TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

15 1.1K 1
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT  HỌC PHẬT GIÁO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Tiểu luận Triết Học Đề tài NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Họ tên: Phan Ngọc Thanh Bảo Lớp: 09 – CHKT.Đ5 Khóa :21 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TP.HCM 2012 1 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo MỤC LỤC A. Phần mở đầu 1 B. Phần nội dung 2 I Sự hình thành và phát triển của Triết học Phật Giáo 2 II Những tư tưởng cơ bản của Triết học Phật Giáo 2 1. Tư tưởng về thế giới quan 2 2. Tư tưởng về nhân sinh quan 4 III Ảnh hưởng của Phật Giáo đến đời sống xã hội Việt Nam 7 IV Những giá trị và hạn chế của Triết học Phật Giáo 10 C. Phần kết luận 12 Tài liệu tham khảo A. Phần mở đầu Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảng hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng 2 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân. Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay tương đối được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử … của Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực khác. Phật học đã trở thành một trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội, trước mắt có quan hệ mật thiết với xã hội học. Hơn nữa quá trình Phật giáo phát triển và truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành và phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng và đạo đức, Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng. Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai. B. Phần nội dung I. Sự hình thành và phát triển của Phật Giáo Triết học Phật giáo ra đời cách đây khoảng 2600 năm do một hoàng tử sáng lập có tên là Tất Đạt Đa, đây là thời kỳ mà đất nước Ấn đố bị chia thành nhiều nước nhỏ, cuộc sống nhân dân lúc bấy giờ rơi vào cuộc sống hết sức cùng khổ . Triết học Phật giáo ra đời như một hệ tư tưởng hướng đến giải thoát con người và hướng cón người thực hiện những điều để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Triết học Phật giáo nhìn chung có 3 bộ sách kinh điển được gọi là Tam Tạng gồm có: Tạng Kinh, Tạng Luận và Tạng Luật. Triết học phật giáo chính là giáo lý mà Tất Đạt Đa đã thuyết giảng. Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực Á - Phi, gần đây được truyền tới các nước Âu - Mỹ. Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tập tục, dân 3 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia. II. Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo 1. Tư tưởng về thế giới quan a. Thuyết vô thường. Vô thường là chuyển biến thay đổi. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến. Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức. • Một là Sátna (Kshana) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời gian hết sức ngắn. • Hai là: Nhất kỳ vô thường. Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sự vô thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi, thường là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai. Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, thành, hoại, không. Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý phật. b. Thuyết vô ngã. Từ thuyết vô thường. Phật nói sang vô ngã. Vô ngã là không có cái ta. Thực ra làm gì cũng có cái ta trường tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ, từng Satna. Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín. Hai thuyết vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật. Chấp ngã chấp có cái ta thường còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử sinh ra đau khổ cho con người. Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô ngã Phật 4 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo đã xây dựng cho đệ tử một phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của mình, hay nói một cách khác một cuộc sống một người vì mọi người, mọi người vì một người. c. Duyên Với lý nhân duyên sinh Phật muốn nói tới một định lý. Theo định lý ấy sự vật vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành, sự vật, vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã. Thế giới vũ trụ, vạn pháp đều cấu thành bởi hệ thống nhân duyên trùng trùng điệp điệp. Các pháp không có thực thể, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, một cách giả hợp mà sinh ra. Bởi thế tìm kiếm đến cùng cũng không thấy vạn pháp có “thủy” và xét đến muôn đời cũng không thấy vạn pháp có “chung”. Vạn pháp là vô thủy, cái nguyên nhân đầu tiên của các pháp hay cái chung cùng của sự vật. Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật hình thành là do nhân duyên hoà hợp, sự vật là hư giả, là giả hợp không có tính tồn tại. Như vậy con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình. Thuyết nhân duyên quả báo gọi là thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật. Phật chủ trương không bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền nào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật. Sự vật sinh ra là có nhân nguyên nhân. Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được. Sự vật là một chuỗi nhân quả, là một tràng nhân quả nối tiếp nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng. Sự vật là bất định, người tu hành căn cứ vào thuyết này mà tu dưỡng và tiến tới trên con đường giải thoát về nhân. Suy rộng ra theo giáo lý Phật thì mỗi ý nghĩ của tâm ta, mỗi hành động của thân ta, mỗi lời nói của chúng ta cũng là những hạt nhân của chúng ta gieo hàng ngày. Những hạt nhân khi gặp đủ duyên sẽ nảy nở thành quả. Với những luận thuyết cơ bản như trên đã hình thành nên thề giới quan phật giáo. Phật quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển không ngừng theo quy luật nhân duyên. Một hiện tượng phát sinh không phải là do một nhân mà do nhiều nhân 5 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo và duyên. Nhân không phải tự mà có mà do nhiều nhân duyên đã có từ trước. Như vậy một hiện tượng có liên quan đến tất cả các hiện tượng trong vũ trụ. 2. Tư tưởng về nhân sinh quan Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của Triết lý Phật giáo nguyên thủy, nó mang bản tính nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan, bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống xã hội thần bí về đời sống con người. Quan niệm về cuộc đời con người trong Phật giáo được tập trung nhất ở Tứ diệu đế - cơ sở nền tảng của lâu đài Phật giáo. a. Khổ đế Quan niệm của Triết học Phật giáo về “khổ” trong cuộc đời. Trong Phật giáo có nhiều cách phân loại khổ: nhị khổ, tam khổ, tứ khổ, ngũ khổ, bát khổ. • Nhị khổ: Nội khổ, ngoại khổ • Tam khổ: Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ • Tứ khổ: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ. • Ngũ khổ : Nỗi khổ sinh lão bệnh tử, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ • Bát khổ : sinh; lão; bệnh; tử; ái biệt ly; oán tăng hội; sở cầu bất đắc và ngũ uẩn khổ. b. Nhân đế Là những nguyên nhân sâu xa của những nổi khổ ở trên. Phật giáo bàn nhiều đến 12 nguyên nhân gây khổ (thập nhị nhân duyên). Nếu giải thích thập nhị nhân duyên theo chiều thuận thì trước hết bắt đầu từ vô minh. • Vô minh : là sự mông muội mờ tối không sáng tỏ, không bản nhiên của tâm trí con người. Vô minh là không nhận thức được bản chất của vạn pháp và không thấu triệt được chân bản tính của mình. • Hành: có nghĩa là hành động tạo tác theo ý muốn của mình và do hành động tạo tác nên tạo ra nghiệp. Tất cả những tư tưởng, lời nói, việc làm thiện và bất thiện đều 6 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo nằm trong hành. Chúng trực tiếp bắt nguồn từ vô minh hay gián tiếp từ vô minh thúc đẩy và nhất định đều tạo nghiệp. • Thức: là ý thức, biết ta là ta. Do thức mà có danh sắc phát sinh ý thức, là quả cho hành và lại là nhân cho danh sắc. • Danh sắc: là tên và hình.Danh sắc phát sinh cùng một lúcvới thức tái sinh. Nếu hành và thức thuộc về kiếp quá khứ và hiện tại của một chúng sinh, thì thức và danh sắc lại cùng phát sinh trong một kiếp sống. Do có danh sắc (tức tên và hình của ta) mà có lục căn tiếp xúc tiếp nhận sự tác động của ngoại giới. • Lục nhập: sự tiếp xúc tác động qua lại giữa lục căn với lục trần tạo ra lục thức(thị giác, thính giác,khứu giác,vị giác,xúc giác) • Xúc: là điểm giao hợp liên quan của ba yếu tố “căn”, “trần” và “thức”. • Thụ: Do xúc mà có thụ, đó là xúc làm quả cho lục căn và làm nhân cho thụ. Thụ là tiếp thụ, thu nhận các tác động của đối tượng vào mình khi các đối tượng ấy tiếp xúc với các giác quan. • Ái: Do có thụ cảm, thu nhận, tiếp thụ mà có ái, ấy là thụ là quả cho xúc mà lại làm nhân cho ái phát sinh. Ái là luyyến ái, khao khát yêu thích, mong muốn bấu víu. • Thủ: là giữ lấy, cố bám lấy vật mà mình ham muốn. Nguyên nhân của thủ chính là do luyến ái lầm lạc. • Hữu: là có tồn tại, hiện hữu, có ta với sắc, thụ,tưởng, hành,thức nên mới có ái dục gây nên nghiệp. Hữu là hành động tạo nghiệp thiện và bất thiện và những cảnh giới của chúng sinh. • Sinh: là ta sinh ra ở thế gian. Sinh là hiện tượng phát sinh của những hiện tượng tâm - vật - lý. Có sinh tất có lão tử, ấy là sinh làm quả cho hữu và làm nhân cho lão tử. • Lão, tử: là già và chết. Đã sinh ra tất phải có già và chết. Nhưng sống và chết, sinh và tử là hai mặt đối nhau mà không tách rời nhau như sáng và tối, âm và dương níu kéo con người trong vòng sinh tử luân hồi. c. Diệt đế: Cách thức để tiêu diệt cái khổ. 7 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo Phật giáo quan niệm mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được. Khi chấm dứt được khổ thì đó là lúc con người được giải thoát, con người được tự do, tự tại làm chủ được mình, không bị ngoại cảnh chi phối, không bị chìm đắm trong luân hồi. Theo triết lý Phật giáo muốn vậy phải diệt mọi ái dục, dứt bỏ được vô minh, đạt tới trạng thái Niết bàn. d. Đạo đế Là cách thức, con đường để được giải thoát khỏi nỗi khổ. Con đường đó không phải là cách tu luyện khổ hạnh, cũng không phải là chìm đắm trong dục lạc thấp hèn thô bỉ. Có tám con đường để đạt đến sự giải thoát. Phật giáo gọi là “bát chánh đạo”. • Chính kiến: nhận thức đúng, nhìn nhận rõ phải trái, không để những điều sai trái che lấp sự sáng suốt của mình. • Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn để đạt được tới chân lý và giác ngộ. • Chính ngữ: chỉ nói những điều đúng đắn, điều phải, điều tốt hay nói cách khác là giữ lời nói dược chân chính. • Chính nghiệp: hành động, làm việc đúng đắn, không làm những điều tàn bạo gian ác, giả dối. • Chính mệnh: sống đúng đắn, trung thực, nhân nghĩa, không tham lam, gian tà vụ lợi. • Chính tinh tấn: nổ lực, sáng suốt vươn lên một cách đúng đắn. Dùng chân lý mà gắng tu đạo Niết Bàn. Cụ thể là cố gắng làm thiện trừ ác trong ý nghĩ hành động. • Chính niệm: phải luôn tâm niệm và suy nghĩ đến đạo lý chân chính, đến điều tốt, không được nghĩ đến điều xấu xa, bạo ngược và tà đạo. • Chính định: kiên định, tập trung tư tưởng tâm trí vào con đường đạo lý chân chính không để bất cứ điều gì làm lay chuyển tâm trí đạt tới giác ngộ. Tám điều trên liên hệ mật thiết với nhau và được phân thành ba nhóm gọi là “tam học”: giới (gồm chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn), định (gồm chính niệm, chính định), tuệ (gồm chính kiến, chính tư duy). Tóm lại: Mục đích và nội dung của nhân sinh quan Phật giáo là giải thoát và cứu rỗi tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ, đạt được trạng thái cực lạc siêu không gian, siêu thời 8 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo gian. Nhân sinh quan Phật giáo có sự hạn chế đó là để đạt mục đích giải thoát Phật giáo lại thực hiện bằng cách loại bỏ dần nguyên nhân của sự tồn tại của thế giới hiện thực. III. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội Việt Nam 1. Ảnh hưởng trong văn học Phật giáo quan niệm con người và mọi sự vật hiện tượng luôn gắn với nghiệp, kiếp, luân hồi: “kiếp mần thân chịu”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Điều đó để nhắc nhở mọi người rằng số kiếp đã quy định mình như thế rồi không thể nào thay đổi được nữa. Là người Việt Nam không ai là không hiếu kính cha mẹ. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có mà chính là nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt. Đạo Phật rất coi trọng đạo hiếu, lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ tạo nên những cảm nhận in đậm trong lòng người dân Việt và đã thể hiện linh động ngay trong ca dao, dân ca: 9 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. 2. Ảnh hưởng qua phong tục, tập quán. a. Ảnh hưởng qua tập tục ăn chay, thờ Phật Ăn chay xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo .Vì khi đã trở về với Phật pháp, mỗi phật tử phải thọ giới và trì giới trong đó giới căn bản là không sát sanh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Trong hành động, lời nói và ý nghĩ Phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Ăn chay và thờ Phật là hai việc luôn đi đôi với nhau của người Việt Nam. Việc thờ Phật trong dân gian không chỉ đối với Phật tử, mà những người không phải Phật tử cũng dùng tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm. b. Ảnh hưởng qua tập tục cúng rằm, mồng một và lễ chùa. Theo đúng truyền thống, tập tục cúng rằm, mồng một là một tập tục cúng sóc vọng là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bồ Tát và ngày sám hối. Ngoài ra người Việt còn có tập tục đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như rằm tháng giêng, rằm tháng tư (ngày Phật Đản), rằm tháng bảy (lễ Vu Lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống người Việt. c. Ảnh hưởng qua nghi thức ma chay. Theo phong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây nghi thức ma chay rất phiền phức và hao tốn. Tuy nhiên nhờ có sự dẫn dắt của chư Tăng tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn. 3. Ảnh hưởng của Phật Giáo qua các loại hình nghệ thuật a. Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn hóa, nhất là các chủng loại này thuộc về di sản mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc. Tính triết lý "nhân quả báo ứng" 10 Ti ểu luận : Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo [...]... sự hạn chế trong việc phục vụ xã hội của Phật giáo như làm thế nào để kinh doanh nguồn tài sản của Phật giáo nhằm khắc phục sự ảnh hưởng trong vấn đề kêu gọi đóng góp thường bị chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế cá nhân và đôi khi bị ảnh hưởng tác dộng của các cơ quan thông tin báo chí mà vẫn phù hợp với giáo nghĩa và giới luật của Phật giáo 13 Tiểu luận: Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết. .. không tiến hành cuộc thảo luận, trừ khi Ngài chắc chắn đã hiểu rõ quan điểm người tranh luận 12 Tiểu luận: Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tư ng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe Ngài bắt đầu bằng những điều đã hiểu biêt và nhấn mạnh vào điều ấy như một nguyên... tranh chống ngoại xâm Đạo Phật đối với Việt Nam không chỉ là một tôn giáo mà còn là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc truyền thống IV Những giá trị và hạn chế của Triết học Phật giáo 1 Những giá trị a Giá trị về mặt giáo dục Những bài pháp của Đức Phật thường được trình bày chi tiết và tỉ mỉ Tính rõ ràng, trong sáng và trình bày có logic đã làm nỗi bật các bài pháp dài của Ngài, những bài pháp được tuyên... Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 1997 3 Nguyễn Duy Cần, Tinh hoa Phật giáo, NXB thành phố HCM, năm 1997 4 Viện triết học, Lịch sử Phật giáo Việt Nam , NXB khoa học xã hội Hà Nội, năm 1988 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học) , tập... nhân loại nói chung trong tư ng lai 4 Đạo Phật với chiến tranh và hòa bình Đạo Phật chủ trương một cuộc sống vị tha, một cuộc sống hoà hợp, loại trừ mọi oán thù Lịch sử Phật giáo chứng minh, trong suốt thời gian truyền bá trong khắp cõi Á Đông, đạo Phật không làm rơi một giọt máu nào 11 Tiểu luận: Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo Trong giáo lý Phật, ở phần giới luật,... nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học) , tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001 6 Nguyễn Thị Hương, Tiểu luận: Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, lớp văn Cao học khóa 19 15 Tiểu luận: Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo ... ông cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển 14 Tiểu luận: Những tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Bùi Văn Mưa (chủ biên) - TS Trần Nguyên Ký - PGS TS Lê Thanh Sinh TS Nguyễn Ngọc Thu - TS Bùi Bá Linh, TS Bùi Xuân Thanh, Đại cương về lịch sử Triết học phần 1, trường Đại học Kinh Tế... đến những điều suy đoán làm lãng phí thời gian và khuyên nhủ ta nên cố gắng "biết về sự vật như nó thực sự đang là." Ở đây tầm quan trọng nhắm vào cả sự hiểu biết lẫn sự thực b Giá trị thiết thực, nhân bản của Phật giáo Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội Bởi lẽ, con người là đối tư ng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo. .. cốt tư ng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này Về hội họa: Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và. .. Triết học Phật giáo C Phần kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của Phật giáo, hệ tư tưởng của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và người dân ta, đồng thời hiểu thêm về lịch sử nước ta Đặc biệt đề tài này cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy con người Việt Nam trong tư ng lai . người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai. B. Phần nội dung I. Sự hình thành. tư tưởng cơ bản và giá trị - hạn chế của Triết học Phật giáo MỤC LỤC A. Phần mở đầu 1 B. Phần nội dung 2 I Sự hình thành và phát triển của Triết học Phật Giáo 2 II Những tư tưởng cơ bản của Triết. quan đến tất cả các hiện tượng trong vũ trụ. 2. Tư tưởng về nhân sinh quan Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của Triết lý Phật giáo nguyên thủy, nó mang bản tính nhân bản sâu sắc nhưng cũng

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan