Nghiên cứu giải pháp phát triển làng văn hoá ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

129 551 3
Nghiên cứu giải pháp phát triển làng văn hoá ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN VĂN ĐỊNH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG VĂN HOÁ Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Kim Chung Hà Nội - 2012 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để công bố, bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Văn Định Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS Nguyễn Kim Chung thày giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học, Khoa kinh tế & PT nông thôn, Bộ môn Phân tích chính sách đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện Gia Bình, UBND các xã, thị trấn huyện Gia Bình đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn. Cảm ơn gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Định Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3.1. Mục tiêu chung 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu 4 1.5. Phạm vi nghiên cứu 4 1.5.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu 4 1.5.2. Phạm vi thời gian 4 1.5.3. Phạm vi không gian 4 1.6. Kết cấu luận văn 4 2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG VĂN HOÁ 5 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng văn hoá 5 2.1.1. Một số khái niệm 5 2.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng Làng văn hóa 14 2.1.3. Vai trò của phát triển làng văn hoá 15 2.1.4. Các tiêu chuẩn công nhận làng văn hoá 19 2.1.5. Các nội dung nghiên cứu phát triển làng văn hóa 21 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. iv 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển làng văn hoá trong giai đoạn hiện nay 31 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển làng văn hóa 35 2.2.1. Tổng quan về quá trình phát triển làng văn hóa ở nước ta trong thời gian qua 35 2.2.2. Một số kinh nghiệm phát triển làng văn hoá trong nước 42 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49 3.1.1. Quá trình hình thành huyện Gia Bình 49 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Gia Bình 51 3.2. Phương pháp nghiên cứu 53 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 53 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 53 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 55 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 55 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 56 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61 4.1. Thực trạng phát triển làng văn hóa huyện Gia Bình 61 4.1.1. Những chủ trương xây dựng làng văn hóa ở huyện Gia Bình 61 4.1.2. Về tổ chức thực hiện việc phát triển làng văn hóa ở huyện Gia Bình 62 4.1.3. Những kết quả trong việc phát triển làng văn hóa ở huyện Gia Bình 76 4.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển làng văn hóa ở huyện Gia Bình 89 4.1.5. Đánh giá chung 91 4.2. Giải pháp phát triển làng văn hóa huyện Gia Bình 95 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. v 4.2.1. Những giải pháp chung 96 4.2.1.1. Tiến hành rà soát lại hệ thống làng văn hóa ở huyện Gia Bình nhằm xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện 96 4.2.1.2. Xây dựng cơ chế điều hành thống nhất 96 4.2.1.3. Thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, môi trường và các chương trình khác vào trong quá trình triển khai kế hoạch 97 4.2.1.4. Phát huy nội lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa 98 4.2.1.5. Xây dựng mô hình và phương pháp thực hiện phù hợp cho từng làng 100 4.2.1.6. Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền 101 4.2.2. Những giải pháp riêng cho từng nhóm làng 104 4.2.2.1. Nhóm làng thuần nông 104 4.2.2.2. Nhóm làng bán đô thị 107 4.2.2.3. Nhóm làng nghề 108 4.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển làng văn hoá ở huyện Gia Bình 109 4.3.1. Đối với Trung Ương 109 4.3.2. Đối với tỉnh Bắc Ninh 110 5. KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC 116 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Bảng số lượng đối tượng điều tra theo các nhóm làng 54 Bảng 3.2. Bảng số lượng phiếu điều tra giành cho đại diện hộ gia đình và đại diện thôn làng 54 Bảng 3.3. Bảng điểm xét công nhận danh hiệu làng văn hóa 57 Bảng 4.1. Bảng so sánh về kinh tế giữa các làng đã được công nhận và các làng chưa được công nhận là LVH ở huyện Gia Bình 81 Bảng 4.2. Bảng đánh giá sự phát triển về mặt kinh tế của các làng khi mới đăng ký và khi được công nhận danh hiệu LVH ở huyện Gia Bình 82 Bảng 4.3. Bảng đánh giá sự phát triển làng văn hóa về mặt chất lượng theo từng nhóm làng 87 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ đánh giá của người dân về sự cần thiết của phong trào xây dựng LVH 76 Hình 4.2. Biểu đồ số lượng làng đăng ký và làng được công nhận danh hiệu LVH của huyện Gia Bình từ năm 2000 đến 2010 77 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ các làng văn hóa theo nhóm làng 77 Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ LVH trong các nhóm làng 78 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ làng được công nhận mới và làng bị tước danh hiệu LVH của huyện Gia Bình qua các năm 79 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, với đường lối đúng đắn của Đảng, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của đất nước và nguyện vọng của nhân dân, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được xã hội nhiệt tình hưởng ứng, thực hiện, gắn kết chặt chẽ hơn văn hoá với các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước. Năm 2000, Chính phủ triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Đây là một trong bốn nhóm giải pháp lớn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trên địa bàn huyện Bắc Ninh từ khi phát động đến nay, phong trào đã được triển khai thực hiện ngày càng sâu rộng, có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Huyện Gia Bình là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh - Kinh Bắc là cái nôi văn hoá của người Việt cổ, với gần một trăm lễ hội văn hoá lớn nhỏ. Diện tích tự nhiên 107,5km 2 , dân số khoảng 92.300 người (tính đến 1/4/2009); gồm 14 xã, thị trấn; 74 thôn, làng, nhân dân chủ yếu sống Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 2 bằng nghề nông. Với truyền thống lao động cần cù, ý chí tự lực tự cường, nhiều thế hệ con người Gia Bình đã vượt khó khăn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, khai thác tiềm năng, thế mạnh của quê hương để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, nhân dân trong huyện vẫn giữ được nhiều quy định về thuần phong - mỹ tục, sống với nhau chan hoà, tình làng, nghĩa xóm mang những nghĩa cử cao đẹp của một vùng quê nông thôn Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính văn hoá - xã hội như: “xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá”, phong trào “xoá đói giảm nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa” Đã được toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện tích cực triển khai, hưởng ứng đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo nên nhiều nét mới trong giá trị đạo đức, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, với mục tiêu xây dựng huyện Gia Bình giàu mạnh - văn minh. Tuy nhiên, trong việc xây dựng làng văn hoá còn gặp nhiều khó khăn trở ngại nhất là tình hình lao động, việc làm, an ninh trật tự ở một vài địa bàn dân cư là thách thức tác động trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương: - Phong trào xây dựng làng văn hoá triển khai chưa được đồng bộ, ở một số xã còn biểu hiện hình thức chạy theo thành tích, quan tâm phát triển phong trào về bề rộng hơn là chiều sâu nên chất lượng phong trào còn hạn chế và thiếu bền vững. - Việc hướng dẫn, chỉ đạo và triển khai thực hiện phong trào, chưa xây dựng được mô hình chuẩn làm điển hình tiên tiến để nhân rộng; kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá ở một số nơi chưa được quan tâm thích [...]... Nghiên cứu giải pháp phát triển làng văn hoá ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 1.2 Câu hỏi nghiên cứu - Tiêu chuẩn nào để đánh giá, công nhận làng văn hoá ? - Tại sao phải nghiên cứu vấn đề xây dựng làng văn hoá ở huyện Gia Bình? - Tồn tại nào trong vấn đề xây dựng làng văn hoá hiện nay ở huyện Gia Bình? - Giải pháp nào để phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong thời gian tới? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. .. giải pháp phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong những năm tới 1.4 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về làng, văn hoá làng, xây dựng làng văn hoá - Những vấn đề thực tiễn về phát triển làng văn hoá ở huyện Gia Bình 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu - Phân tích thực trạng xây dựng làng văn hoá huyện Gia Bình từ năm 2000 đến nay - Các giải pháp chủ yếu để phát triển. .. tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xây dựng làng văn hoá hiện nay ở huyện Gia Bình, đề xuất các giải pháp phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong những năm tới 1.3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng văn hoá - Tìm hiểu thực trạng phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình giai đoạn 2000 - nay Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa... triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong những năm tới 1.5.2 Phạm vi thời gian + Thời gian làm luận văn: Từ tháng 08/2010 đến tháng 04/2011 + Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: 10 năm (2000 - 2009) 1.5.3 Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành trên phạm vi huyện Gia Bình 1.6 Kết cấu luận văn 1 Mở đầu 2 Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển văn hóa 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. .. niệm làng văn hoá là một khái niệm công tác, nhưng mục đích xây dựng làng văn hoá thì không chỉ xây dựng những cái mới, mang tính thời đại mà toàn diện và sâu sắc hơn, đó là : Phát huy cao độ các giá trị tiềm ẩn của văn hoá làng, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hai khái niệm văn hoá làng và làng văn hoá. .. trong văn hóa làng xã để tìm ra phương thức, mô hình cho sự phát triển Vai trò của văn hóa làng xã cổ truyền trong quá trình xây dựng làng văn hóa hiện nay là hết sức to lớn "Văn hóa làng xã là cơ sở để xây dựng làng văn hóa (thực chất là phát triển văn hóa làng xã lên một trình độ mới, cao hơn)" [Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ, tr 14] Toàn bộ thiết chế văn hóa làng. .. chính trị, xã hội, văn hóa không giống nhau Do đó, trên cơ sở những chủ trương chung này, mỗi địa phương lại phải xây dựng cho mình những chủ trương phát triển Làng văn hóa một cách phù hợp, hiệu quả Nghiên cứu giải pháp phát triển làng văn hóa ở huyện Gia Bình, vấn đề đầu tiên cần phải tìm hiểu đó là chủ trương xây dựng làng văn hóa của huyện Chỉ có những chủ trương đúng đắn, trên cơ sở thực thi các chủ... phương pháp nghiên cứu 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 5 Kết luận Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………… 4 2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG VĂN HOÁ 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển làng văn hoá 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Làng Làng là một trong bốn đơn nguyên lưu giữ kho tàng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc... hướng gia tăng - Tỷ lệ làng được công nhận là làng văn hoá còn thấp, chiếm 55% số thôn làng trong tổng số các thôn, làng trong huyện Mặc dù vậy, với mục tiêu xây dựng làng văn hoá ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả rõ rệt, thiết thực, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài Nghiên. .. nếp sống có văn hoá » Từ những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, chúng ta thấy làng văn hoá có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của quá trình này Trước hết, vị trí của làng văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay tập trung ở việc thay đổi những quan niệm, những nhận thức của nông thôn truyền thống sang nông thôn hiện đại Văn hoá cung cấp . tài Nghiên cứu giải pháp phát triển làng văn hoá ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh . 1.2. Câu hỏi nghiên cứu - Tiêu chuẩn nào để đánh giá, công nhận làng văn hoá ? - Tại sao phải nghiên cứu. dựng làng văn hoá ở huyện Gia Bình? - Tồn tại nào trong vấn đề xây dựng làng văn hoá hiện nay ở huyện Gia Bình? - Giải pháp nào để phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong thời gian. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xây dựng làng văn hoá hiện nay ở huyện Gia Bình, đề xuất các giải pháp phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

    • Lời cam đoan

    • Lời cảm ơn

    • Mục lục

    • Mở đầu

    • Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển làng văn hóa

    • Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

    • Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • Kết luận

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan