khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh của chủng nấm trichoderma sp

55 713 0
khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh của chủng nấm trichoderma sp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Bệnh cây và những đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh cây 2 1.1.1. Giới thiệu về bệnh cây 2 1.1.1.1. Khái niệm 2 1.1.1.2. Phân loại 2 1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển bệnh 2 1.1.1.4. Bệnh truyền nhiễm và những điều kiện cơ bản quy định sự phát sinh bệnh 3 1.1.2. Nấm gây bệnh hại cây trồng 4 1.1.2.1. Đặc điểm chung của nấm 4 1.1.2.2. Hình thái sợi nấm 4 1.1.2.3. Biến thái của nấm 6 1.1.2.4. Dinh dưỡng ký sinh và trao đổi chất của nấm 6 1.1.2.5. Chu ký phát triển của nấm 8 1.1.2.6. Quá trình xâm nhiễm và lan truyền của nấm 10 1.1.2.7. Cấu trúc vách tế bào nấm bệnh 11 1.1.3. Đặc điểm sinh học của một số loài nấm bệnh 12 1.1.3.1. Nấm Fusarium sp 12 1.1.3.2. Nấm Phytophthora sp 14 1.2. Giới thiệu về nấm Trichoderma sp. 15 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về nấm Trichoderma 15 1.2.2. Tiềm năng sử dụng nấm Trichoderma trong đất 16 1.2.3. Đặc điểm của nấm Trichoderma sp. 17 1.2.3.1. Vị trí phân loại 17 1.2.3.2. Hình thái, sự sinh trưởng và - 2 - sự hình thành bào tử của nấm Trichoderma sp. 18 1.2.3.3. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nấm Trichoderma sp. 19 1.2.3.4. Khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây 19 1.2.3.5. Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh cây của nấm Trichoderma 20 1.3. Một số ứng dụng của nấm Trichoderma 22 1.3.1. Lĩnh vực bảo vệ thực vật 22 1.3.1.1. Bón vào đất 23 1.3.1.2. Xử lý hát giống 23 1.3.2. Lương thực và ngành dệt 24 1.3.3. Chất kiểm soát sinh học 24 1.3.4. Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng 24 1.3.5. Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen 24 1.3.6. Lĩnh vực xử lý môi trường 25 1.4. Tìm hiểu về chế phẩm nấm 25 1.4.1. Các phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh học 25 1.4.1.1. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma 25 1.4.1.2. Phương pháp lên men bề mặt không vô trùng tạo chế phẩm nấm 27 1.4.2. Một số chế phẩm nấm Trichoderma đã được sản xuất và ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam 28 1.4.2.1. Trên thế giới 28 1.4.2.2. Ở trong nước 30 PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Vật liệu 31 2.1.1. Các chủng vi sinh vật dùng trong nghiên cứu 31 2.1.1.1. Các chủng nấm Trichoderma sp. 31 2.1.1.2. Các chủng nấm gây bệnh hại cây trồng 31 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị 31 2.1.2.1. Dụng cụ 31 2.1.2.2. Thiết bị 31 2.1.3. Môi trường nuôi cấy 31 - 3 - 2.1.3.1. Môi trường PGA 31 2.1.3.2. Khoáng Crapek 32 2.1.3.3. Môi trường lên men xốp 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Quan sát hình thái nấm 33 2.2.1.1. Quan sát hình thái đại thể 33 2.2.1.2. Quan sát hình thái vi thể 33 2.2.2. Phương pháp đối kháng trực tiếp 33 2.2.2.1. Nguyên tắc 33 2.2.2.2. Cách tiến hành 34 2.2.2.3. Thí nghiệm 34 2.2.2.4. Bố trí thí nghiệm 34 2.2.3. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm Trichoderma 35 2.2.3.1. Mục đích 35 2.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm trên môi trường lên men xốp 35 2.2.3.3. Cách tiến hành 36 2.2.4. Phương pháp đếm số lượng bào tử trên 1 gam chế phẩm 36 2.2.4.1. Nguyên tắc 36 2.2.4.2. Cách tiến hành 36 2.2.4.3. Đọc và tính toán kết quả 37 PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 38 3.1. Hình thái nấm Trichoderma sp. 38 3.2. Khả năng đối kháng trực tiếp của nấm Trichoderma sp. 38 3.2.1. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma chủng T40 với nấm Phytophthora sp. 38 3.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma (T40) với nấm Fusarium sp. 40 3.2.3. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma chủng T14 với nấm Phytophthora sp. 42 3.2.4. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma (T14) nấm Fusarium sp 44 - 4 - 3.3. Kết quả lên men xốp 46 3.3.1. Số lượng bào tử của các chủng thu nhận được sau 8 – 10 ngày nuôi cấy bằng phương pháp lên men xốp 46 3.3.2. Tỷ lệ sống sót của bào tử sau khi sấy 47 PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 4.1. Kết luận 48 4.2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1: Cơ quan sinh trưởng, vòi hút và các dạng biến thái chủ yếu của tản nấm 5 Hình 1.2: Nấm Fusarium sp. 12 Hình 1.3: Nấm Phytophthora sp 14 - 5 - Hình 1.4: Nấm Trichoderma sp 18 Hình 1.5: Nấm Trichoderma sp. quấn lấy sợi nấm gây bệnh 20 Hình 1.6: Cơ chế hoạt động của nấm Trichoderma sp. 21 Hình 2.1: Thí nghiệm đối chứng trực tiếp 35 Hình 2.2 : Phương pháp pha loãng mẫu theo dãy thập phân 38 Hình 3.1: Hình thái khuẩn lạc Trichoderma sp. (40X) 39 Hình 3.2 : Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma chủng T40 với nấm Phytophthora 40 Hình 3.3: Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma chủng T40 với nấm Fusarium 41 Hình 3.4: Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma chủng T14 với nấm Phytophthora 43 Hình 3.5: Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma chủng T14nấm Fusarium 44 Hình 3.6: Chế phẩm Trichoderma thô 45 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đường kính (mm) khuẩn lạc nấm Trichoderma và nấm gây bệnh 44 Bảng 3.2: Số lượng bào tử Trichoderma trên môi trường nuôi cấy 45 - 6 - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm trong nước, sản lượng nhiều loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc sản xuất nông sản hàng hóa ở nước ta còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Để khắc phục vấn đề này, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hướng vào sản xuất an toàn và phát triển bềnh vững, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng nông sản. Theo đó, công tác giống cây trồng và bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng. Trong công tác phòng trừ bệnh hại cây trồng hiện nay chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hóa học như hiện nay (có trên 400 hoạt chất nông dược sử dụng ở Việt Nam, Cục Bảo Vệ Thực Vật), làm cho nhiều loài sâu, bệnh trở nên kháng thuốc, mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Trước tình hình đó, biện pháp phòng trừ sâu hại bằng sinh học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Nhiều tác nhân sinh học, đáng chú ý là một số loại nấm, có thể đối kháng với một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Đồng thời, không những ngăn chặn một số bệnh hại trên đồng ruộng, những chế phẩm nấm đối kháng không ảnh hưởng đến những loài thiên địch bản xứ trong tự nhiên như động vật ăn thịt, ký sinh và côn trùng có ít. Sự bảo tồn các loài thiên địch tự nhiên này là chìa khóa vững chắc để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng một cách an toàn và hiệu quả. Các kết quả đã đạt được của việc phòng trừ nấm gây bệnh bằng phương pháp sinh học cho thấy tính hiệu quả của nó, nấm gây bệnh không kháng thuốc, không gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục điều này, việc chọn lọc nhân nhanh số lượng, tăng cường sức sống cho các tác nhân đối kháng và đưa chúng trở lại môi trường tự nhiên là hết sức cần - 7 - thiết. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cùa một số chủng nấm Trichoderma sp.” PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BỆNH CÂY VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM GÂY HẠI CÂY TRỒNG 1.1.1. Giới thiệu về bệnh cây 1.1.1.1. Khái niệm Bệnh cây là một động thái phức tạp, đặc trưng của một quá trình bệnh lý xảy ra liên tục ở cây do các nhân tố sinh vật hoặc do các yếu tố môi trường gây ra. Nó dẫn đến sự phá hủy chức năng sinh lý, cấu tạo, làm giảm sút năng suất, phẩm chất của cây trồng trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. 1.1.1.2. Phân loại Chia các tác nhân gây bệnh thành 2 nhóm chính:  Tác nhân phi vi sinh vật là những yếu tố tự nhiên, yếu tố điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm phát sinh quá trình bệnh lý ở cây gọi là bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lý).  Tác nhân vi sinh vật là thể sống bao gồm các loại ký sinh vật nhỏ bé như virus, vi khuẩn, dịch khuẩn bào, nấm, tuyến trùng và thực vật thượng đẳng ký sinh. Những sinh vật này gây bệnh, gọi là bệnh truyền nhiễm. 1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển bệnh Trong những bệnh truyền nhiễm, hàng loạt các sự kiện rõ hay không rõ rệt xảy ra dẫn đến sự tồn tại và phát triển của bệnh và mầm bệnh. Chuỗi các sự kiện này gọi là chu kỳ bệnh. Các sự kiện chính trong chu kỳ bệnh gồm:  Giai đoạn gây nhiễm: là cách ký sinh tiếp cận ký chủ. Lượng ký sinh tiếp xúc và gây bệnh trên ký chủ là nguồn bệnh.  Giai đoạn xâm nhập: các bào tử và trứng, hạt cần phải phát triển thành cơ thể sinh dưỡng mới gây bệnh. Khi bào tử nảy mầm chúng sinh ra ống mầm, là phần đầu - 8 - tiên của sợi nấm, để xâm nhập vào ký chủ. Các đặc tính nảy mầm tùy thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, các chất tiết ra từ cây.  Giai đoạn gây bệnh: là tiến trình mầm bệnh tiếp xúc với tế bào hoặc mô cây và hút chất dinh dưỡng từ đó. Khi gây bệnh tích cực mầm bệnh đang ở giai đoạn dễ gây bệnh nhất cho ký chủ ở giai đoạn mẫn cảm nhất. Trong thời gian gây bệnh, mầm bệnh tiết ra và đưa vào ký chủ các chất hóa học làm ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn và chu trình sinh học của tế bào. Cây cũng có phản ứng đối với cơ chế gây bệnh, cây sống hay chết nói lên mức độ chống bệnh của cây.  Thời gian ủ bệnh: là thời kỳ giữa thời điểm gây bệnh của mầm bệnh và biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Thời kỳ này dài ngắn tùy vào tổ hợp ký sinh, ký chủ và môi trường. Đối với phần lớn các bệnh, nhất là trên cây thường niên thời kỳ này kéo dài vài ngày đến vài tuần.  Sinh sản và phát tán của mầm bệnh: sau các giai đoạn trên, mầm bệnh đi vào giai đoạn sinh sản. Sự sinh sản diễn ra nhanh với số lượng lớn. Sau đó chúng được phân tán nhờ gió, nước, côn trùng, nông cụ và con người. 1.1.1.4. Bệnh truyền nhiễm và những điều kiện cơ bản quy định sự phát sinh bệnh Bệnh truyền nhiễm phát sinh là kết quả của quá trình tác động phức tạp giữa cây trồng (ký chủ) – vi sinh vật gây bệnh – điều kiện ngoại cảnh. Tác động của vi sinh vật lên cây trồng (ký chủ) là một cơ thể sống với những chu kỳ sinh lý ở những mức độ khác nhau. Quá trình đấu tranh gay gắt đó xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh nhất định và chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh (thời tiết, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, cây trồng, đất đai,…). Điều kiện ngoại cảnh sẽ có ý nghĩa quyết định tới tình trạng sống và phản ứng tự vệ của cây, tăng cường hoặc làm suy yếu sức chống chịu của cây. Đồng thời, điều kiện ngoại cảnh cũng có tác dụng quyết định đến sự phát triển của vật ký sinh tới quá trình xâm nhiễm, tính độc, chế độ sinh sản và lan truyền của vật ký sinh. Vì vậy bệnh cây phát sinh khi có đủ các điều kiện:  Có mầm bệnh trong môi trường với số lượng đạt mức “xâm nhiễm tối thiểu” cho phép của loại bệnh đó.  Môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển và bất lợi cho đời sống của cây. - 9 -  Cây trồng mẫn cảm với tác nhân gây bệnh. 1.1.2. Nấm gây bệnh hại cây trồng Nấm (từ La Tinh là Fungi, từ Hy Lạp là Mycota), có nhiều chức năng sinh học hiện nay còn chưa biết hết. Nấm có hơn 20 vạn loài đã được ghi nhận, sống ở khắp mọi nơi trên trái đất; trong đó có trên 10 vạn loài nấm hoại sinh, hàng trăm loài nấm sống ký sinh trên động vật và cơ thể con người. Hơn 1 vạn loài nấm gây bệnh hại thực vật và trên 80% số bệnh hại cây trồng là do nấm gây ra với thành phần loài rất phong phú, đa dạng (Vũ Triệu Mân, 2007). 1.1.2.1. Đặc điểm chung của nấm  Nấm là một loại vi sinh vật, kích thước bé nhỏ (đơn vị đo là micromet – µm).  Tế bào nấm có nhân thật (có hạch nhân và màng nhân).  Nấm không có diệp lục (Chlorophyll). Vì vậy chúng là cơ thể dị dưỡng, sống ký sinh và có khả năng đồng hoá.  Cơ quan sinh trưởng là sợi nấm (Hyphae) hầu hết có cấu tạo dạng sợi (đơn hoặc đa bào) không di chuyển, nhiều sợi nấm hợp thành tản nấm (Mycelium). Chỉ trừ một vài loại nấm cổ sinh có dạng nguyên sinh bào (Plasmodium).  Nấm sinh sản bằng bào tử (Spore). Bào tử nấm là những đơn vị cá thể bé nhỏ, chứa bộ genom của cơ thể sống (sợi nấm), có đầy đủ chất dinh dưỡng và có khả năng phát triển hình thành một quần thể nấm mới. Bào tử thường có một, hai hoặc nhiều tế bào thường không thể tự di chuyển (trừ bào tử động – Zoospore). Từ các đặc tính cơ bản nói trên, trong nhiều năm qua có nhiều loại sinh vật sống được xếp vào nấm trước đây đã được thay đổi. Một vài loài mốc nhầy có đặc điểm giống nấm, đặc biệt là phương thức dinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử, hiện nay chúng được coi là sinh vật tiền nhân (Prokaryote). Vì vậy, trong danh pháp của nấm - 10 - gây bệnh cây trên thế giới hiện nay người ta đã phân ra thành hai nhóm: nấm giả (Pseudofungi) và nấm thật (Kingdom Fungi). 1.1.2.2. Hình thái sợi nấm  Sợi nấm là cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng, cơ quan bám giữ, bảo tồn từ đó sinh ra các cơ quan sinh sản riêng biệt.  Sợi nấm có thể đơn bào (không màng ngăn), hoặc đa bào (nhiều màng ngăn), có thể phân nhiều nhánh. Chiều rộng của sợi nấm thường biến động trong khoảng 0,5 – 100µm (nấm gây bệnh cây thường có kích thước chiều rộng từ 5 – 20µm). Chiều dài sợi nấm thay đổi tuỳ thuộc từng loại nấm và điều kiện dinh dưỡng.  Cấu tạo tế bào sợi nấm gồm 3 phần chính: vỏ (vách) tế bào, tế bào chất và nhân.  Vách tế bào cấu tạo chủ yếu bằng các polysaccharide, kitin và cellulose. Thành phần hoá học của vách tế bào biến đổi tuỳ thuộc vào loại nấm, nhiệt độ, pH môi trường và tuổi của tế bào,v.v…. Tế bào chất bao gồm màng tế bào chất, các ribosome, hệ thống ti thể và các chất dự trữ. Màng tế bào chất có tính thẩm thấu chọn lọc (tính bán thấm) cho các chất cần thiết đi qua. Ribosome là trung tâm tổng hợp protein của tế bào. Các chất dự trữ đơn giản trong tế bào chủ yếu ở dạng ipitglucogen và valutin. Ngoài ra ở tế bào non còn có nhiều không bào trong tế bào chất. Tế bào nấm có một hệ thống enzyme rất phong phú và sắc tố ở các nhóm khác nhau.  Trong tế bào sợi nấm có khoảng 90% là nước, 10% chất khô bao gồm các hợp chất cacbon, nitơ, chất khoáng, và nguyên tố vi lượng…  Sợi nấm sinh trưởng theo kiểu tia xạ, vươn dài ra từ đỉnh sinh trưởng của sợi. [...]... điểm nấm Trichoderma sp tiếp xúc với nấm gây bệnh dã làm cho nấm gây bệnh teo lại và chết Ngược lại ở những điểm không có sự tiếp xúc của nấm Trichoderma sp với nấm gây bệnh vẫn chết thì các nhà nghiên cứu cho là tác động của chất kháng sinh từ nấm Trichoderma sp sinh ra gây độc cho nấm gây bệnh  Cơ chế kháng sinh: nấm Trichoderma sp có khả năng sinh ra một số kháng sinh Khả năng sinh ra chất kháng sinh. .. các sợi nấm gây bệnh Hình 1.5: Nấm Trichoderma sp quấn lấy sợi nấm gây bệnh (3 ) Cuối cùng là sợi nấm Trichoderma sp đâm xuyên làm thủng lớp tế bào của nấm gây bệnh dẫn đến sự gây bệnh làm cho chất nguyên sinh trong nấm gây bệnh bi phân hủy và dẫn đến nấm bệnh chết - 26 - Hình 1.6: Cơ chế hoạt động của nấm Trichoderma sp Sau này quan sát dưới kính hiểm vi, hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma sp được... trừ nấm hữu hiệu để phòng trừ các bệnh do nấm Fusarium sp gây nên, có thể sử dụng nấm đối kháng làm tác nhân phòng trừ nấm bệnh 1.1.3.2 Nấm Phytophthora sp a Đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora sp Sợi nấm Phytophthora sp có cấu tạo đơn bào, hình thành vòi hút hình trụ hoặc hình cầu trong quá trình ký sinh trong tế bào cây Sinh sản vô tính của nấm tạo ra cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. .. gây bệnh cây của nấm Trichoderma sp - 25 -  Cơ chế giao thoa sợi nấm: Sự đối kháng của nấm Trichoderma sp thông qua nhiều cơ chế Weidling (1932) đã mô tả hiện tượng nấm Trichoderma sp ký sinh nấm gây bệnh và đặt tên cho hiện tượng đó là “giao thoa sợ nấm hiện tượng giao thoa gồm 3 giai đoạn như sau: (1) Sợi nấm Trichoderma sp vây quanh sợi nấm gây bệnh (2) Sau sự vây quanh, sợi nấm Trichoderma sp. .. cho việc nhân sinh khối nguồn nấm tạo ra chế phẩm sử dụng phòng trừ bệnh hại cây trồng (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2007) 1.3 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NẤM Trichoderma sp 1.3.1 Lĩnh vực bảo vệ thực vật Trichoderma sp có hiệu quả nhất trong việc phòng trừ bệnh chết cây non, tạo sinh khối trong đất và hệ rễ ngăn cản sự phát triển của nấm gây hại cây trồng bằng cách cạnh tranh, ký sinh trên nấm hoặc kháng sinh học... Dòng nấm T.hazianum xử lý qua tia hồng ngoại (Papavizas và Lewis 1982) và T.viride có hiệu quả trong phòng trừ sinh học (Papavizas và Lewis, 1981) Hạt đậu nành được xử lý T.pseudokoningii và hạt bắp được xử lý T.harzianum có hiệu quả ngăn chăn mần bệnh và làm tăng năng suất trong việc phòng trừ nấm Rhizoctonia sp Dùng T.harzianum xử lý hạt bông cho hiệu quả cao trong phòng trừ nấm R solani tại Israel Hiệu. .. diệt nấm Armillaria mellea trên cây cam, quýt, nhưng không công bố những bằng chứng quần thể nấm Trichoderma sp phòng bệnh Ohr và cộng tác viên (1973), cung cấp bằng chứng thuyết phục nhất quần thể Trichoderma sp trong đất có khả năng phòng trừ nấm Armillaria mellea trên đất đã được xử lý xông hơi bằng methyl bromide Khả năng phòng trừ bệnh của nấm Trichoderma sp tăng lên trong môi trường đất của acid... dinh dưỡng của nguồn gây bệnh (Green et al., 1996; Martin et al., 1985) Hầu hết các cơ chế nêu trên về tính đối kháng của nấm Trichoderma sp được quan sát trong điều kiện phòng thí nghiệm Tại Viện Bảo Vệ Thực Vật đã có các thí nghiệm về tính đối kháng của nấm Trichoderma sp (khả năng ký sinh, khả năng sinh các chất kháng sinh) Cơ chế tác động của nấm đối kháng Trichoderma sp trong điều kiện phòng thí... của acid Theo Cook và Baker, 1983, khi bón thêm sulfur vào đất để duy trì pH < 3,9 nhằm hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora sp gây bệnh thối rễ và ngọn dưa, đồng thời lại làm tăng quần thể Trichoderma sp Khả năng thứ hai là kháng nấm: đánh giá khả năng kháng nấm Rhizoctonia solani của chủng nấm T hamatum phân lập từ đất vườn ươm ở California, Chet và Baker (1980) cho biết, và T harziannum được... viridian) do nấm tiết ra và ký sinh trực tiếp trong nấm bệnh Phòng trừ bệnh chết ỉu trên cây họ đậu do nấm Rhizoctonia solani và Pythium sp gây ra T lignorum được bón vào trong các hốc cây con (7 – 8 tỷ bào tử/g chế phẩm) cho thấy bệnh thối rễ giảm 2 – 3 lần và năng xuất tăng lên rõ rệt 1.3.1.2 Xử lý hạt giống Sử dụng Trichoderma sp trong việc xử lý hạt giống có liên quan đến khả năng xâm nhập của nấm Trichoderma . đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cùa một số chủng nấm Trichoderma sp. ” PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BỆNH CÂY VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM. để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng một cách an toàn và hiệu quả. Các kết quả đã đạt được của việc phòng trừ nấm gây bệnh bằng phương pháp sinh học cho thấy tính hiệu quả của nó, nấm gây bệnh. Đọc và tính toán kết quả 37 PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 38 3.1. Hình thái nấm Trichoderma sp. 38 3.2. Khả năng đối kháng trực tiếp của nấm Trichoderma sp. 38 3.2.1. Khả năng đối kháng của nấm

Ngày đăng: 21/11/2014, 03:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh của chủng nấm Trichoderma sp.doc

    • MỤC LỤC

    • 1.1. Bệnh cây và những đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh cây 2

    • 1.3. Một số ứng dụng của nấm Trichoderma 22

    • 1.4. Tìm hiểu về chế phẩm nấm 25

    • PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

    • 2.1. Vật liệu 31

    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33

    • PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 38

    • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • Hình 2.1: Thí nghiệm đối chứng trực tiếp.

    • Nhân giống trong bình tam giác

    • Lên men trong bình tam giác 250ml

    • Sấy nhẹ ở 400C trong 12h

    • Xay cho chế phẩm được mịn

    • Bột Trichoderma

    • (bảo quản nơi thoáng mát trong bao nilông)

    • PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

    • 3.3.2. Tỷ lệ sống sót của bào tử sau khi sấy

    • Với thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tìm hiểu tỷ lệ sống sót của bào tử nấm Trichoderma sau khi sấy ở điều kiện nhiệt độ 400C trong 12h. Kết quả cho thấy, với điều kiện phòng thí nghiệm của trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, tỷ lệ sống sót của bào tử nấm Trichoderma đạt từ 70 – 80%. Theo chúng tôi, tỷ lệ này tuy không thật cao nhưng có thể chấp nhận được và có thể khuyến cáo sử dụng điều kiện nhiệt độ, thời gian này để sấy nấm Trichoderma cho những nghiên cứu sau.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan