Giáo án môn tự nhiên xã hội lớp 2

50 733 2
Giáo án môn tự nhiên xã hội lớp 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 1: Cơ quan vận động I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. - Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được. - Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ cơ quan vận động. III. Các hoạt động dạy học: 1. n đònh tổ chức. 2. Kiểm tra sách vở của hs. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Làm một số cử động. * Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2m 3m 4/SGK và làm một số động tác như bạn nhỏ. Gọi vài nhóm lên thực hiện. Bước 2: Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm các động tác. GV hỏi: Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động? * Kết luận: Để thực hiện những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động. Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động * Mục tiêu: - Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. - HS nêu được vai trò của xương và cơ. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV hướng dẫn cho hs thực hành. - GV hỏi: Dưới lớp da của cơ thể có gì? Bước 2: - Cho hs thực hành cử động. - KL: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được. Bước 3: - HS quan sát hình 5, 6/SGK và trả lời câu hỏi ”Chỉ và nói tên cơ quan vận động của cơ thể” Hoạt động 3: Trò chơi “Vật tay” * Mục tiêu: HS hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt. * Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi (như SGK). Bước 2: GV yêu cầu 2 hs lên chơi mẫu. Bước 3: GV tổ chức cho cả lớp chơi theo nhóm 3 người, trong đó 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài. Trò chơi liên tục từ 2-3 “keo”. Trọng tài nói tên các bạn chiến thắng. * Kết luận: Trò chơi cho chúng ta thấy ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe ta cần chăm chỉ tập TD và ham thich vận động. 4. Hoạt động cuối: - Bộ phận nào của cơ thể cử động? - Dưới lớp da của cơ thể có gì? IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Bài 2: Bộ xương I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. - Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế, không mang xách vật nặng để cột sống không cong vẹo. II. Đồ dùng dạy học: Trang vẽ bộ xương và các phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương. III. Các hoạt động dạy học: 1. n đònh tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu tên các bộ phận của cơ thể cử động? - Dưới lớp da của cơ thể có gì? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương. * Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên 1 số xương của cơ thể. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - GV treo tranh vẽ bộ xương. - 2 HS lên bảng: 1 hs vừa chỉ vào tranh vẽ vừa nói tên xương, khớp xương; 1 hs gắn các phiếu rời ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng. - HS thảo luận câu hỏi SGK. * Kết luận: SGK/20 Hoạt động2: Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương. * Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống bò cong, vẹo. * Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động theo cặp - HS quan sát hình 2, 3 trong SGK/7. Đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp GV và HS cùng thảo luận câu hỏi: - Tại sao hằng ngày ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế? - Tại sao chúng em không nên mang, xách vật năng? - Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt? * Kết luận: - Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm. Nếu ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với khổ người, nếu phải mang vật nặng hoặc mang, xách không đúng cách… sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống. - Muốn xương phát triển tốt chung ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai. 4. Họat động cuối: Củng cố dặn dò. - Hãy nêu nguyên nhân bò cong vẹo cột sống? IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Bài 3: Hệ cơ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Chỉ và nói được tên 1 số cơ của cơ thể. - Biết được rằng cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. - Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hệ cơ. III. Các hoạt động dạy học: 1. n đònh tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu nguyên nhân bò cong vẹo cột sống? - Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt? 3. Bài mới: Hoạt động1: Quan sát hệ cơ * Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi: “Chỉ và nói tên một số hệ cơ của cơ thể”. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV treo hình hệ cơ lên bảng, gọi hs xung phong chỉ và nói tên các cơ. * Kết luận: Trong cơ thể của chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mọi người có 1 khuôn mặt và hình dáng nhất đònh. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện mọi cử động như: chạy, nhảy, ăn, uống…… Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay * Mục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân và theo cặp - GV yêu cầu từng hs quan sát hình 2 SGK/9. Làm động tác giống hình vẽ. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số nhóm xung phong trình diễn trước lớp. * Kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi, cơ sẽ dài hơn, mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ, các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. Hoạt động 3: Thảo luận làm gì để cơ được săn chắc * Mục tiêu: Biết được vận động và tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc. * Cách tiến hành: - GV hỏi: Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc? - Một số hs phát biểu ý kiến. * Kết luận: Nên ăn, uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể hàng ngày để cơ được săn chắc. 4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. - Ta nên làm gì để cơ được săn chắc? IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt I. Mục tiêu: Sau bài học hs có thể: - Nêu được những việc làm để xương và cơ phát triển tốt. - Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng. - Biết nâng 1 vật đúng cách. - HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh phóng to các hình bài 4. III. Hoạt động dạy học: 1. n đònh tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt> * Mục tiêu: - Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, nói về nội dung hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK/10, 11. Bước 2: Làm việc cả lớp: - GV gọi đại diện 1 số cặp trình bày. - GV cho HS thảo luận câu hỏi: “Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?” - Sau đó GV yêu cầu HS liên hệ với các công việc các em có thể làm ở nhà giúp đỡ gia đình. Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhấc 1 vật” * Mục tiêu: - Biết được cách nhấc 1 vật sao cho hợp lý không bò đau lưng và không bò cong vẹo cột sống. * Cách tiến hành: Bước 1: GV làm mẫu cách nhấc 1 vật như hình 6/SGK Bước 2: Tổ chức cho HS chơi. - Gọi 1 vài HS lên nhấc mẫu. - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm xếp thành 1 hàng dọc và GV phổ biến luật chơi/SGK. - HS chơi – GV nhận xét, khen ngợi em nào nhấc vật đúng tư thế. 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò. - Hãy cho biết nhấc 1 vật thế nào là đúng? IV. Rút kinh nghiệm tiết day: Bài 5: Cơ quan tiêu hóa I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể - Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ. - Chỉ và nói tên 1 số tuyến tiêu hóa và dòch tiêu hóa. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. III. Hoạt động dạy học: 1. n đònh tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hóa. * Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát hình 1/SGK. Sau đó thảo luận câu hỏi: “Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu?” Bước 2: Làm việc cả lớp - GV treo hình vẽ ống tiêu hóa. Gọi 2 hs lên bảng, phát cho mỗi em 3 tờ phiếu rồi viết tên các cơ quan của ống tiêu hóa và yêu cầu các em gắn vào hình. GV cho 2 HS cùng thi đua xem ai gắn nhanh và đúng. * Kết luận: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non, và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất cặn bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài. Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ. * Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa. * Cách tiến hành: Bước 1: GV giảng (Như SGK) Bước 2: - GV yêu cầu cả lớp quan sát hình 2/ SGK và chỉ đâu là tuyến nước bọt. - HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi. * Kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy. Hoạt động 3: Trò chơi: “Ghép chữ vào hình” * Mục tiêu: Nhận biết và nhớ vò trí các cơ quan tiêu hóa. * Cách tiến hành: Bước 1: Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh gômg hình vẽ, các phiếu ghi tên các cơ quan tiêu hóa. Bước 2: Yêu cầu hs gắn chữ vào bên cạnh cơ quan tiêu hóa. Bước 3: Các nhóm làm bài tập - Các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV khen nhóm nào làm nhanh. 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò. - Nêu đường đi của thức ăn? IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Bài 6: Tiêu hóa thức ăn I. Mục tiêu: Sau bài học hs có thể - Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. - Hiểu được ăn chậm, nhai kỹ se giúp cho thức ăn tiêu hóa dược dễ dàng. - Hiểu được rằng chạy nhạy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa. - HS có ý thức ăn chậm, nhai kỹ, không nô đùa chạy nhảy sau khi an no, không nhòn đi đại tiện. II. Hoạt động dạy học: 1. n đònh tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các cơ quan tiêu hóa? - Nêu đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. * Mục tiêu: - HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. * Cách tiến hành: Bước 1: Thực hành theo cặp - GV phát cho hs 1 miếng bánh mì. Yêu cầu hs nhai kỹ, sau đó mô tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vò thức ăn. - HS thực hành theo cặp và trả lời câu hỏi SGK Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện 1 số nhóm phát biểu ý kiến * Kết luận: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Hoạt động 2: Làm việc với SGK về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già. * Mục tiêu: HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu hs đọc thông tin và 2 bạn hỏi và trả lời theo câu hỏi gợi ý SGK Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi 1 số hs trả lời câu hỏi * Kết luận: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúnh thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đua ra ngoài. Chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống * Mục tiêu: - Hiểu được ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng. - Hiểu được rằng chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa. * Cách tiến hành: GV hỏi: [...]... h.1, 2, 3, 4, 5/ sgk 28 , 29 và tlch/ sgv Bước 2: Làm việc cả lớp 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ∗ Kết luận: Để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gđ cần góp sức mình để giữ sạch mtxq nhà ở sạch sẽ Mt xq nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi, muỗi, gián, chuột cvà các mầm bệnh sinh sống, ẩn nấp và không khí cũng được trong sạch, tránh... bảng Bước 2: Làm việc theo nhóm • Gv hỏi: Trongf hững thứ các em kể trên thì thứ nào thưi72ng được cất giữ trong nhà • Gv giao nhiệm vụ các nhóm quan sát h 1, 2, 3/ sgk và tìm lí do khiến cho chúng ta có thể bò ngộ độc ( gợi ý/ sgv ) Bước 3: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ∗ Kết luận: ( sgv/ 51 ) Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ... khai thác các nd/ sgv Bước 2: ( Trong lớp ) • Gv tổ chức cho hs quan sát sân trường và tổng kết Bước 3: Gv yêu cầu hs nói với nhau theo cặp về cảnh quan của trường mình Gv gọi 1, 2 hs nói trước lớp về cảnh quan của trường mình ∗ Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: phòng làm việc của BGH, phòng hội đồng, phòng thư viện và các phòng học Hoạt động 2: Làm việc với sgk ∗ Mục tiêu:... các hình ở tr 38, 39 và tlch/ sgv Bước 2: Làm việc cả lớp • Gọi 1 số hs trả lời trước lớp ∗ Kết luận: Để trường học sạch, đẹp mỗi hs phải luôn có ý thức giữ gìn trường như: không viết, vẽ bẩn lên tường hay khạc nhổ bừa bãi, đại tiện đúng nơi qđ tham gia tích cực vào các hđ như làm vs trường, lớp, tưới và chăm sóc cây cối Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học ∗ Mục tiêu: Hs có ý thức trong... TC để phòng tránh ngã khi ở trường ∗ Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc vs theo nhóm Gv phân công công việc cho mỗi nhóm Bước 2: Các nhóm tiến hành thực hiện các công việc được phân công Bước 3: • Gv tổ chức cho cả lớp đi xem thành quả làm việc của nhau, các nhóm nhận xét và tự đánh giá công việc của nhóm mình và nhóm bạn • Gv tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt ∗ Kết luận: Trường lớp sạch, đẹp... Bước 2: Làm việc cả lớp • 1 số hs nêu 1 số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt ∗ Kết luận: Khi đi xe buýt, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường, đợi xe dừng hẳn mới lên, không đi lại, thò đấu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy, khi xe dừng hẳn mới xuống Hoạt động 3: Vẽ tranh ∗ Mục tiêu: Củng cố kiến thức của 2 bài: 19 và 20 ∗ Cách tiến hành: Bước 1: Hs vẽ 1 phương tiện GT Bước 2: 2 hs... cả lớp thảo luận câu hỏi: + Giun thường sống ở đâu trong cơ thể? + Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể? + Nêu tác hại do giun gây ra? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun * Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ - Yêu cầu hs quan sát hình 1 SGK /20 và thảo luận câu hỏi Bước 2: Làm việc cả lớp. .. các phòng học Hoạt động 2: Làm việc với sgk ∗ Mục tiêu: Biết 1 số hành động thừơng diễn ra ở lớp học, thư viện phòng y tế ∗ Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp Gv yêu cầu quan sát h 3→ 6/ sgk tr 33 và tlch/ sgv Bước 2: Làm việc cả lớp • Gv gọi 1 số hs tlch trước lớp ∗ Kết luận: Ở trường, hs học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường; ngoài ra các em có thể đến thư viện để học và mượn... cách chơi/ sgv • Nếu 3 hs khác đưa ra 3 thông tin mà Hs A không đoán ra người đó là ai thì Hs A sẽ bò phạt, Hs A phải hát 1 bài Bước 2: Làm việc cả lớp Hs diễn trước lớp _ Hs khác nhận xét 4 Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò Trong trường, bạn biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì? IV Rút kinh nghiệm tiết dạy Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường I Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: + Kể tên những... TC để phòng tránh ngã khi ở trường ∗ Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Mỗi nhóm tự chọn 1 TC và tổ chức chơi theo nhóm Bước 2: Làm việc cả lớp Thảo luận các câu hỏi/ sgv 4 Hoạt động cuối: Củng cố _ dặn dò Nhắc nhở Hs chơi những trò chơi bổ ích IV Rút kinh nghiệm tiết dạy Bài 18: Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp I Mục tiêu: Sau bài học, hs có thể: + Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, . chơi (như SGK). Bước 2: GV yêu cầu 2 hs lên chơi mẫu. Bước 3: GV tổ chức cho cả lớp chơi theo nhóm 3 người, trong đó 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài. Trò chơi liên tục từ 2- 3 “keo”. Trọng tài. cầu từng hs quan sát hình 2 SGK/9. Làm động tác giống hình vẽ. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số nhóm xung phong trình diễn trước lớp. * Kết luận: Khi cơ co,. yêu cầu 2 HS cùng quan sát hình 1/SGK. Sau đó thảo luận câu hỏi: “Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu?” Bước 2: Làm việc cả lớp - GV treo hình vẽ ống tiêu hóa. Gọi 2 hs lên

Ngày đăng: 18/11/2014, 13:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan