tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người mông ở miền tây cao bằng từ năm 1945 đến năm 2012

109 521 0
tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người mông ở miền tây cao bằng từ năm 1945 đến năm 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HUYỀN TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HUYỀN TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên Thái Nguyên – 2013 CHỮ KÝ XÁC NHẬN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA CHUYÊN MÔN PGS.TS. Đàm Thị Uyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Đàm Thị Uyên. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả Hoàng Thị Huyền ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ đó tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp và nhận xét quí báu của quí thầy cô thông qua buổi bảo vệ đề cương. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đàm Thị Uyên đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng như thực hiện luận văn. Trên hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng nghiệp, luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè. Học viên Hoàng Thị Huyền iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG 6 1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6 1.2. Miền Tây Cao Bằng qua các thời kỳ lịch sử 11 1.3. Người Mông ở miền Tây Cao Bằng. 13 1.4. Khái quát về kinh tế văn hóa của người Mông. 17 1.4.1. Về kinh tế 17 1.4.2. Về văn hóa 19 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 28 2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ. 28 2.1.1. Tổ chức gia đình. 28 2.1.2. Tổ chức dòng họ 33 2.2. Tổ chức làng bản 43 2.2.1. Sự hình thành bản của người Mông 43 2.2.2. Bộ máy tự quản của bản 49 2.2.3. Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi và các thể thức xử phạt vi phạm. 51 2.2.4. Bản (giao) với quan hệ cộng đồng về tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt . 54 2.3. Mã phài 57 CHƢƠNG 3: TÍN NGƢỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 60 3.1. Tín ngưỡng dân gian 60 3.1.1. Luận thuyết “Vạn vật hữu linh” 60 3.1.2. Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình 63 3.1.2.1. Thờ cúng tổ tiên 63 3.1.2.2. Thờ cúng các thần che chở cho gia đình 67 3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng giao (bản) 70 3.1.4. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp 71 3.1.5. Tàn dư ma thuật 73 3.1.6. Sa man giáo 74 3.2. Tôn giáo 77 3.3. Giao thoa văn hóa của người Mông 84 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC ẢNH iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng thống kê các xã thuộc huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm năm 2007 13 Bảng 2: Bảng thống kê các thành phần dân tộc ở miền Tây Cao Bằng năm 2009 . 14 Bảng 3: Bảng tổng hợp hộ dân tộc thiểu số nghèo vay vốn theo quyết định 32/QĐ -TTg và quyết định 126/QQD -TTg từ năm 2007-2009 26 Bảng 4: Các hình thái gia đình người Mông ở miền Tây Cao Bằng năm 2009 . 29 Bảng 5: Bảng thống kê các dòng họ của người Mông ở miền Tây Cao Bằng năm 2009 34 Bảng 6 : Số hộ gia đình, nhân khẩu và bản của người Mông ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. 43 Bảng 7: Bảng thống kê các dòng họ người Mông 48 ở xã Đức Hạnh- Bảo Lâm (Cao Bằng) 48 Bảng 8: Bảng so sánh quan niệm và nghi thức thờ cúng tổ tiên 66 của người Mông với các dân tộc khác ở huyện Bảo Lạc ( Cao Bằng) 66 Bảng 9: Bảng khảo sát số liệu người Mông theo đạo Tin Lành 82 ở huyện Bảo Lạc 82 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Cao Bằng là một trong những tỉnh nằm ở phía Bắc địa đầu của Tổ quốc, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc, là cái nôi của cách mạng Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mảnh đất Cao Bằng đã có một bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Nơi đây từ xa xưa đã diễn ra sự cộng cư của nhiều dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa… mỗi dân tộc đó đều có những tập quán và những nét văn hóa riêng, tạo nên một Cao Bằng vừa độc đáo vừa gần gũi, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta. Ở Cao Bằng, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp là dân tộc Nùng, Dao và Mông. Người Mông ở Cao Bằng có 3 ngành là Mông Trắng, Mông Hoa và Mông Đen cư trú tập trung nhất tại hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình người Mông cùng các dân tộc thiểu số anh em khác ở Cao Bằng đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, việc nâng cao đời sống kinh tế, trình độ dân trí của người Mông là việc làm rất cần thiết bởi lẽ các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng những phong tục, tập quán và tín ngưỡng nhằm lôi kéo đồng bào Mông chống phá đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Từ thực tế đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhằm giữ vững ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo, tăng cường giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và trật tự an ninh quốc gia. Trong xã hội truyền thống của người Mông, tín ngưỡng tôn giáo luôn là một thành tố quan trọng, được coi là cốt lõi có ảnh hưởng và chi phối đến nhiều mặt của cuộc sống, những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ấy còn là yếu 2 tố cốt lõi tạo dựng nên sự cố kết chặt chẽ của cộng đồng. Vì vậy, việc tìm hiểu tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012 là hết sức cần thiết qua đó, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Mông nói chung mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012” làm luận văn thạc sĩ, mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu khoa học cũng như có một cái nhìn thấu đáo hơn, toàn diện hơn về người Mông ở Việt Nam nói chung và người Mông ở Cao Bằng nói riêng đang được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc ở Việt Nam nói chung và của người Mông nói riêng nhằm bảo tồn phát huy và gìn giữ các giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc, phục vụ cho quá trình phát triển đất nước, đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến một cách trực tiếp hay gián tiếp ở các khía cạnh khác nhau như: - Trước hết là cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam các tỉnh phía Bắc” của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, xuất bản năm 1978. Đây là công trình biên soạn về nguồn gốc lịch sử, đặc điểm kinh tế, quan hệ giai cấp xã hội… của các dân tộc ít người ở phía Bắc Việt Nam trong đó có dân tộc Mông. Tiếp đến tác phẩm: “Dân tộc Mông ở Việt Nam” (Hoàng Nam và Cư Hoà Vần), năm 1994, cuốn sách giới thiệu một cách khái quát về lịch sử di [...]... phương 3 - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012 - Phạm vi Nghiên cứu: 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012 4 Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012, được dựa trên các nguồn... tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông ở miền Tây Cao Bằng 6 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 89 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương sau: Chương 1: Khái quát về miền Tây Cao Bằng Chương 2: Tổ chức xã hội của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012 Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến. .. Bằng từ năm 1945 đến năm 2012 Luận văn còn có các phần: Bản đồ hành chính và phụ lục 5 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BẢO LẠC – HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG LƯỢC ĐỒ CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG 1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Miền Tây Cao Bằng nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng, bao gồm địa phận của 4 huyện: Nguyên Bình,... Hà và Bảo Toàn), xã Nặm Quét (nay là xã Cô Ba), xã Cốc Pàng (gồm các xã Cốc Pàng và Đức Hạnh ngày nay) và xã Yên Đức (gồm xã Lý Bôn và Vĩnh Quang ngày nay, thuộc huyện Bảo Lâm) Tổng Mông Ân gồm các xã: Nam Cao, xã Quan Quang (nay là xã Nam Quang và Tân Việt thuộc huyện Bảo Lâm), xã Mông Ân (ngày nay là xã Mông Ân, Quảng Lâm và một phần xã Thái Học thuộc huyện Bảo Lâm), xã Mông Yên, xã Lạc Thổ, xã Yên... so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu 5 Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến 2012 Luận văn là tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy môn lịch sử địa phương; là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành lịch sử, văn hóa Đồng thời 4 làm cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương hoạch định... gồm 2 tổng Nam Quang và Mông Ân Tổng Nam Quang gồm các xã: Ân Quang (nay là các xã Phan Thanh, Khánh Xuân, Xuân Trường, Hồng An, và một phần đất của xã Huy Giáp), xã Yên Lạc (gồm các xã Đình Phùng, Sơn Lộ và một phần xã Huy Giáp và Hưng Đạo ngày nay), xã Thượng Yên (gồm các xã Hồng Trị và Hưng Đạo ngày nay, xã Vĩnh Phong và một phần xã Vĩnh Quang của huyện Bảo Lâm ngày nay), xã Yên Lạng (nay là xã Thượng... tỉnh Cao Bằng [38,tr.381-382] Châu Bảo Lạc bao gồm 2 tổng: tổng Nam Quang và tổng Mông Ân Trong đó tổng Nam Quang gồm các xã: Ân Quang, Yên Lạc, Yên Đức, Gia 11 Lạc, Yên Lãng Tổng Mông Ân gồm các xã: Mông Ân, Nam Cao, Lạc Thổ, Mông Yên, Quan Quang [18, tr.117-131] Theo sách danh mục các làng xã bắc kỳ của Ngô Vi Liễn, năm 1928 thì tỉnh Cao Bằng gồm 1 phủ, 8 châu, 33 tổng, 230 xã Trước năm 1945, châu... phương khác Thời gian của cuộc thiên di này tương đương với thời kỳ của phong trào “Thái Bình Thiên Quốc” trong đó có người Miêu tham gia chống lại nhà Mãn Thanh từ năm 1840-1868 [37,tr.11] Về sau, người Mông tiếp tục di cư sang Việt Nam Trong những đợt di cư kể trên, người Mông đến Cao Bằng cũng nằm trong 3 đợt thiên di lớn đó Tuy người Mông đến Cao Bằng nói chung và đến miền Tây Cao Bằng nói riêng chia... cũng có nhắc đến người Mèo, “ người Mèo ở đỉnh núi, áo quần đơn giản, không trang sức hoa văn” [36,tr.871] Như vậy tên gọi Mèo hay Miêu là những tên gọi còn H mông hay Mông là tên tự gọi của người Mông, Mông có nghĩa là người 14 Theo truyền thuyết, tổ tiên của người Mông đã ở vùng hồ Bành Lãi và hồ Động Đình ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước công nguyên Trong suốt hàng chục thế kỷ, người Mông di cư... đường vào Si Ma Cai và huyện Bắc Hà (Lào Cai) Đợt di cư này có liên quan đến sự thất bại cuộc đấu tranh của người Mông ở Qúy Châu chống lại vua Càn Long và Gia Khánh từ những năm 1796-1820 Đợt 3: Đây cũng là đợt người Mông di cư vào Việt Nam đông nhất, cách đây khoảng 200 năm Phần lớn họ từ Qúy Châu, có một số ở Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao 15 Bằng và . cứu: Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012. - Phạm vi Nghiên cứu: 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng từ năm 1945 đến năm. ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012. Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012. Luận văn còn có các phần: Bản đồ hành chính và. 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 28 2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ. 28 2.1.1. Tổ chức gia đình. 28 2.1.2. Tổ chức dòng họ 33 2.2. Tổ chức làng

Ngày đăng: 21/11/2014, 02:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan