Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện lương sơn tỉnh hòa bình

103 717 3
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện lương sơn tỉnh hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề an toàn thực phẩm đang trở nên nhức nhối ở nước ta hơn bao giờ hết. Luận văn này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế kết hợp với chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng. Kết cấu của luận văn bao gồm: Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT ĐẢM BẢO THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG; Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU; Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Thịt lợn là mặt hàng nông sản phổ biến ở nước ta và có điều kiện để phát triển. Thịt lợn đóng góp một tỷ lệ lớn trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình. Trong những năm gần đây, tuy bệnh dịch đã hạn chế phần nào sự phát triển của đàn lợn trên cả nước nhưng chăn nuôi lợn vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng và đang dần phục hồi trở lại. Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, do đó nhu cầu về thịt trong đó chủ yếu là thịt lợn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, yêu cầu về thịt lợn để xuất khẩu cũng ngày càng khắt khe hơn cả về chất lượng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước những yêu cầu về thịt lợn để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang một giai đoạn mới, đó là phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng (TPAT&CL). Chăn nuôi lợn thịt đang dần trở thành ngành chăn nuôi sản xuất hàng hoá, có kế hoạch đầu tư, tính toán hiệu quả kinh tế. Nhiều cơ sở giống từ trung ương đến các địa phương đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp về chuồng trại, các thiết bị kỹ thuật, con giống có năng suất cao để nhân giống và đưa vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một trong những chỉ tiêu tạo ra động lực để các hộ đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Trong thời gian qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức tiến hành nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi lợn thịt. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng TPAT&CL tại các địa phương. Tuy nhiên, nghiên cứu về việc kết hợp giữa tiêu chí hiệu quả kinh tế với tiêu chí chăn nuôi đảm bảo TPAT&CL thì chưa có nhà nghiên cứu nào tiến hành thực hiện. Lương Sơn là một huyện phía đông của tỉnh Hòa Bình với điều kiện tự 1 nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển. Hiện tại huyện đang có nhiều cơ sở chăn nuôi lợn thịt theo quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại. Phát triển chăn nuôi lợn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn hiện nay vẫn mang tính chất tự túc tự phát, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy công làm lãi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trong sinh hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác vấn đề chăn nuôi đảm bảo mục tiêu TPAT&CL tại các hộ chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Từ những lý do đã nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Đề tài được tiến hành nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo an toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, xem xét mối liên hệ giữa vấn đề chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL với hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL cho huyện Lương Sơn, từ đó giúp cho bà con có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, nâng cao thu nhập và đời sống cho các hộ dân, cũng như đảm bảo nhu cầu về an toàn và chất lượng (AT&CL) của người tiêu dùng thịt lợn. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL cho các hộ chăn nuôi tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, từ đó góp phần làm tăng thu nhập và đời sống cho các hộ chăn nuôi. 2 * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được tại các hộ chăn nuôi lợn thịt - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL. - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tổng trọng lượng lợn xuất chuồng của hộ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL tại huyện Lương Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình chăn nuôi lợn thịt ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Phạm vi không gian: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin trong các hộ chăn nuôi tại 3 xã thuộc 3 vùng đặc trưng của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 3 năm, từ 2009-2011 + Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2011 4. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hoá những lý luận và thực tiễn về quá trình chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo hướng thực phẩm an toàn và chất lượng 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT ĐẢM BẢO THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG 1.1. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng 1.1.1. Khái niệm về thực phẩm an toàn, thực phẩm chất lượng Thực phẩm an toàn Thực phẩm an toàn là khái niệm khoa học có nội dung rộng lớn. Thực phẩm an toàn có thể hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh vật mà còn được mở rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý. Khả năng gây ngộ độc không chỉ ở thực phẩm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất trước thu hoạch. [6] Thực phẩm chất lượng Thực phẩm được đánh giá là chất lượng chính là khả năng của thực phẩm dùng nuôi sống người và động vật. Chất lượng cơ bản của thực phẩm là đưa đến cho người tiêu dùng các dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho các quá trình sống. Theo Hà Duyên Tư [10] thì thực phẩm chất lượng phải đảm bảo các yếu tố sau: F Chất lượng dinh dưỡng Chất lượng dinh dưỡng là chất lượng tính đến hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Về mức dinh dưỡng người ta chia làm hai phương diện: - Phương diện số lượng: là năng lượng tiềm tàng dưới dạng các hợp chất hóa học chứa trong thực phẩm dùng cung cấp cho quá trình tiêu hóa, năng lượng đó có thể đo được bằng calorimet kế. 4 - Phương diện chất lượng: là sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng theo từng đối tượng tiêu thụ, về sự có mặt của các chất vi lượng, hoặc sự có mặt của một số nhóm cần thiết hoặc sản phẩm ăn kiêng. F Chất lượng vệ sinh Chất lượng vệ sinh là tính không độc hại của thực phẩm, đó là đòi hỏi tuyệt đối, có tính nguyên tắc. Thực phẩm không được chứa bất kỳ độc tố nào ở hàm lượng nguy hiểm cho người tiêu thụ, không có hiệu ứng tích tụ về mức độ độc hại. Chất lượng vệ sinh có thể tiêu chuẩn hóa được, quy định về một ngưỡng giới hạn không vượt qua để dẫn đến độc hại. Ngưỡng này phải có giá trị và được sử dụng rộng rãi (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm). F Chất lượng thị hiếu (hay cảm quan) Chất lượng thị hiếu là chất lượng được đánh giá bằng mức độ ưa thích của con người trên các tính chất cảm quan dựa trên các giác quan. Chất lượng cảm quan rất quan trọng nhưng chủ quan và biến đổi theo thời gian, không gian và theo cá nhân. - Về mức cảm giác: trong một hoàn cảnh nào đó, người tiêu thụ chờ đợi ở thực phẩm những cảm giác về mùi vị, xúc giác, thị giác xác định. Cảm giác này khó định lượng và đo đếm được. - Về mức tâm lý: dựa trên phong tục tập quán tiêu dùng của từng người và trên quan hệ xã hội mà việc đánh giá chất lượng cảm quan liên quan trực tiếp về tâm sinh lý người đánh giá, mức tâm lý gắn liền và tiếp theo mức cảm giác nhận được. Về lý thuyết thì chất lượng thị hiếu là tốt khi nó làm thoả mãn nhu cầu người tiêu thụ ở một thời điểm xác định. 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá thịt lợn an toàn và chất lượng 5 Những chỉ tiêu trước khi phân tích Người ta dựa vào các chỉ tiêu sau để đánh giá thịt lợn an toàn và chất lượng: - Lợn có bị bệnh hay không, tốc độ tăng trọng nhanh hay chậm? - Trọng lượng thịt hơi - Trọng lượng móc hàm - Tỷ lệ thịt xẻ - Trọng lượng thịt nạc - Trọng lượng mỡ - Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ Những chỉ tiêu sau khi phân tích Bảng 1.1: Dư lượng thuốc thú y trong thịt lợn Chỉ tiêu Hàm lượng cho phép (ppm) Thuốc trị giun sán 10 Nhóm thuốc kháng sinh Không xác định Sepetinomycin 300 Sufadimidin 100 Glucocorticosteroit 0.5 Diminazon 500 Nguồn: TCVN 7046 : 2002 Bảng 1.2: Dư lượng thuốc thú y của vật nuôi Chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/kg) 1. Họ tetraxyclin 0,1 2. Họ cloramphenicol Không phát hiện Nguồn: TCVN 7046 : 2002 Bảng 1.3: Dư lượng hoocmon của thịt tươi 6 Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/kg) 1. Dietylstylbesttrol 0,0 2. Testosterol 0,015 3. Estadiol 0,0005 Nguồn: TCVN 7046 : 2002 Bảng 1.4. Các chỉ tiêu vi sinh vật của thịt tươi Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa 1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm 10 6 2. E.coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10 2 3. Salmonella, số vi khuẩn trong 25 g sản phẩm 0 4. B. cereus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10 2 5. Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10 2 6. Clostridium perfringens, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10 7. Clostridium botulinum, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 0 Nguồn: TCVN 7046 : 2002 1.1.3. Cơ sở khoa học về phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL * Vai trò của chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL Chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của ăn uống, đó là nhu cầu hàng ngày, rất cần thiết và cần phải đáp ứng. “Bệnh từ miệng vào”, thức ăn sẽ không còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn. Thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây lên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gây 7 suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các độc tố vi nấm như anatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc, … có thể gây ung thư gan. Chính vì thế, sản xuất đảm bảo TPAT&CL đang là xu hướng phát triển của tất cả các ngành sản xuất thực phẩm nói chung và ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Thời gian gần đây, khái niệm thịt sạch luôn được các nhà chuyên môn nhắc tới trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho người tiêu dùng. Nhưng thịt sạch ở đây mới được nhắc đến trong khâu giết mổ, chế biến, chứ chưa được đề cập đến từ khâu chăn nuôi. Vì đôi khi, lợn được giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP thì cũng chưa chắc đã là thịt sạch. Vì trong chăn nuôi hiện nay, người dân sử dụng khá tùy tiện các loại thức ăn tăng trọng và thuốc kháng sinh nhằm điều trị bệnh và giúp vật nuôi mau lớn, dẫn đến hậu quả là các chất kích thích và lượng thuốc kháng sinh tồn dư trong thịt lợn vượt quá ngưỡng cho phép, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng về lâu dài. Do đó để có lợn thịt sạch thì phải sạch ngay từ khâu chăn nuôi. Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất truyền thống của người dân nông thôn nước ta, nó chiếm một vị trí cực lỳ quan trọng. Chăn nuôi lợn tận dụng được các điều kiện kỹ thuật, sức lao động, thức ăn thừa của gia đình và cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hóa cao, phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trong điều kiện nền nông nghiệp còn mang tính độc canh như hiện nay thì chăn nuôi lợn còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đa dạng hóa nguồn thu nhập giúp nâng cao đời sống của người nông dân. Đồng thời chăn nuôi lợn cũng cung cấp một lượng lớn phân chuồng để phục vụ cho ngành trồng trọt trong nông hộ. 8 Ngày nay khi ngành công nghiệp chế biến đang phát triển thì việc phát triển ngành chăn nuôi lợn đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Ngoài ra chăn nuôi lợn thịt cũng tận dụng được nguồn lao động dư thừa và lao động trong thời kỳ nhàn rỗi, đồng thời là một hướng để nước ta thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong vài năm trở lại đây, dịch cúm gia cầm liên tiếp bùng phát trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trước tình hình đó, việc thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng nhằm tạo ra nguồn thực phẩm thay thế cho thịt gia cầm. Đồng thời chăn nuôi lợn thịt còn có giá trị xuất khẩu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. * Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL Trong chăn nuôi lợn thịt thì người chăn nuôi nào cũng luôn quan tâm đến việc làm thế nào để có thể tái sản xuất đàn nhanh. Có nghĩa là phải làm tăng tốc độ tăng trưởng của lợn thịt, đồng thời vừa giảm được thời gian nuôi béo để giết mổ sớm. Muốn như vậy thì người chủ chăn nuôi phải có các biện pháp đảm bảo yêu cầu về thức ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Trong chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL thì mục đích làm cho đàn lợn tăng trưởng nhanh và giảm thời gian nuôi béo cũng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi, bên cạnh đó nó phải tương ứng với việc đảm bảo thịt lợn AT&CL Tốc độ tăng trưởng của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuồng trại, khí hậu, cách chăm sóc. - Chuồng trại là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL. Trong những năm trở lại đây, người dân đã thay đổi chuồng trại 9 từ chỗ tận dụng, quy mô nhỏ chuyển theo hướng hiện đại, quy mô lớn, ngày càng đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn. - Điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tăng trưởng của lợn. Lợn có thể sống ở các điều kiện khí hậu khác nhau, nhưng nó chỉ cho hiệu quả khi có khí hậu phù hợp. - Công tác thú y có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL. Để cho lợn thịt có tốc độ tăng trưởng tốt thì cần phải vệ sinh hàng ngày cho lợn, tẩy rửa chuồng sau mỗi lần xuất chuồng, tiêm vacxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho lợn. 1.1.4. Khái niệm và phân loại hiệu quả 1.1.4.1. Khái niệm Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. 1.1.4.2. Phân loại hiệu quả Việc phân loại hiệu quả có thể được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau, các cách phân loại phổ biến là: * Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế [9] Hiệu quả kinh tế quốc dân còn được gọi là hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả kinh tế - xã hội là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì 10 [...]... hình chăn nuôi, chưa phân tích được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng Trần Thế Cường (2009)- “ Đánh giá hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Tác giả đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tại các hộ chăn. .. quả kỹ thuật chăn nuôi thông thường, còn vấn đề hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng chưa được đề cập tới * Như vậy, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật cũng như về tình hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng thực phẩm an toàn và chất lượng, tuy nhiên chưa đề tài nào nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong... công bố về vấn đề nghiên cứu Chăn nuôi lợn thịt là lĩnh vực đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu như: 26 Vũ Thị Thuận (2004)- Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ huyện Yên PhongBắc Ninh Trong đề tài của mình, tác giả đã đánh giá được hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại các hộ chăn nuôi ở huyện Yên Phong và phân tích... đến hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chỉ mang tính định tính Mặt khác, tác giả mới chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đơn thuần, còn vấn đề hiệu quả kinh tế kết hợp với thực phẩm an toàn và chất lượng thì chưa được đề cập đến Nguyễn Đăng Tùng (2007)- “Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản phẩm an toàn và chất lượng tại. .. trong chăn nuôi 15 1.1.5.2 Trọng lượng giống xuất chuồng Trọng lượng giống xuất chuồng là trọng lượng lợn thịt tại thời điểm xuất chuồng của các hộ chăn nuôi Trọng lượng giống xuất chuồng thể hiện kết quả của việc chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi 1.1.5.3 Nguồn cung cấp lợn giống Địa điểm mua lợn. .. phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt, nó bao gồm chi phí vaccin cho tiêm phòng và chi phí chữa bệnh cho lợn thịt Nếu các hộ tiêm phòng cho lợn đầy đủ sẽ góp phần giảm thiểu khả năng mắc bệnh ở lợn, làm tăng năng suất và đảm bảo an toàn và chất lượng cho lợn thịt 16 1.1.5.7 Quy mô chăn nuôi Quy hô chăn nuôi là số đầu lợn mỗi lứa tại các hộ chăn nuôi Quy mô chăn nuôi càng lớn thì tổng trọng lượng lợn xuất chuồng... hiệu quả kinh tế - xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân [9] * Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp (một đối tượng) Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng loạt các dự án khác Hiệu quả. .. và đầu ra và công nghệ sản xuất - Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của người sản xuất Nó là thước đo phản ánh mức độ “thành công” của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào tối và đầu ra tối ưu EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE x AE) - Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Với mục tiêu cực đại... tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 728.5 tỷ đồng * Kết quả phát triển kinh tế của huyện Lương Sơn từ năm 2008 đến 2010 Kết quả phát triển kinh tế của Huyện Lương Sơn giai đoạn 2008-2010 được thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 34 Bảng 2.2 Kết quả phát triển kinh tế huyện Lương Sơn 2008 Chỉ tiêu I Tổng giá trị sản xuất 1 Nông nghiệp - Lợn thịt (con) 2 Công nghiệp- XDCB 3 Thương mại- Dịch vụ II Một số chỉ tiêu... có thể mang lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài không hẳn là như vậy Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài Việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể lợi ích trước mắt bị vi phạm nhưng nó tạo ra một thế ổn định lâu dài, nó cho phép san bớt những rủi ro nhờ nhiều người mua bảo hiểm * Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ - Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật (TE) . hiệu quả chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình . Đề tài được tiến hành nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. quá trình chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. -. chính và hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1.4. Các chỉ tiêu vi sinh vật của thịt tươi

    • 2. E.coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan