TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

28 504 0
TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI HVTH : NGUYỄN XUÂN YÊN STT : 141 NHÓM : NHÓM 8 LỚP : CAO HỌC ĐÊM 1 - K20 GV : TS. BÙI VĂN MƯA HCM, Tháng 5/2011 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 3 1. Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại 3 1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại 3 1.2. Những tư tưởng và những nhà triết học tiêu biểu 4 2. Khái quát chung về triết học Ấn Độ cổ đại 8 2.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại 8 2.2. Những tư tưởng và những nhà triết học tiêu biểu 9 Chương II: So sánh triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 12 1. Sự tương đồng của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 12 2. Sự khác biệt của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 16 Kết luận 25 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Khi nhắc đến khởi nguyên tiềm tàng của nền triết học nhân loại chúng ta không thể không nói đến hai nền triết học lớn của thế giới, đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại. Có thể nói Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại là những cái nôi của triết học thế giới, là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học, làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống triết học thế giới sau này. Từ trong sự khởi đầu đó, các nhà triết học sau này đã nhìn thấy mầm mống của các kiểu thế giới quan, các trường phái tư tưởng vẫn còn nguyên giá trị đến bây giờ. Nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơ bản của triết học mà sau này các học thuyết triết học khác từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình được thể hiện rất rõ. Những thành tựu triết học của Hy Lạp cổ đại xứng đáng ghi một mốc son trong lịch sử triết học loài người. Trong khi đó, triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và giải quyết những vấn đề của tư duy triết học. Đó là những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan nhằm tìm kiếm con đường giải thoát chúng sinh ra khỏi thực tế xã hội luôn xung đột đẳng cấp và chủng tộc khắc nghiệt. Đặc biệt, triết học Ấn Độ cổ đại đã giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tâm linh tôn giáo. Sự phản tỉnh nhân sinh là một ưu thế của nền triết học này, là một giá trị triết học mà con người hiện đại không thể bỏ qua. Tuy xuất phát từ hai nền văn hoá khác nhau nhưng cả triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại đều nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học, nâng cao khả năng tư duy lý luận của loài người, là hai mặt của một vấn đề, chúng tồn tại và bổ sung hoàn hảo cho nhau. GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 1 Việc tìm hiểu sự tương đồng và khác nhau của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại giúp chúng ta có khái niệm gần như hoàn chỉnh về triết học phương Tây và triết học phương Đông, những ảnh hưởng của nó đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó chúng ta biết cách vận dụng những tinh hoa của hai nền triết học này, nâng cao khả năng tư duy, nhận thức thế giới, con người và xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của hai nền triết học này là vấn đề cần thiết, rất cấp bách trong điều kiện thế giới đổi thay nhanh chóng như hiện nay. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này làm đề tài tiểu luận Tuy nhiên với lượng kiến thức tìm hiểu còn chưa đầy đủ và quỹ thời gian có hạn nên bài viết của chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong sự giúp đỡ và đóng góp của thầy và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Bài viết không chỉ nêu lên hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, những tư tưởng cùng những trường phái của hai nền triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại, mà mục đích chính của bài viết là làm rõ nét được những tương đồng và khác biệt giữa hai nền triết học cổ đại này. 3. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết hình thành trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh các nguồn tư liệu tham khảo với nhau để có được kết quả chính xác nhất, tránh cách nhìn phiến diện. GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỘC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1. KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ. Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để Hy Lạp trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công – thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng. Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học. Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học.Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu - đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. Những tư tưởng triết học thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản là: thứ nhất, nó thể hiện thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị; thứ hai, triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trường phái duy vật và duy tâm, vô thần và hữu thần; thứ ba, nó nổi bật bởi tính tổng hơp, đa dạng, nhưng là triết học còn ở trình độ thấp; thứ tư, nó đã xây dựng nên phép GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 3 biện chứng tự phát; và cuối cùng, triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề con người. 1.2 Những tư tưởng và những nhà triết học tiêu biểu 1.2.1 Chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet-trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt đỉnh cao trong trường phái Nguyên tử luận. 1.2.1.1 Trường phái Milet Trường phái triết học Milet do 3 nhà triết học lập nên: Thales, Anaximandre và Anaximène nhằm làm sáng tỏ bản nguyên vật chất của thế giới. Thales là thủy tổ của khoa học và triết học Hy Lạp. Ông cho rằng nước là bản chất của vạn vật, nước luôn luôn thay đổi hình thái nên mới sinh ra các vật thể khác nhau. Ông cho rằng trong thế giới "Vật chất là có mãi, không thể sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt đi". Ông nhận xét rằng : Nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở về với nước; không có nước thì không có gì cả. Như vậy ông cũng đã phá vỡ mê tín cho rằng "Thần là kẻ sáng tạo ra vạn vật". Quan niệm của ông tuy còn mộc mạc thô sơ nhưng đã chống lại quan điểm tôn giáo về nguồn gốc vũ trụ. Anaximandre cho rằng cơ sở vật chất đầu tiên không phải là vật cụ thể mà là các nguyên tố khởi đầu khó nhận thức bằng giác quan. Vũ trụ là một thể vật chất vô cùng rối ren, phức tạp, luôn chia thành những mặt đối lập nhau: khô và ướt, nóng và lạnh. Vũ trụ được phản ánh trừu tượng hơn và vật chất không đồng nhất với vật cụ thể và có liên hệ vĩnh viễn, có biến chuyển và ảnh hưởng lẫn nhau. Đó là cái quan điểm biện chứng có tính chất nguyên thủy. Anaximène cho rằng nguồn gốc của vạn vật bắt đầu từ không khí. Nhờ không khí và sự chuyển động của nó, vạn vật trong vũ trụ được tạo ra và sau đó lại quay về dạng không khí. Ông là người nghiên cứu nguồn gốc vụ trụ trên quan điểm vô thần. GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 4 Đóng góp chính quan trọng nhất của trường phái Milet này là đã được đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập 1.2.1.2 Trường phái Héraclite Do nhà duy vật Héraclite (530-470 TCN) sáng lập. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ Hy Lạp. Ông cho rằng lửa là dạng vật chất đầu tiên. Vũ trụ là một thể thống nhất của vạn vật, không phải do thần linh sáng tạo ra, cũng không phải do người sáng tạo ra. Trong quá khứ, trong hiện tại cũng như trong tương lai, nó là do ngọn lửa vĩnh viễn, linh hoạt nhen nhóm lên theo quy luật, đồng thời cũng theo quy luật mà tiêu vong, tàn lụi và bùng cháy theo cái logic "Quy luật trật tự" nội tại của chính mình. Khi coi vận động của vật chất là vĩnh viễn, và dựa vào kinh nghiệm mà ông xem thế giới "vừa tồn tại, vừa không tồn tại", vạn vật luôn nằm trong quá trình không ngừng sinh thành, biến đổi và chuyển hóa "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông". Thế giới vật chất "vừa đa dạng, vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa, vừa xung đột". Như vậy Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phán đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sau này Marx đã đề cập và đi sâu. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Héraclite vào tư tưởng của nhân loại. “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt đêm. 1.2.1.3 Trường phái đa nguyên Empédocle - Anaxago Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empédocle và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Empédocle đề xướng thuyết nguyên tố cho rằng thế giới do bốn nguyên tố: đất, nước, lửa và không khí tạo thành, chúng chịu sự tác động của hai lọai lực là : tình yêu và hận thù. Dưới sự tác dụng của lực tình yêu, đất, nước, không khí, lửa kết hợp lại tạo nên vạn vật, nhưng dưới tác dụng của lực hận thù, chúng bị chia tách ra làm vạn vật mất đi. GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 5 Phát triển những tư tưởng của các nhà triết học trước đó, Anaxago cho rằng vạn vật trong vũ trụ do vô số các “hạt giống” tạo nên, các hạt giống trong quá trình phát triển chia thành nhiều hạt giống mới, kết hợp với nhau tạo nên vật chất theo quy luật của vũ trụ mà Anaxago gọi là "lý tính vũ trụ". Tuy nhiên quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, còn hạn chế và những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận. 1.2.1.4 Trường phái nguyên tử luận Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy lạp cổ đại được thể hiện trong trường phải nguyên tử luận thế kỷ VIII (TCN). Leucippe là người sáng lập và Democrite là người kế thừa phát triển. Leucippe (500-440 TCN), ông cho rằng mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. Đó là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được. Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp. Democrite (460-370 TCN) là học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới. Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể là nguyên tử và chân không. Hai thực thể này là căn nguyên của các sự vật hiện tượng. 1.2.2 Chủ nghĩa duy tâm Giai đoạn Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phải duy tâm khách quan của Platon, tức thế giới ý niệm 1.2.2.1 Trường phái Pythagore Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Ông cũng thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn. Pytogo đã lý giải các mặt đối lập vốn có của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập cơ bản: hữu hạn và vô hạn, chẵn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, đực và cái, GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 6 động và tĩnh, thẳng và cong, sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện. Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toán học, vật lý, sinh học và đạo đức. Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội. Chính trường phái Pytago đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp. 1.2.2.2 Trường phái Elee Do Elee (V-VI TCN) thành lập theo chủ nghĩa duy vật nhưng sau đó Parmenede phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Xenophane (570-478 TCN) chịu ảnh hưởng của Thales, ông cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra và cuối cùng trở về với đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn lìa. Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trên thế giới. Tồn tại là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao và nhận thức bởi tư duy, lý tính. Quan niệm tồn tại đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Zeno (490-430 TCN) là ngưởi bảo vệ nhiệt thành trường phái Elee. Ông đưa ra những Aporic nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhấ, duy nất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực. 1.2.2.3 Trường phái duy tâm khách quan Thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và bảo vệ hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Được xây dựng bởi Socrate và Planton. Socrate (469-399TCN), khác với nhiều nhà bác học khác là không nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức. “Con người hãy nhận thức về chính mình”. Bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Plantông (427-347 TCN), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen. Ông trở thành kiệt xuất nhất thời Hy Lạp cổ đại bởi quan niệm triết học duy tâm khách quan. Ông xây dựng chỉ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 7 “thuyết ý niệm”. với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc về đạo đức chính trị và xã hội 1.2.2.4 Chủ nghĩa nhị nguyên Aristote(384-322 TCN),ông sinh ra tại miền Bắc Hy lạp, là học trò xuất sắc của Platon. Nhưng đặc biệt ông phế phán học thuyết “ý niệm” của Platon vì ý niệm nó thuộc về thế giới bên kia không có lợi cho người. Theo Platon, ông cho rằng thuộc tính quan trọng của thế giới là “vận động”. Triết học của Platon còn thể hiện ở quan điểm về thế giới tự nhiên. Tự nhiên là toàn bộ của sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi. Thông qua vận động mà giới tự nhiên được thể hiện ra. Vận độn của thể giới tự nhiên có nhiều hìn thức, sự tăng và giảm, sự ra đời và tiêu diệt, sự thay đổi trong không gian, sự thay đổi về chất Tuy nhiên, triết học của ông còn hạn chế, dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông đã mở ra một chân trời mới cho khoa học Phương Tây phát triển. 2. KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 2.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại Ấn Độ cổ đại là một vùng đất đai rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á (bao gồm cả nước Pakixtan, Banglađét và Nêpan ngày nay) có điều kiệ tự nhiên và cư dân rất đa dạng. Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông thôn, toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, sự phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt. Xã hội có 4 đẳng cấp lớn là tăng lữ, đẳng cấp quý tộc, đẳng cấp bình đẳng tự do, đẳng cấp nô lệ. Về tri thức khoa học, người Ấn Độ đã có những tri thức rất sớm và phong phú về nhiều lĩnh vực. Dù cùng được hình thành và phát triển từ trong truyền thống Vêđa, nhưng các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại lại luôn xung đột lẫn nhau và sự xung đột này kéo dài cho đến hết thời trung đại. Tuỳ thuộc vào việc có thừa nhận hay không quyền uy, sức mạnh của Vêđa mà các trường phái triết học Ấn Độđược chia thành hệ thống chính thống và hệ thống không chính thống. Mặc dù có GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 8 [...]... đồng giữa triết học Ấn độ cổ đại và Hy lạp cổ đại 1.1 Tư tưởng triết học Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại đều chịu ảnh hưởng từ sự tác động của điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội Tuy Ấn Độ và Hy lạp cổ có điều kiện tự nhiên và lịch sử không giống nhau nhưng cả hai nền triết học đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các thành tự rực rỡ trong lĩnh vực văn hoá, khoa học tự nhiên cũng như chính chị, tôn giáo Triết học Ấn Độ. .. quyết vấn đề nhận thức luận, họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và tương đối luận Các trường phái triết học trên cho thấy triết học Ấn Độ cổ đại không có bước nhảy vọt về chất mà lẩn quẩn, không nhất quán và cùng đường do không thoát ra được khỏi các ý niệm cổ đại đã tồn tại từ lâu đời Khác hẳn với triết học cổ đại Ấn Độ, nền Triết học Hy Lạp cổ đại khi đi giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học. .. Dênông đã tuyệt đối hóa và tách tính gián đoạn ra khỏi tính liên tục của vận động, không thấy rằng vận động GV: TS.Bùi Văn Mưa | HVTH: Nguyễn Xuân Yên 15 là quá trình thống nhất biện chứng giữa vận động và đứng yên, giữa tính liên tục và gián đoạn 2 Sự khác biệt giữa triết học Ấn độ cổ đại và Hy lạp cổ đại 2.1 Triết học Ấn Độ cổ có sự đan xen với tôn giáo, trong khi đó triết học Hy Lạp cổ lại có mối quan... nhiên và lý giải chúng qua biểu tượng của thế giới thần linh phong phú, chia nhau chi phối sự biến hóa của vũ trụ vạn vật theo sự điều khiển của nguyên lý Cũng vì triết học Ấn Độ có quan hệ mật thiết với tôn giáo và góp phần hỗ trợ tôn giáo nên người Ấn Độ cổ đại rất sùng bái, tín ngưỡng, cầu nguyện và hiến tế • Triết học Hy Lạp cổ đại, khác với triết học Ấn Độ cổ: sự phân hóa lao động và đề cao lao động... 2.4 Triết học Ấn Độ cổ đại nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ theo nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất” trong khi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tách chủ thể với khách thể để nhận xét khách quan Nhiều nhà triết học Ấn Độ cổ đại cổ vũ, vận động cho việc hòa hợp giữa con người với vũ trụ, đưa ra các hoạt động, nghi lễ, nghi thức và các “con đường” tu luyện để đạt được sự giải... giáo khác nhau, về triết học có hai tông phái đáng chú ý là phái Sarvaxtivadin và Sautrastika.Vào đầu công nguyên, Phật giáo Đại thừa xuất hiện với chủ trương “tự giác”, “tự tha”, với phái Phật giáo đối lập là Tiểu thừa Phật giáo Ấn độ bắt đầu suy yếu từ thế kỷ thứ IX và đặc biệt trước sự tấn công của Hồi giáo vào khoảng thế kỷ XII CHƯƠNG II:SO SÁNH TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1 Sự tương đồng. .. thống khác nhau nhưng nhìn chung, triết học Ấn Độ cổ ại có những đặc điểm cơ bản sau:thứ nhất, triết học ấn độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang tính cách mạng điều này phản ánh sự trì trệ của xã hội Ấn Độ cổ đại; thứ hai, triết học Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học- tôn giáo; thứ ba, các hệ thống triết học- tôn... HVTH: Nguyễn Xuân Yên 23 2.6 Triết học Ấn Độ cổ đại thường tôn trọng và có khuynh hướng phục cổ, không có những bước nhảy vọt về chất Ngược lại, triết học Hy Lạp cổ đại có sự đấu tranh giữa các trường phái mang tính chất quyết liệt, triệt để, có sự phát triển về chất khá rõ rệt Có thể thấy trong triết học Ấn Độ cổ, ta ít thấy được bước nhảy vọt về chất Triết học Ấn Độ cổ có sự phát triển về nội dung,... thích các vấn đề hóc búa của họ.Đó chính là nguyên nhân mà các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học 2.2 Triết học Ấn Độ cổ có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình, ngược lại, triết học Hy Lạp cổ có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào... đế" và “Thập nhị nhân duyên" để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi Xu hướng cơ bản trong triết học Ấn Độ cổ đại là quan tâm giải quyết các vấn đề nhân sinh dưới gốc độ tâm linh tôn giáo với xu hướng “hướng nội” Có thể nói sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và là ưu thế của nhiều học thuyết triết học Ấn Độ cổ đại Về phần triết học Hy Lạp cổ, do các nhà triết học . KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI HVTH : NGUYỄN XUÂN YÊN STT : 141 NHÓM : NHÓM 8 LỚP : CAO HỌC ĐÊM 1 - K20 GV : TS. BÙI VĂN MƯA HCM, Tháng 5/2011 MỤC LỤC Lời. được thể hiện trong trường phải nguyên tử luận thế kỷ VIII (TCN). Leucippe là người sáng lập và Democrite là người kế thừa phát triển. Leucippe (500-440 TCN), ông cho rằng mọi sự vật được cấu. được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp. Democrite (460-370 TCN) là học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên

Ngày đăng: 20/11/2014, 17:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan