đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường

140 801 0
đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Lê Thị Phương Thảo Lớp: CQ 47/11.04 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH MIỀN BẮC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp Mã số: 0954010808 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HÀ Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 1 2 MỤC LỤC Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 2 3 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008 vẫn chưa tới hồi kết thúc, kinh tế thế giới cũng như Việt Nam vẫn chưa xác định được đâu là điểm chạm đáy của mình để rồi hi vọng một bước ngoặt đi lên khôi phục lại nền kinh tế vốn đang trì trệ và nhiều bất cập. Hệ lụy của nó là vấn đề bất ổn an ninh, thất nghiệp, mức sống giảm sút do sự leo thang của giá cả và lạm phát. Trước bối cảnh đó, chính phủ đã có nhiều chính sách như thắt chặt tài khóa, tiền tệ, giảm tỷ lệ lạm phát, tái cơ cấu thị trường ngân hàng và chứng khoán, đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng. Tuy nhiên, trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam mặc dù chưa đạt được mức tăng trưởng trước đó nhưng vẫn duy trì được con số dương đã là một điều đáng mừng. Đối với một doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, cuộc chiến lại càng cam go, quyết liệt, đấu tranh giữa sự tồn tại và đứng trên bờ vực phá sản. Năm 2012, chứng kiến một số lượng lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn chiềm tỷ lệ lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, phá sản hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Nguyên nhân tới từ tỷ lệ lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, sức mua giảm sút, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm hảng hóa đã sản xuất ra mà còn phải thu hẹp sản xuất. Bên cạnh đó, do những biến động tiêu cực trên thị trường tín dụng, các ngân hàng bắt buộc phải kiềm chế tỷ lệ nợ xấu của mình nên việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn. Chưa kể tới là giá cả các yếu tố đầu vào lại tăng cao dẫn tới tình trạng đội chi phí sản xuất, tăng giá thành. Trước những khó khăn Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 4 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính như vậy, thực tế đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải mau chóng thực hiện các biện pháp nhằm cấu trúc lại tổ chức, tối ưu hóa việc sản xuất kinh doanh theo hướng tăng năng suất chất lượng, chống lãng phí và tiết kiệm nhằm giảm tối đa chi phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân phải đảm bảo được tình hình tài chính lành mạnh. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Để tăng cường hiệu quả tài chính, các nhà quản trị cần quan tâm hàng đầu đến vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì thế, tổ chức công tác tài chính cần được chú trọng, thường xuyên tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũng như dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp trong những khoảng thời gian nhất định, từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp tài chính nói riêng phù hợp. Đánh giá tài chính là một vấn đề phức tạp, còn mới mẻ, chưa được áp dụng phổ biến và thường xuyên đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng ngày càng có vai trò quan trọng trong điều hành quản lý doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt việc tổ chức, phân tích tài chính, bởi đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. 3. Phạm vi nghiên cứu Để nhằm hiện thực hóa các mục tiêu nghiên cứu thực tiễn sau thời gian được đào tạo lý thuyết tại Học viện, em đã chọn Chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường làm đơn vị thực tập. Phạm vi nghiên cứu chính của đề Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 5 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính tài là tình hình tài chính của Chi nhánh miền bắc công ty Cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường trong hai năm 2011 và 2012. Với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận, bước đầu làm quen với công tác quản trị tài chính, phân tích đánh giá tình hình tài chính, trong quá trình thực tập tại Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường. Cộng với đó là mong muốn đóng góp cho công tác quản trị tài chính phòng tài chính kế toán – nơi em thực tế thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường”. 4. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp giữa các phương pháp trong phân tích phân tích tài chính: Phương pháp đánh giá, Phương pháp phân tích nhân tố, Phương pháp dự báo,… và kết hợp với đó là phương pháp quan sát thực tế. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương 2 : Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Chi nhánh miền Bắc Công ty cố phần công nghiệp Vĩnh Tường Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường. Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 6 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Do thời gian thực tập có hạn, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu còn nhiều thiết sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty cùng phòng tài chính – kế toán và bạn đọc để nhận thức hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà cùng các thầy cô trong khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên tại Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2013 Sinh viên Lê Thị Phương Thảo Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 7 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả tính toán trong luận văn hoàn toàn xuất phát từ tình hình thực tế của Chi nhánh miền bắc công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Lê Thị Phương Thảo Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 8 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính: 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của mình nhằm có được các phương tiện cần thiết, đó là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ hàng hóa, lấy thu bù chi, nộp thuế cho Nhà nước, còn lại lợi nhuận sau thuế và tiếp tục phân phối khoản lợi nhuận này. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng chính là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Sự phát sinh, vận động và chuyển hóa liên tục của các dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và một tất yếu nhằm tạo ra sự chuyển dịch về giá trị. Bên trong của quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính phản ánh bản chất của tài chính doanh nghiệp. Đó là: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 9 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính động trong doah nghiệp; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu doanh nghiệp; quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Từ các vấn đề trên có thể rút ra một số kết luận sau: - Tài chính doanh nghiệp xét về mặt hình thức là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp và các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. - Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiệu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính doanh nghiệp. 1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp: - Lựa chọn và quyết định đầu tư: triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định đầu tư dài hạn với quy mô vốn lớn và ảnh hưởng lâu dài tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Do vậy, đứng trước một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc trên nhiều mặt đặc biệt về khía cạnh tài chính, phải xem xét dòng tiền ra, dòng tiền vào của dự án để đánh giá cơ hội đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính. - Xác định nhu cầu vốn đầu tư và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, bao gồm cả vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. Tiếp theo phải tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ, phương pháp huy động thích hợp với tình hình của doanh nghiệp. - Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 10 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và xử lý tốt việc thanh toán các khoản phải trả và thu hồi các khoản phải thu, quản lý chi phí một cách tiết kiệm, hiệu quả. - Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp: điều này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện đời sống của công nhân viên trong công ty, từ đó đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho họ, góp phần nâng cao chất lượng công việc. - Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp: thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, cần tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp quản lý tối ưu. - Thực hiện kế hoạch hóa tài chính: các doanh nghiệp luôn cần lập kế hoạch tài chính để định hướng cho hoạt động tài chính ở đơn vị mình. Có kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả. 1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp: - Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục: vốn là tiền đề cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy, việc đảm Lê Thị Phương Thảo CQ47/11.04 [...]... tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt. .. cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh (thu mua, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ) Phần tài sản phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp Căn cứ vào nguồn số liệu này trên cơ sở tổng số và kết cấu tài sản mà đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp Phần nguồn vốn phản ánh chính sách huy động vốn của doanh nghiệp, phản ánh các. .. ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp lý: số liệu phần TÀI SẢN thế hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng để sinh lời Phần NGUỒN VỐN thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp... tốt nghiệp Học viện tài chính bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp - Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: + Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính. .. hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền, và dự báo hoạt động trong tương lại Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. .. có biện pháp quản lý thích hợp Có thể nói, hoạt động tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp 1.2 Lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong... trên hai giác độ số tuyệt đối và số tương đối Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: - Đánh giá tình hình tài chính trên các khía cạnh: + Đánh giá sơ bộ kết cấu thu chi của các hoạt động + Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước + Đánh giá tốc độ tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh - Phân tích sự biến động của các khoản mục trong báo cáo bằng cách so sánh mức và tỷ... qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác Số liệu trên báo cáo này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực. .. là tiền lương và khả năng thăng tiến dành cho họ.Cả hai khoản lợi ích này đều phụ thuộc vào kết quả sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình, từ đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phân công đảm nhiệm Như vậy, quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến... tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2 Tài liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: Tài liệu cơ bản để . trạng tình hình tài chính của Chi nhánh miền Bắc Công ty cố phần công nghiệp Vĩnh Tường Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chi nhánh miền Bắc Công ty. thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường . 4. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp giữa các. 1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Lê Thị Phương Thảo Lớp: CQ 47/11.04 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

Ngày đăng: 17/11/2014, 12:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Sinh viên

  • Lê Thị Phương Thảo

  • CHƯƠNG I

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

    • 1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính:

      • 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp:

      • 1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp:

      • Lựa chọn và quyết định đầu tư: triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định đầu tư dài hạn với quy mô vốn lớn và ảnh hưởng lâu dài tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Do vậy, đứng trước một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc trên nhiều mặt đặc biệt về khía cạnh tài chính, phải xem xét dòng tiền ra, dòng tiền vào của dự án để đánh giá cơ hội đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính.

      • Xác định nhu cầu vốn đầu tư và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, bao gồm cả vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. Tiếp theo phải tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ, phương pháp huy động thích hợp với tình hình của doanh nghiệp.

      • Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và xử lý tốt việc thanh toán các khoản phải trả và thu hồi các khoản phải thu, quản lý chi phí một cách tiết kiệm, hiệu quả.

      • Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp: điều này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện đời sống của công nhân viên trong công ty, từ đó đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho họ, góp phần nâng cao chất lượng công việc.

      • Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp: thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, cần tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp quản lý tối ưu.

      • Thực hiện kế hoạch hóa tài chính: các doanh nghiệp luôn cần lập kế hoạch tài chính để định hướng cho hoạt động tài chính ở đơn vị mình. Có kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.

      • 1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp:

      • Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, có thể kiểm soát kịp thời, tổng quan các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện những mặt chưa tốt, có biện pháp quản lý thích hợp. Có thể nói, hoạt động tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp

      • 1.2 Lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:

        • 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

        • 1.2.2 Tài liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:

        • 1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp:

          • 1.2.3.1. Phương pháp so sánh:

          • 1.2.3.2. Phương pháp phân chia (chi tiết):

          • 1.2.3.3 Phương pháp tỷ lệ:

          • 1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:

            • 1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan