách Bài tập Kiểm tốn, trang 73 Chương Kiểm tốn TSCĐ: Bài 6.1: Bạn là kiểm toán viên chính phụ trách kiểm toán công ty cổ phần niêm yết An Tâm, chuyên sản xuất hoá chất công nghiệp. Các tài sản chủ yếu của công ty trên Bảng cân đối kế toán như sau: Đơn vị: triệu đồng Số dư trên sổ sách kế toán tại thời điểm cuối niên độ Đất đai 11.000 Nhà xưởng 14.000 Khấu hao lũy kế - Nhà xưởng (4.000) Máy móc thiết bò 140.000 Khấu hao lũy kế - MMTB (37.000) Thiết bò văn phòng 750 Khấu hao lũy kế - Thiết bò văn phòng (250) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 12.000 Qua tìm hiểu, bạn thu thập được các thông tin sau: - Giám đốc An vừa mới quyết đònh đánh giá lại đất đai và nhà xưởng do quyết đònh đánh giá lại của nhà nước (do giá nhà đất đang tăng trên thò trường) và theo ông An việc đánh giá này sẽ làm cho giá trò đất đai, nhà xưởng trên sổ sách tăng thêm 1 khoản trò giá là 6 tỷ để làm cho tình hình tài chính của công ty trên bảng cân đối kế toán sẽ khả quan hơn. Việc đánh giá lại này đã được thực hiện bởi Công ty thẩm đònh giá độc lập. - Trong số dư của MMTB có giá trò MMTB của phân xưởng sản xuất hoá chất lưu huỳnh (nguyên giá là 10 tỷ, giá trò khấu hao lũy kế đến cuối năm trước là 6 tỷ, thời gian hữu dụng ước tính còn lại từ đầu năm nay là 5 năm). Qua thông tin thu thập, KTV biết rằng công ty đã ngừng sản xuất lưu huỳnh trong năm nay do việc nhập khẩu lưu huỳnh rẻ hơn giá thành sản xuất. Công ty chưa có kế hoạch sử dụng các MMTB này cho mục đích khác. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là các chi phí liên quan đến việc xây dựng 1 phân xưởng sản xuất hoá chất Titan mới sẽ thay thế phân xưởng sản xuất hoá chất Titan hiện hữu ngay khi hoàn thành (ước tính 5 tháng sau ngày kết thúc niên độ). Yêu cầu: 1) Xác đònh các rủi ro tiềm tàng liên quan đến số dư khoản mục tài sản cố đònh căn cứ vào các thông tin đã thu thập trên. 2) Xác đònh mục tiêu kiểm toán số dư khoản mục tài sản cố đònh chủ yếu. Bài 6.2: Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho Công ty Phát Đạt, kiểm toán viên đã lưu ý đến một hợp đồng xây dựng mới nhà xưởng được ký vào 1/1/03. Theo hợp đồng này, tổng giá trò phải thanh toán là 5.000.000.000 và tiến độ thanh toán như sau: + 30% sau khi duyệt bản vẽ thiết kế + 30% sau khi hoàn tất phần xây dựng cơ bản + 30% sau khi hoàn tất phần trang trí nội thất, lắp ráp các hệ thống điện và PCCC + 10% còn lại sẽ được thanh toán sau sáu tháng kể ngày ký biên bản bàn giao Đến 31/12/03 công trình đã cơ bản hoàn thành, đơn vò đang chờ bên nhận thầu hoàn tất thủ tục để bàn giao công trình. Biên bản bàn giao đã được lập và ký vào ngày 28/2/04 (trước khi kiểm toán viên đến kiểm toán). Đơn vò đã thanh toán tổng cộng 90% giá trò hợp đồng (4.500.000.000) và ghi nhận toàn bộ số tiền này vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đến 28/2/04, đơn vò đã kết chuyển 4.500.000.000 vào nguyên giá TSCĐ và bắt đầu tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ khấu hao là 4%/năm. Qua phỏng vấn nhân viên giám sát thi công, kiểm toán viên được biết từ 31/10/03, sau khi hoàn tất phần lắp đặt hệ thống điện, đơn vò đã sử dụng phần lớn diện tích của nhà xưởng để lắp đặt máy chuẩn bò sản xuất. Yêu cầu: a. Công ty Phát Đạt hạch toán như vậy đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích và cho biết ảnh hưởng của sai sót này đến BCĐKT và BCKQHĐKD của Phát Đạt niên độ này và niên độ sau? b. Giả sử vấn đề trên là trọng yếu, kiểm toán viên sẽ đề nghò bút toán điều chỉnh như thế nào? Nếu Phát Đạt không đồng ý điều chỉnh, sang niên độ sau kiểm toán viên sẽ đề nghò bút toán điều chỉnh như thế nào? c. Khoản 10% giá trò hợp đồng chưa thanh toán có cần được công bố như là một cam kết đầu tư tài sản cố đònh trên thuyết minh báo cáo tài chính hay không? Tại sao? (Giả sử không xem xét ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) [...].. .Bài 6.3: Anh (chò) được yêu cầu thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ngày 31.12.1997 tại Công ty Rồng Vàng Công ty này đã hoạt động được 4 năm nhưng chưa từng được kiểm toán Khi xem xét về tài sản cố đònh, anh (chò) được biết kế toán đơn vò chỉ sử dụng một tài khoản Tài sản cố đònh là tài khoản duy nhất để phản ảnh mọi biến động liên quan đến TSCĐ Khấu hao TSCĐ đơn vò áp dụng theo phương... hao Số dư 3.840 5.256 Bài 6.4 (Tình huống nghiên cứu- Hồ sơ kiểm tốn TSCĐ) 52.560 47.304 6.060 * Máy số 1 được nhượng bán và ghi sổ : Nợ Tiền mặt 6.600 Có Thu nhập khác 6.600 Yêu cầu: a Lập bảng xác đònh giá trò đúng của khấu hao lũy kế của TSCĐ b Lập các bút toán điều chỉnh cần thiết 12.000 24.000 38.400 34.560 60.504 60.600 54.540 57.900 6.114 61.140 55.026 Bạn đang thực hiện kiểm tốn báo cáo tài... 32.220, giá bán USD 19.334 u cầu: 1 2 3 4 Lập biểu chỉ đạo (K1) Lập biểu tổng hợp TSCĐ (K3) Lần lượt thực hiện cơng việc theo bảng K4, K5, Thực hiện cơng việc theo bảng K6 (chỉ thực hiện phần phương tiện vận tải, giả định chi phí khấu hao của các nhóm tài sản khác là phù hợp) 5 Đề xuất bút tốn điều chỉnh (nếu có) ở bảng K7 o0o . 77 Bài 5.9: (Kiểm tra gá gốc) Bài tập 10.13 Sách Bài tập Kiểm tốn, trang 76 Bài 10: Kiểm tra giá trị thuần có thể thực hiện Bài tập 10.11 Sách Bài tập Kiểm tốn, trang 73 Chương Kiểm tốn TSCĐ: Bài. bạn là Lân, bạn nên làm gì trong trường hợp này. Chuyên đề 2: Bài 2.1 Bài tập 7.17 (trang 54) trong sách bài tập kiểm toán. Bài 2.2 Cuộc kiểm toán BCTC cho công ty XYZ, có niên độ kết thúc vào. nành, mua của các công ty nông sản. Bài 5.6: (Chứng kiến kiểm kê) Bài tập 10.12 Sách Bài tập Kiểm toán, trang 75 Bài 5.7: (Chứng kiến kiểm kê) Trong quá trình kiểm tra về hàng tồn kho và các khoản

Ngày đăng: 22/11/2014, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan