hướng dẫn học sinh cách làm bài tập hoá học 8

9 982 2
hướng dẫn học sinh cách làm bài tập hoá học 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM BÀI TẬP HOÁ HỌC 8 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Ta thấy rằng hoá học là một môn khoa học có vai trò to lớn và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học, trong đời sống hàng ngày. Trong các lớp ở bậc tiểu học và lớp 6,7, các em chưa được làm quen với bộ môn này. Do đó, nhiều em còn đặt ra câu hỏi” Hoá học là môn học cái gì? Tại sao chúng ta lại học môn này? “ Nhiều em thì ưa thích học tập, nghiên cứu môn học này để tìm tòi, sáng tạo. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều em chưa biết được phương pháp học và không thích học môn hoá học. Trong phạm vi trách nhiệm là một giáo viên được phân công giảng dạy môn hoá học 8,9. Bản thân tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ để giúp học sinh thích học và biết cách làm bài tập hoá học 8. B. Nội dung I. Thực trạng và phân tích thực trạng Là một giáo viên qua thực tế giảng dạy môn Hoá học 8. Tôi nhận thấy rằng những học sinh học yếu về môn khoa học tự nhiên rất là nhiều trong đó có bộ môn hoá học. Qua nhiều tháng giảng dạy, nhất là qua bài kiểm tra một tiết, bản thân tôi thấy còn nhiều em điểm còn rất thấp và một số học sinh giỏi chưa đạt điểm tối đa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các em học yếu môn hoá học và không thích học bộ môn này, do các em được làm quen và học môn này lần đầu tiên nên chưa có nắm được phương pháp học, đặc biệt là phương pháp giải bài tập bộ môn này. Qua kiểm tra trên lớp phát hiện thấy nhiều em không làm bài ở nhà và học bài cũ. Khi hỏi lý do thì các em trả lời ấp úng, nhưng thực ra là các em không nắm vững kiến thức và phương pháp giải bài tập, nên dẫn đến tình trạng chán nản không thích học hoá 8. Ta biết rằng, Hoá học là môn học có liên quan đến kiến thức của các lớp trên, cái trước làm tiền đề cho cái sau, kiến thức sau xây dựng từ kiến thức trước. Chính vì vậy, những học sinh có tư tưởng ỷ lại, chỉ cần được lên lớp học kiến thức mới chứ không cần học giỏi môn hoá học. Vì vậy, kiến thức dần mai một, mất gốc dẫn đến các em chán học và bỏ học, gây thất vọng lớn cho phụ huynh. Là giáo viên không thể làm ngơ trước sự việc này, phải làm gì để giúp các em ngày học tốt hơn. Xuất phát từ những thực trạng này, tôi đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân trên, tình hình các lớp tôi đang dạy và đề ra một số giải pháp tích cực để phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh thông qua lượng bài tập vẫn có trong sách giáo khoa mà người thầy dạy đề ra cho học sinh. 1. Qua tìm hiểu trên đối tượng học sinh lớp 8, tôi rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: a. Trong quá trình dạy trên lớp, phần lớn các em khi làm bài tập chưa nắm chắc lý thuyết, chưa nắm được bài tập áp dụng nên vừa giải bài tập vừa xem lại lý thuyết đã học. Do các em thấy bài tập nào khó thì không suy nghĩ, tư duy, không hỏi giáo viên bộ môn mà chỉ biết lờ đi, đóng sách lại cho xong. b. Có một số em không hiểu lý thuyết mà chỉ học vẹt hoặc áp dụng một cách máy móc, không suy nghĩ, do đó không rèn luyện được kỹ năng giải bài tập, vì môn hoá học là môn học vừa lý thuyết vừa thực hành. Do vậy, phải nắm vững lý thuyết thì giải bài tập mới được. c. Một số học sinh giải bài tập qua loa mang tính chất đối phó với giáo viên bằng cách chép bài của bạn, chép sách giải. 2. Thực trạng qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2007-2008 trên đối tượng lớp 8 A 1 , 8 A 2 : STT LỚP Chất Lượng Đầu Năm Giỏi Khá Trung bình 1 8 A 1 2 8 A 2 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỚN: 1. Đối với giáo viên: a. Mỗi tiết lên lớp tôi chuẩn bị nội dung bài giảng thật kỹ, ngắn gọn và dễ hiểu. Làm sao học sinh có thể hiểu lý thuyết bài học ngay trên lớp, chú trọng bài tập áp dụng để cũng cố lý thuyết, đồng thời giải cho học sinh một số bài tập mẫu sách giáo khoa để học sinh nắm được phương pháp giải. b. Trong hoạt động dặn dò, tôi hướng dẫn cho học sinh cách làm và hướng làm những bài tập khó để học sinh biết cách giải. c. Phải kiểm tra việc học bài và làm bài ở nhà của học sinh một cách thường xuyên ( kiểm tra miệng và kiểm tra viết ) để tạo cho học sinh thói quen tự học, tự làm bài tập ở nhà. d. Có kế họạch phụ đạo để kịp thời cung cấp những kiến thức đã quên. Hướng dẫn học sinh cách giải và hướng dẫn đối với những học sinh yếu, kém. e. Cho học sinh thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh và giúp học sinh mạnh dạn đóng góp ý kiến của mình để tìm ra được cái sai và cái đúng. 2. Đối với học sinh : - Học lý thuyết, kiến thức mới ngày nào phải hiểu và thuộc bài ấy, nếu phần nào chưa hiểu thì phải xem lại. - Các em phải dành nhiều thời gian để học bài và làm những bài tập mà giáo viên đã dặn dò, để qua bài tập kiến thức mới ăn sâu vào trí nhớ. - Khi học bài ở nhà có những phần nào không hiểu được, phải đánh dấu lại ngày mai lên lớp hỏi thầy hoặc hỏi bạn. - Một bài toán hoá học phải đọc vài lần, xác định dữ kiện cái gì đã cho, đã biết, cái gì cần tìm. Trước hết, phải hiểu rõ đề bài, định hướng được cách giải. Bên cạnh đó, các em phải siêng năng đọc sách giáo khoa, đọc sách tham khảo, sách bài tập để mở rộng được kiến thức và hướng được cách giải cho phù hợp. Nhưng tuyệt đối không được chép sách giải bài tập vào vở. III.Tổ chức thực hiện – Đánh giá kết quả 1. Tổ chức thực hiện Sau đây, tôi xin đưa ra một số ví dụ hướng dẫn học sinh cách giải bài tập a. Bài tập lý thuyết + Để tính được phân tử khối của một chất học sinh phải thuộc nguyên tử khối của các nguyên tố GV yêu cầu HS học thuộc bài vè nguyên tử khối: Hidro là 1 12 cột Cacbon Thân em đó O tròn, năm nay em 16 tuổi 14 cháu Nitơ Natri anh vẫn chờ, năm nay 23 tuổi Đuổi 24 Magiê Về quê Nhôm 27 Nhảy 31 Photpho 32 đốt Lưu huỳnh Clo mình 35,5 39 đó Kali Canxi tròn 40 55 bác Mangan 56 hàn Sắt nguội 64 cậy thím Đồng 65 là bác Kẽm 108 cụ Bạc vẫn chờ Cụ Bari 137 Đón chờ biên giới là kị Thuỷ ngân 201 Tất cả chị Hoá chúng tôi sẽ theo các bạn học sinh suốt đời. Ví dụ: Hãy tính phân tử khối của H 2 O GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Xác định số nguyên tử của Hidro, Oxi - Nguyên tử khối của H, O bằng bao nhiêu ? - Thực hiện phép nhân giữa nguyên tử khối với số nguyên tử và phép cộng giữa các nguyên tử liên kết với nhau - GV: Lưu ý để xác định số nguyên tử phải lấy chỉ số ở dưới chân ký hiệu( chỉ số không ghi là 1) Phân tử khối của H 2 O Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O H bằng 1, O bằng 16 PTK của H 2 O = (2x1) + ( 1x16) = 18 (đvc) + Để lập được công thức hoá học của một chất HS phải nắm được hoá trị của một nguyên tố GV sẽ cho học sinh học bài vè hoá trị: • Kali, Iôt, Hidro, Natri với Bạc, Clo một loài là hoá trị I. Bạn ơi, nhớ ghi cho rõ kẽo rồi lại quên. • Magiê, Sắt, Kẽm, Thuỷ ngân, Oxi, Đồng đáy cũng cùng Bari. Cuối cùng thêm chú Canxi hoá trị II đó có ngày nào quên. • Sắt, Nhôm hoá trị III lần. Ghi sâu trong óc khi cần nhớ ngay. • Cacbon, Silic là đây hoá trị IV đó Có gì khó khăn. • Nitơ rắc rối nhất đời I, II, III, IV khi thời thứ V. • Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm, xuống II lên IV lại nằm thứ IV. Tất cả chị hoá chúng tôi sẽ theo các bạn Học Sinh suốt đời. Ví Dụ: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Lưu huỳnh hoá trị (VI) và oxi. GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Viết công thức hoá học dạng chung - Cho biết S, O có hoá trị mấy? - Nhắc lại quy tắc hoá trị x.a= y.b - Aùp dụng quy tắc trên - Chuyển x,y thành 1 vế và rút gọn - Suy ra x, y bằng bao nhiêu - Thế vào công thức dạng chung - GV lưu ý hoá trị ghi bằng chữ la mã ( chỉ số là 1 thì không ghi ). Công thức dạng chung: S x O y VI S x II O y Quy tắc hoá trị: x. VI = y.II Chuyển thành tỉ lệ 1 3 x II y VI = = x = 1, y =3 Công thức hoá học : SO 3 + Lập phương trình hoá học Ví dụ: Biết Sắt (III) hidroxit Fe(OH) 3 bị nhiệt phân huỷ tạo thành sắt (III) oxit Fe 2 O 3 và nước H 2 O. GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Yêu cầu HS viết sơ đồ phản ứng ( lưu ý cho HS mũi tên ghi bằng nét đứt) - Vế phải có mấy nguyên tử sắt, vế trái có mấy nguyên tử sắt - Hướng dẫn HS cách cân bằng( lưu ý viết hệ số phía trước phải cao bằng kí hiệu hoá học và không viết 3 H 2 O ) - Yêu cầu HS viết phương trình hoá học ( lưu ý viết bằng nét liền) và điều kiện phản ứng. Viết sơ đồ phản ứng: Fe(OH) 3 Fe 2 O 3 + H 2 O Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố : 2Fe(OH) 3 Fe 2 O 3 + 3H 2 O Viết phương trình hoá học : 2Fe(OH) 3 o t → Fe 2 O 3 + 3H 2 O b.Bài tập tính toán Yêu cầu HS học thuộc các công thức sau: Dạng 1: Tính số mol theo khối lượng m n m n M M = → = × n: số mol(mol) M: khối lượng mol (g) m M n → = m: khối lượng(g) Dạng 2: Tính số mol theo thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn 22,4 22,4 V n V n = → = × n: số mol ( mol) V: thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn (l) Dạng 3: Tính nồng độ mol( hay nồng độ dung dịch ) M M n C n C V V = → = × n: số mol, V: thể tích (l), C M : nồng độ mol ( M hay mol/ l) M n V C → = Dạng 4: Tính nồng độ phần trăm % 100% % 100% ct dd ct dd m m C m C m = × → = × C%: nồng độ phần trăm (%) m ct : khối lượng chất tan (g) m dd : khối lượng dung dịch (g) 100% % ct dd m m C → = × Dạng 5: Tính tỉ khối / ( 29) A A B kk B M d M M = = M A : Khối lượng mol của khí A(g) M B : Khối lượng mol khí B (g) GV hướng dẫn Hs cách làm bài tập từng dạng: Dạng 1 : Cho biết 0,25mol CO 2 có khối lượng bao nhiêu gam? GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Hướng dẫn HS cách tóm tắt đề - Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính khối lượng của CO 2 ? - Công thức trên đại lượng nào đã biết và chưa biết? - Tóm tắt n CO2 = 0,25 mol m CO2 = ? - m CO2 = n CO2 x m CO2 (1) - Hướng dẫn HS tính M CO2 - Aùp dụng công thức (1) để tính được khối lượng CO 2 - Khối lượng mol của CO 2 là M CO2 = 12 + ( 2x16) = 44(g) - Khối lượng của CO 2 là m CO2 = 0,25x44 = 11(g) Dạng 2: Cho biết 0,25 mol CO 2 ở (đktc) có thể tích là bao nhiêu lít? Dạng 3: Trong 0.2 lít dung dịch có hoà tan 16g CuSO 4 . Tính nồng độ mol của dung dịch: GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Hướng dẫn HS cách tóm tắt - Nhắc lại công thức tính thể tích CO 2 - Xác định đại lượng đã biết và chưa biết? - Aùp dụng công thức (2) tính V CO2 - Tóm tắt n CO2 = 0,25 mol V CO2 =? 2 2 (2) 22,4 CO CO n V = - Thể tích khí CO 2 là 2 0,25 5,6( ) 22,4 CO V l= = GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Hướng dẫn HS cách tóm tắt - Nhắc lại công thức tính nồng độ mol - Xác định đại lượng đã biết và chưa biết? - Nhắc lại công thức tính số mol theo khối lượng CuSO 4 - Tính M CuSO4 - Aùp dụng công thức tính số mol - Tính nồng độ mol của dung dịch dựa vào công thức (3) - Tóm tắt n CuSO4 = 0,25 l m CuSO4 =16g C M ( CuSO4) =? M n C V = 4 4 4 CuSO CuSO CuSO m n M = 4 4 4 CuSO CuSO CuSO m n M = (3) M CuSO4 = 64+32+(4 x16) = 160(g) Số mol của CuSO 4 là 4 16 0,1( ) 160 CuSO n mol= = Nồng độ mol của dung dịch CuSO 4 là 4 ( ) 0,1 0,5( ) 0,2 M CuSO C mol= = Dạng 4: Hoà tan 15 g NaCl vào 45 g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch? Dạng 5: Khí oxi năng hay nhe ïhơn khí hidro bao nhiêu lần? GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Hướng dẫn HS cách tóm tắt - Nhắc lại công thức tính nồng độ phần trăm - Xác định đại lượng đã biết và chưa biết? - YC HS tính khối lượng dung dịch NaCl - Aùp dụng công thức (4)để tính nồng độ phần trăm - Tóm tắt m ct(CuSO4) =15g m dm(H2O) = 45g C% ( NaCl) =? ( ) ( ) ( ) % ct NaCl NaCl dd NaCl m C m = (4) Khối lượng dung dịch NaCl m dd = m ct +m dm = 45+15= 60(g) Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl là ( ) 15 % 100% 25% 60 NaCl C = × = GV hướng dẫn HS Giải bài tập - Hướng dẫn HS cách tóm tắt - Tính phân tử khối của O 2, H 2 - Nhắc lại công thức tính tỉ khối và áp dụng tính. - Kết luận -GV: Dựa vào tỉ khối giải thích được tại sao bong bóng bơm khí hidro lại bay lên cao được còn thổi bằng hơi thì không bay lên cao được, do khí hidro nhẹ hơn không khí. - Tóm tắt 2 / 2 ? H O d = M O2 = 2x16= 32(g) M H2 = 2 x1 = 2 (g) 2 2 / 2 2 32 16 2 H O O H M d M = = = Khí oxi nặng hơn khí hidro 16 lần Tóm lại: Với tình hình thực tế học tập ở địa phương, giáo viên chỉ nên hướng dẫn bài tập tương đối đơn giản vì phần đông các em còn tính toán chậm . Để góp phần hỗ trợ cho tiết học sau có hiệu quả hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới. 2. Kết quả a. Qua một thời gian áp dụng những phương pháp đưa ra tôi thấy rằng : - Học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, nhiều em trước đây còn rụt rè nay mạnh dạn xung phong lên bảng giải bài tập. - Hầu hết , các em đã có đầu tư học môn hoá học, chuẩn bị bài và học bài đều đặn trước khi đến lớp. - Học sinh nhiều em đã có hứng thú say mê học tập môn hoá học, thích giáo viên cho bài tập về nhà. - Chất lượng bài kiểm tra như sau: Lớp Giỏi Khá Trung bình Các bài KT 8 A 1 Bài KT số 1 Bài KT số 2 Thi HKI Bài KT số 1 Bài KT số 2 Thi HKII Bài KT số 1 Bài KT số 2 8 A 2 Thi HKI Bài KT số 1 Bài KT số 2 Thi HKII b. Kết luận - Qua giải pháp hữu ích trên, bản thân tôi rút ra một số nhận xét sau : + Người giáo viên cần đầu tư nhiều hơn khi soạn một tiết lên lớp, không coi nhẹ việc hướng dẫn HS về nhà. + Tạo cho HS tính chủ động tự giác học và làm bài ở nhà, kích thích hứng thú học bộ môn hoá học. + Không được lơ đà trong công tác kiểm tra bài cũ của học sinh. + Trên đây, là một số ý kiến chủ quan của bản thân tôi tự rút ra trong quá trình giảng dạy. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu và áp dụng trong những năm học tiếp theo. Kính mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và Ban Giám Hiệu để giải pháp của tôi đạt kết quả cao. Đạ Long, ngày 16 tháng 11 năm 2007 Giáo viên Trần Thị Ngọc Hiếu . động dặn dò, tôi hướng dẫn cho học sinh cách làm và hướng làm những bài tập khó để học sinh biết cách giải. c. Phải kiểm tra việc học bài và làm bài ở nhà của học sinh một cách thường xuyên. tạo cho học sinh thói quen tự học, tự làm bài tập ở nhà. d. Có kế họạch phụ đạo để kịp thời cung cấp những kiến thức đã quên. Hướng dẫn học sinh cách giải và hướng dẫn đối với những học sinh yếu,. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM BÀI TẬP HOÁ HỌC 8 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Ta thấy rằng hoá học là một môn khoa học có vai trò to lớn và được ứng dụng

Ngày đăng: 20/11/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan