TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam

64 1.2K 3
TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam rất đa dạng về chủng loại và nguồn gốc. Các công trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá và thăm dò koáng sản đã ghi nhận ở nước ta, không tính vật liệu xây dựng thông thường, có mặt 51 khoáng sản khác nhau. Chúng đượch xếp vào 2 nhóm chính: nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản không kim loại. Urani và than trước đây được coi là tài nguyên khoáng sản nhưng theo quan niệm mới, được chuyển sang nhóm tài nguyên năng lượng. Ngoài ra các khoáng sản sericit và đá hoa, trước đây chưa được tổng hợp, cũng được bổ sung trong công trình này.

TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam rất đa dạng về chủng loại và nguồn gốc. Các công trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá và thăm dò koáng sản đã ghi nhận ở nước ta, không tính vật liệu xây dựng thông thường, có mặt 51 khoáng sản khác nhau. Chúng đượch xếp vào 2 nhóm chính: nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản không kim loại. Urani và than trước đây được coi là tài nguyên khoáng sản nhưng theo quan niệm mới, được chuyển sang nhóm tài nguyên năng lượng. Ngoài ra các khoáng sản sericit và đá hoa, trước đây chưa được tổng hợp, cũng được bổ sung trong công trình này. I.1. Nhóm khoáng sản kim loại I.1.1. Sắt, hợp kim sắt 1. Sắt Quặng sắt ở Việt Nam đã biết khoảng 230 tụ khoáng và điểm khoáng, phân bố tập trung chủ yếu trong các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Có 4 kiểu nguồn gốc chính: skarn, nhiệt dịch, biến chất và phong hóa. - Quặng sắt skarn tuy có số lượng tụ khoáng đã biết không nhiều nhưng lại có tài nguyên và trữ lượng lớn nhất trong các nhóm tụ khoáng sắt, điển hình là tụ khoáng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh). Tụ khoáng nằm trên vùng bờ biển, dưới lớp phủ 50-120 m, phân bố trên chiều dài hơn 3000 m, rộng 450-500 m, nơi rộng nhất tới 800 m, chiều dày trung bình thân quặng khoảng 200 m. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là magnetit, một phần, ở phía đông bắc quặng bị phong hóa thành limonit, goethit nhưng vẫn có từ tính cao. Hàm lượng Fe thay đổi trong khoảng 30- 75%, trong đó quặng giàu (50-65% Fe) chiếm chủ yếu. Tổng trữ lượng và tài nguyên cấp 121+122+333 (B+C 1 +C 2 ) đã tính được khoảng 544 triệu tấn quặng [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Tụ khoáng này đã được thăm dò, đang được khai thác [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Ngoài tụ khoáng Thạch Khê, quặng sắt nguồn gốc skarn còn được biết ở một vài nơi khác như Bó Lếch, Ngườm Cháng, Nà Rụa, Bản Lũng (Cao Bằng) và một vài nơi khác. - Quặng sắt dạng mạch nhiệt dịch (nhiệt dịch-biến chất trao đổi) phân bố rộng rãi ở các tỉnh Hà Giang (Sàng Thần, Tòng Bá), Thái Nguyên (Trại Cau). Các tụ khoáng nguồn gốc nhiệt dịch chỉ có quy mô trung bình và nhỏ. Tụ khoáng có quy mô lớn nhất là Sàng Thần, có tổng trữ lượng khoảng 32 triệu tấn, Tiến Bộ (Thái Nguyên) khoảng 22 triệu tấn, Trại Cau (Thái Nguyên) khoảng 11 triệu tấn, Tòng Bá (Hà Giang) khoảng hơn 6 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. - Tụ khoáng quặng sắt kiểu quarzit sắt (trầm tích – biến chất) phổ biến trên diện tích phát triển các thành tạo biến chất trên lãnh thổ các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ thuộc địa khu Hoàng Liên Sơn. Vùng quặng sắt điển hình là Làng Mỵ-Hưng Khánh (Yên Bái) và Thanh Sơn (Phú Thọ), trong đó vùng quặng sắt Làng Mỵ-Hưng Khánh đã được điều tra, đánh giá còn một số tụ khoáng đã và đang được thăm dò tính trữ lượng; Vùng quặng sắt Thanh Sơn có một số tụ khoáng đang được thăm dò. Quặng sắt dạng vỉa, dạng thấu kính, chủ yếu chỉnh hợp với đá vây quanh, có nơi gặp quặng dạng mạch muộn xuyên cắt các thành tạo biến chất. Quặng phân bố chủ yếu trong các tập quarzit phân lớp, phân dải. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm magnetit và hematit, khoáng vật không quặng chủ yếu là thạch anh. Hàm lượng quặng thường nghèo, thay đổi trong khoảng 25-30% Fe. Tổng trữ lượng và tài nguyên quặng sắt vùng Làng Mỵ-Hưng Khánh và lân cận khoảng 76 triệu tấn quặng, vùng Thanh Sơn khoảng 30-35 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. - Quặng sắt nguồn gốc phong hóa phân bố gần như trong hầu khắp các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ. Số lượng tụ khoáng quặng sắt thuộc nhóm này cũng chiếm ưu thế, gần 200 tụ khoáng. Quặng có thành phần khoáng vật chủ yếu gồm limonit, goethit, được hình thành do rửa lũa, làm giàu khoáng vật chứa sắt hoặc thấm đọng lấp đầy khe nứt. Các tụ khoáng quặng sắt nguồn gốc phong hóa điển hình có quy mô lớn gồm tụ khoáng Quý Xa (Lào Cai) có trữ lượng khoảng 135 triệu tấn quặng, vùng quặng Hương Sơn (Hà Tĩnh)-với tài nguyên khoảng 6-7 triệu tấn; vùng quặng Mộ Đức (Quảng Ngãi) cói tổng tài nguyên khoảng 8 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Một kiểu quặng sắt phong hóa phổ biến, có tài nguyên rất lớn nhưng chưa được điều tra đây đủ là quặng phong hóa laterit trên bề mặt các đá giàu khoáng vật sắt, điển hình là trên các bề mặt phong hóa đá basalt vùng Tây Nguyên. Thành phần khoáng vật kiểu quăng này chủ yếu là limonit, goethit và sét. Trước mắt, quặng laterit thích hợp cho sử dụng làm phụ gia xi măng. Vấn đề lớn nhất cần giải quyết đối với loại quặng này để có thể sử dụng cho luyện kim, là hàm lượng Al 2 O 3 trong quặng cao, có thể tới 10-15% gây ảnh hưởng lớn đến tiêu tốn nhiên liệu. Maghemit (Mg) Mỏ Làng Mỵ Cấu tạo dải. Kiến trúc hạt tha hình. 40X. Ảnh Hoàng Thị Thoa. Manhetit hạt tự hình, nửa tự hình cùng hematit hạt tha hình xâm tán trong đá (100X). Mỏ Tùng Bá. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Quặng sắt Làng Mỵ-Yên Bái.TPKV: manhetit, hematit. Cấu tạo dải (quarzit sắt). Ảnh Trần Bỉnh Chư. Quặng sắt Tùng Bá- Hà Giang. TPKV: hematit, magnetit, cấu tạo dải. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Quặng sắt nâu Quý Xa-Lào Cai.TPKV: Limonit, goethit, manganit. Cấu tạo đặc sít. Ảnh Trần Bỉnh Chư. Quặng sắt, Nà Rụa - Cao Bằng. TPKV: hematit, magnetit, cấu tạo đặc sít. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Hematit hạt định hướng kéo dài, cấu tạo dải. Mỏ Làng Lếch, Lào Cai. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Hematit hạt định hướng kéo dài, cấu tạo dải. Mỏ Tùng Bá, Hà Giang. Ảnh Nguyễn Quang Luật. 2. Mangan Quặng mangan ở Việt Nam có tiềm năng hạn chế, phân bố chủ yếu ở Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An và Hà Tĩnh. Theo thành phần, quặng mangan được chia thành quặng mangan và sắt-mangan, trong đó quặng mangan có hàm lượng Mn từ 20-25% trở lên, tỷ lệ Mn/Fe không nhỏ hơn 3. Theo nguồn gốc, các tụ khoáng mangan và sắt-mangan ở Việt Nam được phân loại thành 3 kiểu chính: tụ khoáng mangan trầm tích, trầm tích thấm đọng trong đá vôi và đá phiến silic; tụ khoáng phong hóa thấm đọng trong các đới tập trung khe nứt trên vùng có trầm tích chứa mangan và quặng lăn eluvi-deluvi. Quặng mangan chỉ gặp chủ yếu ở kiểu tụ khoáng trầm tích trong đá vôi, quặng sắt – mangan gặp cả trong 3 kiểu tụ khoáng nhưng phổ biến là kiểu tụ khoáng nguồn gốc thấm đọng và kiểu quặng lăn eluvi-deluvi. - Quặng mangan trầm tích nằm trong đá vôi và đá phiến silic, phân bố chủ yếu ở Trùng Khánh – Hạ Lang (Cao Bằng), một ít ở Hà Giang và Tuyên Quang. Quặng trầm tích hầu hết đã được tái tạo làm giàu nhờ quá trình phong hóa, thấm đọng. Thành phần khoáng vật chính của quặng gồm pyrolusit, psilomelan, manganit, limonit. Các tụ khoáng có thân quặng quy mô tương đối lớn, chất lượng quặng cao phân bố trong đá vôi: Tốc Tát, Bản Khuông, Roỏng Tháy, Lũng Luông (Cao Bằng), trong đó các tụ khoáng lớn nhất là Tốc Tát, có trữ lượng và tài nguyên cấp 121+122+333 (B+C 1 +C 2 ) gần 1,3 triệu tấn quặng; tiếp đên Lũng Luông hơn 650 ngàn tấn cấp 122+333 (C 1 +C 2 ), Bản Khuông có hơn 700 ngàn tấn cấp 122+333, Roỏng Tháy có gần 600 ngàn tấn cấp 122+333 [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Các tụ khoáng phân bố trong đá phiến silic thường có thân quặng nhỏ, hàm lượng nghèo và hàm lượng Fe cao (quặng sắt-mangan). - Quặng mangan thấm đọng và quặng lăn deluvi – eluvi có thành phần là sắt-mangan, trong đó hàm lượng Mn ít khi đạt đến 15-20 %. Quặng lăn deluvi – eluvi thường gặp ngay trên diện tích phân bố quặng thấm đọng và là sản phẩm phá hủy của quặng thấm đọng. Các tụ khoáng quặng sắt-mangan thấm đọng điển hình là Đồng Tâm (Hà Giang, có tổng tài nguyên khoảng 3,2 triệu tấn quặng) và Đức Thọ-Can Lộc (Hà Tĩnh, 2,4 triệu tấn quặng) [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Ở một số nơi, thường là trong các thung lũng kiểu carst, gần các tụ khoáng mangan gốc, còn gặp kiểu tụ khoáng sa khoáng mangan kiểu kết vón, hàm lượng Mn trong tinh quặng giàu (trên 35%), tuy nhiên quy mô loại quặng này thường hạn chế. Pyroluzit phân bố lấp đầy tạo thành các vi mạch trong đá. Mỏ Mn Đồng Tâm, Hà Giang. Ảnh Ngô Xuân Đắc. Tổ hợp Psilomelan-Manganit- Pyroluzit phân bố tạo thành các ổ đặc xit trong đá. Mỏ Mn Đồng Tâm, Hà Giang. Ảnh Ngô Xuân Đắc. 3. Crom Quặng crom ở Việt Nam chỉ có sa khoáng là có ý nghĩa, gồm tụ khoáng cromit Cổ Định và một số điểm sa khoáng nhỏ xung quanh Núi Nưa như Mậu Lâm, Bãi Áng (Thanh Hóa); một số điểm quặng gốc được phát hiện ở Núi Nưa và ở Làng Mun nhưng ít triển vọng. Tụ khoáng sa khoáng cromit Cổ Định nằm về phía đông – đông nam Núi Nưa, kéo dài trên 12 km, rộng trung bình 2 km. Theo thứ tự thăm dò tụ khoáng được chia thành các khu Cổ Định, Hòa Yên – Mỹ Cái và Tinh Mễ-An Thượng. Tuy nhiên, các thân quặng trong tụ khoáng gần như liên tục. Tụ khoáng gồm 2 thân quặng chính: thân 1 (thân quặng dưới) và 2 (thân quặng giữa). Thân quặng 1 dài tới 12,5 km, rộng 2-3 km, bề dày trung bình 18 m. Thân quặng 2 dài khoảng 3 km, rộng 800- 1000 m, dày 2-10 m. Lớp phủ trên quặng thường không đáng kể ở gần chân núi Nưa và đạt tới 50 m ở trung tâm tụ khoáng. Hàm lượng Cr 2 O 3 trong quặng thay đổi trong khoảng 3 đến 4,6%. Độ hạt quặng chủ yếu có ở cỡ hạt nhỏ và mịn (0,04-0,5 mm). Do độ hạt nhỏ, quặng bị thất thoát rất lớn khi khai thác và tuyển rửa. Tổng trữ lượng và tài nguyên của tụ khoáng đã tính được là hơn 21 triệu tấn, trong đó quặng được cho là có giá trị kinh tế hơn 20 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Trong tụ khoáng có một số lượng đáng kể Ni và Co nhưng đến nay chưa có công nghệ khai thác, thu hồi thích hợp. 4. Molibden Quặng molibden mới chỉ phát hiện và đăng ký được 1 tụ khoáng (Ô Quy Hồ) và 2 điểm khoáng khác là Kin Chang Hồ (Lào Cai) và Núi Sam (An Giang). Ngoài ra molibden còn được biết như quặng khoáng sản đi kèm thiếc ở Pia Oắc (Tuyên Quang), Du Long (Ninh Thuận) và vàng Krong Pha. Tụ khoáng molibden Ô Quy Hồ nằm trên địa phận xã Lao Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đã được Liên đoàn Địa chất Tây Bắc điều tra đánh giá. Quanh tụ khoáng phổ biến các đá phiến thạch anh biotit, đá phiến thạch anh mica hệ tầng Sin Quyền; monzogranit, granit, plagiogranit, granosyenit, syenit phức hệ Yê Yên Sun. Tụ khoáng gồm các mạch, vi mạch thạch anh-sericit chứa molibdenit. Đã phát hiện và đánh giá 15 thân quặng dạng mạch có chiều dày từ 0,5 m đến 18,71 m, chiều dài từ 200 m đến 1.408 m. Hàm lượng trung bình từ 0,094 đến 0,603%. Tổng tài nguyên cấp 333+334a (C 2 +P 1 ) đã biết khoảng 15 ngàn tấn Mo, trong đó tài nguyên cấp 333 (C 2 ) khoảng 7 ngàn tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Quặng molipden Ô Quý Hồ, SaPa – Lào Cai. TPKV: Thạch anh, molipdenit. Cấu tạo ổ, xâm tán. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Molipđenit dạng vảy xâm tán trong đá granit tại Ô Quý Hồ, SaPa – Lào Cai. Ảnh Ngô Xuân Đắc. 5. Wolfram Quặng wolfram ở Việt Nam có 3 kiểu tụ khoáng chính: sheelit skarn, mạch thạch anh – wolframit và casiterit – wolframit greisen. - Tụ khoáng kiểu sheelit skarn được phát hiện, thăm dò ở Đá Liền (Núi Pháo-Thái Nguyên). Trên thực tế, đây là tụ khoáng đa khoáng, ngoài wolfram trong quặng còn có nhiều khoáng sản khác có giá trị thu hồi: thiếc, bismut, đồng, vàng và fluorit. Thân quặng chính có chiều dài khoảng 2 km, rộng 200- 400 m, bề dày có nơi tới 159 m. Trữ lượng, tài nguyên đã tính được qua thăm dò gồm: gần 230 ngàn tấn WO 3 , 8,5 triệu tấn CaF 2 , hơn 190 ngàn tấn Cu, gần 21 tấn Au và hơn 100 ngàn tấn Bi [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. - Tụ khoáng kiểu mạch thạch anh-wolframit đã được phát hiện ở Thiện Kế (Sơn Dương, Tuyên Quang), Đồi Tranh (Quảng Ngãi), Đak Rmăng (Đak Nông). Các mạch thạch anh chứa wolframit thường có chiều dài vài chục đến vài trăm mét, phổ biến ở dạng thấu kính, bề dày quặng thường 0,2-1 m, đôi nơi đến 2 m. Hàm lượng wolframit trong mạch phân bố rất không ổn định, chủ yếu ở dạng ổ, đôi nơi xâm tán thưa. Tại tụ khoáng Thiện Kế, quặng wolfram nằm trong các đá granit 2 mica, ryolit porphyr và greisen, thân quặng có dạng mạch, mạch nhỏ, hoặc mạng mạch, chiều dài thay đổi từ 10-1000m, dày 0,1-4,85m, chiều sâu khống chế được 150m. Đã phát hiện 12 thân quặng ở 2 khu Thiện Kế và Hội Kế, hàm lượng WO 3 ≥ 0,1%. Tuy nhiên chỉ có các thân quặng I, I A , IV, V (khu Thiện Kế), IX B , X (khu Hội Kế) có triển vọng với hàm lượng WO 3 từ 0,79-6,45%. Tụ khoáng này đã được điều tra, đánh giá, khai thác, đang được thăm dò bổ sung. Trữ lượng và tài nguyên cấp 122+333 (C 1 +C 2 ) đạt gần 3000 tấn WO 3 . Ngoài wolframit trong quặng còn có casiterit với hàm lượng từ rất ít đến 0,1% [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. - Tụ khoáng kiểu thiếc-wolfram greisen có đặc trưng dạng mạch, vi mạch chứa wolframit, casiterit trong các đới đá biến đổi greisen hóa trong đá xâm nhập hoặc núi lửa. Thuộc kiểu tụ khoáng này đã biết các Điểm khoáng thiếc-wolfram Lũng Mười (Sơn Dương, Tuyên Quang) và Đồi Tròn-Bù Me (Thanh Hóa). Kiểu tụ khoáng này có thể có triển vọng nhưng chưa được điều tra đầy đủ. Quặng thiếc - volfram, Lũng Mười – Pia Oắc – Cao Bằng. TPKV: thạch anh, muscovit, volframit, caxiterit. Cấu tạo ổ. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Volframit hạt tha hình xâm tán trong đá greizen . Điểm quặng Lũng Mười – Pia Oắc – Cao Bằng. Ảnh Ngô Xuân Đắc. Đá greizen chứa fluorit (CaF 2 ) và seelit (CaWO 4 ) mẫu mắt thường khó quan sát thấy seelit. Mỏ volfram-đakim Núi Pháo. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Seelit (CaWO 4 ) xâm tán, mạch xâm tán trong đá greizen phát quang dưới đèn cực tím. Mỏ volfram-đakim Núi Pháo. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Đá skarn chứa pyrotin, chalcopyrit, seelit (CaWO 4 ) mẫu mắt thường khó quan sát thấy seelit. Mỏ volfram-đakim Núi Pháo. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Đá skarn chứa seelit (CaWO 4 ) xâm tán thành ổ và xâm tán rải rác phát quang dưới đèn cực tím. Mỏ volfram-đakim Núi Pháo. Ảnh Nguyễn Quang Luật. 6. Nicken, coban Quặng nicken, coban ở Việt Nam mới chỉ được phát hiện, thăm dò ở Bản Phúc và điều tra ở Bản Khoa (Sơn La). Tụ khoáng nicken Bản Phúc nằm trên địa phận xã Tạ Khoa, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, đã được thăm dò tính trữ lượng. Trong tụ khoáng đã xác định 3 kiểu quặng chính: quặng sulfur nickel-niken đặc sít dạng mạch, quặng sulfur nickel-niken xâm tán xung quanh mạch quặng sulfur nickel-niken đặc sít, quặng sulfur nickel-niken xâm tán trong khối siêu mafic. Trong 3 loại quặng trên chỉ có 2 loại quặng sulfur nickel-niken đặc sít dạng mạch và quặng sulfur nickel-niken xâm tán xung quanh mạch phân bố trong đá trầm tích biến chất là có giá trị công nghiệp tại thời điểm hiện tại. Kết quả thăm dò tụ khoáng Nickel Bản Phúc đã khoanh nối, tính trữ lượng (cấp 122) cho 3 thân quặng là hơn 44 ngàn tấn Ni, hơn 20 ngàn tấn Cu, gần 2 ngàn tấn Co. Tài nguyên (332+333+334) đã tính được là khoảng 360 ngàn tấn Ni, ần 30 ngàn tấn Cu, hơn 4 ngàn tấn Co [Đinh Hữu Minh và nnk., 2006]. Ngoài tụ khoáng Bản Phúc và Điểm khoáng Bản Khoa, quặng Ni còn được phát hiện ở trong sa khoáng cromit Cổ Định với tài nguyên lớn nhưng chưa có công nghệ thu hồi thích hợp. Quặng sulfur Ni-Cu, Mỏ Bản Phúc – Sơn La. TPKV: penlandit, pyrotin, chalcopyrit. Cấu tạo xâm tán mịn trong đá siêu mafic. Biến đổi serpentin hóa. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Quặng Ni-Cu, Đèo Chẹn – Sơn La. Cấu tạo xâm tán. Đá vây quanh siêu mafic, phức hệ Bản Xang. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Chalcopyrit và pyrotin hạt tha hình xâm tán trong đá siêu mafic phức hệ Bản Xang. Mỏ Ni-Cu Bản Phúc, Sơn La. Ảnh Ngô Xuân Đắc. Chalcopyrit và penlandit hạt tha hình xâm tán trong đá siêu mafic phức hệ Bản Xang. Mỏ Ni- Cu Bản Phúc, Sơn La. Ảnh Ngô Xuân Đắc. 1.1.2. Kim loại cơ bản 1. Antimon Khoáng sản antimon ở Việt Nam có tiềm năng hạn chế, một số điểm khoáng được phát hiện ở Quảng Ninh (Khe Chim, Dương Huy, Đồng Mỏ), Làng Vài, Khuôn Phục (Tuyên Quang), Bá Thước (Thanh Hóa), trong đó chỉ có 2 tụ khoáng đã được thăm dò là Khuôn Phục và Làng Vài. Tổng trữ lượng và tài Ảnh 3.1. Quang cảnh moong khai thác đồng, mỏ Sin Quyền (Lào Cai). Ảnh: Phạm Bình Ảnh 3.2. Quặng sắt magnetit - đồng - đất hiếm - vàng tại mỏ đồng Sin Quyền Ảnh: Hideaki Fukasawa. nguyên quặng antimon toàn quốc cấp 122+333 (C 1 +C 2 ) khoảng 60 ngàn tấnc [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Phần lớn đã bị khai thác. Quặng antimon , Làng Vài – Tuyên Quang TPKV: antimonit. Cấu tạo đặc sít. Ảnh Nguyễn Quang Luật. Quặng antimon Mậu Duệ - Hà Giang. TPKV: antimonit, carbonat. Cấu tạo đặc sit. Ảnh Nguyễn Quang Luật. 2. Đồng Khoáng sản đồng ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở Tây Bắc Bộ (Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên), một ít ở Bắc Giang và Quảng Nam. Theo nguồn gốc, quặng đồng được phân chia thành 4 kiểu tụ khoáng: tụ khoáng đồng trong đá biến chất; tụ khoáng đồng trong đá núi lửa; tụ khoáng đồng kiểu mạch thạch anh chứa đồng trong đá lục nguyên và tụ khoáng đồng trong đá phiến lục (?). - Tụ khoáng đồng trong đá biến chất là kiểu tụ khoáng có tiềm năng lớn nhất ở Việt Nam. Các tụ khoáng kiểu này phân bố dọc hữu ngạn Sông Hồng, một số tụ khoáng đã được điều tra, thăm dò: Sin Quyền, Vi Kẽm, Lũng Pô, Làng Phát – An Lương, Tả Phời. Đặc điểm chung của kiểu tụ khoáng này là quặng dạng mạch, ổ, thấu kính có nơi có kích thước lớn, dài hàng trăm đến hàng ngàn mét, dày 3-5 m tới hàng chục mét. Thành phần khoáng vật quặng đồng gồm chalcopyrit, cubanit, cuprit, bornit. Khoáng sản đi kèm có vàng, đất hiếm, sắt (magnetit), molibden, bạc. Tụ khoáng đồng Sin Quyền nằm trên địa phận xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Quặng phân bố trong trầm tích biến chất hệ tầng Sin Quyền có các mạch gabrodiabas, plagiogranit và pegmatit xuyên cắt. Đã xác định thăm dò 17 thân quặng tập trung thành dải rộng 10-100 m, dài khoảng 20 km. Các thân quặng dày trung bình 4,2-8,0 m, dài 273-1.850m. Khoáng vật quặng gồm chalcopyrit, cuprit, bornit, magnetit, pyrotin. Hàm lượng các thân quặng 0,01- 11,58% Cu, trung bình là 1,03%. Trữ lượng và tài nguyên cấp 121+122+333 (B+C 1 +C s ) đã tính được khoảng 550 ngàn tấn Cu. Ngoài đồng, khoáng sản đi kèm đã tính được hơn 34 tấn Au và 25 tấn Ag [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. Tụ khoáng đồng Vi Kẽm là phần kéo dài của tụ khoáng Sin Quyền hướng theo cấu trúc, tài nguyên đã tính được tới trên 150 ngàn tấn Cu. Quặng đồng mỏ Sin Quyền – Lào Cai TPKV: chalcopyrit, manhetit. Cấu tạo đặc sít. Ảnh Nguyễn Quang Luật Magnetit (Ma) hạt nửa tự hình đến tha hình, Chancopyrit (Ch) dạng hạt tha hình xâm tán trên nền khoáng vật phi quặng (kvpq) (Khu mỏ Cu Vi Kẽm). Ảnh Vũ Thị May. Tụ khoáng đồng Tả Phời nằm trên lãnh thổ xã Tả Phời, TX. Cam Đường, tỉnh Lào Cai, mới được phát hiện, điều tra đánh giá, đang được thăm dò. Trong diện tích điểm quặng phổ biến các đá trầm tích biến chất cao thuộc hệ tầng Sin Quyền, bị các thể diorit xuyên cắt. Đã phát hiện 3 đới quặng dài 1.000-1.300m, rộng 25-350m; trong đó có 7 thân quặng được đánh giá tính tài nguyên có chiều dài 400 đến trên 1200 m, bề dày thân quặng chưa xác định được do lỗ khoan sâu nhất mới chỉ 115m, thân dày nhất có thể tới 50-70m, có lỗ khoan sâu 115 m gặp quặng từ trên mặt nhưng vẫn chưa cắt qua hết thân quặng; hàm lượng Cu: 0,5-3,97%. Tài nguyên cấp 333+334a (C 2 +P 1 ) đã tính được là hơn 300 ngàn tấn Cu, trong đó cấp 333 (tương ứng với C 2 ) là gần 200 ngàn tấn Cu [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007]. - Tụ khoáng đồng trong đá phun trào gặp chủ yếu trong cấu trúc rift Sông Đà trên địa phận các tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Thành phần khoáng vật chứa Cu ngoài chalcopyrit là khoáng vật chính còn có chalcosin và đồng tự sinh. Các thân quặng thường gặp dạng mạch, thấu kính quy mô nhỏ, hàm lượng nghèo, tài nguyên hạn chế. - Tụ khoáng đồng kiểu mạch thạch anh chứa đồng trong đá lục nguyên chủ yếu gặp Lục Ngạn, Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Thành phần quặng trong các điểm khoáng đồng đã phát hiện chủ yếu là khoáng vật thứ sinh malachit, azurit nằm trong cát kết, do vậy bị ngộ nhận là tụ khoáng kiểu trầm tích, thuộc kiểu tụ khoáng cát kết chứa đồng. Qua khảo sát một số thân quặng đang được khai thác, ở vùng Sơn Động, Lục Ngạn Phòng Địa chất của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phát hiện khoáng vật đồng đi kèm mạch thạch anh có nơi có arsenopyrit, galenit do vậy, cho rằng quặng đồng ở đây có nguồn gốc nhiệt dịch kiểu mạch thạch anh chứa đồng nằm trong đá lục nguyên. Quy mô và ý nghĩa các điểm khoáng này không đáng kể. - Quặng đồng nằm trong đá phiến lục (?) mới chỉ gặp duy nhất ở Mộ Đức Quảng Ngãi. Chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ nhưng theo tài liệu hiện có, quy mô hạn chế. [...]... và nguyên tố hiếm Kim loại hiếm ở Việt Nam mới chỉ phát hiện Ta, Nb, Li, Zr, In, Cd và một số nguyên tố khác Ta, Nb tồn tại ở dạng khoáng sản đi kèm trong quặng thiếc vùng Pia Oăc, Sơn Kim; In, Cd là khoáng sản đi kèm của các tụ khoáng chì-kẽm, zircon là khoáng sản đi cùng sa khoáng ilmenit, có giá trị tương đương hoặc cao hơn ilmenit 1 Đất hiếm Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng khoáng sản. .. và tài nguyên cấp 121+122+333 (B+C1+C2) của tụ khoáng Cây Châm đã tính được gần 5 triệu tấn TiO2, trong đó trữ lượng 121+122 (B+C1) gần 3 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007] Quặng titan sa khoáng: Quặng sa khoáng titan ở Việt Nam gồm 3 kiểu tụ khoáng phổ biến: tụ khoáng ilmenit phong hóa eluvi-deluvi, tụ khoáng sa khoáng cồn cát ven biến và tụ khoáng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ - Tụ khoáng. .. Ảnh Trần Ngọc Thái Khoáng vật ilmenit dạng kéo dài trong cát đỏ ven biển Ninh Thuận Ảnh Trần Ngọc Thái Ngoài khoáng vật titan, tài nguyên zircon trong sa khoáng titan – zircon đã tính được khoảng 87 triệu tấn E.I.1.4 Kim loại quý Khoáng sản kim loại quý ở Việt Nam mới chỉ điều tra, đánh giá thăm dò và khai thác vàng 1 Vàng sa khoáng Vàng sa khoáng phổ biến ở nhiều nơi, nhưng các tụ khoáng được điều tra,... 50 tụ khoáng và Điểm khoáng Theo nguồn gốc, quặng vàng gốc ở Việt Nam có 2 kiểu tụ khoáng chính: mạch thạch anh chứa vàng và vàng viễn nhiệt (epithermal) - Kiểu tụ khoáng mạch thạch anh chứa vàng là kiểu tụ khoáng vàng phổ biến nhất ở Việt Nam, phân bố khắp từ vùng Đông Bắc, Tây Bắc đến Trung Bộ và Tây Nguyên Trong số 50 tụ khoáng và Điểm khoáng vàng gốc có triển vọng kiểu tụ khoáng mạch thanh anh... phân bố ở Thái Nguyên (xung quanh Núi Chúa), mới chỉ có tụ khoáng sa khoáng Đông và Tây Cây Châm đã được thăm dò, khai thác; các tụ khoáng khác đã được điều tra, đánh giá Tổng tài nguyên quặng sa khoáng phong hóa eluvi-deluvi ở vùng tụ khoáng Thái Nguyên đã tính được khoảng 3,4 triệu tấn ilmenit [Phạm Thế Nhữ và nnk., 2007] - Tụ khoáng sa khoáng ilmenit-zircon cồn cát ven biển là kiểu tụ khoáng phổ biến,... tụ khoáng, điểm quặng thường thấp, chủ yếu dưới 1g/m 3 Chiều dày tầng sản phẩm 0,5-3m, lớp phủ thay đổi từ 1 ÷ 5m, có nơi đến 15m [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007] 2 Vàng gốc Quặng vàng gốc ở Việt nam có ở nhiều nơi, đã thống kê, đăng ký trên bản đồ khoáng sản khoảng trên 200 tụ khoáng và điểm khoáng Tuy nhiên, các tụ khoáng và điểm khoáng có triển vọng, được điều tra, đánh giá, thăm dò chỉ khoảng 50 tụ khoáng. .. tụ khoáng 1361g/m3 Tổng trữ lượng và tài nguyên tụ khoáng đạt hơn 18 ngàn tấn, trong đó casiterit là hơn 16 ngàn tấn, wolframit xấp xỉ 14 ngàn tấn Tụ khoáng đã được khai thác gần hết, đang khai thác lại bãi thải Thung lũng Nậm Kép, dài 2400m, nơi rộng nhất khoảng 300 m, là phần thượng nguồn của sa khoáng Tĩnh Túc, có tài nguyên khoảng 5400 tấn casiterit [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007] Các tụ khoáng sa khoáng. .. chất, Hà Nội Các tụ khoáng có trữ lượng và tài nguyên đáng kể đã được thăm dò gồm: Phước Sơn (hay còn gọi là Đăk Sa, gồm khu Bãi Đất và Bãi Gõ), Bồng Miêu (Núi Kẽm) (Quảng Nam) ; Sa phìn, Minh Lương (Lào Cai) trong đó tụ khoáng Bồng Miêu và Phước Sơn được biết là có trữ lượng và tài nguyên lớn nhất: 12,3 và 24 tấn cấp 122 và 333 (C1 và C2), tụ khoáng vàng Minh Lương có trữ lượng và tài nguyên cấp 122+333... caolinit và alumo-goethit Tổng trữ lượng và tài nguyên cấp 121+122+333 (B+C1+C2) bauxit phong hóa đã tính được là gần 3.000 triệu tấn quặng tinh, tương ứng với quặng nguyên khai gần 7.000 triệu tấn [Bùi Tất Hợp và nnk., 2007] 2 Titan Việt Nam có tiềm năng lớn quặng titan, trong đó có cả quặng titan gốc và sa khoáng Tổng trữ lượng và tài nguyên quặng titan ở Việt Nam đã tính được là 661 triệu tấn Ảnh 3.11... (%): SiO 2=77-97; Al2O3=1-7; Fe2O3=0,20,3; CaO=0,2-0,3 Tài nguyên dự báo: 540 triệu tấn 5 Magnesit Khoáng sản magnesit đã được phát hiện ở Bản Phúng, Tây Bắc Bộ và gần đây với tài nguyên và trữ lượng lớn ở Nam Trung Bộ Magnesit có nguồn gốc biến chất trao đổi Tụ khoáng magnesit Kong Queng thuộc xã Xa S'Rô, huyện Kông Chrô (Gia Lai) Đã tính các tài nguyên dự báo cấp 333, 334a quặng magnesit ở 2 thân quặng . TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam rất đa dạng về chủng loại và nguồn gốc. Các công trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá và thăm dò koáng sản đã ghi nhận ở. có mặt 51 khoáng sản khác nhau. Chúng đượch xếp vào 2 nhóm chính: nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản không kim loại. Urani và than trước đây được coi là tài nguyên khoáng sản nhưng. Quặng titan sa khoáng: Quặng sa khoáng titan ở Việt Nam gồm 3 kiểu tụ khoáng phổ biến: tụ khoáng ilmenit phong hóa eluvi-deluvi, tụ khoáng sa khoáng cồn cát ven biến và tụ khoáng sa khoáng titan-zircon

Ngày đăng: 21/11/2014, 13:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I.2.1. Khoáng chất công nghiệp

  • E.I.2.2. Đá quý và bán quý

  • I.2.3. Vật liệu xây dựng

  • II.1.1. Than

    • 1. Các bể than

    • 2. Phân loại các loại than

    • II.1.2. Đá dầu

    • II.1.3. Uran

    • II.1.4. Dầu mỏ và khí đốt

    • II.2.1.5. Tiềm năng địa nhiệt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan