Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội

72 1.6K 3
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  VŨ THỊ THUỶ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BỌ CÁNH CỘC Paederus fuscipes Curtis TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ VỤ THU ĐÔNG 2011 TẠI VĂN ĐỨC, GIA LÂM, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG HÀ NỘI - 2012 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… ii LỜI CẢM ƠN Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - PGS.TS. Đặng Thị Dung - Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất tận tình và chu đáo. Cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học. - Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học, Viện đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và có những góp ý quý báu trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài. - Bà con nông dân tại HTX Văn Đức, Gia Lâm, Hà đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở địa phương. - Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Vũ Thị Thuỷ Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… iii MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sơ khoa học của đề tài 5 2.2. Những nghiên cứu ngoài nước 5 1.3 Những nghiên cứu trong nước 11 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1 Đối tượng nghiên cứu 17 3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 17 3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 3.4 Nội dung nghiên cứu 18 3.5 Phương pháp nghiên cứu 18 3.6. Phương pháp tính toán và sử lý số liệu 24 3.7 Xử lý số liệu 25 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1 Thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 26 4.2 Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự 28 4.2.1 Diễn biến mật độ P.fuscipes và sâu hại chính trên cải bắp KK Cross 28 4.2.2 Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung Quốc 30 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… iv 4.3 Đặc điểm hình thái của P. fuscipes 32 4.4 Đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc P. fuscipes 36 4.4.1 Thời gian phát dục của bọ cánh cộc P. fuscipes 36 4.4.2 Nhịp điệu đẻ trứng và sức sinh sản của bọ cánh cộc P. fuscipes 38 4.4.3 Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh cộc P. fuscipes 39 4.4.4 Tỷ lệ đực cái của bọ cánh cộc P. fuscipes 40 4.4.5 Tập tính sống của bọ cánh cộc P. fuscipes 41 4.5 Khả năng khống chế sâu hại trên rau họ hoa thập tự của bọ cánh cộc P. fuscipes 41 4.5.1 Khả năng ăn mồi của bọ cánh cộc P. fuscipes 41 4.5.2 Khả năng khống chế của bọ cánh cộc P. fuscipes với sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự trong nhà lưới 42 4.5.3 Khả năng khống chế rệp cải của bọ cánh cộc trên đồng ruộng 46 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1 Kết luận 48 5.2 Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật CTV Cộng tác viên NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn Việt Nam TT Thông tư TB Trung bình TĐBM Thiên địch bắt mồi Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Tỷ lệ đực cái của bọ cánh cộc thu mẫu trên đồng ruộng 27 4.2 Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hai chính trên cải bắp cải bắp KK Cross vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 28 4.3 Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung Quốc vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 30 4.4 Kích thước các pha phát dục của P. fuscipes 36 4.5 Thời gian phát dục các pha của BCCCN P. fuscipes (ngày) 37 4.6 Nhịp điệu đẻ trứng và sức sinh sản của P. fuscipes 38 4.7 Tỷ lệ trứng nở của P. fuscipes nuôi trong phòng thí nghiệm. 40 4.8 Tỷ lệ đực cái của P. fuscipes nuôi trong phòng thí nghiệm. 40 4.9 Khả năng ăn mồi của P. fuscipes 42 4.10 Khả năng khống chế sâu tơ hại cải bắp của bọ cánh cộc 43 4.11 Khả năng khống chế sâu xanh bướm trắng của bọ cánh cộc 44 4.12 Khả năng khống chế rệp cải của bọ cánh cộc P. fuscipes 45 4.13 Khả năng khống chế rệp của bọ cánh cộc trên ruộng cải canh tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 46 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Các pha phát dục của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 10 4.1 Trưởng thành loài P. fuscipes 27 4.2 Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bắp KK Cross vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 29 4.3 Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung Quốc vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 31 4.4 Trứng bọ cánh cộc P. fuscipes 33 4.5 Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cộc P. fuscipes 34 4.6 Ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc P. fuscipes 34 4.7 Nhộng bọ cánh cộc P. fuscipes 35 4.8 Trưởng thành bọ cánh cộc P. fuscipes 36 4.9 Nhịp điệu đẻ trứng của bọ cánh cộc P. fuscipes 39 4.10 Diễn biến mật độ sâu tơ trong nhà lưới sau thả bọ cánh cộc 43 4.11 Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng trong nhà lưới sau khi thả bọ cánh cộc 44 4.12 Diễn biến mật độ rệp cải trong nhà lưới sau khi thả P. fuscipes 45 4.13 Thí nghiệm khả năng khống chế sâu hại chính của bọ cánh cộc trong nhà lưới 46 4.14 Diễn biến mật độ rệp trên ruộng cải canh sau khi thả bọ cánh cộc tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 47 4.15 Thí nghiệm diện rộng thả bọ cánh cộc trên ruộng rau cải canh tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 47 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong nghành sản xuất nông nghiệp, rau là cây thực phẩm quan trọng ở rất nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Rau là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như protein, axit hữu cơ, vitamin và các chất khoáng, ngoài ra rau còn là nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Mai Văn Quyền và ctv, 1994) [12]. Năm 2006 diện tích trồng rau của cả nước là 643,970 ha tăng 5,03% so với 2001 (Tổng Cục thống kê, 2006) [17]. Vùng sản xuất rau lớn tập trung ở Đồng Bằng Sông Hồng với 27-28 % diện tích và 32-33 % sản lượng rau của cả nước. Đây cũng là vùng rau hàng hoá gieo trồng được nhiều loại rau ôn đới như cải bắp, su lơ, su hào, măng tây, cà rốt để xuất khẩu với khối lượng lớn (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996) [13]. Rau xanh gồm nhiều loại, trong đó rau họ hoa thập tự chiếm hơn 50% tổng sản lượng rau và hầu như xuất hiện quanh năm trên thị trường. Chúng có thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng gối vụ liên tục và thu rải rác thành từng đợt không tập trung, cùng với đặc điểm của nhóm rau này có thân, lá mềm yếu và chứa nhiều chất dinh dưỡng, kết hợp với điều kiển khí hậu nóng, ẩm của nước ta, rau họ hoa thập tự bị nhiều loại sâu phá hại như: Sâu tơ (Plutella xylostella), bọ nhảy (Phyllotreta sp), sâu xanh bướm trắng ( Pieris rapae và Pieris canidia), sâu khoang (Spodoptera litura) và rệp muội (Aphididae) Những loài sâu này phát sinh và gây hại nặng ở tất cả các vùng và các mùa vụ trồng rau làm giảm năng suất rau từ 30 – 50%, thậm chí có thể gây mất trắng (Phạm Thị Nhất, 1993) [10]. Để phòng trừ các loại sâu hại, người nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp hoá học. Thực tế cho thấy biện pháp hoá học đem lại hiệu quả phòng trừ Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 2 cao, giải quyết nhanh những trận dịch lớn, sử dụng đơn giản, thuận tiện, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và nâng cao năng xuất cây trồng. Vì vậy biện pháp hoá học đã trở thành một nội dung không thể thiếu trong quy trình canh tác của nhiều loại cây trồng trong đó có các loại rau họ hoa thập tự ở trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu đã đem lại những hậu quả không mong muốn. Do trình độ dân trí thấp, do thói quen và tâm lý sợ rủi ro, người nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu một cách tràn lan trên quy mô rộng với nồng độ và số lần phun cao hơn nhiều lần so với khuyến cáo. Điều này không chỉ làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần, gây tổn hại đến quần thể thiên địch mà còn làm phát sinh tính kháng thuốc của dịch hại, tăng chi phí phòng trừ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Mục tiêu của chúng ta hiện nay là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo cho hệ sinh thái ổn định lâu dài, do đó sự phát triển và thực hiện hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đang là mối quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với rau xanh đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Cho nên những năm gần đây các nhà khoa học bảo vệ thực vật đã tập trung nghiên cứu biện pháp sinh học và coi biện pháp này là biện pháp cốt lõi trong hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp. Một trong những giải pháp hiện nay được quan tâm và chú trọng nghiên cứu là sử dụng thiên địch bắt mồi trong phòng chống nhiều loài sâu hại cây trồng, đặc biệt đối với sâu hại trên rau họ hoa thập tự. Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis là những loài bắt mồi khá phổ biến trên đồng ruộng ở nước ta (Phạm Văn Lầm, 1999) [8]. Cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về thành phần, diễn biễn và vai trò của Bọ cánh cộc trong hạn chế sâu hại vẵn còn tản mạn và hạn chế. [...]... thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội - Điều tra diễn biến mật độ của loài bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của bọ cánh cộc (mô tả màu sắc, đo kích thước từng pha phát dục) - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học. .. xác định thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội - Điều tra diễn biến mật độ của loài P fuscipes trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của loài P fuscipes (mô tả màu sắc, đo kích thước từng pha phát dục) - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của P fuscipes. .. họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 1.2 Mục đích, yêu cầu 1.2.1 Mục đích Xác định thành phần loài, diễn biến mật độ của bọ cánh cộc P fuscipes trên rau họ hoa thập tự tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội và xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học của loài P fuscipes Để từ đó đề xuất các biện pháp sử dụng chúng có hiệu quả trong phòng chống sâu hại rau họ hoa thập tự 1.2.2 Yêu cầu... hại rau họ hoa thập tự là loài Paederus fuscipes Curtis giúp tìm ra được biện pháp phòng chống sâu hại rau họ hoa thập tự một cách có hiệu quả, được sự phân công của Viện Đào tạo sau đại học và Bộ môn Côn trùng, được sự giúp đỡ của PGS TS Đặng Thị Dung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis trên rau họ hoa thập tự. .. mật độ của loài P fuscipes trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội Áp dụng phương pháp điều tra của BNNPTNT, 2010 [1] Điều tra định kỳ 7 ngày/lần Trên vùng trồng rau tại khu vực Văn Đức – Gia lâm – Hà Nội Chọn ruộng đại diện cho chủng loại rau họ hoa thập tự (cải bắp, cải bao Trung Quốc), mỗi ruộng điều tra chọn 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo góc của ruộng rau, điểm. .. sinh học của bọ cánh cộc (thời gian phát dục scác pha, sức đẻ trứng, thời gian sống của trưởng thành, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ đực cái ) - Xác định khả năng khống chế sâu hại rau họ hoa thập tự của bọ cánh cộc 3.5 Phương pháp nghiên cứu 3.5.1 Điều tra xác định thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội Điều tra định kỳ 7 ngày/lần Trên các... địch của sâu hại rau họ hoa thập tự 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở đề xuất sử dụng loài P fuscipes là một trong những biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự có hiệu quả Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 4 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sơ khoa học của đề tài Rau họ hoa thập tự là... Hùng 2011) Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 27 4.2 Diễn biến mật độ P fuscipes và sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự Để xác định diễn biến mật độ của P fuscipes và sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở vụ thu đông năm 2011, chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 giống rau cải bắp và cải bao Trung Quốc tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội Thu được các kết quả... hạn chế số lượng sâu hại rau họ hoa thập tự Vì thế việc nghiên cứu về loài P fuscipes trên rau họ hoa thập tư là vấn đề cần thiết hiện nay Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa học cho việc tìm ra loài thiên địch bắt mồi mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự 2.2 Những nghiên cứu ngoài nước Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông... thù tự nhiên để phòng trừ sâu hại trên rau họ hoa thập tự đang là vấn đề rất được quan tâm hiện nay Để góp phần tìm hiểu rõ về các loài thiên địch bắt mồi (TĐBM) của sâu hại trên rau họ hoa thập tự, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau Trong quá trình điều tra trên các loại rau họ hoa thập tự trên vùng rau tại Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) Kết quả cho thấy tổng số . ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  VŨ THỊ THU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BỌ CÁNH CỘC Paederus fuscipes Curtis TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ VỤ THU ĐÔNG 2011 TẠI. đỡ của PGS. TS Đặng Thị Dung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông. thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội. - Điều tra diễn biến mật độ của loài P. fuscipes trên rau họ hoa thập tự vụ

Ngày đăng: 20/11/2014, 16:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

    • Lời cam đoan

    • Lời cảm ơn

    • Mục lục

    • Mở đầu

    • Tổng quan tài liệu nghiên cứu

    • Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu

    • Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • Kết luận và đề nghị

    • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan