BÀI THẢO LUẬN KINH tế vĩ mô

27 579 1
BÀI THẢO LUẬN KINH tế vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP  BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: Trình bày các biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện để giảm bớt thâm hụt ngân sách.Lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm trở lại đây làm ví dụ minh họa Giáo viên hướng dẫn: Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8- 46K HÀ NỘI ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: Trình bày các biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện để giảm bớt thâm hụt ngân sách.Lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm trở lại đây làm ví dụ minh họa Danh sách nhóm 8 lớp kinh tế vĩ mô Lớp học phần: ● Trần Thị Mai ● Trần Đức Mậu ● Nguyễn Thị Minh ● Nguyễn Văn Minh ● Nguyễn Thị My ( nhóm trưởng ) ● Nguyễn Thị Hà My ( thư kí ) ● Đinh Văn Nam ● Lê Thị Nam ● Đoàn Thị Nga Mục lục: Lời mở đầu ● Phần một: Cơ sở lí thuyết tìm hiểu thâm hụt ngân sách. ● Phần hai: Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay. ○ Diễn biến thâm hụt ngân sách ○ Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách ● Phần ba: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ○ Các biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện để giảm bớt thâm hụt ngân sách LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực. Việc Xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi quốc gia đều có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách đưa thâm hụt đến một mức nhất định. Chính phủ Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam. Vậy xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Các giải pháp khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam hiên nay là gì? Qua các số liệu cụ thể, các tài liệu tham khảo, và sự hướng dẫn của thầy giáo, nhóm chúng tôi đã hoàn thành xong bài thảo luận. Trong quá trình làm thảo luận, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự giúp đỡ chân thành của thầy cô và các bạn! Nhóm 8 Phần Một: Cơ sở lí thuyết Tìm hiểu thâm hụt ngân sách. 1. Khái niệm ngân sách nhà nước: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ. 2. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước: 2.1. Thu ngân sách nhà nước: Chính phủ dùng quyền lực của mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của quốc gia làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các nguồn thu chính:  Thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất, thu từ lưu thông - phân phối hàng hóa, thu từ hoạt động dịch vụ  Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ của ngoại quốc 2.2. Khái niệm: Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. 3. Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước: Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.  Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,  Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Phần hai: Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay. 1.Diễn biến thâm hụt ngân sách Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 Năm2009 Tổng thu cân đối NSNN 281900 323000 389900 Thu kết chuyển từ năm trước sang 19000 9080 14100 Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 357400 398980 481300 Bội chi ngân sách nhà nước 56500 66900 873090 Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP 5% 5% 4,82% Thực tế trong những năm qua chúng ta đã kiểm soát được mức độ chi ngân sách nhà nước ở mức giới hạn cho phép ( không quá 5% GDP trên năm) và nguồn vay chủ yếu là chi cho đầu tư phát triển. Ngoài ra chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí, chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lí cân đối ngân sách nhà nước cũng như kiểm soát vấn đề bội chi ngân sách nhà nước. Dưới đây chúng tôi xin đưa các số liệu về cân đối dự toán ngân sách nhà nước trong những năm gần đây (từ năm 2007 đến 2009) Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 Đơn vị tính: tỷ đồng. STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 281.900 1 THU NỘI ĐỊA (KHÔNG KỂ THU TỪ DẦU THÔ) 151.800 2 THU TỪ DẦU THÔ 71.700 3 THU CÂN ĐỐI TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 55.400 4 THU VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI 3.000 B THU KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG 19.000 C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 357.400 1 CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 99.450 2 CHI TRẢ NỢ VÀ VIỆN TRỢ 49.160 3 CHI PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ (1) 174.550 4 CHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ 500 5 CHI CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG (2) 24.600 6 CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH 100 7 DỰ PHÒNG 9.040 D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 56.500 TỶ LỆ BỘI CHI SO GDP 5% NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 VAY TRONG NƯỚC 43.000 2 VAY NGOÀI NƯỚC 13.500 Dự toán thu ngân sách nhà nước quốc hội quyết định là 281900 tỉ đồng; phấn đấu cả năm ước đạt 287900 tỉ đổng, vượt 2,1% (6000 tỉ đồng). So với dự toán, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2006. Trong điều kiện dự toán năm 2007 được xây dựng ở mức cao, quá trình điều hành phát sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách như sản lượng dầu thô, thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều chỉnh giảm thuế để bình ổn giá cả thị trường… thì kết quả thu như vậy là tích cực. Dự toán chi quốc hội quyết định là 357400 tỉ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19000 tỉ đồng); ước cả năm đạt 368340 tỉ đồng, tăng 3,1% (10940 tỉ đồng) so với dự toán bằng 32,3% tăng 14,6% so với thực hiện năm 2006. Bộ chi ngân sách năm 2007 được quốc hội quyết định là 56500 tỉ đồng ước cả năm là 56500 tỉ đồng, chiếm 4,95% GDP (tính theo thống kê tài chính CP-GFS là 1,7% GDP bằng mức quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các nguồn vay bù đắp bộ chi đúng với dự toán năm.) Thực hiện nghị quyết của quốc hội trong chỉ đạo điều hành ngân sách nhà nước năm 2007 dự kiến sẽ dành 9080 tỉ đồng (ngân sách trung ương 7000 tỉ đồng, ngân sách địa phương 2080 tỉ đồng) kết chuyển sang năm 2008 để thực hiện cải cách tiền lương. Đến 31/12/2007 dư nợ chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) bằng 35,9% GDP dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 30,4% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 Đơn vị tính:tỷ đồng. Stt Chỉ tiêu Dự toán A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 323,000 1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 189,300 2 Thu dầu thô 65,600 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 64,500 4 Thu viện trợ không hoàn lại 3,600 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 9,080 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 398,980 1 Chi đầu tư phát triển 99,730 2 Chi trả nợ và viện trợ 51,200 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể 208,850 4 Chi cải cách tiền lương 28,400 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 10,700 D Bội chi ngân sách nhà nước 66,900 Tỷ lệ bội chi so GDP 5% Nguồn bù đắp bội chi 1 Vay trong nước 51,900 2 Vay ngoài nước 15,000 Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2008 là 323000 tỉ đồng phấn đấu cả năm đạt 399000 tỉ đồng, vượt 23,5% (76000 tỉ đồng so với dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm 2007, đạt tỉ lệ động viên 26,8% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt 24,9% GDP, ;loại trừ yếu tố tăng thu do tăng giá dầu thô thì đạt tỉ lệ động viên 23,5% GDP (thuế và phí đạt 21,6% GDP) chính phủ tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu ngân sách năm 2008. Dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước quốc hội quyết định là 398900 tỉ đồng ước thực hiện cả năm đạt 474280 tỉ đồng vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007. Bộ chi ngân sách nhà nước năm 2008 quốc hội quyết định là 66900 tỉ đồng. Ước cả năm bộ chi ngân sách thực hiện là 66200 tỉ đồng bằng 4,95% GDP khi xây dựng kiểm toán. Đến ngày 31/12/2008 dư nợ chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) bằng 33,5% GDP dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 27,2% GDP trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Công tác tài chính ngân sách năm 2008 còn những khó khăn tồn tại. Thu ngân sách tăng nhưng chưa vững chắc chủ yếu là do giá dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Thu ngân sách những tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Các bộ, ngành, địa phương đã bám sát điều hành dự toán ngân sách nhà nước được giao nhưng triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu chính phủ còn chậm. Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí, kém hiệu quả, một số nơi chưa thật sự quán triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 389,900 1 Thu nội địa 233,000 2 Thu từ dầu thô 63,700 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 88,200 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 14,100 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 491,300 1 Chi đầu tư phát triển 112,800 2 Chi trả nợ và viện trợ 58,800 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 269,300 4 Chi cải cách tiền lương 36,600 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 13,700 D Bội chi ngân sách nhà nước 87,300 Tỷ lệ bội chi so GDP 4.82% E Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 87,300 1 Vay trong nước 71,300 2 Vay ngoài nước 16,000 Dự toán thu ngân sách nhà nước: dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2009 là 389900 tỉ đồng,đạt tỷ lệ động viên 23%GDP trong đó từ thuế phí và lệ phí là 21,5% GDP là mức động viên tích cực. Về cơ cấu thu năm 2009 dự toán thu nội địa chiếm 59,8% tổng thu ngân sách nhà nước, thu dầu thô chiếm 16,3%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 22,6% tông thu cân đối ngân sách nhà nước. Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại chi ngân sách mục tiêu góp phần kiềm chế lạm phát ổn định vĩ mô, đảm bảo các nguyên tắc: -Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điêu chỉnh tiền lương, các khoản tăng chi theo tiền lương. - Bố trí tăng chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và chủ động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh, bố trí đảm bảo chi trả nợ theo đúng cam kết. - Bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục -đào tạo -dạy nghề y tế, khoa học -công nghệ,văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, nông nghiệp nông thôn …theo nghị quyết của đảng, quốc hội. -Đáp ứng nhu cầu chi cho các nhiệm vụ khác trên tinh thần triệt để tiết kiệm, tiếp tục rà soát thắt chặt chi xây dựng, bố trí dự toán chi thường xuyên cho các bộ các cơ quan trung ương và các địa phương cơ bản không tăng so với năm 2008, giảm mức bội chi ngân sách nhà nước dưới 5%GDP. Dự toán chi ngân sách năm 2009 là 491300 tỉ đồng, tăng 23,1% so với dự toán năm 2008: số tăng chi này tập trung cho các nhiệm vụ chính. Về chi ngân sách nhà nước đã bố trí theo hướng cơ cấu lại các khoản chi tập trung chi cho an sinh xã hội, đầu tư phát triển con người thông qua giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, đồng thời thực hiện điều chỉnh tiền lương ở mức cao hơn so với lộ trình đã được duyệt. Được xây dựng trong bối cảnh cơ sở dự báo tình hình kinh tế vãn còn khó khăn, diễn biến thất thường của thị trường và các biện pháp kiềm chế lạm phát vẫn tiếp tục thực hiện, việc điều chỉnh chính sách thuế tạo thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh nhưng bước đầu làm giảm thu ngân sách nhà nước. Về cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước ở mức 4,82% GDP (giảm 3700 tỉ đồng so với tính bội chi ở mức 5%) để góp phần kiềm chế lạm phát. Những vấn đề cần có giải pháp khắc phục trong tổ chức thực hiện: Về thu ngân sách nhà nước: dự toán xây dựng vẫn còn chứa đựng các yếu tố rủi ro, chưa lường hết, trong đó: thu nội địa từ hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh doanh. thu dầu thô phụ thuộc vào yếu tố sản lượng và đặc biệt là yếu tố giá dâng có biến động khó lường. Dự toán chi ngân sách nhà nước da thực hiện cơ cấu lại để tăng cường an sinh xã hội, nhưng vẫn còn khó khăn: dự toán chi đầu tư phát triển NSTW bố trí tăng 10,1% so với dự toán năm 2008, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu, đòi hỏi phải rà soát, lựa chọn công trình, dự án quan trọng để triển khai thực hiện. Đồng thời phải tăng cường huy động nguồn lực đầu vào tư từ các thành phần kinh tế khác để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. ● Một số nhu cầu chi chưa có khả năng bố trí đủ theo yêu cầu, như chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi, chi thu hồi vốn ứng theo kế hoạch …trong quá trình điều hành, trường hợp có tăng thêm thu NSTW sẽ bổ sung nguồn xử lý. ● Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đã bố trí giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, nhưng mức giảm chưa nhiều do nhu cầu an sinh xã hội và đầu tư phát triển còn lớn. Nếu giảm tiếp mức bội chi ngân sách thì sẽ phải giảm chi đầu tư phát triển, hiện đang rất khó khăn. [...]... nền kinh tế đất nước suy thoái.Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạm phát Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao... đề này nhà nước sẽ đem lại sự ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế và tăng an sinh xã hội Tài liệu tham khảo http://tailieu.vn/ http://www.saga.vn/view.aspx?id=11940 http://vietbao.vn http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=429&idmid=3 http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/cpchxhcnvn/solieungansach Chính sách tài khoá : Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Sách chuyên khảo / Nguyễn Văn Dần CỘNG... Kết luận Có thể nói, thâm hụt ngân sách có tác động không nhỏ đến nền kinh vĩ mô Do đó, Chính phủ ta hiện nay đã đưa ra nhiều biện pháp để giảm thâm hụt ngân sách.Mỗi biện pháp này đều có tác động tích cực cũng như tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô, đòi hỏi Chính phủ phải linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với nền kinh tế nước ta Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà ngay cả các nước... Hạnh phúc *** -BIÊN BẢN HỌP NHÓM ( Lần 3 ) Môn: Kinh tế vĩ mô 1.3 Nhóm: 08 LHP: 1119MAEC0111 Thời gian họp: Lúc 3h 00 Địa điểm: Trước nhà H1 Thành viên trong nhóm 4 người NỘI DUNG: Cả nhóm họp để chỉnh sửa và bổ sung cho bài thảo luận và slide Hà Nội, ngày … tháng … năm 2011 Thư ký Nhóm trưởng BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM Kinh tế vĩ mô- lớp học phần: 1119MAEC0111 STT Họ và tên Chức... ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh Do vậy, vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Mục tiêu chấn hưng kinh tế của chính phủ thông qua con đường phát hành trái phiếu, tín phiếu bị chính bản thân giải pháp này cản trở ngay từ nguồn gốc Chính vì thế, trong thời kỳ kinh tế đình đốn, hầu như các nước đều... và rất tốn kém Tăng thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của hệ thống thu,phụ thuộc vào hiệu suất của từng sắc thuế Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì tăng thuế không những không khả thi mà còn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh,trực tiếp làm tăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh... mở mang các hoạt động kinh tế, tăng khả năng sinh lời,một phần nộp ngân sách nhà nước,còn lại là thặng dư cho mình.Trong trường hợp này,tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế - Nhược điểm: Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế ,lậu thuế Trên thực tế, tăng thuế là giải... biệt khái niệm lãng phí và phạm trù kích cầu Nếu như công việc trung gian gián tiếp kích thích hoạt động kinh tế thì đó không phải là lãng phí mà là những việc cần làm ngay giúp cho nền kinh tế phục hồi.Dù trước mắt ,ngân sách có thiếu hụt cũng phải tạo nguồn để chi cho khoản đó nhằm chấn hưng nền kinh tế và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai Chẳng hạn ở Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng... bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Nhược điểm: Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ Thứ hai, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài Thậm chí,... tạo ra một tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh Như vậy, biện pháp này có nhược điểm lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát,gây tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội Kinh nghiệm chua xót về việc phát hành tiền quá dễ dãi để bù đắp thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát cao trong thập kỷ 80 đã cho chúng ta những bài học quý giá Trong những năm 80 của . sách ổn định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạm phát. Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn mức. ngân sách nhà nước như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Các giải pháp. sản xuất kinh doanh. Do vậy, vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mục tiêu chấn hưng kinh tế của

Ngày đăng: 18/11/2014, 10:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan