TIỂU LUẬN TRIẾT CAO HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA ARIXTỐT ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

21 620 1
TIỂU LUẬN TRIẾT CAO HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA ARIXTỐT ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ  HỘI PHƯƠNG TÂY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT CAO HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA ARIXTỐT ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đa có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình nổ lực cống hiến không ngừng của các nhà triết học, là Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA ARIXTỐT ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN VĂN HÙNG LỚP : CHKT K22- NGÀY 4 SỐ THỨ TỰ: 24 MSHV: 7701220469 TP.HCM 12/2012 Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 2 MỤC LỤC I) GIỚI THIỆU 3 II) ẢNH HƯỞNG CỦA ARIXTOTLE ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY 3 1) Aristotle đã đặt nền tảng cho lý luận học 3 2) Ảnh hưởng của Arixtotle đến hệ thống khoa học 4 2.1) Aristote một nhà nghiên cứu thiên nhiên: 4 2.2) Nền tảng của khoa sinh vật học 5 3) Ảnh hưởng của Arixtotle trong siêu hình học 6 4) Ảnh hưởng của Arixtotle trong tâm lý học và bản chất của nghệ thuật 8 5) Ảnh hưởng của Arixtotle đối với đạo đức học và bản chất của hạnh phúc 9 6) Ảnh hưởng của Arixtotle đối với khoa học – chính trị 11 6.1) Cộng sản và bảo thủ 12 6.2) Hôn nhân và giáo dục 13 6.3) Dân chủ và quý tộc 15 7) Ảnh hưởng của Arixtotle đến tư tưởng kinh tế 16 8) Đánh giá về ảnh hưởng của Arixtotle 18 III) KẾT LUẬN 20 Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 3 I) GIỚI THIỆU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đa ̃ có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình nổ lực cống hiến không ngừng của các nhà triết học, là Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình . Dù đứng trên lập trường quan điểm nào, dù vẫn mang trong mình những mặt tích cực và hạn chế nhưng những tư tưởng của các nhà triết học vẫn có những ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội mà họ đang sống và sau này. Một trong những người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử triết học côt đại có thể kể đến là Aristotle. Arixtốt (384 – 322 TCN) là một trong những nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương. Cùng với Plato, Aristotle được coi là một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất. Ph.Ăngghen đã gọi Arixtốt là “ cái đầu hoàn chỉnh nhất” trong số các nhà triết học cổ đại Hy lạp. Arixtot đã để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, trong đó lớn nhất là tác phẩm “siêu hình học”. Những tác phẩm của Ông còn lại cho đến ngày nay có thể chia làm tám nhóm: triết học chung, logic học, vật lý học, sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học, chính trị và nghệ thuật học. Aristotle hiểu rõ toàn thể học thuật Hy Lạp của các thời đại trước, đã cứu xét, tóm tắt, nhận xét và làm phát triển kiến thức của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt của xã hội phương tây. Do đó bài viết sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của Aristotle đến xã hội Phương Tây để đóng góp vào sự hiểu biết rõ hơn về Arixtotle và ảnh hưởng triết học của ông đến cuộc sống. II) ẢNH HƯỞNG CỦA ARIXTOTLE ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY 1) Aristotle đã đặt nền tảng cho lý luận học Giá trị của Aristotelà ở chỗ ông đã phát minh môn học mới, hoàn toàn không dựa vào các tác phẩm từ trước để lại. Lối suy luận của người Hy Lạp trước thời Aristote không được minh bạch, chính Aristote đã chấn chỉnh tình trạng này bằng cách đặt ra những quy luật cho sự suy luận. Ngay cả Platon đôi khi cũng vấp phải lỗi lầm suy luận không chính xác. Dưới thời trung cổ, một ngàn năm sau khi Aristote qua đời người ta còn hăng say dịch lại các sách về luận lý để theo đó mà hướng dẫn tư tưởng. Luận lý có nghĩa là nghệ thuật và phương pháp suy nghĩ chính xác. Đó là phương pháp của tất cả các khoa học , tất cả các nghệ thuật kể cả âm nhạc. Luận lý học là một khoa học vì nó có thể được trình bày dưới nhiều định luật giống như các định luật vật lý và Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 4 hình học, nó cũng là một nghệ thuật vì nó tập cho tư tưởng quen với lối suy nghĩ chính xác. Aristote cho rằng định nghĩa một vật hoặc một danh từ cần phải có 2 phần: phần thứ nhất chỉ rõ vật ấy thuộc loại nào, phần thứ hai chỉ rõ trong loại ấy, vật ấy có những gì đặc biệt Có một vấn đề đã làm cho Aristote bất đồng với Platon và gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Theo Aristote thì những danh từ như: người, sách, cây chỉ những vật tổng quát và trừu tượng không có trên thực tế. Những vật có thật phải được xác định bằng những tên gọi như ông Athènes, ông B. Một trong các phát minh của Aristote trong lãnh vực luận lý là tam đoạn luận. Đó là một lối suy luận theo 3 phần, phần thứ ba hay là phần kết luận theo sau phần thứ nhất và phần thứ hai. Thí dụ người là con vật có lý trí, Socrate là người, vậy Socrate là một con vật có lý trí. Tam đoạn luận có thể được áp dụng trong toán học theo các công thức sau đây: A = B, B = C vậy C = A. Điều khó khăn cần phải giải quyết trong một tam đoạn luận là nếu phần thứ nhất không được chính xác thì phần kết luận lẽ cố nhiên cũng sai. Tuy nhiên, người ta thường chú trọng đến phần kết luận hơn là phần thứ nhất, do đó tam đoạn luận không đem đến những kết quả tốt. Với sự trình bày các phương pháp luận lý Aristote đã có công lớn với nhân loại là đặt nền tảng cho phương pháp suy luận chính xác mặc dù môn luận lý học gặp những chông gai và được coi như một môn học khó hiểu. i 2) Ảnh hưởng của Arixtotle đến hệ thống khoa học 2.1) Aristote một nhà nghiên cứu thiên nhiên: Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách khảo sát một tác phẩm của Aristote nhan đề là Vật lý học, chúng ta sẽ bị thất vọng. Sự thật là trong cuốn vật lý học ấy chỉ trình bày những khái niệm siêu hình về vật chất, sự chuyển động, không gian, thời gian, nguyên lý, và những khái niệm tương tự. Một đoạn đặc sắc trong tác phẩm trên là đoạn công kích khái niệm chân không của một học giả đương thời. Aristote cho rằng trong vũ trụ không làm gì có chân không. Ngày nay thuyết của Aristote đã bị khoa học chứng minh là sai, nhưng chính nhờ sự công kích mà chúng ta biết được một thuyết khoa học có giá trị. Về khoa thiên văn Aristote không tiến bộ hơn các học giả đương thời là bao. Ông công kích thuyết của Pythagore cho rằng mặt trời là trung tâm điểm của thái dương hệ, ông một dành vinh dự ấy cho trái đất. Tuy nhiên ông cũng có nhiều nhận xét giá trị về sức nóng của mặt trời làm bốc hơi nước biển, làm cạn sông ngòi, nước bốc hơi thành mây và rơi xuống thành mưa. Ông cho rằng xứ Ai cập là công trình của xông Nil: chính phù sa của nước sông này trong hàng ngàn thế kỷ đã đem lại cho xứ Ai cập những vùng đất phì nhiêu. Aristote cũng Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 5 đã giảng giải một cách thoả đáng sự thành lập các lục địa trên trái đất, ông cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất dưới đáy biển cùng với tất cả những nền văn minh ở trên ấy trong một sự thay đổi tuần hoàn. Con người đi từ trạng thái sơ khai đến trạng thái văn minh cực độ rồi sẽ trở về trạng thái sơ khai do những biến cố vĩ đại của tạo hoá. 2.2) Nền tảng của khoa sinh vật học Trong khi Aristote quan sát những loại sinh vật trong vườn bách thảo rộng lớn của ông, tự nhiên ông nhận thấy rằng những loại sinh vật có thể được xếp hạng và giữa những hạng ấy có những mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau chẳng hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự cảm xúc Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé nhất đến những loại sinh vật phức tạp nhất. Trong lĩnh vực những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé người ta rất khó lòng phân biệt một sinh vật và một khoáng chất. Aristote cho rằng ranh giới giữa một sinh vật và một khoáng chất trong lãnh vực này rất mơ hồ và đáng nghi ngờ. Mặt khác, người ta không thể phân biệt động vật và thực vật. Đối với một vài loại có thể xem là thực vật cũng được mà xem là động vật cũng được. Trong nhiều trường hợp khác rất khó phân biệt một loại này với một loại khác. Người ta có thể kết luận rằng đời sống trên trái đất phát triển một cách liên tục từ trạng thái thô sơ nhất đến trạng thái phức tạp nhất. Trí thông minh cùng phát triển theo với trạng thái, nói cách khác: trạng thái càng phức tạp, trí thông minh càng phát triển. Đồng thời các cơ quan kiểm soát càng ngày càng tập trung, thần kinh hệ được phát triển cùng với sự tập trung này. Mặc dù có những nhận xét xác đáng kể trên, Aristote không chủ trương thuyết tiến hoá. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại. Ông cũng phủ nhận thuyết cho rằng con người trở nên thông minh nhờ dùng 2 tay để làm việc thay vì để di chuyển. Ông nói rằng cần phải suy nghĩ ngược lại nghiã là con người biết dùng 2 tay để làm việc vì đã trở nên thông minh. Vì các phương tiện nghiên cứu và quan sát trong lãnh vực này còn thiếu sót nên Aristote có nhiều lầm lẫn: Ông không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ thể, ông không phân biệt động mạch và tĩnh mạch, ông tưởng rằng khối óc dùng để làm cho máu trở nên lạnh, ông tin rằng đàn ông có nhiều mảnh xương sọ hơn đàn bà, ông tin rằng người ta chỉ có 8 cặp xương sườn và đàn bà có ít răng hơn đàn ông. Đó là những sự nhầm lẫn tuy rõ ràng nhưng không quan trọng so với sự đóng góp của Aristote vào nền sinh vật học. Ví dụ ông biết rằng loài chim và loài bò sát có cơ thể rất giống nhau, loài khỉ là một loài trung gian giữa người và vật 4 chân. Ông nhận xét rằng Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 6 linh hồn của trẻ sơ sinh cũng giống như linh hồn của súc vật. Các món ăn quyết định cách sinh sống: có những con thú sống theo đàn, có những con thú sống cô độc, miễn làm sao chúng có thể kiếm ăn một cách dễ dàng. Ông đã tìm ra kết luận gần giống như thuyết của Von Baer về các đặc tính của giống nòi và thuyết của Spencer về sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng. Nói một cách khác, một giống vật càng phát triển thì sự sinh đẻ càng ít. Ông nhận xét khuynh hướng bình đẳng của các giống vật nghĩa là những phần tử xuất chúng, do sự giao cấu với các phần tử thấp kém hơn dần dần sẽ mất các đặc tính của mình. Sau hết Aristote tạo nên một khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông nói rằng muốn quan sát sự vật một cách chính xác không gì bằng quan sát ngay trong thời kỳ thai nghén. Hyppocrate cũng đã áp dụng phương pháp này bằng cách quan sát trứng gà lộn trong những thời kỳ khác nhau và đã viết cuốn sách nhan đề là Nguồn gốc của đứa trẻ. Aristote cũng nghiên cứu hiện tượng này và những nhận xét của ông còn làm cho các nhà khoa học ngày nay phải ngạc nhiên. Chắc ông đã làm nhiều thí nghiệm về khoa sinh sản vì ông phủ nhận thuyết cho rằng nam tính hoặc nữ tính của bào thai phụ thuộc vào vị trí của ngọc hành. Ông còn đưa ra nhiều vấn đề thời sự về nhân chủng chẳng hạn như ông đã nhận xét một cuộc hôn nhân giữa người đàn bà da trắng và người đàn ông da đen. Tất cả những đứa con sinh ra đều da trắng nhưng đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da đen xuất hiện. Đó chỉ là một nhận xét mở đầu cho định luật danh tiếng về nhân chủng học mệnh danh là định luật Mendel. Nói tóm lại mặc dù những sai lầm trong các tác phẩm về sinh lý học của ông, Aristote cũng đã đặt nền móng cho khoa học này. Nếu chúng ta để ý rằng các phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thời ấy rất thô sơ, chúng ta phải công nhận thiên tài vĩ đại của Aristote. 3) Ảnh hưởng của Arixtotle trong siêu hình học Có thể nói rằng siêu hình học theo Aristote là sự tiếp tục của sinh lý học. Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều tiến hoá do một sức mạnh nội tâm. Mỗi một thực thể có thể được xem như một hình thể do một nguyên thể mà phát sinh ra. Trong siêu hình học truyền thống, quan niệm về sự tồn tại đã trở thành vấn đề trung tâm và là đề tài của những cuộc tranh luận. Parménide là người châm ngòi, Đêmôcrít bổ sung và phản bác, Sôcrát thắp lên ngọn đề khái niệm, Platôn dựng thành tượng đài ý niệm và Arixtốt lại tiếp tục phát triển Với tinh thần „„Thầy là quý nhưng chân lý còn quý hơn thầy ‟‟ Arixtốt đã phê phán học thuyết ý niệm về tồn tại của Platôn. Quan niệm tồn tại của Arixtốt hoàn toàn đối lập với quan niệm của Platôn. Theo ông, từ khởi đầu trong vũ trụ đã có vật chất, đó là vật chất thuần túy chưa bị giới hạn trong bất kỳ một hình thức nào. Dạng vật chất này không do ai sinh ra mà cũng không mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn nhưng lại tồn tại thụ động. Do vậy, Hêghen đã nhận xét „„Vật chất chỉ là cái nền tảng khô cứng mà trên đó đã diễn ra các biến đổi và trong những biến đổi ấy vật chất chỉ là cái chịu đựng‟‟. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Arixtốt thừa nhận hình thức là bản chất của vật chất. Ông viết „„ Hình thức đứng trước vật chất, là cái quan trọng hơn Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 7 nhiều so với vật chất‟‟ Như vậy với Arixtốt các sự vật hiện trượng của thế giới được hình thành từ hai khởi nguyên, đó là khởi nguyên vật chất và khởi nguyên hình thức. Arixtốt còn nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự thống nhất và tất yếu. Ông đã chia chúng thành từng loài, từng loại, tùng giống Sự thống nhất về mặt chất còn là sự thống nhất giữa ba yếu tố : chất ; không gian ; thời gian. Ông đã rút ra các phạm trù : bản chất, chất lượng, số lượng, vị trí, thời gian trong đó phạm trù bản chất là phạm trù cao nhất và được chia thành hai mức độ là bản chất cụ thể và bản chất khái quát. „„Bản chất theo nghĩa đầu tiên và tuyệt đối là cái nội tại, chẳng hạn một con người cụ thể hay một con ngựa cụ thể‟‟. „„Bản chất khái quát được gọi là bản chất mà bản chất theo nghĩa đầu tiên, tức bản chất cụ thể quan hệ với nó như tiểu loại, chủng loại, chẳng hạn con người cụ thể thuộc về tiểu loại con người mà chủng loại là sinh thể‟‟. Đây là quan điểm đối lập hoàn toàn với Platôn, sự vật không thể là cái bóng ý niệm như quan niệm của Platôn. Bản chất của Arixtốt mang tính hai mặt giao động giữa lập trường duy vật và lập trường duy tâm. Ông là nhà triết học duy tâm khi ông cho rằng thực sự tồn tại một số bản chất vĩnh viễn, tất yếu vượt lên trên các sự vật cảm tính, nó dường như đồng nhất với Thượng đế. Ông viết „„Rõ ràng một bản chất nào đó, vĩnh cửu, bất di bất dịch và tách rời các vật cảm tính Thượng đế là một thực thể sống vĩnh hằng, tốt nhất do vậy sự sống và tồn tại , cái liên tục và cái vĩnh cửu là sở hữu của Thượng đế‟‟. Arixtốt nêu ra học thuyết về bốn nguyên nhân là: nguyên nhân vật chất, nguyên nhân hình dạng, nguyên nhân vận động và nguyên nhân mục đích. Trong Siêu hình học Arixtốt đã chia vận động thành bốn dạng cơ bản : tăng và giảm; biến đổi về chất; xuất hiện và diệt vong; chuyển dịch vị trí. Trong bốn dạng vận động này thì dạng vận động chuyển dịch vị trí trong không gian được ông cho là quan trọng nhất vì nó là điều kiện của ba dạng còn lại. Tăng hay giảm chỉ là sự dời đổi vị trí trong không gian. Nguyên nhân tạo nên sự biến đổi về chất trong vật thể là do kết cấu của vật thể đang biến đổi. Sự xuất hiện và diệt vong không thể xảy ra cùng một lúc, nó là sự biến đổi từ đặc tính này sang đặc tính khác và điều kiện của chúng là sự biến đổi trong không gian. Ông đã quy các dạng vận động vào vận động cơ học, theo ông vận động rất đơn giản chỉ là „„mọi vận động đều là sự di chuyển vị trí của các vật thể‟‟. Arixtốt đã xem lý luận nhận thức là lý luận về tri thức khoa học „„Tất cả mọi người về bản chất đều có khát vọng vươn tới tri thức‟. Kế thừa và phát triển tư tưởng của các triết gia đi trước, Arixtốt đã xây dựng và phát triển lý luận nhận thức của mình đạt tới đỉnh cao. Theo ông năng lực tư duy của con người là để khám phá ra chân lý đích thực về bản chất của sự vật. Ông cho rằng nhận thức là một quá trình. Quá trình đó được khởi đầu bằng cảm giác – biểu tượng – kinh nghiệm – nghệ thuật – khoa học. Cảm giác xuất hiện là do sự vật bên ngoài tác động vào các giác quan, cảm giác chỉ cho ta biết được cái bên ngoài của cái đơn nhất, cụ thể. Biểu tượng là bước chuyển trung gian để lên khinh nghiệm, theo ông biểu tượng là hình thức rất quan trọng của quá trình nhận thức. Nếu con người không xây dựng được hình ảnh tách rời kỏi sự vật thì không thể có tư duy, có tri thức, theo ông thành ngữ „„không ai có thể đem mặt trăng vào nhà‟‟ phải được hiểu theo nghĩa này. Nhận thức kinh nghiệm là những chuỗi liên tưởng về cùng một sự vật hay một nhóm sự vật và „„kinh nghiệm thống nhất với cả khoa học và nghệ thuật. Khoa học và nghệ thuật xuất hiện ở con người thông qua kinh nghiệm kinh nghiệm tạo nê nghệ thuật, Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 8 sự thiếu kinh nghiệm tạo nên sự ngẫu nhiên‟‟. Mặc dù thấy được nhận thức là một quá trình đi từ cảm tính đến lý tính nhưng Arixtốt lại không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính vì vậy nó chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm. ii 4) Ảnh hưởng của Arixtotle trong tâm lý học và bản chất của nghệ thuật Tâm lý học của Aristote cũng có nhiều khó hiểu và mâu thuẫn. Trong của tác phẩm có nhiều đoạn đáng để ý, chẳng hạn Aristote là người đầu tiên biết đến mãnh lực của thói quen và xem đó như thiên chất thứ hai của con người. Đối với vấn đề tự do của ý chí và bất tử của linh hồn thì ý kiến của Aristote không được đồng nhất, khi thì ông lý luận theo thuyết định mệnh nghĩa là con người không thể làm khác hơn cái gì định mệnh đã an bài. Khi thì ông cho rằng con người có tự do định đoạt số phận của mình bằng cách lựa chọn những bối cảnh của cuộc sống, ví dụ chúng ta có thể tự tạo nên một nhân cách bằng cách chọn lựa bè bạn, sách báo, nghề nghiệp và các trò giải trí. Aristote không tiên liệu rằng những kẻ theo thuyết định mệnh sẽ cãi lại ông ta bằng cách nói rằng chính tánh tình của chúng ta ảnh hưởng đến sự chọn lựa bè bạn, sách báo, nghề nghiệp và trò giải trí của chúng ta. Aristote còn cho rằng con người muốn được khen và sợ bị chỉ trích, chính yếu tố này làm cho họ phải chọn lựa và cũng chứng minh sự tự do chọn lựa của con người. Lý luận này cũng không đứng vững vì chính sự khen chê định đọat hành vi của con người chứ không phải sự tự do lựa chọn. Aristote còn đưa ra một lý thuyết về linh hồn. Theo ông thì linh hồn là sức sống của mọi sinh vật. Trong cỏ cây thì linh hồn chỉ là khả năng dinh dưỡng và sinh sản, trong loài động vật linh hồn là khả năng di chuyển và cảm xúc, trong loài người linh hồn là khả năng lý luận và suy tư. Vì là một khả năng, linh hồn không thể tồn tại ngoài thể chất. Tuy nhiên trong một đoạn khác bằng một lối lý luận dông dài, Aristote lại cho rằng linh hồn có thể tồn tại. Lối lý luận này tỏ ra mâu thuẫn và có nhiều chỗ tối nghĩa. Trong một tác phẩm khác, Aristote bàn về nghệ thuật và thẩm mỹ. Ông nói rằng nghệ thuật phát minh do nhu cầu của con người muốn diễn tả những cảm nghĩ, cảm giác của mình. Trong bản chất, nghệ thuật là một sự bắt chước và phản ảnh thiên nhiên giống như cái kiếng thu những hình ảnh của tạo vật. Trong tất cả mọi người đều có bản năng bắt chước, một bản năng mà thú vật thấp kém không có. Tuy nhiên mục đích của nghệ thuật không phải là diễn tả bề ngoài của sự vật mà chính là diễn tả ý nghĩa ở bên trong. Trải qua các thời kỳ và phong cách nghệ thuật ở phương Tây, từ nghệ thuật cổ đại Hy-La, đến những bước đầu của nghệ thuật Kitô giáo; rồi từ thời Trung cổ (với các phong cách Rômăng, Gôtíc), đến các thời kỳ Tiền Phục Hưng, Phục Hưng, Nguyên khai Flamand, Cổ Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 9 điển, Barốc, Lãng mạn, Hiện thực tự nhiên, Ấn tượng, nghệ thuật chính thống luôn luôn tôn vinh sự sao chép "giống như thật", trong tinh thần của Aristote, với mục đích thể hiện y nguyên hiện thực, mặc dầu với một cái nhìn thẩm mỹ nhất định, song hoàn toàn không "diễn dịch" hoặc phê phán hiện thực.Đó là nguyên lý cơ bản của nền nghệ thuật coi trọng khách thể, có từ Aristote, và đã tồn tại bền bỉ cho đến ngày nay, ít ra là ở một số nghệ sĩ tượng hình. Người ta còn nhớ, cho tới những thập niên đầu của thế kỷ XX, nền nghệ thuật hàn lâm, mà tiền thân là nền nghệ thuật cổ điển của Pháp, vẫn ngự trị một cách chính thống ở khắp Âu châu, đặc biệt là ở Pháp Nghệ thuật cao cả nhất vừa đánh động lý trí vừa đánh động tình cảm, tạo nên một khoái cảm cao cả nhất cho con người. Do đó các công tác nghệ thuật phải hướng về sự đồng nhất. Ví dụ một vở kịch phải có cốt chuyện đồng nhất, nghĩa là không được có những giai đoạn đi ra ngoài đề. Sau cùng nhiệm vụ của nghệ thuật là sự thanh lọc: những cảm giác chất chứa trong con người do đời sống xã hội tạo nên có thể tìm thấy ở nghệ thuật một lối thoát êm đẹp thay vì gây ra sự bạo động. Những ý nghĩ trên đây ngày nay vẫn còn có giá trị và mở màn cho những thuyết tân kỳ về sức mạnh của nghệ thuật. 5) Ảnh hưởng của Arixtotle đối với đạo đức học và bản chất của hạnh phúc Quan niệm về bản chất con người của Aristote là một quan niệm rất lành mạnh: tất cả những lý tưởng đều có một căn bản thiên nhiên và tất cả những cái gì thiên nhiên đều có thể nẩy nở thành lý tưởng. Aristote chấp nhận một cách thẳng thắn rằng mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải là cái hay cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Aristote nói rằng người ta tìm kiếm tiền tài, danh vọng, khoái lạc vì người ta tưởng rằng những thứ đó đem đến hạnh phúc. Tuy nhiên cần phải biết rõ hạnh phúc thật sự là gì và con đường nào đưa đến hạnh phúc. Aristote trả lời câu hỏi này bằng cách tìm những đặc điểm phân biệt loài người và những loài vật khác. Ông cho rằng hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của con người. Đức tính nổi bật nhất của loài người là khả năng suy luận, chính nhờ đức tính này mà loài người đứng trên tất cả loài vật khác. Chính vì vậy mà khả năng suy luận một khi được phát triển hoàn toàn đầy đủ sẽ đem đến hạnh phúc hoàn toàn cho con người. Điều kiện của hạnh phúc do đó là sự phát triển của khả năng suy luận. Đạo đức tuỳ thuộc vào sự suy luận chính xác, sự kiểm soát tinh thần, sự quân bình của lòng ham muốn. đó không phải là những đức tính của những người thường mà là kết quả của sự tập luyện và kinh nghiệm trong những người hoàn toàn trưởng thành. Con đường đi đến mục đích đó là ý niệm trung dung. Mỗi một đặc tính có thể xếp thành 3 loại: loại đầu và loại chót là những đặc tính quá khích, chỉ loại giữa mới là đạo đức . Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 10 Thuyết trung dung không phải là một thuyết có thể áp dụng một cách máy móc theo toán học. Điểm trung dung có thể thay đổi tuỳ theo trường hợp và chỉ có thể tìm thấy bằng sự suy luận trưởng thành. Thuyết trung dung là một đặc điểm chẳng những của Aristote mà còn của nền triết lý Hy Lạp. Platon xem đạo đức là những hành động điều hoà không quá khích, Socrate xem đạo đức là do sự suy luận mà có, trong đền thờ Apollon người ta có khắc những chữ meden agan có nghĩa là không làm cái gì quá trớn. Người Hy Lạp cho rằng sự đam mê tự nó không phải là một điều xấu, nó là nguyên liệu tạo nên điều xấu hoặc điều tốt tuỳ theo cách sử dụng có chừng mực hoặc không có chừng mực. Tuy nhiên thuyết trung dung chưa phải là bí quyết đem đến hạnh phúc. Aristote cho rằng những nhu cầu vật chất cũng cần thiết. Sự nghèo túng quá độ làm cho con người đâm ra biển lận, một tài sản vừa phải đem đến cho con người một đời sống tự do không tham lam giành giựt quá đáng, đó cũng là một đặc điểm của chế độ quý tộc. Một yếu tố khác rất cần thiết cho đời sống hạnh phúc là sự kết bạn. Càng được san sẻ, hạnh phúc càng tăng trưởng. Mặc dù các tiện nghi vật chất cần thiết cho đời sống hạnh phúc, yếu tố chính là sự sáng suốt của tâm hồn. Những khoái lạc giác quan không phải là chìa khoá của hạnh phúc. Một đời sống chính trị như làm lãnh tụ một quốc gia hoặc một đảng phái không thể đi đôi với hạnh phúc. Những người làm chính trị phải chiều theo sở thích của quần chúng mà không có gì thay đổi bấp bênh bằng sở thích quần chúng. Hạnh phúc phải là sự khoái lạc của tâm trí. Con người lý tưởng của Aristote không làm việc nguy hiểm một cách vô ích nhưng gặp trường hợp cần thiết họ có thể hy sinh tánh mạng vì có nhiều lúc đời sống thật không còn đáng sống. Họ sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác nhưng nhận sự giúp đỡ một cách rất dè dặt. Họ không tìm cách phô trương, họ thẳng thắn nói lên những điều ưa và ghét, hành động một cách chân thật. Họ không bao giờ khen ai quá đáng vì họ nhận thấy rằng ở trên đời thật sự không có cái gì đáng khen cả. Họ không thể sống a dua với kẻ khác vì tánh a dua là đặc tính của kẻ nô lệ. Họ không bao giờ muốn làm hại ai và sẵn lòng tha thứ tất cả những lỗi lầm của kẻ khác. Họ không muốn nói chuyện nhiều, cũng không muốn được người khác tâng bốc hoặc chỉ trích người khác. Họ không nói xấu người khác dù đó là kẻ thù của họ. Họ đi đứng khoan thai, nói năng ôn tồn, không bao giờ hấp tấp vì tâm trí họ không bị bận rộn bởi những điều phức tạp. Họ không bao giờ hăng hái quá độ vì họ biết rằng trên đời này không có cái gì quan trọng. Họ chịu đựng những sự bất trắc ở đời một cách vui vẻ và đoan trang, giống như một tướng lãnh giỏi cầm quân ngoài mặt trận nắm vững chiến thuật chiến lược. Họ thích sống một mình và không sợ sự cô đơn. Đó là con người lý tưởng của Aristote. [...]... nhân văn chuyên ngành như: chinh trị học, kinh tế học, đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học và đặc biệt là khoa lôgic học hình thức cho đến ngày nay và sau này vẫn còn nguyên giá trị Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt của xã hội Phương Tây lúc bấy giờ và còn dư chấn đến tận hôm nay Có thể công nhận rằng Arixtot là nhà bách khoa toàn thư, nhà triết học vĩ đại nhất thời Hy Lạp – La Mã... Demetrius, học trò của Aristotle, lên cai trị Athens và biến những gì Aristotle đã dạy tại Lyceum thành luật Ảnh hưởng của Aristotle, tuy nhiên, không chỉ giới hạn tại Hy Lạp hay tại Athens Triết lý theo trường phái Aristotle đã trở thành nền tảng cho triết học Duy Thực tại Tây phương Về phương diện triết lý chính trị, Chính Trị Luận trở thành kinh điển cho khoa chính trị học tại Tây phương đến ngày... người đi từ các nguyên đề để tìm đến kết luận trong khi trên thực tế có rất nhiều trường hợp con người đi tìm kết luận trước rồi mới cố đặt ra những nguyên đề để chứng minh kết luận của mình Những nhận xét của Aristote về thiên nhiên chứa rất nhiều sai lầm quan trọng Ông thường để cho các tư tưởng siêu hình ảnh hưởng đến các nhận xét khoa học Đây cũng là một đặc điểm của nền văn hoá Hy Lạp : Các học giả... học giả thời ấy thường đi đến kết luận một cách quá hấp tấp Trong thế giới hiện nay chúng ta lại gặp một trường hợp trái ngược : chúng ta có quá nhiều nhận xét đến nỗi chúng ta cảm thấy vô cùng bối rối khi phải đi đến một kết luận vì các sự kiện, các con số, các nhận xét không ăn khớp với nhau Công trình nghiên cứu của Aristote về đạo đức học bị ảnh hưởng quá nhiều của luận lý học Kết quả là một công.. .Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa 6) Ảnh hưởng của Arixtotle đối với khoa học – chính trị Aristotle được xem như là người đầu tiên nghiên cứu chính trị như một khoa học Ông yêu chuộng quan niệm tiến hóa của vạn vật và nổ lực nghiên cứu của ông dần dần khiến ông quý mến các truyền thống cũng như luật lệ lâu đời của xã hội Aristotle quan niệm rằng truyền thống và luật lệ cổ xưa của nhân... quyen-luc-chinh-tri-va-co-so-kinh-te-cuachung.aspx 20 Tiểu luận triết học GVHD: Bùi Văn Mưa Danh mục tài liệu tham khảo: 1 Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học- Phần I Đại cương về lịch sử triết học, Khoa lý luận chính trị tiểu ban triết học Trường ĐHKT TpHCM, 2011 2 Bùi Văn Mưa, Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2008 3 Rupert Woodfin & Judy Groves, Nhập môn Arixtốt, NXB Trẻ, TP.HCM, 2006 4 Richard... tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử văn minh nhân loại hàng chục thế kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh khoa học 19 Tiểu luận triết học III) GVHD: Bùi Văn Mưa KẾT LUẬN Mặc dù các quan niệm của ông còn nhiều hạn chế, nhưng ông đã có công lao rất to lớn là người đặt nền móng cho triết học châu Âu và thế giới, đồng thời còn là người mở ra hướng nghiên cứu cho một loạt các khoa học xã hội và... Chính Trị Luận vẫn là một kiệt tác nêu lên những câu hỏi căn bản của đời sống chính trị "lý tưởng" của mọi quốc gia, và là một trong những tác phẩm kinh điển của khoa Chính trị học Tây phương. iv 7) Ảnh hưởng của Arixtotle đến tư tưởng kinh tế là môn đệ được đào tạo tại Học Viện” của Plato Tư tưởng của Arixtotle trong rất nhiều tác phẩm lớn của ông, Nicomachean Ethics và Politics là hai tác phẩm được coi... bảo thủ Tư tưởng chính trị của Aristote lẽ tất nhiên phải chịu ảnh hưởng của những tư tưởng về đạo đức kể trên Nói cách khác Aristote thiên về chế độ quí tộc Mặt khác, với tư cách là thầy học của một vị hoàng đế và chồng của một vị công chúa, Aristote không có lý do để thiên về thuyết dân chủ hoặc có cảm tình với giai cấp thương gia: Túi tiền của chúng ta nằm ở đâu, triết lý của chúng ta nằm ở đó Thêm... không biết hoà mình vào đời sống xã hội cũng đáng sợ hơn, chúng là những con vật tham lam, chỉ sự kiểm soát của xã hội mới đem chúng về con đường đạo đức.Nhờ lời nói con người họp thành một xã hội, nhờ xã hội con người phát triển trí thông minh, nhờ trí thông minh con người sống trong trật tự, nhờ trật tự con người đi đến văn minh Chính trong xã hội con người mới có những cơ hội để phát triển Chỉ những . Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA ARIXTỐT ĐẾN CÁC MẶT CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN VĂN HÙNG LỚP : CHKT K22- NGÀY 4 SỐ THỨ TỰ: 24 MSHV: 77 01220469. sự tồn tại đã trở thành vấn đề trung tâm và là đề tài của những cuộc tranh luận. Parménide là người châm ngòi, Đêmôcrít bổ sung và phản bác, Sôcrát thắp lên ngọn đề khái niệm, Platôn dựng thành. coi là xử lý nhiều vấn đề bao quát về kinh tế. Một tương phản trong tư duy của Aristotle với Plato là quan niệm về sở hữu tài sản. Mặc dù thừa nhận rằng “sự quân bình tài sản giữa công dân là

Ngày đăng: 18/11/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan