CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

18 3K 22
CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Khu công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á. Các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các quốc gia. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là tốc độ phát triển kinh tế “nóng” của các KCN và sự tập trung công nghiệp trong một khu vực nhất định đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường. Số liệu thống kê cho thấy, trong số 131 KCN đã xây dựng xong và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 10 KCN đang xây dựng, các KCN còn lại thì chưa xây dựng. Ngay cả ở những KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở một số KCN tập trung tập các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất ... độc hại cao. Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các KCN ở địa phương, sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ KCN gây ra... Từ những hậu quả nghiêm trọng nói trên thì việc đưa ra các quy định, chính sách nhằm bảo vệ môi trường khu công nghiệp là vấn đề rất cấp thiết. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “ các công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp”. II. NỘI DUNG: 1.2. Hiện trạng công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Việt Nam: Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn. Tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp mang lại. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản. Tính đến cuối năm 2002 cả nước có khoảng 74 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 13.300 ha, không kể khu công nghiệp Dung Quất với diện tích 14.000 ha, trong đó có 68 khu công nghiệp, 4 khu chế xuất và 2 khu công nghiệp cao. Phần lớn các khu công nghiệp được thành lập tại các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với sự gia tăng năng lực sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm, các khu công nghiệp ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm nặng nề, mà đây là vấn đề thường bị bỏ qua. Rất ít khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải rắn an toàn về mặt môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại. Chúng ta chưa thống kê, đo được khối lượng chất thải độc hại, kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, crôm...) trong các doanh nghiệp sản xuất ắc quy, cơ khí, điện tử... Hiện nay phần lớn các đơn vị đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thường không có đủ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bãi, cấp điện, cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc... cơ sở hạ tầng về môi trường. Dẫn đến tình trạng chung là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nhưng đã có một số các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hoạt động. Vì vậy ô nhiễm môi trường khu công nghiệp là điều khó tránh khỏi. Vùng trọng điểm phía Nam, ngoài 7 khu công nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung còn phần lớn các nhà máy nằm trong và ngoài khu công nghiệp đều không có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào nguồn, hoặc nếu có thì hoạt động không hiệu quả. Nhiều trạm xử lý vận hành không đúng quy cách. Nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa thông thoáng, nhiều nơi khí độc và nhiệt thừa tích tụ trong không gian làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Theo các chuyên gia về môi trường tập trung hàng trăm nhà máy lớn nhỏ, vào một khu công nghiệp, tạo nên ảnh hưởng tích tụ từ nhiều nguồn ô nhiễm đến nước, không khí và đất. Nếu nhiều nhà máy sử dụng hoá chất nằm gần nhau có thể thải ra các loại hoá chất tương tác hoặc trộn lẫn gây ảnh hưởng tích luỹ hoặc cộng sinh đến môi trường khu vực và cộng đồng dân cư lân cận. Hiện nay vẫn chưa có những quy định thống nhất về môi trường dành cho khu công nghiệp, chưa có những công cụ chính sách môi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng môi trường cho khu công nghiệp. Với chức năng được giao, Ban quản lý môi trường các khu công nghiệp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm về môi trường tương đương với cấp quậnhuyện nhưng do chưa có tổ chức thanh tra môi trường chuyên trách nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ và kịp thời với thanh tra môi trường Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp còn chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý môi trường theo các loại hình ô nhiễm rắn, lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc điểm của các KCN đòi hỏi quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ thống trong KCN là chưa phù hợp. Quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong KCN chậm được đổi mới và không có chế tài mang tính bắt buộc. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, thì cơ chế hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở KCN vẫn chưa được hình thành. Hơn nữa, việc có nhiều đầu mối quản lý KCN cũng dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong KCN chưa được tốt.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Khu công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á. Các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các quốc gia. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là tốc độ phát triển kinh tế “nóng” của các KCN và sự tập trung công nghiệp trong một khu vực nhất định đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường. Số liệu thống kê cho thấy, trong số 131 KCN đã xây dựng xong và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 10 KCN đang xây dựng, các KCN còn lại thì chưa xây dựng. Ngay cả ở những KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở một số KCN tập trung tập các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất độc hại cao. Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các KCN ở địa phương, sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ KCN gây ra Từ những hậu quả nghiêm trọng nói trên thì việc đưa ra các quy định, chính sách nhằm bảo vệ môi trường khu công nghiệp là vấn đề rất cấp thiết. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “ các công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp”. II. NỘI DUNG: 1.2. Hiện trạng công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Việt Nam: Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn. Tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp mang lại. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản. Tính đến cuối năm 2002 cả nước có khoảng 74 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 13.300 ha, không kể khu công nghiệp Dung Quất với diện tích 14.000 ha, trong đó có 68 khu công nghiệp, 4 khu chế xuất và 2 khu công nghiệp cao. Phần lớn các khu công nghiệp được thành lập tại các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với sự gia tăng năng lực sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm, các khu công nghiệp ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm nặng nề, mà đây là vấn đề thường bị bỏ qua. Rất ít khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải rắn an toàn về mặt môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại. Chúng ta chưa thống kê, đo được khối lượng chất thải độc hại, kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, crôm ) trong các doanh nghiệp sản xuất ắc quy, cơ khí, điện tử Hiện nay phần lớn các đơn vị đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thường không có đủ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bãi, cấp điện, cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc cơ sở hạ tầng về môi trường. Dẫn đến tình trạng chung là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nhưng đã có một số các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hoạt động. Vì vậy ô nhiễm môi trường khu công nghiệp là điều khó tránh khỏi. Vùng trọng điểm phía Nam, ngoài 7 khu công nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung còn phần lớn các nhà máy nằm trong và ngoài khu công nghiệp đều không có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào nguồn, hoặc nếu có thì hoạt động không hiệu quả. Nhiều trạm xử lý vận hành không đúng quy cách. Nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa thông thoáng, nhiều nơi khí độc và nhiệt thừa tích tụ trong không gian làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Theo các chuyên gia về môi trường tập trung hàng trăm nhà máy lớn nhỏ, vào một khu công nghiệp, tạo nên ảnh hưởng tích tụ từ nhiều nguồn ô nhiễm đến nước, không khí và đất. Nếu nhiều nhà máy sử dụng hoá chất nằm gần nhau có thể thải ra các loại hoá chất tương tác hoặc trộn lẫn gây ảnh hưởng tích luỹ hoặc cộng sinh đến môi trường khu vực và cộng đồng dân cư lân cận. Hiện nay vẫn chưa có những quy định thống nhất về môi trường dành cho khu công nghiệp, chưa có những công cụ chính sách môi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng môi trường cho khu công nghiệp. Với chức năng được giao, Ban quản lý môi trường các khu công nghiệp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm về môi trường tương đương với cấp quận/huyện nhưng do chưa có tổ chức thanh tra môi trường chuyên trách nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ và kịp thời với thanh tra môi trường Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp còn chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý môi trường theo các loại hình ô nhiễm rắn, lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc điểm của các KCN - đòi hỏi quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ thống trong KCN là chưa phù hợp. Quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong KCN chậm được đổi mới và không có chế tài mang tính bắt buộc. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, thì cơ chế hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở KCN vẫn chưa được hình thành. Hơn nữa, việc có nhiều đầu mối quản lý KCN cũng dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong KCN chưa được tốt. So với những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành đã tăng lên đáng kể, từ gần 35% trong năm 2006 lên 60% năm 2011. Dự kiến Kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, 100% các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Ngoài việc tăng số lượng KCN xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, theo báo cáo của nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương tập trung nhiều KCN như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng như của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN cũng đã được cải thiện theo hướng tích cực. Các sở, ngành ở địa phương đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường II.2 Những thành phần chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp: • Chất thải rắn: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ, trong các nhà máy nhiệt điện - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ - Bao bì đóng gói sản phẩm Tại các vùng kinh tế trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Vùng đã và đang hình thành các trung tâm đô thị, thương mại dịch vụ, công nghiệp lớn vào bậc nhất nước ta. Tuy nhiên, quá trình phát triển với tốc độ cao trên toàn vùng đã và đang làm phát sinh một khối lượng lớn chất thải rắn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Ta có thể thấy điều này qua một số thống kê. Tại thành phố Hồ Chí Minh, lượng phát thải chất thải rắn từ các cơ sở công nghiệp trên thành phố khoảng 1.202 tấn/ngày, tại Đồng Nai là 240 tấn, tại Bình Dương ước tính khoảng 100 tấn/ngày… Lượng chất thải rắn tại các KCN ngày càng gia tăng, nhưng vấn đề thu gom và xử lý chất thải tại các KCN còn nhiều bất cập, nhất là đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của chất thải rắn công nghiệp đã và đang gây nên những ảnh hưởng xấu tới môi trường. • Nước thải công nghiệp: là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Trong Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009 do Bộ TN&MT công bố ngày 1/6/2010 tại Hà Nội cho biết: khoảng 70% trong số hơn một triệu m3 nước thải một ngày từ các khu công nghiệp (KCN) được xả thẳng ra môi trường không qua xử lý. Có đến 57% số KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải không qua xử lý từ các KCN xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận. • Bụi, khí thải, và tiếng ồn: Ngoài ra, tại các KCN, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó kiểm soát. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân quanh vùng. Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO 2 , CO, NO 2 gần KCN hoặc trong các KCN đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản trong KCN, nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO 2 ) trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần. 3.2. Các công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp: 3.2.1 Công cụ mệnh lệnh kiểm soát: Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường KCN đã nỗ lực xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách và triển khai thường xuyên nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số công việc cụ thể đã triển khai là: + Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và KKT, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN, KKT. Việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ban quản lý KCN, KKT-cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp các KCN, KKT thực hiện sát sao hơn nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường KCN, KKT. + Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên có văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý môi trường KCN, KKT; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các KCN, KCX, KKT, trong đó có tình hình bảo vệ môi trường KCN, KCX, KKT + Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT- BTNMT, ngày 15/7/2009, về Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp; Ban Quản lý khu kinh tế, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghiệp và Cơ quan quản lý cụm công nghiệp; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp và tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp .Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2009 và thay thế Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Quy chế này quy định việc quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao nhằm bảo vệ môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp. Quy chế nêu rõ: Bảo vệ môi trường KCN là các hoạt động nhằm giữ cho môi trường bên trong và xung quanh KCN được trong sạch, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do các hoạt động của KCN gây ra cho môi trường. Quy chế quy định: KCN chỉ chính thức đi vào hoạt động khi có đủ các điều kiện đảm bảo môi trường như: Có quy hoạch chi tiết phân khu cụm công nghiệp; Có hệ thống cấp điện, nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng theo từng giai đoạn phát triển; Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt; Có trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng; Có địa điểm và phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường Bộ KHCN&MT có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCN trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của các KCN. Bộ KHCN&MT giao cho Cục Môi trường trực tiếp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN với các nội dung như: Tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư xây dựng KCN; Thẩm định các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, trạm trung chuyển, lưu giữ và bãi chôn lấp chất thải nguy hại của KCN; Đề xuất việc điều chỉnh tiêu chuẩn thải cho phép với các KCN; Tổ chức chỉ đạo xây dựng báo cáo thường niên về hiện trạng môi trường KCN Việt Nam; Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra môi trường KCN, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bảo vệ môi trường KCN và ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền; Làm đầu mối quản lý, cung cấp thông tin hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ xử lý và quản lý môi trường KCN; Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN trong phạm vi cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Sở KHCN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ KHCN&MT về chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách vĩ mô thực hiện nội dung công tác quản lý về bảo vệ môi trường KCN; Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý Quy chế cũng đã khẳng định nếu Công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp KCN vi phạm quy chế bảo vệ môi trường KCN sẽ bị xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường theo Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Công ty phát triển hạ tầng KCN, các doanh nghiệp KCN cố tình gây cản trở công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra môi trường sẽ bị lập biên bản trình lên UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc/và Bộ KHCN&MT để có quyết định xử lý. Hiện nay trong thực tế chúng ta có thể thấy rất nhiều trường hợp vi phạm đã bị cơ quan chức năng xử lý, điển hình như Công ty TNHH Nihon Etching, đang hoạt động tại Lô 37 khu công nghiệp Quang Minh, sản xuất lắp ráp, gia công bảo dưỡng và xử lý bề mặt các loại dụng cụ và khuôn mẫu (mạ), khi kiểm tra, công ty thực hiện không đúng một trong các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, vi phạm Điều 9 Khoản 1 Nghị định số 81/2006NĐ- CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệmôi trường, vi phạm Điều 15 Khoản 3 Nghị định số 81/2006NĐ-CP. Hiện nay vấn đề môi trường ngày càng nhận được sự quan tâm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó nguồn ô nhiễm chủ yếu và nghiêm trọng lại xuất phát từ các khu công nghiệp, vì vậy những quy định, chế tài áp dụng trong việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp ngày càng gia tăng và thắt chặt hơn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường khu công nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì vấn đề bảo vệ môi trường khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn: Một trong những nguyên nhân chính là do bài toán lợi nhuận: Điển hình như trong vấn đề xử lý nước thải nếu như đầu tư hệ thống xử lý nước thải, ngoài tốn chi phí mua máy móc, công nghệ, doanh nghiệp phải tốn thêm các khoản như chi phí bảo trì, nhân công, hóa chất để vận hành dây chuyền này. Trong khi đó mức phạt cao nhất đối với những trường hợp vi phạm cũng chỉ 100 triệu đồng, số tiền này so với phần lợi nhuận họ thu được từ việc xả thải mà không xây dựng hệ thống xử lý là quá nhỏ cho nên thay vì bỏ một khoản chi phí lớn để đầu tư xây dựng hệ thống thì họ sẵn sàng chấp nhận nộp phạt. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các khu công nghiệp, điều này chứng tỏ các công cụ được sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao do chế tài xử lý chưa mạnh tay. Dù mức xử phạt trong Nghị định 117/2009/NĐ-CP đã tăng hơn nhiều so với Nghị định 80/2006/NĐ-CP, nhưng vẫn thấp hơn so với thiệt hại mà doanh nghiệp vi phạm gây ra. Ngày 31/12/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, mức phạt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cao nhất có thể lên đến 500 triệu đồng/doanh nghiệp. Ngoài việc nộp phạt hành chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, từ tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường… đến tạm đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động và buộc di dời. Đối với ô nhiễm nước thải, ngoài cảnh cáo thì mức phạt nhẹ nhất là từ 100 – 500 nghìn đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày đêm, mức phạt cao nhất là từ 400 - 500 triệu đồng cho các hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Trong khi đó, mức phạt hành chính thấp nhất đối với vi phạm về thải khí, bụi là 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng cho hành vi thải mùi hôi thối, mùi khó chịu vào môi trường. Hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn kỹ thuật về chất thải (dưới 1,5 lần) sẽ bị phạt từ 1 - 120 triệu đồng. Mức phạt tăng dần lên tới 500 triệu đồng trong trường hợp vi phạm thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu huẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Đối với các vi phạm về tiếng ồn, mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng. Mức phạt cao nhất áp dụng cho các hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. Vi phạm các quy định về độ rung sẽ bị phạt tiền từ 15 - 50 triệu đồng. Các hành vi gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí bị phạt tiền từ 10 - 500 triệu đồng. Trong thời gian qua, có rất nhiều tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định này và vẫn thường xuyên tái phạm vì tiền phạt quá ít so với việc phải đầu tư trang thiết bị cho công tác xử lý chất thải nguy hại. Một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa thực hiện các biện pháp khắc phục, mặc dù đã quá thời hạn khắc phục hậu quả cũng vẫn chưa bị xử phạt theo Nghị định 117. Nói tóm lại công tác thanh tra môi trường còn kém, các chế tài xử phạt còn nhẹ,( mức phạt về tiền quá dễ dàng cho cơ sở tiếp tục vi phạm Luật BVMT, lợi nhuận của doanh nghiệp chưa tính đến chi phí phải chi cho công tác BVMT). chưa nghiêm minh và chưa có tính răn đe. Một biểu hiện nửa vời nữa trong xử lý vi phạm về môi trường lâu nay là công tác kiểm tra sau xử lý không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến tình trạng DN chỉ cần nộp tiền phạt là có thể coi như đã chấp hành xong quyết định xử phạt, còn việc khắc phục thế nào thì tới đâu hay tới đó. Mặt khác, đối với các DN vi phạm, bị phạt tiền nhiều hay ít không đáng ngại bằng việc bị công khai ra trước dư luận vì sợ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh DN. Cách đây vài năm, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đăng công khai “danh sách đen” các DN gây ô nhiễm tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn và hiệu quả thấy rõ là các DN sau đó chạy đua với thời gian để khắc phục vi phạm nhằm sớm được rút tên khỏi danh sách. Điều 58, nghị định 117 do Chính phủ ban hành ngày 31-12-2009 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật của các DN gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều này cho phép người ra quyết định xử phạt có quyền chủ động công khai trên các website chuyên ngành, các phương tiện thông tin đại chúng về vi phạm của DN nhằm răn đe những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, nhiều cán bộ, cơ quan có thẩm quyền xử phạt lại hiểu rằng chỉ những trường hợp vi phạm được kết luận là nghiêm trọng mới được cung cấp thông tin cho báo chí. Vì thế, rất nhiều vụ vi phạm được các cơ quan này phát hiện, xử phạt nhưng khi báo chí đề nghị cung cấp thông tin thì chỉ nhận được cái lắc đầu với lý do “không được phép công khai”. Cách hiểu như thế này rất dễ tạo kẽ hở để người thực thi pháp luật với đối tượng vi phạm thỏa hiệp cùng nhau để bưng bít thông tin mà lẽ ra dư luận có quyền được biết, từ đó giảm hiệu quả răn đe của biện pháp xử lý vi phạm. Một biểu hiện nửa vời trong xử lý vi phạm về môi trường lâu nay là công tác kiểm tra sau xử lý không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến tình trạng DN chỉ cần nộp tiền phạt là có thể coi như đã chấp hành xong quyết định xử phạt, còn việc khắc phục thế nào thì tới đâu hay tới đó. Mặt khác, đối với các DN vi phạm, bị phạt tiền nhiều hay ít không đáng ngại bằng việc bị công khai ra trước dư luận vì sợ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh DN. Cách đây vài năm, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đăng công khai “danh sách đen” các DN gây ô nhiễm tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn và hiệu quả thấy rõ là các DN sau đó chạy đua với thời gian để khắc phục vi phạm nhằm sớm được rút tên khỏi danh sách. Ngoài những khó khăn trên, trong thực tế công cụ quản lý ô nhiễm bằng mệnh lệnh kiểm soát chưa hát huy hiệu quả cao còn do hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay nhìn chung vẫn còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ; thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại; các địa phương áp dụng chưa thống nhất và còn nhiều lúng túng và nhất là thiếu các chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm. Phạm vi điều chỉnh của các điều khoản mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một cách chung chung và chưa có tính hệ thống, đồng bộ, cụ thể cho các đối tượng liên quan. Tất cả những điều này khiến cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội “lách luật”, vì vậy mà cho đến nay, chúng ta chưa giải quyết được thấu đáo các vấn đề liên qua đến quản lý môi trường khu công nghiệp và thực sự chưa thu được những kết quả khả quan như mong đợi. 3. 2.2. Công cụ Kinh tế: Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các khu công nghiệp để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường (Thuế và phí môi trường, giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm", ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái.) Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia. Ở nước ta trong lĩnh vực quản lý môi trường khu công nghiệp: + Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung cho KCN. Việc triển khai Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg đã góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hiện tại, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó các loại hình dự án mà quỹ cho vay tập trung vào các lĩnh vực như: xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp, xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, xử lý ô nhiễm làng nghề, xử lý khói bụi xi-măng và các loại bụi khác, triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng Trong suốt thời gian hoạt động (từ năm 2002 và chính thức cho vay từ năm 2004), quỹ đã cam kết cho vay hơn 566 tỷ đồng với tổng số 113 dự án trải khắp 33 tỉnh, thành phố trong cả nước, tài trợ số tiền hơn 21 tỷ đồng, ký quỹ phục hồi môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đạt gần 25 tỷ đồng, thu lệ phí bán CERs hơn 31 tỷ đồng. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực xử lý chất thải của các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 45,14%, trong khi các dự án Triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng vẫn còn hạn chế, mới chỉ ở mức 4,26% với 17 dự án. +Phí môi trường: Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Việt Nam quy định thu phí với 7 chất gây ô nhiễm đối với nước thải công nghiệp ở tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Đối với quản lý nước thải: Mức thu phí và cách tính phí nước thải công nghiệp ở Việt Nam: Theo nghị định 67/2003/NĐ-CP mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của Việt Nam được tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, theo từng môi trường tiếp nhận. Thu phí nước thải không có nghĩa là thu nước thải ra mà là thu những chất gây ô nhiễm hòa tan trong lượng nước thải. Nếu nước thải chứa càng nhiều hợp chất gây ô nhiễm môi trường thì thu phí càng nhiều và ngược lại Thu phí nước thải chỉ là một trong số nhiều công cụ kinh tế quản lý môi trường đã, đang và sẽ được đẩy mạnh áp dụng trong hời gian tới. Giải pháp ưu tiên này đã được ghi rõ trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt. Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hiện đang được các tổ chức doanh nghiệp, hộ gia đình rất quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện việc thu phí nhiều địa phương, doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và bản thân nhà quản lý cũng gặp không ít khó khăn. Khó nhất hiện nay của việc thu phí nước thải công nghiệp là việc xác định khối lượng chất thải. Hiện nay, một số địa phương tự đi đo, có nơi thì lấy số liệu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, nơi thì lấy kết quả của thanh tra, quan trắc định kỳ. Nhưng số liệu giữa các đơn vị rất khác nhau, thời gian đầu các địa phương còn lúng túng trong việc thu phí nên đã tạm dừng việc lấy mẫu phân tích mà giao cho các doanh nghiệp tự kê khai sau đó gửi tờ khai đến Sở TN&MT thẩm định. + Nhãn sinh thái, doanh nghiệp xanh, sản xuất sạch hơn: [...]... doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, những việc làm này đã bước đầu mang lại kết quả khả quan trong công cuộc bảo vệ môi trường khu công nghiệp Bên cạnh những mặt đã làm được cần chủ trương hơn nữa, đẩy nhanh hơn nữa quá trình hoàn thiện các công cụ quản lý môi trường, đặc biệt là các công cụ quản lý môi trường ở các khu KCN nhất là đối với các nước đang trong tiến trình công nghiệp. .. trường, Ban quản lý KCN, KKT địa phương, cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý Nhà nước về môi trường KCN, KKT; tăng cường phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về KCN, KKT - Tăng cường phân cấp cho Ban quản lý KCN, KKT trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường trong KCN,... cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý và giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải tại các KCX, KCN, kịp thời phát hiện các trường hợp xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép ứng dụng các công cụ tin học trong công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và tại DN - Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản hướng dẫn thủ tục về BVMT đối với các trường hợp doanh nghiệp đã đi vào hoạt động,... vệ môi trường, xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung trong KCN để đề xuất các biện pháp tổng thể điều chỉnh cơ chế, chính sách hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường KCN Trong thời gian tới, cơ chế, chính sách quản lý KCN, KKT trong lĩnh vực môi trường cần điều chỉnh theo hướng: - Xây dựng cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản. .. chức Hội thảo chuyên đề về môi trường KCN, KKT để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp phát triển hạ tầng và doanh nghiệp KCN, KKT thảo luận, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách về môi trường KCN, KKT trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện nghiêm túc vấn đề bảo vệ môi trường KCN, KKT 3 Nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường KCN: Hiện Bộ Kế... nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp quan tâm chính là làm sao để có một nguồn tài chính với lãi suất vay hợp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các dự án đầu tư, đổi mới công nghệ và xử lý môi trường của doanh nghiệp mình, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh đang ngày càng trở nên bức thiết... lực, thiết bị cho Ban quản lý KCN, KKT, Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường KCN, KKT - Xác định rõ vị trí, vai trò của Thanh tra Ban quản lý KCN, KKT trong hệ thống Thanh tra Nhà nước để đảm bảo thẩm quyền của Ban quản lý KCN, KKT trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính đối với hoạt động của KCN, KKT nói chung và bảo vệ môi trường KCN, KKT nói... 14024.Như vậy thông qua thị trường sản phẩm nó điều tiết hành vi của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp góp phần bảo vệ môi trường Như chúng ta đã thấy, việc dán nhãn sinh thái mang lại hiệu quả cao trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng, song, do nhiều hạn chế về mặt thông tin, hơn nữa đây là một vấn đề hết sức mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp của ta còn chưa hiểu... hàng hóa của mình Ngoài ra, về năng lực quản lý, để áp dụng dán nhãn sinh thái, yêu cầu các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức quản lý môi trường theo cách tiếp cận hệ thống Đây là một phương thức quản lý còn rất mới đối với các doanh nghiệp của ta, vì vậy, việc triển khai áp dụng sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó, việc nâng cao trình độ quản lý của các doanh nghiệp là điều rất cần thiết Về kinh... nghiệm, phân tích chất lượng môi trường nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn về môi trường cho doanh nghiệp Đồng thời, bảo đảm kết quả phân tích mẫu chính xác, khách quan, trung thực để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đảm bảo được tính chính xác, hạn chế việc khiếu nại của doanh nghiệp IV KẾT LUẬN: Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường KCN đã nỗ lực xây

Ngày đăng: 20/11/2014, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan