các hình thức trả lương tại việt nam

44 421 0
các hình thức trả lương tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Nước ta đang nằm trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, cho nên vấn đề hội nhập vào khu vực cũng như thế giới còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn đòi hỏi phải có sự vận hành một cách đồng bộ trong tất cả các ngành lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Nhưng thực tế đã chững minh rằng có rất nhiều doanh nghiệp mặc dù dư nguồn vốn về kinh doanh, có đội ngũ người lao động có trình độ, kinh nghiệm mà vẫn làm ăn không có hiệu quả. Một nguyên nhân sâu xa của nó chính là vấn đề về nhân sự đặc biệt là vấn đề có liên quan trực tiếp tới người lao động như việc trả lương, thù lao, bảo hiểm xã hội. Vì vậy có thể khẳng định lương bổng là một vấn đề muôn thủa của nhân loại và là vấn đề nhức nhối của hầu hếtcác công ty Việt Nam. Đây là một đề tài từng gây tranh luận sôi nổi trên diễn đàn quốc hội Việt Nam trong nhiều năm qua. NỘI DUNG I. Khái niệm tiền lương Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động. Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Ở Việt nam trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu là một bộ phận thu nhập quốc dân dùng để bù đắp hao phí lao động tất yếu do Nhà nước phân phối cho công nhân viên chức bằng hình thức tiền tệ, phù hợp với quy luật phân phối theo lao động. Hiện nay theo Điều 55 - Bộ Luật Lao Động Việt Nam quy định tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của mọi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với cán bộ công nhân viên.Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. II. Mô hình trả lương theo thâm niên ở các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam 1. Mức lương tối thiểu 1.1 Định nghĩa Là mức lương thấp nhất theo luật định được trả cho người lao động theo giờ, ngày, tháng trong điều kiện lao động bình thường nhằm trang trải điều kiện sống tối thiểu để người lao động có thể tái tạo sức lao động của họ • Mức lương tối thiểu trong 1 số năm qua - Năm 1997 Mức lương tối thiểu là 144.000 đồng/tháng. - Năm 2000 Mức lương tối thiểu là 180.000 đồng/tháng - Nghị định 10/2000/NĐ-CP ngày 27/3/2000 của Chính Phủ - Năm 2002 Mức lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng. - Năm 2003 Từ 01/01, các đối tượng hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được nâng lên 290 ngàn đồng. Quyết định này được thông báo trong một nghị định về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới cơ chế quan lý tiền lương của Chính phủ ban hành ngày 15-01. Nghị định cũng quy định mức tăng cụ thể đối với lương hưu và trợ cấp xã hội hàng tháng cho từng loại đối tượng hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp xã hội. Đồng thời quy định cụ thể về việc bố trí ngân sách năm 2003 của các bộ, cơ quan và các địa phương để đảm bảo việc thực hiện điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội. - Năm 2004 Không tăng. - Năm 2005 Ngày 15/09/05, Chính phủ (thủ tướng Phan Văn Khải) ký Nghị định 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Điều chỉnh áp dụng từ ngày 01-10-2005 là 350.000 đồng/tháng. Việc tăng mức lương tối thiểu sẽ giúp cán bộ công chức yên tâm công tác hơn. Theo Bộ LĐ-TB-XH, phương án tăng mức lương tối thiểu lên 350.000 đồng/tháng có ưu điểm là phù hợp mức tăng giá các mặt hàng tiêu dùng, bảo đảm tiền lương, thu nhập thực tế và có cải thiện (do thay đổi quan hệ tiền lương từ ngày 1-10-2004). Mức lương tối thiểu này áp dụng từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006 trong khu vực nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và là căn cứ để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Thủ tướng Chính phủ cũng ký Nghị định 117 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được điều chỉnh như sau: đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức nghỉ hưu, tăng 10% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 390 đồng/tháng; tăng 8% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 390 đồng/tháng trở lên, tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người hưởng trợ cấp hàng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng - Năm 2006 Ngày 11.9, Văn phòng Chính phủ đã công bố Nghị định 94/2006/NĐ-CP của Chính phủ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký trước đó 4 ngày (7.9) điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Theo Nghị định này, kể từ ngày 1.10.2006, mức lương tối thiểu chung hiện hành (được quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15.9.2005 của Chính phủ) từ 350.000 đồng/tháng lên 450.000 đồng/tháng. - Năm 2007 Không tăng. - Năm 2008 Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày 16/11/2007 về mức lương tối thiểu chung cho người lao động. Từ 1-1-2008, người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng (tăng 20% so với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng). Đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ cũng có nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên. Cụ thể, tăng lên : Mức 1 triệu đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc TP Hà Nội, TP.HCM. Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc TP Hà Nội, TP.HCM; các quận thuộc TP Hải Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tạm gọi vùng 2). Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại. Đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động, Chính phủ qui định: Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc TP Hà Nội, TP.HCM. Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng 2. Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ qui định. Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), Chính phủ yêu cầu phải trả mức lương cho họ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã qui định - Năm 2009 Chiều 13/10, Bộ LĐ - TB và XH họp báo giới thiệu nội dung, từ ngày 1/1/2009, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 và Nghị định số 111/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong nước đó là các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam của Chính phủ. Theo đó, các mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: Vùng I: Đối với doanh nghiệp trong nước là 800.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 1.200.000 đồng/tháng. Vùng II: Đối với doanh nghiệp trong nước là 740.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 1.080.000 đồng/tháng. Vùng III: Đối với doanh nghiệp trong nước là 690.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 950.000 đồng/tháng. Vùng IV: Đối với doanh nghiệp trong nước là 650.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 920.000 đồng/tháng. Ngày 6/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng. Mức lương tối thiểu chung này được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: - Các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; - Các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. - Các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên; cũng như được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước và tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung. Từ ngày 1/5/2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng, bao gồm: -Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng. -Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng. -Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. -Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng. -Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ chợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương thuộc vùng II, III, IV Vùng II: Một số huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội, TPHCM, các quận, huyện thuộc TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hạ Long, Quảng Ninh, TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng III: Các TP trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại thuộc Hà Nội; thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh); các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc Bắc Giang; huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh; Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc Vĩnh Phúc; các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng; các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh; các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc Quảng Nam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa; huyện Trảng Bàng, Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương; các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai; TP Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc Long An; các huyện thuộc TP Cần Thơ; các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng IV là những địa phương còn lại. - Năm 2010 01/01/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước và Nghị định 98/2009/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, áp dụng từ ngày 01/01/2010. Nghị định 97, các đối tượng chịu điều chỉnh là người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam. Mức lương tối thiểu sẽ chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương và mức sống tại vùng đó. Cụ thể: vùng I là 980.000 đồng/tháng; vùng II: 880.000 đồng/tháng; vùng III: 810.000 đồng/ tháng; vùng IV: 730.000 đồng/tháng. Tại Nghị định 98, lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định: vùng I là 1.340.000 đồng/ tháng; vùng II: 1.190.000 đồng/tháng; vùng III: 1.040.000 đồng/tháng; vùng IV: 1.000.000 đồng/tháng. Lúc trước, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước lần lượt theo từng vùng là 800.000; 740.000; 690.000; 650.000 đồng /tháng và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.200.000; 1.080.000; 950.000; 920.000 đồng/ tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng năm sau cao hơn mức lương năm trước khoảng từ 80.000-180.000 đồng/ tháng. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 01/05/2010 Ngày 25.3; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 28/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung. Ngày 1.5.2010 tăng từ 650.000 lên 730.000 đ/tháng, tăng 80.000đ. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cũng được tăng thêm 12,3%. Mức lương này được áp dụng đối với: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, công ty [...]... lệ phế phẩm lớn So sánh với thực tiễn quốc tế Hình thức trả lương theo thâm niên ở Việt Nam và ở Nhật Bản Ở Việt Nam: Ở Việt Nam hiện nay, đa phần các công ty đang thực hiện trả lương dựa vào thâm niên và bằng cấp đào tạo Chế độ trả lương này bộc lộ một số nhược điểm như tiền lương không gắn với kết quả và giá trị công việc thực hiện, việc trả và tăng lương chủ yếu dựa trên thâm niên làm việc và bằng... nghiệp, nhưng không nhất thiết phải trả lương cao - Chế độ trả lương Xí nghiệp trả cho nhân viên 2 loại lương: - Lương tháng và - Tiền lương 2 kỳ một năm Cấu tạo của lương tháng bao gồm ba phần chính: - Lương cơ bản - Lương chức vụ - Lương phụ cấp Lương thâm niên bao hàm ở lương cơ bản, vì hầu hết xí nghiệp đều nâng lương mỗi năm một lần Lương thâm niên còn xuất hiện ở ngạch lương phụ cấp (gia đình, nhà ở... mất dần nhân tài" tại các doanh nghiệp - Về hệ thống thang lương, bảng lương: Hiện nay, hệ thống thang lương, bảng lương chủ yếu dựa theo thâm niên, giãn cách giữa các ngạch, bậc nhỏ và cùng hệ số đã dẫn tới tính bình quân, dàn trải trong chi trả lương mà không gắn việc trả lương với vị trí công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ - Mức lương tối thiểu: Trong khoảng 10 năm vừa qua, lương tối thiểu đã... nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam 6.2 Đối tượng không áp dụng: Cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ • • Chế độ nâng bậc lương thường xuyên Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn - Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ,... So với hình thức tiền lương theo thời gian thì hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao động, gắn chặt thu nhập tiền lương với kết quả sản xuất của người lao động Kích thích tăng năng suất lao động, khuyến khích công nhân phát huy tính sáng tạo cải tiến kỹ thuật sản xuất -Nhưng người lao động cần được trả lương. .. phẩm Nên hình thức này không mang lại cho người lao động sự quan tâm đầy đủ đối với thành quả lao động của mình không tạo diều kiện thuận lợi để uốn nắn kịp thời những thái độ sai lệch và không khuyến khích họ nghiêm chỉnh thực hiện chế độ tiết kiệm thời gian, vật tư và lao động trong quá trình công tác III Hình thức tra lương theo sản phẩm 1 Khái niệm về hình thức trả lương theo sản phẩm Trả lương theo... phẩm, công việc sửa chữa máy móc thiết bị II Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương này Ưu điểm : Người lao động có thể yên tâm làm việc vì tiền lương được trả cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tiền lương phụ thuộc vào thâm niên công tác Thâm niên càng nhiều thì tiền lương càng cao Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng có nhiều ưu điểm hơn chế độ thời gian... chi phí sản xuất kinh doanh + Trong các doanh nghiệp khác, kinh phí chi trả phụ cấp đối với cấp ủy viên được tính vào chi phí hoạt động của các tổ chức đảng tại Quy định về chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp ban hành kèm theo Quyết định số 84-QĐ/TW, ngày 01-l0-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) 8 Phạm vi áp dụng Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng... thuần Qua đó tiền lương đựoc tính và trả đúng với kết quả thực tế - Giáo dục tốt ý thức, trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu và sử dụng hiệu quả nhất máy móc thiết bị và các trang thiết bị làm việc khác 3.1 Các chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân * Chế độ trả lương theo sản... một cách cụ thể và riêng biệt * Tính đơn giá tiền lương + Đơn giá tiền lương là tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc Đơn giá tiền lương được tính nh sau ĐG=LO*T - ĐG Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm - LO Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ (tháng, ngày) - Q Mức sản lượng của công nhân trong kỳ - T Mức hoàn thành một đơn vị sản phẩm + Tiền lương . lao động. II. Mô hình trả lương theo thâm niên ở các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam 1. Mức lương tối thiểu 1.1 Định nghĩa Là mức lương thấp nhất theo luật định được trả cho người lao. lao động như việc trả lương, thù lao, bảo hiểm xã hội. Vì vậy có thể khẳng định lương bổng là một vấn đề muôn thủa của nhân loại và là vấn đề nhức nhối của hầu hếtcác công ty Việt Nam. Đây là một. hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm 1997

  • Năm 2000

  • Năm 2002

  • Năm 2003

  • Năm 2004

  • Năm 2005

  • Năm 2006

  • Năm 2007

  • Năm 2008

  • Năm 2009

  • Năm 2010

    • 01/01/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước và Nghị định 98/2009/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, áp dụng từ ngày 01/01/2010.

    • 01/05/2010

    • 1. Khái niệm về hình thức trả lương theo sản phẩm.

    • 3.1. Các chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan