Tiểu luận Tài chính công CHÍNH SÁCH CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC QUỐC GIA XUẤT KHẨU DẦU MỎ

30 615 0
Tiểu luận Tài chính công CHÍNH SÁCH CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC QUỐC GIA XUẤT KHẨU DẦU MỎ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Tài chính công CHÍNH SÁCH CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC QUỐC GIA XUẤT KHẨU DẦU MỎ Nghiên cứu này chứng minh rằng, chính sách chi tiêu chính phủ và sản lượng dầu mỏ khai thác quyết định mức tăng trưởng. Sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng GMM (Generalizes Method of Moments) và phương pháp dự toán trung bình gộp PMG (Pooled Mean Group estimator) đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, chúng tôi phát hiện ra sự bất ổn của giá dầu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng thông qua chính sách tài khóa.

Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 1 CHÍNH SÁCH CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC QUỐC GIA XUẤT KHẨU DẦU MỎ Amany A.El Anshasy Phân môn: Kinh tế học và Tài chính Đại học United Arab Emirates, UAE & Phân môn: Tài chính công Đại học Alexandria, Ai Cập TÓM TẮT Nghiên cứu này chứng minh rằng, chính sách chi tiêu chính phủ và sản lượng dầu mỏ khai thác quyết định mức tăng trưởng. Sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng GMM (Generalizes Method of Moments) và phương pháp dự toán trung bình gộp PMG (Pooled Mean- Group estimator) đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, chúng tôi phát hiện ra sự bất ổn của giá dầu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng thông qua chính sách tài khóa. Đặc biệt, doanh thu từ dầu có thể gây cản trở tăng trưởng ít nhất ở ba khía cạnh: (i) làm suy yếu hệ thống thuế nội địa, (ii) làm giảm nguồn vốn xã hội trên nguồn vốn công mới, (iii) tăng cường áp lực chi tiêu công từ các khoản thặng dư. Việc thực hiện chính sách tài khoá siết chặt cho các nước xuất khẩu dầu mỏ là thực sự cần thiết, đảm bảo bởi sự khích lệ mang tính chính trị để độc lập chi tiêu công với chu kỳ dầu mỏ. Đầu tư các khoản thặng dư hoặc thanh toán nợ công trong bối cảnh có nguồn lợi dầu mỏ sẽ làm giảm bớt áp lực tìm kiếm các khoản vay giá rẻ và gia tăng lợi ích xã hội từ việc bong bóng thu nhập dầu mỏ bùng nổ. 1. GIỚI THIỆU: Từ những năm 1970, giá dầu ngày càng khó dự đoán. Chính sách tài khóa trong nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn thu luôn biến động từ dầu mỏ. Một khía cạnh đáng quan tâm trong tài chính công ở các nước xuất khẩu dầu mỏ là tính đồng chu kỳ mạnh trong chi tiêu của chính phủ, và sự cân bằng hoạt động phi dầu mỏ trong mối quan hệ với sự biến động giá dầu (Villafuerte et Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 2 al., 2010; El Anshasy & Bradley, 2011). Chi tiêu chính phủ thường đóng vai trò như cơ chế truyền tải những cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô (Husain et al, 2008; Pieschacon, 2009). Trong khi đó, minh chứng rõ rằng những nước xuất khẩu dầu đã trải qua thời kỳ kinh tế kém phát triển trong một vài thập kỷ qua, một trong mười hiện tượng được ám chỉ là “lời nguyền tài nguyên” (the resource curse). Từ những nghiên cứu mang tính chất sơ khai của Sachs và Warner (1995), một lý thuyết đang nổi lên để nhận dạng các khía cạnh mà qua đó sự gia tăng thâm hụt ngân sách có thể xảy ra. Bài nghiên cứu này đưa ra những câu hỏi: bản chất đặc biệt của chính sách tài khóa trong các nước xuất khẩu dầu mỏ có làm tăng gia tăng thâm hụt ngân sách hay không? Đặc biệt, chúng tôi nghiên cứu tác động tăng trưởng lên chi tiêu chính phủ qua mức doanh thu dầu mỏ thay đổi, khi kiểm soát ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trong nhóm các nước xuất khẩu dầu bằng những cách khác nhau. Nghiên cứu này có hai tiền đề cơ sở, điều mà không được chú ý trong phạm vi những nước xuất khẩu dầu mỏ. Thứ nhất, chính sách chi tiêu công không tách biệt với quyết định tài trợ. Do đó, việc nhấn mạnh ảnh hưởng của tăng trưởng lên một mặt của ngân sách có thể là sai lầm, vì sự thật là mỗi sự gia tăng trong chi tiêu có thể được tài trợ bởi tăng doanh thu hoặc tăng thêm nợ của cá nhân (Bleaney et al, 2001). Thứ hai, sự hỗn hợp trong điều chỉnh tài khóa có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn (Alesina & Perotti 1996). Những thông lệ trong sử dụng thước đo tổng chi tiêu đã bỏ qua tác động quan trọng của phân phối ngân sách công giữa những mục tiêu sử dụng khác nhau. Điều này có thể là một vấn đề quan tâm lớn, đặc biệt trong hoàn cảnh những nền kinh tế đang phát triển giàu tài nguyên. Trong nghiên cứu này, tác động của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng không chỉ qua quy mô chính phủ, mà còn qua hai khía cạnh khác: Thứ nhất, các thành phần của chi tiêu công, biểu hiện sự lựa chọn thế lực chính trị để phân phối thu nhập từ khai thác tài nguyên cho những mục đích sử dụng khác nhau. Thứ hai, những phương thức tài trợ cho chi tiêu phản ánh mức độ phụ thuộc của chính phủ vào thu nhập từ khai thác tài nguyên. Kết luận chính chúng tôi đưa ra đó là: việc lựa chọn chính sách tài khóa có thể chuyển lợi thế về dầu mỏ thành thảm họa trong vài nước này và thành Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 3 điều may mắn với các nước khác. Cũng vì lẽ vậy, chính sách tài khóa có thể làm giảm tác động của cú sốc dầu mỏ bằng cách phục hồi tăng trưởng. Trước tiên, chúng tôi sử dụng kỹ thuật GMM. Sau đó, chúng tôi kiểm tra kết quả từ kỹ thuật đồng tích hợp bảng và dự đoán một mô hình điều chỉnh sai số áp dụng ước lượng PMG - giải thích cho tính không đồng nhất bảng và hiệu chỉnh dữ liệu chéo. Những phát hiện này nhắc tới những kết luận chính sách quan trọng: (i) việc tăng sức mạnh của hệ thống thuế phi dầu mỏ là cần thiết để cải thiện kết quả tăng trưởng; (ii) việc tăng cường chi tiêu vốn trong suốt giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ sẽ phục hồi tăng trưởng; (iii) ứng dụng tiêu chuẩn đầu tư công khắt khe hơn trong suốt thời kỳ khủng hoảng là cần thiết để tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn mới, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và dịch vụ công; (iv) thay đổi động cơ của thế lực chính trị (về quy tắc tài khóa) là cần thiết để đảm bảo chi tiêu công cô lập với chu kỳ của dầu mỏ. Chỉ dưới cam kết chính trị kiên định này, việc đầu tư một phần lợi thế (về dầu mỏ) vào quỹ đầu tư hoặc sử dụng thặng dư để trả nợ, gia tăng lợi ích xã hội từ việc vỡ bong bóng doanh thu và làm giảm bớt áp lực rent-seeking. Bài nghiên cứu được bố cục như dưới đây: phần hai xem xét tính chất riêng biệt của chính sách tài khóa trong các nước xuất khẩu dầu mỏ và những những quy tắc các nước tuân theo trong mục tiêu tăng trưởng. Phần ba nêu phương pháp và dữ liệu thực nghiệm được phác họa. Kết quả và thảo luận chính sách được đưa ra trong phần bốn. Phần năm nêu kết luận. 2. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC QUỐC GIA XUẤT KHẤU DẦU MỎ Mô hình tăng trưởng nội sinh xuất phát từ mô hình Tân cổ điển – họ cho rằng chính sách công có tác động đến tăng trưởng tạm thời. Trong mô hình Tân cổ điển tiêu chuẩn, sự khác biệt chính sách tài khóa có thể chỉ giải thích sự khác biệt quan sát được trong mức độ thu nhập chứ không phải trong tăng trưởng. Bài nghiên cứu của Barro (1990) và Barro và Sala-i-Martin (1992) phát triển một mô hình tăng trưởng nội sinh, theo đó nguồn vốn công có tác động lan tỏa đối với hiệu quả vốn tư nhân. Điều này cho phép vốn công tác động lên tăng trưởng dài hạn; ngụ ý rằng sự khác nhau trong các chính sách tài khóa giải thích một vài sự khác biệt có thể quan sát được trong tăng trưởng dài hạn giữa các quốc gia. Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 4 Trong các nước xuất khẩu dầu mỏ, sự phụ thuộc tài khóa vào dầu mỏ làm cho việc quản lý tài khóa mang nhiều thách thức hơn. Có ít nhất ba đặc điểm tài khóa tiềm ẩn khả năng dẫn đến làm giảm tốc độ tăng trưởng. Thứ nhất, tăng giá dầu dẫn tới làm nhẹ bớt yêu cầu điều chỉnh chính sách tài khóa và giảm khích lệ trong thiết lập chính sách tài khóa thận trọng. Ngoài ra, việc tích lũy thặng dư ngân sách trong giai đoạn bong bóng dầu mỏ nổ ra là không phổ biến nên có áp lực tăng chi tiêu công (Talvi & Vegh, 2005). Chính phủ các nước xuất khẩu dầu có khuynh hướng đối mặt với nhu cầu gia tăng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế để đáp ứng nguyện vọng của công chúng và chia sẻ thu nhập từ khai thác tài nguyên với công chúng. Hậu quả trực tiếp là việc dính líu vào những dự án công có uy tín, mở rộng việc làm công, và trải nghiệm chính sách tài khóa theo chu kỳ. Tornell và Lane (1999) giới thiệu một định nghĩa nền kinh tế mang bản chất chính trị: “hiệu ứng lòng tham” (the voracity effect). Theo đó, doanh thu từ tài nguyên tạo áp lực dẫn đến hành vi trục lợi, tham nhũng và phi hiệu quả. Dòng tiền to lớn đổ vào ngân sách công sẽ khuyến khích giới chức chính trị đề xuất những dự án tốn kém. Alesina et al. (2008) đưa ra một lý thuyết lựa chọn, lý thuyết phù hợp nhất với các nước đang phát triển - những nước tồn tại tham nhũng - nhưng chính phủ vẫn còn có trách nhiệm. Theo lý thuyết này, cử tri quan sát bong bóng nổ ra nhưng không thể biết những kẻ tham nhũng đã nắm giữ bao nhiêu phần nguồn lợi. Vì vậy, để “starve the Leviathan”, họ thường yêu cầu hàng hóa công nhiều hơn (hoặc thuế thấp hơn), bao gồm chính sách tài khóa theo chu kỳ. Trái với lập luận trên, có ý kiến cho rằng, cái mà phù hợp hơn trong bối cảnh không dân chủ, ủng hộ một thuyết thương mại là cần ổn định chính trị và hoà bình trong xã hội. Trong một vài mô hình thì chính phủ trong các nước xuất khẩu dầu mỏ cung cấp nhiều hàng hoá công, thuế thấp hơn, đổi lại thì trách nhiệm giải trình và trách nhiệm pháp lý ít hơn. Điều này có hiệu quả là tăng chi tiêu công của chính phủ đặc biệt là trong quá trình bong bóng thu nhập dầu mỏ bùng nổ (Robinson et al.,2006; Aslaksen & Torvik, 2006; Schwarz, 2008). Sự phân nhánh tăng trưởng của tăng chi tiêu trong thời kỳ bong bóng bùng nổ có thể được truyền qua cơ chế “Dutch disease” - tình trạng suy giảm công nghiệp hoá của nền kinh tế xảy ra khi việc khám phá và khai thác tài nguyên kéo theo nội tệ lên giá, hàng công nghiệp sản xuất giảm sức cạnh tranh, nhập khẩu tăng và xuất khẩu Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 5 giảm, qua cơ chế này lợi thế dầu mỏ đưa đến kết quả là sự đánh giá cao tỷ giá hối đoái thực. Chi tiêu chính phủ nhiều hơn trong những lĩnh vực phi thương mại (sức khỏe, giáo dục, dịch vụ công) đẩy giá của hàng hóa này tương quan với lĩnh vực thương mại, dịch chuyển nguồn lực từ khu vực thương mại phi dầu mỏ sang khu vực phi thương mại. Phạm vi mà khu vực sản xuất lan tỏa tới khu vực khác, những biến động trong chi tiêu chính phủ hàng hóa phi thương mại sẽ có tác động yếu dần lên tăng trưởng dài hạn (Sachs & Warner, 1995). Thứ hai, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng mạnh chi tiêu công trong giai đoạn bong bóng nổ ra là không hiệu quả hoặc mang đến hiệu quả rất thấp. Robinson và Torvik (2005) mô phỏng tham nhũng nguồn lực ưu đãi trong những nước đang phát triển qua việc xây dựng “white elephants” - dự án đầu tư với lợi ích xã hội âm. Sau cú sốc dầu mỏ thứ nhất và thứ hai những năm 1970, 85%, 50% và 46% nguồn lợi từ dầu mỏ thuộc về chính phủ Nigeria, Indonesia, Venezuela được dùng để tăng đầu tư công nhưng không thu được kết quả tăng trưởng (Gelb et al., 1988). Bức tranh này thay đổi nhẹ trong những năm 2000. Theo báo cáo của IMF về Trung đông và Trung Á, chỉ những nước hợp tác vùng Vịnh lập kế hoạch đầu từ công vượt mức 800 tỷ đô trong những năm 2007-2008, đưa ra câu hỏi về khả năng hấp thụ vốn hiệu quả của các khoản đầu tư lớn. Thứ ba, thu nhập từ dầu hoả và các chế phẩm của nó (gas, than đá,…) làm giảm thu nhập nội địa, thu nhập phi dầu mỏ đặc biệt là thuế (Bornhorst et al, 2008). Hơn nữa, các nước xuất khẩu dầu mỏ thường đối mặt với những ràng buộc cho vay ngặt nghèo trong giai đoạn giá dầu thấp điều đó làm giảm khả năng duy trì mức chi tiêu như trước và bị buộc phải cắt giảm chi tiêu. Cắt giảm chi tiêu thường có chi phí xã hội cao xuất phát từ việc tái phân phối của cải, và việc cắt giảm cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn xã hội. 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM VÀ DỮ LIỆU Phương pháp bảng dữ liệu động GMM sử dụng độ trễ thích hợp của các biến công cụ để tạo ra các công cụ nội bộ. Ngoài ra, nó khai thác dữ liệu chéo gộp và do đó không hạn chế về độ dài của chuỗi thời gian trong bảng dữ liệu. Điều này cho phép sử dụng một cấu trúc độ trễ phù hợp để khai thác đặc điểm của dữ liệu. Mặc dù có những lợi thế, phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế. Đầu tiên, nó chỉ cho phép những Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 6 hệ số chặn - không dốc - khác nhau giữa các nhóm. Như lập luận của Pesaran, Shin và Smith (1997, 1999), giả định về tính đồng nhất của các tham số về độ dốc, có thể không thích hợp khi thời gian của bảng dữ liệu không phải là ngắn. Thứ hai là tính phụ thuộc của dữ liệu chéo thì không được xác định. Vì vậy, bài nghiên cứu này tiếp cận theo cách phương pháp thứ hai. Dự toán trung bình gộp - PMG của Pesaran, Shin và Smith (1997, 1999), bằng cách sử dụng cả các nhóm cá nhân dữ liệu gộp, có lợi thế là cho phép tính không đồng nhất trong các động lực ngắn hạn nhưng giả định đồng nhất trong thời gian dài. Ước lượng PMG cho phép chúng ta: (i) ước lượng độ co giãn dài hạn của bảng dữ liệu, (ii) ước lượng tốc độ điều chỉnh trở lại trạng thái cân bằng cho từng quốc gia, (iii) kiểm tra tính vững của các kết quả cốt lõi GMM, xem xét tính không đồng nhất của dữ liệu bảng và tính phụ thuộc lẫn nhau của dữ liệu chéo. 3.1. MÔ HÌNH BẢNG DỮ LIỆU ĐỘNG Xem xét mô hình sau đây Trong đó, y là tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người; V là véc tơ bao gồm các biến liên quan đến giá dầu, F là vector bao gồm các biến chính sách tài khóa; H là vector bao gồm các biến kiểm soát phi tài chính, η i là hiệu quả xuất khẩu cố định theo thời gian, ξ it là một sai số quan sát cụ thể. Các đặc điểm kỹ thuật động trong công thức (1) cho thấy hiệu ứng cố định của quốc gia cụ thể có tương quan với biến phụ thuộc độ trễ và một số biến giải thích có thể là nội sinh. Điều này làm tăng mối liên quan giữa ước lượng và tính không nhất quán của phương pháp OLS. Phương pháp GMM, ước lượng hệ thống, được phát triển bởi Arellano và Bover (1995), và Blundell và Bond (1998), đã khắc phục những vấn đề này. Sử dụng sự khác biệt của các biến ngoại sinh như là công cụ và sự khác biệt của biến số ngoại sinh chặt (như trong các thủ tục tiêu chuẩn IV). Để nắm bắt được ảnh hưởng trực tiếp của giá dầu đối với tăng trưởng, bao gồm hai biến giải thích: tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá dầu và sự biến động của giá dầu. Sau này được đo bằng phương sai có điều kiện của những thay đổi giá dầu bằng cách sử dụng mô hình GARCH (1, 1). Chúng tôi thực hiện theo các đặc điểm kỹ thuật Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 7 của Lee, Ni và Ratti (1995), sử dụng dữ liệu hàng tháng về giá dầu từ tháng 1 năm 1957 đến tháng 12 năm 2008. Chính sách tài khóa được đại diện bởi các vector F. Mục tiêu chính của chúng tôi là nghiên cứu ảnh hưởng của thu nhập đối với nền kinh tế thông qua những thay đổi trong các loại chi tiêu hoặc thay đổi trong thặng dư ngân sách nhà nước. Kể từ khi những quyết định tài chính của chính phủ phụ thuộc lẫn nhau, chúng tôi giới thiệu các hạn chế ngân sách chính phủ (GBC) quy định đầy đủ trong mô hình tăng trưởng. Phụ thuộc lẫn nhau về tài chính phát sinh từ những tác động tuyến tính của GBC, đòi hỏi phải bỏ qua một biến tài chính cho mục đích của ước lượng. Bởi việc xây dựng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, biến này đại diện cho phương thức tài chính của một sự thay đổi một trong những biến tài chính khác, f j với j = 1, , K-1. Khi thu ngân sách được bỏ qua, trong khi tổng chi tiêu và cân đối ngân sách được bao gồm trong hàm hồi quy, hệ số của tổng chi phí được xem như là ảnh hưởng thực sự đến sự gia tăng trong tổng chi tiêu trừ ảnh hưởng của một sự gia tăng tương ứng trong thu nhập, để lại cân đối ngân sách không thay đổi. Chính thức, các vector F có thể được thể hiện như sau: , và ,  k là nguồn lực tài chính, và  ’ = [ j * ,…… k-1 * ] là 1xk-1 vector của hệ số như là  j * = ( j -  k ) cho tất cả j=1,…,k-1. Cuối cùng, vector phi tài chính H kiểm soát đầu tư tư nhân, mức độ minh bạch, giáo dục, lạm phát, tổ chức chính trị và chính phủ. 3.2. KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ TRÊN DỮ LIỆU BẢNG, ĐỒNG TÍCH HỢP VÀ ƯỚC LƯỢNG PMG Chúng tôi kiểm định đối với nghiệm đơn vị trong bảng bằng cách sử dụng hai phương pháp kiểm định, có xem xét sự không đồng nhất của bảng biểu. Trước hết, kiểm định Fisher - Maddala & Wu (1999) được dựa trên giá trị p-value của những kiểm định nghiệm đơn vị riêng biệt, nhưng nó thừa nhận không có sự phụ thuộc chéo giữa các nhóm. Thứ hai, kiểm định CIPS - Pesaran’s (2007) là một phiên bản làm tăng việc kiểm tra chéo của Im, Perasan & Shin (2003), đưa những phụ thuộc chéo có thể có vào quá trình kiểm định. Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 8 Sau đó, chúng tôi tiếp tục xác định đồng tích hợp giữa các biến số. Chúng tôi sử dụng bốn kiểm định đồng tích hợp bảng, được phát triển bởi Westerlund (2007). Những kiểm định này điều chỉnh những phụ thuộc chéo có thể có giữa những đơn vị bảng và cho phép một mức độ không đồng nhất rộng. Hai trong số những kiểm định này là kiểm định trung bình nhóm, mà trong đó, tất cả hệ số điều chỉnh sai số thật dễ dàng biến đổi từ nhóm này sang nhóm khác. Hai kiểm định còn lại là kiểm định bảng gộp. Các kiểm định này thừa nhận rằng hệ số điều chỉnh sai số không thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác. PMG được sử dụng để ước lượng mô hình điều chỉnh sai số như sau: Trong công thức này, Y it là (log) GDP thực bình quân đầu người, y it là tỉ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người; S i,t-1 là độ lệch từ trạng thái cân bằng dài hạn tại một thời điểm cho nhóm i, và  là hệ số sai số. Vector θ’ bắt buộc những hệ số dài hạn của lãi suất không được thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác; những hệ số này đại diện cho sự co giãn trong dài hạn của thu nhập bình quân đầu người đối với mỗi biến trong X i,t-1 nơi mà biến sau là một vector của những biến được mong đợi có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Sự phản hồi ngắn hạn của các biến X bởi vector  ’ ; Z it là vector của các biến kiểm soát được mong đợi ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong ngắn hạn và ’ là những hệ số ngắn hạn của nó.  là hiệu suất đặc thù nhóm và e it là một sai số. Các biến số trong X và Z cũng giống như bên trên. Tuy nhiên, sự phân chia các biến thành biến ảnh hưởng dài hạn và ngắn hạn sẽ được chỉ dẫn bằng những kết quả của chúng tôi qua phương pháp ước lượng GMM. 3.3. DỮ LIỆU Sự mô tả toàn bộ các biến số và nguồn dữ liệu được cung cấp trong bảng A1. Những quan sát hàng năm về sự không cân bằng của bảng biểu đề cập toàn bộ hay một phần của giai đoạn 1970 - 2007. Mẫu nghiên cứu bao gồm 15 quốc gia xuất khẩu dầu: Bahrain, Cameroon, Colombia, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kuwait, Malaysia, Mexico, Nigeria, Na Uy, Oman, Syria, UAE và Venezuela. Dữ liệu tài chính thu thập từ GFS Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 9 của IMF. Trong một vài trường hợp như Nigeria và Indonesia, để hoàn thành bảng số liệu, chúng tôi thu thập từ chính quốc gia cần nghiên cứu. Đáng ghi nhận là phương pháp luận của GFS đã thay đổi từ thu thập dữ liệu từ những năm 1991 đến nay. Cho nên, vì mục đích nhất quán, chúng tôi hạn chế dữ liệu từ căn cứ thực thu, thực chi và cấp độ chính quyền trung ương. Thêm vào đó, định nghĩa các biến số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, định nghĩa của tiêu dùng thực được báo cáo dựa trên dữ liệu cũ, được đồng nhất với lượng chi tiền mặt cho dữ liệu sau 1990, v.v… Bảng (1a) tóm tắt tỷ lệ trung bình cho những dạng khác nhau của thu, chi chính phủ trong GDP của 15 nước xuất khẩu dầu. Nó mô tả sự phát triển trong tài chính chính phủ (% GDP) tương ứng với chu trình tăng-giảm-tăng của giá dầu trong giai đoạn 1970-2007. Chi tiêu đầu tư chính phủ và cơ sở hạ tầng là những khoản mục chịu ảnh hưởng bất lợi nhất từ những cú sốc tiêu cực vào thập niên 1980 và 1990, và tỷ trọng trong GDP tiếp tục giảm trong sự cố những năm 2000. Chi tiêu đầu tư giảm mạnh từ 9.2% xuống còn 5.6% suốt những năm 80 và 90, và tiếp tục giảm chỉ đạt 4.7% của GDP giai đoạn 2002-2007. Theo báo cáo của IMF Trung Đông và Trung Á (2007), các nhà xuất khẩu dầu phản ứng lại khôn ngoan hơn đối với sự tăng giá dầu và doanh thu suốt giai đoạn bùng nổ gần đây, đặc biệt trong việc sắp xếp chi tiêu đầu tư, so sánh với những năm 1970. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng các số liệu trong bảng (1a) không phản ánh được chu kỳ tăng trưởng mạnh, cao điểm là năm 2008. Sự giảm mạnh tỷ lệ của đầu tư công trong lần bùng nổ gần đây, có thể phản ánh độ trễ của chi tiêu đầu tư. Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Sử Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 10 Bảng 1a. Tài chính của Chính phủ (%GDP) và tăng trưởng (1970 – 2007) Biến Giá dầu tăng (1970-1981) Giá dầu giảm (1982-2001) Giá dầu tăng (2002-2007) Tổng chi tiêu của Chính phủ 31.4 28.0 27.9 Chi tiêu đầu tư 9.2 5.6 4.7 Chi tiêu thông thường 20.1 21.0 23.3 Lương 6.7 7.0 6.7 Chi mua hàng hoá và dịch vụ 7.6 5.8 3.6 Cán cân chuyển giao vãng lai 6.0 6.5 10.0 Tiêu dùng chính phủ 15.7 16.0 14.4 Chi tiêu xã hôị 6.5 9.0 9.9 Chi hạ tầng cơ sở 7.9 5.1 2.8 Dịch vụ công 3.4 3.0 7.4 Tổng thu nhập của Chính phủ 30.1 25.3 35.4 Thu từ thuế 15.2 13.4 14.6 Thu không phải từ thuế 14.9 11.9 20.8 Tỷ trọng thu từ thuế 51% 53% 41% Tăng/giảm GDP bình quân đầu người -0.06% -2.65% -0.20% Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu GFS. Dữ liệu trung bình cho 15 quốc gia xuất khẩu dầu Ngược lại, chi tiêu chuyển giao và chi tiêu xã hội (giáo dục, phúc lợi xã hội, sức khoẻ và nhà ở công) tăng mạnh trong những năm 1980 và 1990 và tiếp tục tăng trong thời gian gần đây với giá cao. Điều này phản ánh một phần sự biến đổi được ưu tiên từ vốn vật chất sang vốn con người. Tỷ trọng tiêu dùng chính phủ trong GDP có xu hướng tiếp tục giảm từ một tỷ lệ lớn vào những năm 1970. Tóm lại, mặc dù bảng (1a) chỉ ra một vài đường cong chi tiêu từ những năm 1970, nhưng nó đã bộc lộ ra dấu hiệu của một cấu trúc doanh thu yếu kém. Sự tăng đột ngột trong doanh thu từ năm 2002- 2007 đã dẫn đến sự giảm mạnh trong tỷ lệ thuế trong tổng doanh thu chính phủ từ 53% trong những năm 80, 90 đến 41% trong những năm 2000. Bảng (1a) còn chỉ ra tình trạng tăng trưởng yếu kém của những quốc gia nghiên cứu khi xem xét thu nhập bình quân đầu người xuyên suốt ba giai đoạn. Tuy nhiên, nó [...]... biệt của chính sách tài khoá ở các quốc gia xuất khẩu dầu có làm tăng sự thiếu hụt tăng trưởng Chúng tôi nhận ra rằng cách thức chính phủ dùng nguồn thu từ tài nguyên của mình cho những mục đích khác nhau và cách thức chính phủ điều chỉnh chi tiêu thông qua các cú sốc dầu hoả đã giải thích một vài điểm trong biểu hiện của sự tăng trưởng dài hạn tại các quốc gia xuất khẩu dầu Đặc biệt, các kênh tài khoá... giá dầu giảm Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 21 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS TS Sử Đình Thành Trong bảng (4), chúng ta tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả của chi tiêu thông thường Kết quả trong cột 7 và cột 8, chỉ ra sự gia tăng trong các lĩnh vực công về lương, thưởng và chi tiêu chính phủ vào các hàng hóa và dịch vụ trong suốt thời kỳ bùng bổ giá dầu. .. trưởng của thặng dư ngân sách xuất phát từ ảnh hưởng bất lợi của nguồn thu dầu khủng (làm sụt giảm thuế quan trong trường hợp này) thay vì thặng dư ngân sách mỗi giai đoạn Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 18 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS TS Sử Đình Thành Bảng 4 .Chính sách tài chính, giá dầu và tăng trưởng: Phân tích dòng tiền chi tiêu Kết quả của phương... Tổng chi tiêu chính phủ -0.38*** (2.92)  Thặng dư ngân sách -0.29*** (-4.43)  Giá dầu thực -0.26*** (1.23) (1.11) 0.54 (1.50) Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 27 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 0.03  Chi tiêu vốn (1.52) 0.09*  Cơ sở hạ tầng (1.68) -0.68***  Giá dầu thực X Chi tiêu vốn (-3.34) 0.08 Chi tiêu thông thường (0.12) Chi. .. ***, ** và * cho biết rằng các hệ số có mức ý nghĩa là 1%, 5% và 10% theo thứ tự 4.2 KẾT CẤU CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG Trong bảng (3), chi tiêu được phân tích trong quan hệ giữa đầu tư và tiêu dùng Chúng ta xem xét khả năng chi tiêu chính phủ có thể có các ảnh hưởng tăng trưởng khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi giá dầu mỏ Các điều kiện trọng yếu của sự thay đổi giá dầu với chi đầu tư và chi tiêu. .. thế các nguồn thu không thuế được xem như là một sự giảm trừ Dẫu sao thì, bằng cấu trúc, sự thay đổi trong nguồn thu không thuế được thu xếp bằng sự thay đổi thuế quan, cắt giảm chi tiêu và không ảnh hưởng đến thặng dư Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 16 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS TS Sử Đình Thành Bảng 3 .Chính sách tài chính, giá dầu và tăng trưởng: ... chính, sự điều hành xuất hiện để có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tăng trưởng Phần còn lại của chuyên đề này là các kết quả để xem xét kỹ lưỡng hơn Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 13 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS TS Sử Đình Thành Bảng 2 Chính sách tài khóa, giá dầu và tăng trưởng: Tài khóa hợp nhất bắt buộc Kết quả của phương pháp GMM - Mẫu (1-4a):... tiêu cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng là hiệu quả nhất, bất kể phương pháp tài chính Hiệu quả này tương đối lớn trong trường hợp các dịch vụ công, ám chỉ nguồn thu về cũng tương đối lớn Mặt khác, chi ra nhiều hơn cho tiêu dùng xã hội mà được tài trợ bởi doanh thu từ dầu mỏ thì gây trở ngại tăng trưởng Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 22 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia. .. quan hệ tiêu cực giữa mối quan hệ dầu hỏa và tăng trưởng Để kiểm tra khả năng này, chúng tôi xem xuất khẩu dầu hỏa như là % của hàng hóa xuất khẩu Nếu sự tác động tiêu cực của thặng dư biến mất, sau đó quả thật sự phụ thuộc vào dầu dẫn đến những Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 24 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS TS Sử Đình Thành biến số, những biến... người (1.28) (1.87) Lạm phát (3.63) (1.79) Thị trường mở (không có dầu) 0.74 (0.96) Ảnh hưởng giữa tiêu dùng và đầu tư 0.58 (2.44) Ảnh hưởng giữa đầu tư và tăng trưởng 0.51*** (1.10) Chi tiêu thông thường 0.41* (1.89) Chi tiêu xây dựng cơ bản (2.01) (2.12) (1.67) Trang 17 Chính sách chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ GVHD: PGS TS Sử Đình Thành Số quan sát 477 195 417 195 AR(2) . Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 19 Bảng 4.Chính sách tài chính, giá dầu và tăng trưởng: Phân tích dòng tiền chi tiêu Kết quả của phương pháp GMM - Mẫu (7a-8a): 1 970 -2 0 07; (7b-8b): 198 4-2 002. 0.0 07* ** (2.99) 0.03*** (3.96) Tính biến thiên của giá dầu -0 .01 (1.23) -0 .01 (1.30) -0 .01 (1.41) -0 .02 (1.52) Thặng dư ngân sách 0. 17* ** (7. 12) 0. 27* ** (8.35) -0 . 07 (1.23) -0 .09. Đình Thành Nhóm 7 – Lớp TCDN Ngày – K22 Trang 18 Số quan sát 477 195 4 17 195 AR(2) Test -1 .12 [0.20] -0 .91 [0.31] -1 .01 [0.24] -0 .15 [0.88] Sargan test 89.2 [0. 47] 81.6 [0.56]

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan