Tiểu Luận Triết Học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA

28 400 0
Tiểu Luận Triết Học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA  NHO GIA VÀ PHÁP GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu Luận Triết Học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài và hoàn thiện của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

G V  Đề t à V HD: TS.B à i số 3: “S Ự ùi Văn M ư TR Ư PHÒ N T Ự TƯƠ N N H ư a BỘ GI Á Ư ỜNG Đ Ạ N G QUẢN T IỂU L U N G ĐỒ N H O GI A Tp. Hồ Á O DỤC V À Ạ I HỌC K I LÝ ĐÀO U ẬN T R N G VÀ K A VÀ P H Chí Minh, 0 H V À ĐÀO T Ạ I NH TẾ T TẠO SA U R IẾT H Ọ K HÁC B H ÁP G I SVTH: H STT: 15 Nhóm: 2 Lớp: Cao GVHD: T 0 5/2011 V TN: Hồ N Ạ O T P. HCM U ĐẠI HỌ C Ọ C B IỆT G I A” H Ồ NAM Đ học Đêm 1 T S.Bùi Văn N am Đông C G IỮA Đ ÔN G 1 – K20 Mư a                                      Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN   MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 PHẦN II: NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I: Khái quát Nho gia và Pháp gia 2 I. Khái quát Nho gia 2 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 2 2. Các quan điểm của Nho gia 4 II. Khái quát Pháp gia 5 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 5 2. Các quan điểm của Pháp gia 7 CHƯƠNG 2: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 9 I. Sự tương đồng 9 II. Sự khác biệt 10 1. Về trị quốc 10 2. Về chính trị - xã hội 16 3. Đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền 19 4. Tư tưởng biện chứng 19 5. Khác biệt về giáo dục, đạo đức, xây dựng con người 20 PHẦN III: KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 1  GVHD: TS.Bùi Văn Mưa HVTN: Hồ Nam Đông  PHẦN I: MỞ ĐẦU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài và hoàn thiện của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nếu Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, có nhiều học thuyết gọi thời kỳ này là “Bách gia chu tử, trăm nhà trăm thấy”; “Bách gia tranh minh, trăm nhà đua tiếng”. Trong số những thành tựu của triết học Phương Đông thời đó phải kể đến trường phái triết học Nho gia và Pháp gia, đây là hai hệ tư tưởng xưa mà ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về vấn đề luân lý, đạo đức, chính trị- xã hội… Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng và ở các nước khác nói chung, sự phát triển kinh tế ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng đều có một số điểm chung, dựa trên một số quy tắc cơ bản để xây dựng và phát triển kinh tế. Một trong nh ững nguyên tắc cơ bản trong phát triển kinh tế ở mỗi nước là nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và thích hợp. Nghiên cứu về đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và pháp gia”, ngoài sự hiểu biết sâu sắc về hai hệ tư tưởng này, sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ được cách vận dụng những tư tưởng ấy trong đường lối xây dựng, phát triển kinh tế xã hội đương thời. Đề tài tiểu luận sử dụng Tài liệu triết học phần 1 - Đại cương về lịch sử triết học của Tiểu ban triết học - Khoa lý luận chính trị Trường đại học kinh tế Tp.HCM và một số tài liệu tham khảo về triết học, nho gia, pháp gia để xem xét và phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa nho gia và pháp gia. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Văn Mưa đã tận tình giảng dạy những kiến thức Triết học, hướng dẫn thực hiện đề tài và sự cộng tác thực hiện của các thành viên trong nhóm để tôi hoàn thành bài viết này. Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 2  GVHD: TS.Bùi Văn Mưa HVTN: Hồ Nam Đông  PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHO GIA VÀ PHÁP GIA I. Khái quát Nho gia 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm a) Lịch sử hình thành: (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_gi%C3%A1o) Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Nho giáo nguyên thủy Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đ ính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tă ng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (tr ước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 3  GVHD: TS.Bùi Văn Mưa HVTN: Hồ Nam Đông  trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Hán Nho Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này đượ c gọi là Hán Nho [cần dẫn nguồn] . Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". Tống Nho Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo”. Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) ph ục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. b) Đặc điểm của Nho gia: Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớ p trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 4  GVHD: TS.Bùi Văn Mưa HVTN: Hồ Nam Đông  điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con ng ười ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó. 2. Các quan điểm của Nho gia: (Bộ Giáo dục và Đào t ạo; Giáo trình triết học – Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học; NXB. Lý luận chính trị; Hà Nội; năm 2007). Nho gia đặt vấn đề xây dựng con người một cách thiết thực. Nho gia hướng con người vào tu thân và thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất, luôn được đặt vào vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội. Theo nho giáo, năm mối quan hệ mà con người phải xác định và làm tròn trách nhiệ m của mình trong các quan hệ ấy là Vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ, bè bạn (Ngũ luân), trong đó ba điều chính là vua tôi, cha con, chồng vợ (Tam cương). Trong ba điều chính có hai điều mấu chốt là vua – tôi, biểu hiện bằng đức trung, cha – con biểu hiện bằng đức hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung đứng đầu. Những đức con người thường xuyên phải trau dồi là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (Ngũ thường). Đứng đầu ngũ thường là nhân, nghĩa, trong đ ó nhân là chủ. Vì vậy, gọi đạo của Khổng Tử là đạo nhân. Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 5  GVHD: TS.Bùi Văn Mưa HVTN: Hồ Nam Đông  Mục tiêu xây dựng con người của Nho gia là con người phải xuất phát từ năm mối quan hệ đó, rồi từ đó mới yêu quý rộng ra người khác. Trong hoàn cảnh xã hội, Trung Quốc thời cổ đại, trung đại, mỗi học thuyết nêu trên đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. Trong đó, Nho gia đặt con người trong năm mối quan hệ với những lập luận khá chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêu phấn đấu và nội dung tu dưỡng của con người là có tính hợp lý hơn. Nó thực sự góp phần củng cố trật tự xã hội, nó là sản phẩm của xã hội và cũng là nguyên nhân trì trệ của xã hội đó. II. Khái quát Pháp gia 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_gia Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưở ng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử. Quản Trọng (chữ Hán: 管仲) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn. Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải cách trong chính trị và kinh tế. Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 6  GVHD: TS.Bùi Văn Mưa HVTN: Hồ Nam Đông  Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính. Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải. Quản Trọng được đánh giá là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia. Sang n ữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được tiếp tục phát triển. Thương Ưởng (埠鱉 - khoảng 390 TCN-338 TCN) được vua Tần tin dùng áp dụng chính sách Pháp trị của mình coi trọng hiến pháp, chủ trương "pháp trị" thay "đức trị", sử dụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu. Thân Bất Hại (401-337 TCN) chủ trương dùng thuật cai trị đất nước, Thận Đáo (370-290 TCN) chủ trương dùng thế , Ngô Khởi (440 – 381 TCN) cho rằng muốn làm cho nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương hậu cho quân thì họ mới vì nước liều mình. Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi (鴎鰣 - khoảng 280 - 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia, Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, cho rằng con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, c ũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 7  GVHD: TS.Bùi Văn Mưa HVTN: Hồ Nam Đông  theo “đạo đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia như trước nữa mà phải dùng Pháp trị. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ. 2. Các quan điểm của Pháp gia: (Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo trình triết học – Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triế t học; NXB. Lý luận chính trị; Hà Nội; năm 2007). a) Trị nước phải kết hợp các yếu tố: Pháp Hình Nông Chiến Nghệ Thế Luật Phạt Nghiệp Tranh Thuật Lực • Nội dung chủ yếu của Pháp luật, hình phạt là thưởng, phạt. Thưởng hậu thì điều mình muốn dân làm, dân mau mắn làm. Phạt nặng thì điều mình ghét và cấm đoán thì dân mới tránh, từ đó mới khuyến khích dân làm điều thiện, ngăn ngừa điều ác. Theo Hàn Phi Tử thì hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được 6 hạng người: bọn hàng giặc, sợ chết; bọn lìa xa pháp luật; bọn ăn chơi xa sỉ; bọn bạo ngược, ngạo mạn; bọn dung thứ lũ giặc, che dấu kẻ gian và bọn nói khéo, khoe khôn, dối trá. Và khuyến khích được 6 loại người : những người lăn mình vào chốn hiểm nghèo, dám hi sinh; nhữ ng người tuân theo pháp luật; những người dốc sức làm ăn, làm lợi cho đời; những người trung hậu, thật thà, ngay thẳng, hiền lành; những người giết giặc trừ gian và những người làm sáng tỏ lệnh trên. Chủ trương xây dựng pháp luật tuân theo 4 nguyên tắc: nguyên tắc 1: thiên thời, địa lợi, nhân hòa; Nguyên tắc 2: luật pháp phải minh bạch, phải được cân nhắc kỹ càng; Nguyên tắc 3: pháp luật phải soạ n thảo sao cho dâm dễ hiểu, dễ thi hành, phải được áp dụng nhất loạt với mọi người; Nguyên tắc 4: pháp luật phải [...]... yên bình, không nên trông chờ vào số ít, mong họ làm việc thiện (thực hiện nhân nghĩa trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chặn không cho họ làm điều ác CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA I Sự tương đồng Khi so sánh các quan điểm triết học của Nho gia và Pháp gia, ta thấy có những điểm tương đồng giữa hai hệ tư tưởng được coi là có giá trị và có ảnh hưởng này: - Thực túc... phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 14   qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ Cùng với "Pháp" , "Thế" là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng... và hội nhập quốc tế GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 25   TÀI LIỆU THAM KHẢO - GVC.TS Bùi Văn Mưa, Đề cương chi tiết môn Triết học, Trường đại học kinh tế Tp.HCM - TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa (Đồng chủ biên), Giáo trình đại cương Lịch Sử Triết Học, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, 2003 - TS Bùi Văn Mưa, Triết học và bức tranh Vật lý học. .. đến Nho Gia và Pháp Gia Nho gia và Pháp Gia tuy không còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống như những thời trước nhưng nó vẫn còn hiện diện và tồn tại xung quanh chúng ta và tiếp tục đem lại cho chúng ta nhiều bài học cả chính diện và phản diện Chúng ta cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của cả Nho gia và Pháp gia để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và. .. minh nhân loại (p75&76) b) Về giáo dục con người Nho Gia: Thể hiện rõ ở thuyết nhân trị : Quan niệm nhà cầm quyền phải lấy đạo đức mà giáo dục và cảm hóa, dẫn dắt dân chúng chứ không phải dùng đến biện pháp cưỡng chế và hình phạt như phái Pháp gia (p64) GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 22   Pháp gia: Từ việc thừa nhận bản tính con người là ác... luật pháp (dĩ pháp trị quốc), chủ trương “luật pháp không phân biệt sang hèn” (pháp bất a quý), “hình phạt không kiêng dè bậc đại thần, tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” (hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu) Ông hết sức coi trọng GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 19   tác dụng của pháp luật và chủ trương xây dựng một lý luận. .. theo Nghiêu và Thuấn nếu như không phải là ngu thì cũng là dối trá vậy Cái học ngu và dối trá, cái GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 17   hành động bác tạp và trái pháp luật này vị vua sáng không theo” (Phan Ngọc (dịch) Hàn Phi Tử Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001, tr 561) Các nhà Nho luôn muốn thần thánh hóa bậc quân chủ, song để pháp luật... chính danh: bổ sung cho thuyết Thiên mệnh và Lễ giáo Ngôi vua là do trời định, thế nhưng người làm vua cần phải nỗ lực chủ quan để cái Thực phù hợp với cái Danh 5 Khác biệt về giáo dục, đạo đức, xây dựng con người a) Về quan niệm đạo đức con người GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 21   Nho Gia: Nho gia thể hiện tính nhân bản sâu sắc trong những... hướng của nó Còn Nho gia không đề cập đến điều này Pháp gia: quan điểm thời biến Pháp gia thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội: mọi chủ trương phải thích hợp với thời, khi tình hình thay đổi phải thay đổi cho phù hợp Do không có chế độ xã hội nào bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 20   Hàn... được Học thuyết chính trị của Pháp gia đã được vương quốc Tần ra sức vận dụng và kết cục đã đưa nước Tần đến thành công trong việc kết thúc cục diện phân tán cát cứ, thống nhất được đất nước Trung Hoa sau những năm dài chiến tranh khốc liệt GVHD: TS.Bùi Văn Mưa   HVTN: Hồ Nam Đông Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 16   2 Về chính trị - xã hội: - Khổng Tử – người sáng lập Nho gia làm

Ngày đăng: 19/11/2014, 01:43

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan