Nghệ thuật kiến trúc nhà thờ trung cổ phong cách gôthic

43 3.8K 4
Nghệ thuật kiến trúc nhà thờ trung cổ   phong cách gôthic

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHONG CÁCH VÀ HIỆN TƯỢNG NGHỆ THUẬT 1.Nghệ thuật kiến trúc nhà thờ Trung cổ - phong cách Gôthic. Kiến trúc Gothic hình thành ở Tây Âu từ cuối thế kỉ XII đến giữa thế kỉ XVI, trước hết là ở Pháp sau đó lan sang Đức, Anh, Ý. Kiến trúc Gothic theo một số nghiên cứu, được chia làm 5 giai đoạn phát triển: + Nửa cuối thế kỉ XII: chuyển từ kiến trúc Roman sang kiến trúc Gothic, giai đoạn này còn mang nặng đặc điểm kiến trúc Roman. + Thế kỉ XIII: giai đoạn Gothic chính thống – 1, đây là giai đoạn Gothic hoàn chỉnh và đỉnh cao của nghệ thuật xây dựng, sử dụng cung gãy lưỡi mác, không có gác lửng, sử dụng mặt công trình hình vuông hoặc hình chữ nhật, bên trên có vòm 6 múi. Cột chịu lực lớn, đôi khi sử dụng nhiều cột (cột chùm), không gian nhận nhiều ánh sáng thông qua cửa kính. + Thế kỉ XIV: Giai đoạn Gothic chính thống – 2, đặc trưng của giai đoạn này là cửa sổ tròn lớn ở mặt đứng, có các nan hướng tâm, cửa sổ này có hình dáng giống hoa hồng nên gọi là cửa “Hoa hồng”, cột của công trình nhỏ hơn giai đoạn 2, vòm mái trở về loại 4 múi. + Thế kỉ XV: giai đoạn Gothic chính thống – 3, hình thức kiến trúc lúc này rất phức tạp, đắp điếm; hình thức cung quai giỏ và chạm trổ nhiều nhánh cây, hoa lá được sử dụng nhiều trong điêu khắc và bên ngoài công trnfh, vòm mái giai đoạn này vẫn sử dụng 4 múi. + Thế kỉ XVI: giai đoạn chuyển sang kiến trúc Phục hưng, vẫn mang hình thức chính của kiến trúc Gothic chủ yếu ở giai đoạn chính thống-3 nhưng có chuyển dần sang Phục hưng, xuất hiện nhiều kiến trúc La Mã. Đặc điểm của kiến trúc Gô tích: 1 - Thường có chiều cao lớn (38-42m), riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12m. Công trình cao lớn đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người. Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gothic là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định. Ảo giác này gây ra bởi cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên. - Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng. Đặc biệt tiêu biểu là các cửa sổ Hoa hồng rất lớn bằng kính màu, giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc. - Kiểu mặt bằng chữ thập La tinh, mặt đứng phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất, ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ hình nửa đường tròn. - Sử dụng vòm mái hình múi có sống, khung sườn và cuốn bay chịu lực, tường xây mỏng, nhẹ. - Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc được sử dụng rộng rãi. Kiến trúc nhà thờ Gothic đã thể hiện bước phát triển vượt bậc so với các hạn chế của kiến trúc nhà thờ Roman. Nếu nhà thờ Roman nặng nề khép kín với mái vòm dày nặng, tốn kém vật liệu xây dựng thì nhà thờ Gothic thanh thoát, nhẹ nhàng. Nếu nhà thờ Roman là đặc trưng kiểu kiến trúc thôn dã thì nhà thờ Gothic lại tiêu biểu cho kiến trúc thị thành. Trong khi nhà thờ Roman thiếu ánh sáng, không khí ảm đạm thì nhà thờ Gothic cao rộng, sáng sủa hơn rất nhiều. Nhà thờ Gothic cũng gần gũi với đời sống nhân dân hơn, nhiều chức năng công cộng hơn… Kết cấu đặc trưng: - Mặt đứng phía Tây (là mặt chính) của kiến trúc nhà thờ Gothic tuân theo những chế định nhất định, từ dưới lên trên được chia làm 3 phần (3 2 tầng): phần dưới cùng là cửa, thường có 3 hốc cửa rất sâu (chiều sâu của hốc có khi chiếm hẳn một bước nhà), phần giữa ở chính giữa có cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm những bông hoa hồng (cửa sổ Hoa hồng), phần trên cùng là hành lang và tháp chuông. - Điểm đặc trưng trong cấu tạo nhà thờ Gothic là việc áp dụng một hệ thống khung sườn mạch lạc. Nó dùng hệ thống cột và vòm nhọn đỡ mái thay cho dùng các mảng tường. Hệ cấu tạo này bao gồm các bộ 4 cột dựng theo hình vuông (hoặc chữ nhật). Mỗi cặp hai cột đứng liền nhau đỡ một vòm nhọn cùng mặt phẳng và hai cột chéo nhau đỡ một vòm cung nhọn, chụm nhau lại tại một điểm ở đỉnh gọi là vòm Ô-giơ-vơ hình múi có sống. Khác với loại vòm nửa tròn trong kiến trúc Roman, vòm này sở dĩ phải dựng theo hình đứng là nhằm giảm tối đa lực xô ngang đạp lên tường và dồn lực nén vào cột. Toàn bộ gian chính của nhà thờ là sự nối dài 4 cột đỡ mái như trên. Hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic đưa đến kết quả tiết kiệm được nhiều vật liệu cho vòm, chiều dày của vòm chỉ còn khoảng 25-30cm Phía bên ngoài nhà thờ phải kể tới hệ thống cột chống cùng cuốn bay. Cuốn bay là một thành phần quan trọng của hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic. Cuốn bay bao gồm những cái cuốn nghiêng trong không trung, chia sẻ với cột tải trọng của vòm, đỡ những lực đạp ở mặt bên, làm giảm tiếp diện của cột. Cuốn bay cũng góp phần làm gắn bó hơn mối liên kết giữa nhịp lớn ở giữa (trung sảnh) và nhịp biên (hành lang bên), khiến kích thước cột của hai bộ phận này giảm nhỏ. Nó làm đường nét kiến trúc thêm thanh thoát, tạo cảm giác bộ mái đang bay lên trời và có thể mở được những cửa sổ cao lớn. * Nhà thờ Saint Denis (gần Paris) là nơi tiếng chuông đầu tiên cất lên để mở màn thời đại các nhà thờ theo phong cách Gothic tại Pháp. Việc xây dựng do vị trưởng lão của nhà thờ là B.Suger đề xướng vào năm 1135, và 8 năm sau thì hoàn thành công trình. 3 (Mộ vua Louis VI) Trang trí nội thất: Trước hết phải nói về cửa sổ Hoa hồng. Đây là đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Gothic và cũng là nét hấp dẫn bậc nhất của loại kiến trúc này. Cửa sổ Hoa hồng là những cửa sổ bằng kính nhiều màu, có thể vẽ trên đó nhiều tranh thánh. Ánh sáng chiếu qua cửa kính đó, khi vào nhà thờ sẽ được biến đổi thành các màu sắc khác nhau. Điều này làm cho không gian bên trong nhà thờ sáng một cách huyền ảo. Cửa sổ Hoa hồng với nhiều màu sắc rực rỡ nhắc nhở mọi người rằng: mỗi người như một sắc màu, thật đặc biệt. Nhưng những đứa con của Chúa sẽ còn đẹp hơn thế nếu chúng ở bên cạnh nhau, đồng tâm với nhau. 4 - Nhà thờ Gothic cũng được trang trí bằng nhiều phù điêu và tượng. Chúng được khắc chạm ở các gờ cửa, các hành lang,… Một số nhà thờ tiêu biểu: Canterbury ở xứ Kent Exeter thờ thánh Peter ở Exeter là nhà thờ Anh giáo, hoàn thành năm 1400. Nhà thờ Christ, Đức mẹ Đồng trinh Mary và thánh Cuthbert Nhà thờ Đức mẹ Đồng trinh Maria xứ Lincoln 5 Nhà thờ Ely Tu viện Westminter tại thủ đô London 2. Chủ nghĩa nhân văn trong hội họa Phục Hưng Chủ nghĩa nhân văn phát động ở Ý giữa lúc xã hội Tây Âu bước vào một cuộc chuyển biến lớn. Khuôn khổ của chế độ phong kiến bắt đầu rạn nứt với sự phát triển của các thành thị. Kinh tế nông thôn trong kích thước tủn mủn của lãnh thổ thuộc về quyền sở hữu của các vua, chúa, địa chủ phong kiến, với những quy mô quá chật hẹp, những phương tiện sản xuất thô sơ không thể thỏa mãn được những nhu cầu của xã hội mới. Công cuộc mậu dịch hồi này tiến hành trong một phạm vi rộng với những số lượng to lớn, thúc đẩy công nghiệp chuyển hướng và sản xuất theo nhịp tiêu thụ của thị trường. Tư bản dần dần tích lũy lại trong các thành phố như Venise, Naples, Florence là những đại bản doanh của giai cấp tư bản mới chớm nở. Như vậy, sự tiến bộ vượt bậc của công thương nghiệp đã hình thành nền kinh tế hàng hóa, từ đó hình thành một giai cấp mới-giai cấp tư sản. Kinh tế phát triển thúc đẩy văn thơ, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ ngày càng nở rộ, để tô điểm đời sống trong gia đình. Trước sự nhu cầu của lẽ sống, mọi năng lực, mọi dục vọng của con người để giải phóng cho cá tính đều tỉnh dậy. Trên bước đường phát triển, cá nhân chủ nghĩa như một cuộn sóng thần cuồn cuộn đổ xuống, tràn ngập cả xã hội phong kiến. Ý thức hệ của một giai 6 tầng lâm vào tình thế phá sản; pháp luật hết tôn nghiêm, thánh hiền hết tài giỏi, thần linh hết mầu nhiệm. Giai cấp tư sản phát triển ngày càng mạnh nhưng lại bị Giáo hội bảo thủ(cơ cấu phong kiến)cản trở bước tiến. Do lực lượng còn mỏng nên họ không thể làm cuộc cách mạng ngay được.Vì vậy, để thay đổi chính quyền, các nhà tư tưởng lớn của giai cấp tư sản đã chọn cho mình một kế sách khác, một đường lối phù hợp hơn: đó là làm cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng có tên là Phục hưng. Phong trào văn hóa Phục hưng bắt đầu hình thành từ Italia. Người ta gọi phong trào này là Renascita, chữ Renaissanse là của người Pháp. Nhìn chung nó được hiểu đó là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phương. Văn hóa Phục hưng thực chất là nền văn hóa của giai cấp tư sản đang lên. Nhiệm vụ chính của nó là chống lại chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa khắc kỉ Trung cổ, phát triển chủ nghĩa Nhân Văn, lấy con người làm trung tâm. Nghệ thuật Phục hưng đã lấy danh nghĩa là khôi phục lại nghệ thuật và văn hóa Cổ đại đã bị lãng quên hơn 10 thế kỉ để ” Phục hưng” lại khát vọng trần thế, chống lại Thần quyền. Trên quá trình phát triển, nghệ thuật nhân văn Phục hưng đã át hẳn thế lực của nền học thuật Trung cổ và gây dựng cho các dân tộc phương Tây một đời sống tinh thần mới mẻ, bạo dạn, chưa bao giờ thấy trong lịch sử. Dưới ảnh hưởng của sự cải tạo tư tưởng, con người phương Tây đã thoát ly khỏi hẳn “cái bầu trời ảm đạm của đêm trường Trung Cổ” mà bước vào một đời sống mới. Như được một luồng sinh khí mầu nhiệm vừa thổi vào trong mạch máu, một mặt Châu Âu từ đấy ngày càng càng tiến bộ và đã có biểu hiện vượt hẳn các dân tộc khác suốt mấy thế kỷ về tất cả các phương diện kinh tế, chính trị và văn hóa, đặc biệt là nội dung phản ánh trong nghệ thuật. 7 Trước hết về quan niệm cái đẹp, hầu hết các nhà nhân văn Phục Hưng từ các danh hoạ, nhà điêu khắc, nhà văn, nhà thơ, triết gia…đều ngưỡng mộ cái đẹp của con người và xem đó là “món quà kỳ diệu” mà Chúa tạo cho con người. Lẽ cố nhiên, theo các nhà nhân văn Phục Hưng, con người được tạo ra “theo hình Chúa” và “như tượng Chúa”, nên con người không chỉ đẹp về thân xác mà còn có năng lực tinh thần “ngang tầm Thiên Chúa”. Sêcxpia đã viết: “Kỳ diệu thay con người, con người cao quí làm sao về trí tuệ, về hình dung và dáng vóc đẹp tựa Thiên Thần, về trí tuệ nó có thể sánh tài Thiên Chúa, thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài. Cái đẹp mộc mạc tự nhiên. Các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ này khẳng định: Thế giới do tự nhiên sinh ra, tự vận động và phát triển, không phải do Chúa Trời tạo nên. Con người cũng là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra. Không phải ngẫu nhiên khi thấy vấn đề con người đứng ở trung tâm thời đại này. Phục hưng có đặc điểm là không tạo ra những nhà lý luận nghệ thuật, ngược lại nó tạo ra những nhà nghệ thuật hành động. Với ý nghĩa đó nghệ thuật Phục hưng lại nằm trong tư tưởng của chính các nghệ sĩ. Với nghệ sĩ, cơ chất nghệ thuật lại nằm ngay trong tư tưởng chủ đề của tác phẩm mà họ làm ra để tác động vào thời đại. Tác phẩm “ Mùa xuân” của Bottselli là một tuyên ngôn thời đại thay cho hành động: 8 “Mùa xuân” Đây là bức tranh lừng danh nhất của danh họa Ý Sandro Botticelli (1445 – 1510), cùng với bức Venus sinh thành. Vào thời đại Botticelli sáng tác bức mùa xuân (Primavera), 1478, nhiều đầu óc đã mở ra với những tư tưởng mới của chủ nghĩa nhân văn. Tôn giáo không còn là chủ đề chính cần thiết cho tác phẩm của người nghệ sĩ nữa. Bottiseli đã dựa vào khinh thánh để “phản đề” lại kinh thánh. Kinh thánh viết sau khi Adam và Eva được chúa tạo ra và cho sống ở khu vườn thiên đàng với cuộc sống hạnh phúc nhưng không được chạm tới một thứ gọi là “Trái cấm” và bị đày xuống trần thế. Với nội dung ấy, Bottiseli đã mô tả lại trong “ mùa xuân” của mình là thiên đường trĩu quả. Thiên đường ấy không phải là của chúa mà đó là nơi cháu chắt của ông bà Adam và Eva đang mở hội tưng bừng, tự do hái trái cấm để ăn, chẳng sợ gì chúa sẽ trừng phạt. Chúa đành chịu,vì vậy nữ thần 9 sắc đẹp và tình yêu liền cử tiểu thần Amua bắn tới tấp những mũi tên vàng đến trái tim của họ,để tuổi trẻ biết thổn thức yêu đương. Botticelli sử dụng đề tài mùa xuân để khai triển bốn tầng tranh luận: Thứ nhất là trật tự vũ trụ và tái tạo của thiên nhiên, thứ hai là tính dục thiêng liêng của tự nhiên và xem hôn nhân là văn minh, thứ ba là sự thịnh vượng về chính trị ở Florence dưới thời của Medici, và cuối cùng là một cuộc phục hưng về văn hóa ở Florence cho thấy tư tưởng cao cả và tài lãnh đạo của Medici. Nữ thần Venus như là biểu tượng của mùa xuân, được các Mĩ thần (Graces) trang diểm bằng muôn hoa. Tuy ẩn dụ tượng trưng phức hợp này vẫn còn trong vòng tranh cãi của lịch sử và nghệ thuật, nhưng có một điều gần như được tán đồng chung là tác phẩm này đã được khởi hứng từ những tác phẩm kinh điển như Ovid, Lucretius, va Poliziano. Trong chi tiết bức Mùa Xuân, ở bên phải là thần gió tây Zephyrus sắc xanh da trời với đôi cánh đang bay, thổi gió và đuổi theo nữ thần thượng ngàn Chloris (“xanh lá cây”) để bắt nàng làm cô dâu của mình, và rồi nàng đã hóa thành nữ thần của muôn hoa nảy nở trong một cuộc hôn phối tưng bừng được nhân cách hóa cho mùa xuân. Botticelli đã chuyển hóa nhân vật Chloris từ thần thoại Hilạp thành nữ thần Flora. Ở phía tay trái, chàng trai trẻ ngoài bìa bức tranh thần Mercery với đôi xăng đan chắp cánh và chiếc mũ của kẻ lữ hành, đây là sứ giả của thần Jupiter và biểu tượng cho tri thức. Ở đây, Mercury là nhân cách hóa của những nghành nghệ thuật tự do, biểu hiện cho trí tuệ trần gian trong một cuộc lễ hôn phối thần tiên được các thần linh tham dự. Thần Venus ở trung tâm khu vườn là nhân vật quan trọng nhất trong cuộc hôn phối này, nàng là nguồn cảm hứng cho sức hồi sinh của mùa xuân. Vị nữ thần này làm chủ về tính dục trong trời đất cũng như tình yêu hôn phối và dục tình. Tính phồn thực của Venus thường được các văn sĩ thời cổ điển và nhân văn của thời phục hưng đặt nàng vào những khu vườn hoa tình hoặc quang cảnh điền viên. Như là những người đồng hành của Venus, 10 [...]... rồng chiếm vị thế tối thượng trong đời sống xã hội thời phong kiến Hình tượng Rồng được đưa vào sử dụng khá nhiều trong nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo Và theo thời gian, hình tượng rồng có sự thay đổi , thể hiện đặc điểm riêng của từng giai đoạn lịch sử Rồng thời Lý mới thoát thai từ Rắn, gắn với việc đề cao đạo Phật Rồng thời Lý với mình trơn, thân uốn cong nhiều vòng uyển... con người Phục hưng tuy hướng đến sự phủ định Trung cổ nhưng không phủ định sạch trơn mà phủ định có kế thừa Sức mạnh của lòng tin vào thời đại mới đã thể hiện ở vẻ đẹp và sức trẻ đầy quyến rũ làm mê hồn những chàng trai thời đại, buộc họ phải tự nguyện đón chào cái đẹp mới.Tư tưởng nghệ thuật được thể hiện qua hình ảnh độc đáo Không gian nghệ thuật và kỹ thuật thể hiện đều đẹp Thần Mars được thể hiện... bầu trời trong xanh, 13 cây to, bóng cả Tinh thần phủ định Trung cổ thể hiện ở chi tiết chiếc váy của nữ thần vắt trên bức tường đen Sự kế thừa những tinh hoa thời kỳ Cổ đại thể hiện ở mảng kiến trúc cổ đại sáng lên giữa bầu trời cao rộng 3 Vincent Van Gogh và hội họa hậu ấn tượng Post - Impressionism – phái hậu ấn tượng – là một thuật ngữ do nhà phê bình người Anh Roger Fry (1866-1934) đặt ra trong... thời đại, ngợi ca con người mới, cuộc sống mới, con người với vẻ đẹp toàn mĩ, chống lại tư tưởng nhà thờ Trung cổ giam hãm con người suốt một nghìn năm, nay không thể chịu đựng được nữa đã đạp bung nơi giam hãm bước ra trong gió xuân lộng lẫy Tuyên ngôn nghệ thuật về phủ định có kế thừa qua tác phẩm “Mars và Venus” của Veronese 12 Tác phẩm này nói lên một nội dung rất độc đáo trong quan điểm nghệ thuật. .. Những họa sĩ này có phong cách sáng tác không giống nhau Điểm chung duy nhất giữa họ là cùng nhận ra những bất cập của trường phái Ấn tượng và bắt đầu đi theo đường lối của riêng mình Họ đã phát triển một loạt các phong cách cá nhân mà tập trung vào các cảm xúc, kết cấu, các yếu tố biểu tượng và tinh thần mà họ cảm thấy bị mất tích từ ấn tượng, tạo nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật *Trường phái... trở thành thánh vật trong tâm thức ,tình cảm của người Việt từ ngàn đời… Hơn nữa, con Rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời Theo thời gian, bằng tài năng và cảm thức của các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhà điêu khắc ở nhiều quốc gia, hình tượng Rồng đã trở thành một đề tài nghệ thuật thực sự với ý nghĩa biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng , có tầm ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã... tính” Loài người thời Trung cổ – ở phương Tây cũng như ở phương Ðông – sống trong “một thế giới làm mất tính người” Giữa bức tranh là hình ảnh Venus, vẻ đẹp được sáng tạo dựa vào hình tượng một nữ thần đã có trong thần thoại Hi Lạp Cổ đại _nữ thần tình yêu và sắc đẹp Vẻ đẹp trần thế bị đóng kín trong vỏ sò – tượng trưng sự giam hãm con người thời Trung cổ, nay được hiển lộ, trở thành trung tâm của thế... trình kiến trúc thể hiện phong cách rồng thời Lê như Lam Kinh (Thanh Hóa) và lăng Lê Lợi ,di tích chùa Kim Liên (Hà Nội).Chùa Thầy còn lưu giữ một loại hình Rồng có bố cục vừa cuộn khúc vừa lưng võng kiểu yên ngựa, đầu ngoặt lại uốn xuống dưới thân rồi mới ngẩng cao, đuôi và thân vòng ngược lên phía trước Hình tượng rồng thời Lê góp phần mang lại những vẻ đẹp tinh tế cho các công trình kiến trúc có... chầu chữ Thọ Hình tượng Rồng trong kiến trúc Việt Nam thời Lý 25 “Rồng Lý” được coi như một quốc huy Đại Việt đương thời Hình tượng Rồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý (thế kỷ XI-XII), mở đầu cho nền văn minh Đại Việt sau ngàn năm Bắc thuộcHình tượng Rồng mang tính linh thiêng, cao quý Đường nét mềm mại, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh nhất quán, mang rõ phong cách .Nhà Lý đã duy trì gìn giữ những biểu... kỵ sĩ, tiêu biểu cho mẫu người trung cổ, nhưng chiền binh này không còn lưng đeo gươm và hiên ngang cùng kỵ mã nữa mà đã rời ngựa, rời gươm, cởi bỏ áo khoác, bởi đã bị nàng Venus- Nữ thần của tình yêu và sắc đẹp chinh phục Phía sau họ là bức tường đen, tượng trưng cho bức tường trung cổ đang lở loét, già nua Sau bức tường đổ nát là một thời hoàng kim của lịch sử- thời Cổ đại với bầu trời trong xanh, . CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHONG CÁCH VÀ HIỆN TƯỢNG NGHỆ THUẬT 1 .Nghệ thuật kiến trúc nhà thờ Trung cổ - phong cách Gôthic. Kiến trúc Gothic hình thành ở Tây Âu từ cuối thế. mỏng, nhẹ. - Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc được sử dụng rộng rãi. Kiến trúc nhà thờ Gothic đã thể hiện bước phát triển vượt bậc so với các hạn chế của kiến trúc nhà thờ Roman. Nếu nhà thờ Roman. xây dựng thì nhà thờ Gothic thanh thoát, nhẹ nhàng. Nếu nhà thờ Roman là đặc trưng kiểu kiến trúc thôn dã thì nhà thờ Gothic lại tiêu biểu cho kiến trúc thị thành. Trong khi nhà thờ Roman thiếu

Ngày đăng: 17/11/2014, 23:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan