TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

19 770 1
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện : Nguyễn Thùy Liên STT : 86 – Nhóm 9 Lớp : Cao học Đêm 5 Khóa : 21 TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 3 1.1 Siêu hình học 4 1.1.1 Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người 5 1.1.2 Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người 6 1.1.3 Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức 7 1.2 Khoa học 9 1.2.1 Trong lĩnh vực vật lý học 9 1.2.2 Trong lĩnh vực toán học 9 1.2.3 Trong lĩnh vực sinh học 10 CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 10 2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại 10 2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại 14 PHẦN KẾT LUẬN 16 PHẦN MỞ ĐẦU Trong suốt dòng lịch sử triết học của nhân loại, đặc biệt là nền triết học phương Tây, người ta khó tìm thấy triết gia nào có một câu nói có thể đi sâu vào lòng người, như câu nói rất nổi tiếng của triết gia người Pháp René Descartes: “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Câu nói bất hủ này cũng là nguyên lý chính trong hệ thống triết học của ông, nó đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây. Descartes được thừa nhận là người có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử triết học. Chính vì vậy mà khi phê bình R. Descartes, nhà triết học người Đức – Hegel cho rằng “R. Descartes là người đã sáng lập ra nền triết học cận đại xét về phương diện lấy tư tưởng làm căn bản. Ảnh hưởng của nhà triết học này trong thời đại của ông và trong nhưng thời đại mới là hết sức lớn lao. Ông là một bậc anh hùng, có công xây dựng lại triết học từ đầu và đem lại cho nó một vị thế xứng đáng, làm cho nó trở về với vị thế ấy sau khi đã lầm lạc hàng nghìn năm đó là vị thế của lý tính thuần tuý” [6]. Và chính ông là người đã đặt nền móng cho trường phái duy lý – tư biện. Vì vậy để tìm hiểu những nội dung tư tưởng của trường phái này cũng như những giá trị và hạn chế của nó, người viết đã chọn đề tài “Chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại và những giá trị, hạn chế của nó”. Đề tài được viết chủ yếu dựa vào các tài liệu chính: 1) Bùi Văn Mưa, Triết học & Bức tranh vật lý học về thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh , Thành phố Hồ Chí Minh, 2008; 2) Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2010; 3) Đoàn Quang Thọ, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006; 4) Nguyễn Ước, Đại cương Triết học phương Tây, Nxb Tri thức, 2009 và tham khảo các trang web sau: http://vi.wikipedia.org/; http://triethoc.edu.vn/; http://www.vientriethoc.com.vn/. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của các nước Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ 3 nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị ở Tây Âu. Nó đã tạo ra những cơ hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên. Triết học thời kỳ cận đại nổi bật 4 trường phái: trường phái duy vật kinh nghiệm-duy giác, trường phái duy lý –tư biện, trường phái duy tâm-bất khả tri, triết học khai sáng và chủ nghĩa Pháp. Descartes là người đã đặt nền móng cho trường phái duy lý – tư biện. Và sau đó đã được B. Spinoza và G.W. Leibniz phát triển theo khuynh hướng duy vật và duy tâm khác nhau. Trường phái này là “Trường phái triết học – siêu hình học đề cao lý tính, cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát ra khỏi cách nhìn thiển cận về thế giới” [2, tr.144]. Có thể chia hệ thống triết học của các triết gia này thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học. 1.1Siêu hình học R. Descartes (1596 - 1650) là nhà triết học xuất sắc nhất của Pháp thế kỷ XVII, ông đã bỏ qua hệ thống triết học kinh viện để bắt đầu với sự hoài nghi mọi cái, và “Nghi ngờ phổ biến” là nguyên tắc phương pháp luận của triết học R. Descartes. Ông cho rằng mọi chân lý đều bắt nguồn từ lý tính, và nghi ngờ là biện pháp cần thiết để lý tính không mắc sai lầm trong nhận thức. Ông khẳng định phải biết hoài nghi mọi cái mà chúng ta vẫn coi là đúng, nhưng hoài nghi để tìm ra chân lý và phải coi nó là tiền đề chứ không phải là kết luận cuối cùng. Với tư tưởng nghi ngờ phổ biến “R. Descartes đề cao tư duy, lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức. Theo ông, mọi cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng được đưa ra phán xét dưới “tòa án” của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình” [2, tr.145-146]. “Mặc dù dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, nhưng R. Descartes không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” [2, tr.146]. Ông lý luận rằng, dù ông nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính ông. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy nên ông suy nghĩ, vậy ông tồn tại. Dựa vào nguyên lý này, 4 “Ông đã xây dựng hệ thống siêu hình học về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính” [2, tr.146-147]. 1.1.1 Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người Về triết học, Descartes là nhà triết học nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể vật chất và tinh thần tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba - nguyên thể tối cao là thần linh. Theo R. Descartes thì Thượng đế tồn tại thực sự, nhờ có Thượng đế mà thế giới mới tồn tại và phát triển. Theo ông “Thực thể là một thế giới hoàn toàn độc lập, không cần và không liên quan đến cái khác, tự nó có thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, cả hai thực thể này lại phụ thuộc vào Thượng đế, do Thượng đế sinh ra” [8]. Nếu Descartes quan niệm quãng tính và tư duy là những thuộc tính của hai thực thể khác nhau - thực thể vật chất và thực thể tinh thần - thì đối với Spinoza, hai thuộc tính này cùng là một thực thể thống nhất. Theo Spinoza, thực thể là nguyên nhân đầu tiên của mọi cái đang tồn tại. Vì thực thể đồng nghĩa với bản chất vô tận cho nên thuộc tính của nó cũng nhiều vô tận. Thực thể đồng nhất với tự nhiên không chỉ ở quãng tính mà còn ở tư duy. Như vậy, học thuyết của Spinoza về thực thể đã bác bỏ quan niệm nhị nguyên luận của Descartes, đồng thời còn chống lại quan niệm cổ truyền của mọi tôn giáo cho rằng Thượng đế là đấng sáng tạo ra tự nhiên và con người. Ông coi Thượng đế, Giới tự nhiên, Thực thể chỉ là một. “Lý luận về thực thể của B. Spinoza thể hiện thế giới quan duy vật sâu sắc của ông. Bởi vì ông muốn khẳng định rằng, bản thân Thượng đế cũng chỉ là Giới tự nhiên, vì vậy, Thượng đế cũng mang tính tự nhiên. Còn bản thân Giới tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại độc lập, vĩnh viễn, tự nó sản sinh ra nó” [2, tr.152-153]. Descartes xem con người là một sự vật đặc biệt vừa có linh hồn bất tử (tạo thành từ thực thể tự nhiên) vừa có tinh thần khả tử (tạo thành từ thực thể vật chất); “Là bậc trung gian giữa Thượng đề và Hư vô, nên con người vừa cao siêu, không mắc sai lầm; vừa thấp hèn, có thể mắc sai lầm” [2, tr.147]. Ông cho rằng con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác. Còn trong quan niệm của 5 Spinoza thì con người chính là dạng thức của thực thể, là sản phẩm của Giới tự nhiên vì thế hoạt động của nó phải tuân theo tự nhiên. Vì là một dạng của thực thể nên con người có thể xác và linh hồn, mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn là mối quan hệ hữu cơ nên chúng không tách khỏi nhau và con người cũng nằm trong quá trình phát triển hay diệt vong vì nó chỉ là một dạng thức của thực thể. 1.1.2 Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người.  Lý luận về linh hồn. Theo R. Descartes thì linh hồn của con người bắt nguồn từ Thượng đế và bao gồm hai phần là lý trí và ý chí. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn (lý tính). Còn ý chí mang lại khả năng tự do chọn lựa, phán quyết, là cội nguồn dẫn dắt linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn (từ cảm tính). Linh hồn chứa hai loại tư tưởng. Đó là tư tưởng bẩm sinh luôn đúng đắn (hoàn thiện) và tư tưởng phái sinh có thể sai lầm (không hoàn thiện) do linh hồn tự nghĩ ra hay đưa từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh. Khác với quan điểm của R. Descartes, Leibniz không thừa nhận sự tồn tại của tư tưởng bẩm sinh, mà chỉ thừa nhận sự tồn tại những khả năng bẩm sinh của con người. “Leibniz không coi linh hồn con người là “tấm bảng trắng” mà là “ viên đá trắng” có tiềm ẩn vô số đường vân” [2, tr.159].  Quan niệm về nhận thức R. Descartes, B. Spinoza, G.W. Leibniz và một số người khác theo chủ nghĩa duy lý cho rằng “Kinh nghiệm dựa trên cảm giác con người không thể trở thành cơ sở phương pháp chung cho mọi khoa học được. Tri giác và cảm giác là ảo. Những kinh nghiệm cho trước cũng như các kết quả thực nghiệm bao giờ cũng bị nghi vấn, chưa được khẳng định” [3, tr.122] Theo R. Descartes, nhận thức là hoạt động bản chất của linh hồn. Nhận thức là nghi ngờ, là tư duy (dấu hiệu không hoàn thiện vươn tới sự hoàn thiện). Với ông “Nhận thức là quá trình lý tính thông qua năng lực trực giác của mình xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tri thức bẩm sinh chứa đựng trong mình, và sử dụng những tri thức này tiếp cận thế giới, giúp các khoa học lý thuyết xây dựng các định lý, định luật về thế giới xung quanh” [1, tr.62]. Theo 6 ông trực giác là hình thức nhận thức tối cao của linh hồn lý tính. Trực giác mang lại những tư tưởng rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên (bẩm sinh). Theo B. Spinoza “Nhận thức là hoạt động mang tính bản chất của con người, có nhiệm vụ phát hiện ra các nguyên nhân khách quan của sự tồn tại và quy luật tự nhiên chi phối sự thay đổi của dạng thức của Thực thể (sự vật đơn lẻ)” [2, tr.154]. Ông cho rằng khả năng nhận thức của con người là vô hạn và quá trình nhận thức tuân theo các quy luật tự nhiên, bao gồm nhận thức cảm tính (cho phép cảm thụ được tính đa dạng và sinh động của sự vật đơn lẻ - dạng thức của thực thể) và nhận thức lý tính (cho phép nắm bắt những đặt tính tổng quát và căn bản của sự vật – khám phá ra thuộc tính, bản chất của Thực thể). Theo ông, trực giác là năng lực nhận thức cao nhất của lý tính, nó có khả năng vừa khám phá chân lý vừa là chuẩn mực chân lý. Vì vậy ông phủ nhận sự tồn tại tư tưởng bẩm sinh. Nhưng cũng như quan điểm của R. Descartes; B. Spinoza đề cao nhận thức lý tính và coi thường nhận thức cảm tính (đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực - nguyên nhân gây ra những sai lầm trong nhận thức). G.W. Leibniz coi “Nhận thức là quá trình khai thác những tri thức tiềm ẩn có trong linh hồn con người, là một quá trình tương đối đi từ những hiểu biết mơ hồ đến hiểu biết chính xác chứ không phải là hành động trực giác như Descartes đa thừa nhận” [2, tr.159]. Theo ông nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính nói về dáng vẻ bên ngoài của những sự vật đơn lẻ, mang lại những chân lý sự kiện. Còn nhận thức lý tính nói về bản chất bên trong của những sự vật đơn lẻ, mang lại những chân lý vĩnh hằng. 1.1.3 Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức. Theo Descartes, một linh hồn vĩ đại cũng có thể sản sinh ra những điều nhảm nhí, nếu nó không biết dựa vào một phương pháp luận đáng tin cậy. Vì vậy Siêu hình học đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo lý trí trong hoạt động nhận thức nhằm khám phá ra chân lý. Theo ông, có 4 nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: “Một là: chỉ coi chân lý là những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác). Hai là: phải chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu. Ba là: 7 quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất, dần dần đến những điều phức tạp hơn. Bốn là: phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức” [2, tr.148-149]. Trên lập trường duy lý, Descartes đặc biệt đề cao vai trò của phương pháp diễn dịch trong việc xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết. Cũng như R. Descartes và B. Spinoza; G.W. Leibniz tích cự bảo vệ truyền thống siêu hình học nhưng ông lại không hài lòng về các hệ thống siêu hình học trước đó (kể cả hệ thống siêu hình học của R. Descartes và B. Spinoza), nên ông đã xây dựng một hệ thống siêu hình học mới đóng vai trò nền tảng cho mọi khoa học và hoạt động của con người. Theo ông “Hệ thống siêu hình học mới phải khắc phục được cả chủ nghĩa nhị nguyên của Siêu hình học Descartes, lẫn chủ nghĩa nhất nguyên cứng nhắc, nghèo nàn của Siêu hình học Spinoza và tiếp tục khẳng định vai trò của tư duy lý luận” [2, tr.155]. Ông đã dựa vào 11 nguyên lý để xây dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới: - 11 Nguyên lý của Siêu hình học mới: Nguyên lý về sự khác nhau phổ biến, về sự đồng nhất, tính liên tục, tính gián đoạn, tính toàn vẹn, tính hoàn thiện, về mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực, tính cần thiết tư duy lôgích, cơ sở đầy đủ, mối liên hệ phổ biến, tính thống nhất giữa cực đại và cực tiểu để xây dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới. - Hai nội dung của Siêu hình học mới: + Đơn tử luận (học thuyết về bản chất của sự vật) Leibniz gắn khái niệm thực thể với tính đơn nhất của sự vật, theo ông mỗi thực thể đều chứa đựng cả vật chất lẫn tinh thần và mỗi thực thể gọi là đơn tử. Mỗi đơn tử hoàn toàn kép kín, không phụ thuộc vào bên ngoài, hơn nữa chúng còn có khả năng nhận thức chính bản thân mình. Leibniz chia đơn tử làm ba nhóm: Đơn tử ngủ là nền tảng của giới vô cơ, trong đó tiềm ẩn các linh hồn chết, đơn tử có khả năng cảm giác và trực quan tạo trên linh hồn của thực vật và động vật, đơn tử phát triển hoàn thiện hơn, loại này tạo nên ý thức, linh hồn con người. Để cho các đơn tử phát triển một cách có trật tự, Leibniz đề ra nguyên tắc hài hòa tiền định và Thượng đế là cơ sở của nguyên tắc này. 8 + Thần học: Ông cho rằng “Thượng đế vừa là đơn tử vừa là đấng sáng tạo ra các đơn tử khác, là đơn tử của mọi đơn tử, là lý tính siêu thế giới. Giới tự nhiên, con người chỉ là kết quả sáng tạo của Thượng đế” [2, tr.158]. Với ông, Thượng đế thực sự tồn tại và là linh hồn bất diệt, là cơ sở cho mọi chân lý vĩnh hằng, cho sự hài hòa tiền định trong sự phát triển của vạn vật. 1.2Khoa học 1.2.1 Trong lĩnh vực vật lý học R. Descartes xây dựng lý luận về vật chất và vận động. Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn, được phân chia đến vô tận. Quãng tính (không gian, thời gian) và vận động là những thuộc tính gắn liền với những vật thể vật chất. Không gian vật chất choán đầy vũ trụ. Vận động cơ học của vật thể có nguồn gốc từ “cái hích” của Thượng đế và vận động của vũ trụ được bảo toàn. Dựa trên quan điểm cơ học, Descartes xây dựng mô hình vũ trụ. G.W. Leibniz nói về giới tự nhiên, về không gian, thời gian, vận động. Ông khẳng định rằng “Giới tự nhiên là một hệ thống chỉnh thể liên kết vạn vật tồn tại trong tính đa dạng của mình. Vạn vật trong giới tự nhiên đều được cấu thành từ các đơn tử - bản chất của vạn vật” [2, tr.158]. Theo ông, giới tự nhiên chưa phải là thế giới hoàn thiện nhất, trong quá trình tồn tại nó tiếp tục phát triển. Do đó mặc dù công nhận vạn vật trong giới tự nhiên chỉ tuân theo các quy luật Newton nhưng ông phủ nhận quan điểm của Newton về không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối. “Ông đưa ra quan niệm về không gian tương đối và thời gian tương đối. Bởi vì chúng chỉ là quan hệ tương đối của những sự vật với nhau và thể hiện sự vật nằm trong sự vận động, phát triển” [2, tr.158]. 1.2.2 Trong lĩnh vực toán học Descartes có những tư tưởng biện chứng vượt trước thời đại. “Ông đã sửa đổi lại đại số, dùng hình chỉ số và dùng số chỉ hình; dùng chữ để chỉ những đại lượng biến thiên (x, y, z ), và đưa các đại lượng biến thiên vào trong toán học bên cạnh những đại lượng không đổi (a, b, c )” [2, tr.150]. Từ đó, ông phát minh ra hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị Với ý tưởng biện chứng 9 này, ông đã đặt nền móng cho toán học hiện đại. Đối với Descartes, toán học là khoa học chính xác, rõ ràng, rành mạch nhất. Và phương pháp diễn dịch toán học thể hiện rõ 4 nguyên tắc mà lý trí phải tuân theo để đạt chân lý nên nó là phương pháp chung để thu được tri thức đúng đắn. 1.2.3 Trong lĩnh vực sinh học Descartes khẳng định sự hình thành và phát triển của giới thực vật và động vật mang tính tự nhiên. Cơ thể sinh vật là các cỗ máy có sẵn cơ chế phản xạ, khi hoạt động nó sẽ sinh ra linh hồn thực vật và linh hồn động vật khả tử. Theo ông con người là một cổ máy – hệ thống vừa có thể xác khả tử gắn liền với linh hồn lý tính bất tử. Thể xác là khí quan vật chất của linh hồn (đời sống tinh thần). Còn linh hồn là hoạt động tinh thần của thể xác. Trong nhân bản học, Leibniz xem con người là sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác. Theo ông “Thể xác chỉ là cái vỏ bề ngoài, linh hồn là cái bản chất tiềm ẩn bên trong. Ông cũng xem con người là cái máy tự nhiên có tính tổ chức cao do Thượng đế tạo ra” [2, tr.158-159]. Như vậy, có thể nói, tư tưởng triết học của trường phái duy lý tư biện vừa là siêu hình học, vừa là vật lý học. Những lập luận có tính xác thực và khoa học của các ông luôn pha lẫn với sự diễn dịch trừu tượng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trong hệ thống triết học đó không có những giá trị, mà ngược lại, đó là một hệ thống triết học được tạo nên với nhiều giá trị quý báo. CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI. 2.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại.  Giá trị thứ 1: Đề cao vai trò của lý trí trong lý luận về nhận thức nhằm chống lại những đạo lý kinh viện của tôn giáo, chống lại lòng tin vô căn cứ. Điểm này thể hiện rõ trong tư tưởng của Descartes khi ông gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Điểm tiến bộ trong luận điểm “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” của Descartes là đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối tất cả những gì người ta 10 [...]... triết học siêu hình” [12] PHẦN KẾT LUẬN Trong lịch sử phát triển của triết học, tư tưởng của trường phái duy lý – tư biện mặc dù có những hạn chế nhất định Song, các nhà triết học thuộc trường phái này đã có những công hiến to lớn cho nhân loại khi đặt ra nhiều vấn đề lý luận mới đối với sự phát triển của triết học và khoa học sau này Và đó là điều không thể phủ nhận Trong đó, tư tưởng nền tảng là triết. .. phục sự nô lệ ấy, tức là làm chủ được tình cảm, điều khiển được ham muốn để đạt tới sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc chân chính của con người” [3, tr.127] 2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại  Hạn chế thứ 1: Chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức là mặt lý tính, do đó cơ sở phương pháp luận này mang tính siêu hình, phiến diện Nếu chủ nghĩa kinh nghiệm tuyệt đối... con đường nhận thức bằng niềm tin của các tác giả trước đó 13  Giá trị thứ 4: Các nhà triết học thuộc trường phái duy lý tư biện đã có những tư tưởng biện chứng vượt trước thời đại Descartes có những tư tưởng biện chứng vượt thời đại khi ông đã đặt nền móng cho toán học hiện đại với việc phát minh ra hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị “Ông đã sửa đổi lại đại số, dùng hình chỉ số và dùng... triết học của Descartes, ông đã có công khôi phục truyền thống duy lý phương Tây và phát triển lên đỉnh cao 17 đồng thời ông đã đấu tranh chống lại sự thống trị của triết học kinh viện, mở đường cho nền triết học phương Tây ngày nay Triết học khai sáng (với hạt nhân là chủ nghĩa duy vật chiến đấu) Pháp thế kỷ XVIII đã kế thừa trực tiếp quan điểm duy vật tự nhiên và tinh thẩn duy lý của triết học Descartes... những hạt nhân hợp lý trong triết học Descartes lẫn trong triết học Hegel mà không cần tin vào Thượng đế cũng chứng thực được giá trị trí tuệ của con người, không quay về những học thuyết mô hồ, huyền bí cũng giải thích được vũ trụ, con người, xã hội đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng được Marx và Engels khởi xướng Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây nói chung và của. .. tính thì các nhà triết học duy lý lại tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý tính, coi thường kinh nghiệm cảm tính Cả chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý đều phạm phải sai lầm là sự phiến diện khi tuyệt đối hóa một mặt của nhận thức Chủ nghĩa duy lý với phương pháp diễn dịch có những hạn chế Vì phương pháp suy diễn không thể thực hiện được nếu không có những tiền đề được rút ra bằng phương pháp quy... chống giáo quyền của ông thể hiện ở chỗ coi vai trò chính trị của nhà thờ là ở sự liên minh của nó với chính quyền chuyên chế  Giá trị thứ 2: Các triết gia đã đặt ra nhiều lý luận mới, tạo nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết, cho sự phát triển của triết học và khoa học sau này Descartes đã nhận thức được những hạn chế của phương pháp kinh viện truyền thống, ông đưa ra 4 nguyên tắc phương pháp luận. .. cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 3 Đoàn Quang Thọ, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học) , Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006 4 Nguyễn Ước, Đại cương Triết học phương Tây, Nxb Tri thức, 2009 5 Nguyễn Tấn Hùng, Những quan niệm khác nhau trong lịch sử triết học. .. học thuyết Descartes nói riêng rất lớn lao, có thể nói lịch sử triết học đã gắn liền với lịch sử học thuyết Descartes Trong thời đại ngày nay, cơ sở tư duy lý luận của trường phái duy lý – tư biện có vai trò to lớn, khi bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự tư duy, vì tư duy để sáng tạo và sáng tạo để giúp cho con người tồn tại trong xu thế toàn cầu hoá Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới thì sự tư. .. “Chính bằng những phương trình của phép tính này ông đã giải quyết được hàng loạt vấn đề mà các nhà bác học khác cùng thời không làm nổi” [11]  Giá trị thứ 3: Chủ nghĩa duy lý tư biện (cụ thể là tư tưởng của Descartes) đã thực hiện được đơn đặt hàng của lịch sử Với lý luận về linh hồn và nhận thức của con người, Descartes đã thực hiện được đơn đặt hàng của lịch sử do lịch sử đề ra vào thời đại lúc bấy . Nxb Khoa học Xã hội, 199 5, trang 34 2-3 73. <http://triethoc.edu.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=251:lch-s-t-tng-trc-marx-phn- 8&catid=40:trn-c-tho&Itemid=203> 8 trình nhận thức” [2, tr.14 8-1 49] . Trên lập trường duy lý, Descartes đặc biệt đề cao vai trò của phương pháp diễn dịch trong việc xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuy t. Cũng như R. Descartes. tìm số nghiệm âm, dương của bất cứ phương trình đại số nào” [9] . Descartes là tác giả của giả thuy t gió xoáy, một trong những giả thuy t đầu tiên về sự hình thành của vũ trụ và thế giới. Ông

Ngày đăng: 21/11/2014, 19:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan