Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ởHy Lạp thời cổ đại

22 498 0
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ởHy Lạp thời cổ đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ởmiền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ.

 . GVHD: TS BÙI VĂN MƯA HVTH:NGUYỄN THỊ TUYẾT HẰNG Lớp: TCDN, Ngày 4 K22 STT: 16– Nhóm 2 Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 2 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 3 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Lời mở đầu Triết Học Hy Lạp cổ đại là nền Triết Học được tạo nên từ thế kỷ VI trước CN đến thế kỷ VI sau CN, là thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở xuất phát của văn hoá châu Âu. Là quê hương thứ hai của nền triết học Phương Tây, được hình thành trên cơ sở của nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô đạt tới mức cao và trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo. Triết học cổ đại Hy Lạp là một quả núi đồ sộ trong thế giới triết học của loài người. Ngay từ xa xưa, người Hy Lạp đã sản sinh ra những tư tưởng triết học với các hình thái, xu hướng khác nhau, phản ánh những quan điểm của các giai cấp với các khuynh hướng kinh tế và chính trị khác nhau. Có thể nói Hy Lạp cổ đại là nơi sản sinh ra nhiều nhà triết học nhất trong lịch sử triết học ở Phương Tây cũng như Phương Đông. Các nhà triết học này tựu trung ở hai trường phái: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật ở thời nay mang tính chất phác – thơ ngây. Về cơ bản hai trường phái này là đối lập nhau nhưng cũng có nhiều nét tương đồng về quan điểm, tư tưởng khi ra đời trong cùng không gian và điều kiện lịch sử là Hy Lạp thời cổ đại. Để hiểu sâu sắc hơn về nền triết học Hy Lạp cổ đại, chúng ta cần tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử hình thành, phát triển cũng như các quan niệm tư tưởng tiêu biểu của hai trường phái chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy tâm. Từ đó phân tích xem hai trường phái này có những nét tương đồng và khác biệt như thế nào. Để thực hiện mục tiêu đề ra, tài liệu tham khảo chủ yếu của người viết là giáo trình: Triết học – phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học & nghiên cứu sinh không thuộc ngành triết học) do TS. Bùi Văn Mưa chủ biên cùng với các bài báo, bài nghiên cứu có chủ đề Triết học Hy Lạp cổ đại trên Internet. Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 4 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Chương I Hoàn cảnh lịch sử hình thành, phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 1.1/ Về tự nhiên Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ. Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ. 1.2/ Về kinh tế Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII – VI TCN, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 5 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII TCN là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. 1.3/ Về chính trị - xã hội Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen. Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ. Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được” . Vì điều kiện Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 6 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận. Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại. Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại. Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen. Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc. Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 7 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Chương II Khái quát về triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm 2.1/ Chủ nghĩa duy vật chất phác Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet, trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận. 2.1.1-Trường phái Milet Trường phái triết học Milet là trường phái của các nhà triết học đầu tiên ven biển vùng Cận Động, một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp, một trung tâm thương mại sầm uất lúc bấy giờ. Nằm chạy dài trên miền duyên hải Tiểu Á, nằm giữ huyết mạch giao thông, là cửa mở đi về phương Đông, và là trung tâm kinh tế, văn hóa của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nơi đây được xem là quê hương của nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng. Trường phái này do ba nhà triết học xây dựng nên như: Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen. Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặc nền móng cho sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ xung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên vật chất duy nhất. 2.1.2-Trường phái Hêraclít: (530 – 470 TCN) Do nhà ẩn dật Hêraclít sáng lập. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô ở thành phố Êphétdơ. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 8 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ Hy Lạp. Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó đã, đang và sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn, tàn lụi và bùng cháy theo cái lôgốt tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất”. (tr95) Như vậy, Hêraclít là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà sau này Mác đã đề cập và đi sâu. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. 2.1.3-Trường phái đa nguyên Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật Empêđốc (490 – 430 TCN ) và Anaxago ( 500 – 428 TCN ) cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sở khai của các trường phái như Milet - trường phái Hêraclít xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Empêđốc thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước, lửa và không khí. Anaxago cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống”. Anaxago xem “mầm nào sinh ra giống ấy”, “mỗi cái chứa mọi cái”.(tr97) Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế. Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận. Nhưng thuyết này vẫn còn sơ khai và nhận định bằng cảm tính. Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 9 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 2.1.4-Trường phái nguyên tử luận Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ V – III TCN. Lơxíp là người sáng lập và Đêmôcrít là người kế thừa và phát triển. Lơxíp (500 – 440 TCN), ông cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. Đó là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được. Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp. Đêmôcrít (460 – 370 TCN) là học trò của Lơxíp đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới. Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không. Hai thực thể này là căn nguyên của các sự vật hiện tượng. Ngoài ra tư tưởng triết học của ông còn thể hiện ở ba khía cạnh: nhận thức, đạo đức, chính trị - xã hội. Nhìn chung, Về thế giới quan chủ nghĩa duy vật chất phác có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Vì, quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạn vật, vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác nhưng nó phụ thuộc vào vật chất. 2.2-Chủ nghĩa duy tâm Giai đoạn Hy Lap cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pytago, trải qua trường phái duy lý Êlê và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platông, tức thế giới ý niệm. Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 10 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 2.2.1-Trường phái Pytago Pytago (Pythagore, 571 – 497 TCN) là nhà triết học, toán học uyên bác. Sinh ra và lớn lên ở vùng Tiểu Á. Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Và tư tưởng Pytago cũng thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn. Ông cũng bàn đến các mặt đối lập vốn có của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập cơ bản: hữu hạn và vô hạn, chẳn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, nam và nữ, động và tĩnh, thẳng và công, sáng và tối, tốt và xấu, tứ diện và đa diện.Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toán học, vật lý, sinh học và đạo đức. Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội. Chính trường phái Pytago đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp. 2.2.2-Trường phái Êlê Trường phái Êlê (V – IV TCN) do Xênôphan thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó Pácmêníc phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Đênông nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Xênôphan (570 – 478 TCN) là bạn của Talét nên chịu ảnh hưởng của nhà triết học này. Ông cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Pácmêníc (500 – 449 TCN) xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có ở Êlê. Ông cho rằng, tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. Tồn tại là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và chỉ được nhận thức bởi tư duy, lý tính. Đênông (490 – 430 TCN), là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Êlê. Ông đưa ra những Apôri nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua [...]... khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội 11 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại Chương III Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 3.1/ Sự tương đồng 3.1.1/ Tương đồng trong... 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại sở hữu tư nhân vừa muốn duy trì chế độ dân chủ, chủ nô, đều cho rằng nô lê không là công dân, không là thành phần cấu thành nên xã hội 3.2/ Sự khác biệt Khi xem xét sự khác biệt giữa Chủ Nghĩa Duy Vật chất phác và Chủ Nghĩa Duy Tâm ở Hy Lạp cổ đại ta xem xét giữa trường phái Duy Vật của Đêmôrít và Duy Tâm. .. Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại KẾT LUẬN Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ chất phác Tuy... 2.2.3-Trường phái duy tâm khách quan 11 Chương III Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 12 3.1/ Sự tương đồng 12 3.1.1/ Tương đồng trong tồn tại nhận thức và tư tưởng vô thần có tính biện chứng sâu sắc 12 3.1.2/ Tương đồng trong việc xem xét về sự tồn tại và sự vận động không ngừng của vật chất ... móng vững chắc cho sự phát triển sau này của nền triết học trung đại và hiện đại 19 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại Tài liệu tham khảo 1 Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh... Thị Mỹ Hạnh, Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị, hạn chế của nó, 2012 20 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại MỤC LỤC Lời mở đầu 3 Chương I Hoàn cảnh lịch sử hình thành, phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 4 1.1/ Về tự nhiên...Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại chúng, ông chứng minh rằng: tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến Còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực 2.2.3-Trường phái duy tâm khách quan Thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Aten và hệ thống triết học duy vật của trường... Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại người thợ thủ công Platông đặc biệt miệt thị nô lệ Theo ông nô lệ không phải là người mà chỉ là động vật biết nói, không có đạo đức Platông chủ trương duy trì các hạng người trong xã hội, cũng có nghĩa là duy trì sự bất bình đẳng giữa mọi người Nhà nước ra đời là để đáp... của thế giới sự vật cảm tính Còn thế giới sự vật cảm tính là thế giới tồn tại không chân thực, luôn luôn biến đổi, là cái bóng của ý niệm, do ý niệm sản sinh ra, phụ thuộc vào ý niệm loài người cũng thuộc về thế giới này 14 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày 4-K22 Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 3.2.2/... thế giới, vạn vật không ngừng biến đổi từ sự vật này sang sự vật khác, từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác. [1,tr103] Thuyết nguyên tử luận của Đêmôcrit và thuyết ý niệm của Platông đều tìm hiểu về vũ trụ, tồn tại của sự vật 3.1.3/ Tương đồng trong mối quan tâm về con người và đều tìm cách đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc Cả chủ nghĩa duy vật chất phác và duy tâm ở Hy Lạp cổ đại đều nghiên . quên hết Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 16 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày. điều kiện Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 6 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày. sắt. Lúc bấy Đề Tài 6: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác & duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 5 GVHD: Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hằng – STT: 16- Lớp: Ngày

Ngày đăng: 18/11/2014, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan