Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh

124 1.1K 2
Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG TUẤN TRUNG TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VÀ TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên, Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG TUẤN TRUNG TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VÀ TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ THANH QUÝ Thái Nguyên, Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Đào Thủy Nguyên TS. Ngô Thị Thanh Quý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học trên đây là của riêng tôi. Các kết quả, dẫn chứng trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả Nông Tuấn Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ", đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn. Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy, các cô khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tận tình về mọi mặt trong quá trình tôi học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Sau đại học đã chỉ dẫn, quản lý chặt chẽ về thủ tục, thời gian và những điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Với sự biết ơn chân thành, tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: TS. Ngô Thị Thanh Quý - Người đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Bên cạnh đó tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Thư viện tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Trung học phổ thông Thông Nông tỉnh Cao Bằng. Xin cảm ơn gia đình, người thân, các bạn lớp Cao học Văn K19 đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn thạc sĩ. Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong trong Luận văn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả Nông Tuấn Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Tư liệu nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Đóng góp của luận văn 8 8. Bố cục của luận văn 8 Chương 1: TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 9 1.1. Khái quát về tục ngữ 9 1.1.1. Khái niệm tục ngữ 9 1.1.2. Khái quát nội dung, nghệ thuật của tục ngữ 10 1.2. Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử trong gia đình 15 1.2.1. Khái niệm về văn hóa ứng xử 15 1.2.2. Quan niệm về gia đình 17 1.3. Văn hóa ứng xử gia đình của người Việt trong tục ngữ 20 1.3.1. Quan hệ ứng xử vợ chồng 20 1.3.2. Quan hệ ứng xử cha mẹ - Con cái 24 1.3.3. Quan hệ ứng xử anh (chị) em 29 1.3.4. Tục ngữ truyền thống phản ánh mối quan hệ trong họ hàng người Việt 35 Chương 2: TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC TÀY 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii 2.1. Gia đình truyền thống của người Tày 41 2.1.1. Phong tục văn hóa dân tộc Tày 41 2.1.2. Gia đình dân tộc Tày 42 2.1.3. Nét đẹp nhận con nuôi, kết tồng của dân tộc Tày 44 2.2. Vai trò người đàn ông trong gia đình người Tày 45 2.2.1. Nhiệm vụ cơ bản người đàn ông Tày trong gia đình 45 2.2.2. Tầm quan trọng của người đàn ông trong gia đình dân tộc Tày 47 2.3. Vai trò người phụ nữ trong gia đình người Tày 49 2.3.1. Vai trò đồng làm chủ gia đình của phụ nữ Tày 49 2.3.2. Văn hóa ứng xử của người phụ nữ Tày trong gia đình 50 2.4. Quan hệ ứng xử vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh (chị) – em, họ hàng, nội ngoại 52 2.4.1. Quan niệm chọn con dâu, con rể dân tộc Tày 52 2.4.2. Cơ sở mối quan hệ vợ chồng 54 2.4.3. Quan hệ ứng xử vợ chồng 55 2.4.4. Quan hệ ứng xử cha mẹ con cái 58 2.4.5. Quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình 62 2.4.6. Quan hệ ứng xử anh chị em ruột 63 2.5. Tục ngữ Tày phản ánh mối quan hệ họ, hàng nội ngoại 65 2.5.1. Cơ sở lí luận của mối quan hệ họ hàng. 65 2.5.2. Quan hệ họ hàng – thông gia 67 Tiểu kết 70 Chương 3: SO SÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VÀ TỤC NGỮ TÀY 71 3.1. Những điểm gặp gỡ trong văn hóa ứng xử giữa người Việt và người Tày 71 3.1.1. Chú trọng đến đạo nghĩa, đề cao lối sống trọng tình, trọng sự hòa thuận 71 3.1.2. Ứng xử tinh tế, mềm dẻo 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii 3.2. Những nét đặc thù trong văn hóa ứng xử gia đình của người Tày 76 3.2.1. Tính “gia đình chủ nghĩa” 76 3.2.2. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ gia đình – xã hội 78 3.3. Sự độc đáo trong cách thể hiện của tục ngữ Tày và tục ngữ Việt 80 3.3.1. Tính giàu vần điệu của tục ngữ Việt 80 3.3.2. Tính đa nghĩa của tục ngữ Việt 82 3.3.3. Tục ngữ Tày sử dụng nhiều điển tích, giai thoại 84 3.3.4. Tục ngữ Tày có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng 87 Tiểu kết: 90 Phần 3: KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng, với nhiều thể loại khác nhau. Ngay từ thời thơ ấu chúng ta đã được nghe những lời hát ru của ông, bà, cha, mẹ hay những làn điệu dân ca của chính dân tộc mình. Được nghe những điều kỳ diệu thông qua những câu chuyện thần thoại, những câu chuyện cổ tích. Khi lớn lên chúng ta lại nhận được những bài học quý giá, về cách đối nhân xử thế thông qua các câu tục ngữ mà cha ông ta đã đúc kết từ ngàn xưa. Điều quan trọng hơn là tục ngữ còn dạy cho chúng ta về cách ứng xử trong gia đình theo chuẩn mực đạo đức truyền thống. Chúng ta nhận được ở tục ngữ những bài học quý báu như vật gia bảo mà cha ông đã trao truyền. Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và là tinh hoa của dân tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học Việt Nam, so với các thể loại văn học khác, tục ngữ là thể loại văn học dân gian có sức hút mạnh mẽ trong giới nghiên cứu. Sức hút ấy không phải chỉ vì tục ngữ là sản phẩm tư duy, tinh thần của con người. Mà tục ngữ là công cụ diễn đạt những tri thức kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh sâu sắc, thâm thúy nhưng không mất đi tính nghệ thuật trong văn học. Những câu tục ngữ được đúc kết từ thực tiễn đời sống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó phản ánh mọi phương diện trong đời sống tinh thần của con người, trong đó văn hóa ứng xử của nhân dân được nói đến ở tất cả các khía cạnh. Trong gia đình người Việt cũng như người Tày, tục ngữ đã dạy ta cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình, anh em họ hàng, theo đúng chuẩn mực đạo đức truyền thống. 1.2. Gia đình là cái nôi phát triển nhân cách của trẻ nhỏ. Môi trường gia đình có tầm quan trọng trong việc hình thành giá trị sống lành mạnh, tốt đẹp cho mỗi con người. Gia đình bền vững mới tạo một nền móng vững chắc cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 xã hội. Cho nên trong quan niệm của người xưa giáo dục gia đình phải gia giáo, đảm bảo kỷ cương, có thứ bậc, ngôi vị. Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Những giá trị đạo đức, xã hội của tư tưởng Nho giáo được cha ông ta răn dạy, chỉ bảo từ khi con cái còn thơ đến lúc trưởng thành, tất cả đều được gửi gắm trong tục ngữ. Đó là những bài học ứng xử về hiếu nghĩa, đạo làm con, tình thương yêu chị em ruột thịt, anh em họ hàng. Trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có gia đình. Với những chính sách kinh tế, xã hội mới đã góp phần nâng cao mức sống của các gia đình một cách nhanh chóng. Kéo theo đó, điều kiện hưởng thụ, văn hóa được nâng cao, cùng với việc quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng, con cái được xác lập. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động một cách mạnh mẽ đến môi trường gia đình. Các giá trị truyền thống bị thay đổi. Ở nhiều gia đình, cha mẹ mải chạy theo cuộc sống vật chất đã lãng quên thiên chức làm mẹ, làm cha, thiếu trách nhiệm với con cái. Người con mải mê kiếm tiền đã quên đi trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, làm mất đi nghĩa vụ đạo đức cao quý. Sự suy thoái trong văn hóa gia đình đã khiến cho nét đẹp mang tính văn hóa trong quan hệ ứng xử bị mai một. Nghĩa vụ đạo đức, sự hy sinh, lòng chung thủy, niềm tin bị xói mòn. Do khi tiếp thu những nét văn hóa mới du nhập từ bên ngoài, nhiều người đã lầm tưởng tất cả những cái mới được coi là hiện đại, văn minh, tiến bộ. Còn những gì thuộc về quá khứ của dân tộc đều cũ kỹ, bảo thủ, lạc hậu. Cho nên những ảnh hưởng của cái gọi là mới được tiếp thu một cách nhanh chóng, không có chọn lọc làm xáo trộn nếp sống gia đình. Khiến cho việc xác định những chuẩn mực trong ứng xử gia đình của mỗi thành viên bị sai lệch. Nó dẫn tới mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh chị em, họ hàng bị sứt mẻ. Chính vì thế khi tiếp thu văn hóa nước ngoài cần phải có sự chọn lọc. Không thể coi những cái cũ là lạc hậu, những điều mà cha, ông ta đã đúc kết từ bao đời trong những [...]... giữ và bảo tồn Thông qua việc nghiên cứu đề tài Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ” nhằm hướng tới mục đích: Rút ra được những nhận xét về tục ngữ người Việt và tực ngữ Tày thể hiện văn hóa ứng xử trong mối quan hệ gia đình, thấy được giá trị của tục ngữ gia đình trong đời sống của nhân dân Rút ra được những bài học quý báu về cách ứng xử trong gia đình. .. xử trong gia đình Gợi ý một hướng nghiên cứu mới về tục ngữ trong cái nhìn đối sánh giữa các dân tộc để từ đó thấy được vẻ đẹp chung và nét đẹp riêng trong những chuẩn mực truyền thống 8 Bố cục của luận văn Phần một: Mở đầu Phần hai: Nội dung Chương 1: Tục ngữ người Việt về văn hóa ứng xử trong gia đình Chương 2: Tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử trong gia đình người Tày Chương 3: So sánh văn hóa ứng xử. .. đình thông qua tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những câu tục ngữ của người Việt và tục ngữ của dân tộc Tày về văn hóa ứng xử trong gia đình Trong đó, hướng đến tìm hiểu về các mối quan hệ gia đình như: quan hệ vợ chồng, con cái, anh chị em, họ hàng trong gia đình người Việt, có sự đối sánh với tục ngữ dân tộc Tày Số hóa bởi Trung... ít nói tục ngữ trong quá trình giao tiếp, diễn đạt Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh , với mong muốn giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa ứng xử gia đình của người Việt và người Tày Thấy được nét tương đồng, khác biệt về phong tục tập quán của dân tộc Việt và dân tộc Tày Những vẻ đẹp văn hóa truyền... nghiên cứu Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ chính của đề tài là: Khảo sát cụ thể các câu tục ngữ của người Việt và người Tày phản ánh văn hóa ứng xử trong gian đình Phân tích, so sánh đối chiếu giữa tục ngữ người Việt và tục ngữ người Tày về văn hóa ứng xử gia đình trên phương diện nội dung và hình thức 5 Tư liệu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi... hiện trong tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày Phần 3: Kết luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chương 1 TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 1.1 Khái quát về tục ngữ 1.1.1 Khái niệm tục ngữ Từ trước đến nay, ở Việt Nam trong khoa học nghiên cứu về tục ngữ có rất nhiều định nghĩa về thể loại này: Tác giả Vũ Ngọc Phan trong công trình "Tục ngữ. .. triết lý ứng xử trong gia đình và triết lý ứng xử trong xã hội Trong khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề ứng xử trong phạm vi gia đình trong tục ngữ người Việt và tục ngữ dân tộc Tày Đó là sự thể hiện văn hóa ứng xử giữa cha mẹ - con cái; anh (chị) - em trong gia đình: vợ - chồng, họ hàng nội ngoại 1.2.2 Quan niệm về gia đình Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách... so sánh có liên quan, chúng tôi thấy thật khó có thể tìm được những công trình so sánh giữa tục ngữ người Việt và tục ngữ người Tày Đó là những khó khăn nhưng chúng tôi cũng xác định trên cơ sở nền tảng của những công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã kế thừa, phát triển và đi sâu vào một nét văn hóa của người Việt và người Tày đó là: Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình. .. nội dung phản ánh để rút ra giá trị trong văn hóa ứng xử trong gia đình - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm mục đích soi rọi để thấy được sự giống nhau và khác nhau về những quan niệm ứng xử trong gia đình của dân tộc Việt và dân tộc Tày Từ đó tìm đến được với cái chân, thiện, mĩ trong các câu tục ngữ dân tộc Tày So sánh tục ngữ của người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học... baomoi.com trong bài viết: Văn hóa ứng xử trong bữa ăn của người Tày đã đề cập đến nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng xử gia đình thông qua bữa ăn Mỗi thành viên tự ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong gia đình Họ luôn dành sự ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, người ốm đau, phụ nữ đang ở cữ hay có mang Đối với người Tày ứng xử ăn uống trong mỗi gia đình còn là ý thức, sự nhường nhịn Số hóa . 1: Tục ngữ người Việt về văn hóa ứng xử trong gia đình Chương 2: Tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử trong gia đình người Tày Chương 3: So sánh văn hóa ứng xử được thể hiện trong tục ngữ người Việt. đã kế thừa, phát triển và đi sâu vào một nét văn hóa của người Việt và người Tày đó là: Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ”.Với công trình. Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ” nhằm hướng tới mục đích: Rút ra được những nhận xét về tục ngữ người Việt và tực ngữ Tày thể hiện văn

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan