Phân tích sự biến động của giá vàng việt nam

90 921 5
Phân tích sự biến động của giá vàng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 6 1. GIỚI THIỆU VỀ KIM LOẠI VÀNG 6 1.1 Giới thiệu về kim loại vàng 6 1.2 Ứng dụng của vàng 7 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 9 2.1 Vàng với vai trò là một loại tiền tệ 9 2.1.1 Các tính chất để vàng trở thành phương tiện lưu thông tiền tệ 9 2.1.2 các tính chất của vàng để làm một loại tiền tệ 10 2.2 Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ 10 2.2.1 Chế độ đồng bản vị (hai bản vị vàng – bạc) 11 2.2.1.1 Chế độ bản vị song song 11 2.2.1.2 Chế độ bản vị kép 12 2.2.1 Chế độ bản vị vàng 13 2.2.2.1. chế độ bản vị tiền vàng 14 2.2.2.2 chế độ bản vị vàng thỏi 15 2.2.2.3 Chế độ bản vị hối đoái vàng 15 2.2.3 Chế độ lưu thông tiền giấy 17 3. GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG 22 3.1 Mức cung về Vàng 22 3.1.1. xu hướng chung của mức cung 22 3.1.2. Mức khai thác hầm mỏ của các nước có sản lượng lớn 22 3.1.3. Những giao dịch của các nước có dự trữ chủ lực và các cơ quan quốc tế 24 3.2 Mức cầu về vàng 25 3.2.1 Mức cầu của khu vực kim hoàn 25 3.2.2 Mức cầu của các ngành công nghiệp sử dụng vàng 27 3.2.3 Mức cầu dự trữ của các ngân hàng quốc gia 27 3.2.4 Mức cầu về đầu tư và đầu cơ 27 3.2.5 Tình hình đầu tư và đầu cơ vàng ở các nước 28 3.3 Tổng hợp các yếu tố cơ bản của giá vàng 30 3.4 Một số yếu tố tác động đến giá vàng thế giới 31 3.4.1 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dollar Mỹ 31 3.4.2 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu thô 32 3.4.3 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá cả của các hàng hóa khác 34 3.4.4 Ảnh hưởng do các chính sách của Nhà nước đối với vàng 35 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 39 1. Diễn biến giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 39 2. Nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 42 2.1. Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới 42 1 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1 Biến động của giá vàng thế giới 42 2.2.2 Nguyên nhân biến động của giá vàng thế giới 45 2.2.2.1 Mất giá và xu hướng tiếp tục mất giá của đồng USD 45 2.2.2.2 Hành động cắt giảm lãi suất của FED 56 2.2.2.3 Giá dầu tăng cao 60 2.2 Do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam 63 2.3 Do lạm phát 67 3. Tác động của sự biến động giá vàng đối với Việt Nam 69 3.1 Thị trường ngoại tệ 70 3.2 Thị trường bất động sản 70 3.3 Thị trường chứng khoán 71 3.4 Việc huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng 71 3.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế 72 CHƯƠNG III. DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 75 1. Dự báo giá vàng trong thời gian tới 75 1.1 cơ sở dự báo 75 1.1.1 Tình hình thế giới 75 1.1.1.1. Triển vọng kinh tế Mỹ 75 1.1.1.2 Xu hướng đồng USD 76 1.1.1.3 Quan hệ cung cầu về vàng 76 1.1.1.4 Giá dầu thế giới 77 1.1.2 Tình hình trong nước 78 1.1.2.1 Kế hoạch xây dựng một sàn giao dịch vàng quốc gia 78 1.1.2.2 Thuế xuất nhập khẩu vàng – kho ngoại quan vàng 80 1.1.2.3 Lạm phát 81 1.2 Dự báo giá vàng VN trong trung và dài hạn 83 2. Một số biện pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam 84 2.1 Kiềm chế lạm phát 84 2.2 Phát huy hiệu quả của kho ngoại quan vàng 85 2.3 Phát triển kế hoạch xây dựng sàn giao dịch vàng quốc gia 86 2.4 Phát triển thị trường chứng khoán và bất động sản 87 2.5 Quản lý việc kinh doanh bất hợp pháp vàng qua mạng 88 KẾT LUẬN 89 2 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắt đầu từ năm 2001 trở lại đây, giá vàng diễn biến liên tục theo chiều hướng gia tăng. Đặc biệt từ tháng tư năm 2006, giá vàng trong nước diễn biến theo chiều hướng đột biến, liên tục gia tăng từ mức 0,98 triệu đồng/chỉ vào thời điểm đầu năm 2006 lên đỉnh điểm 1,5 triệu đồng/chỉ vào tháng 5 năm 2006. Sau đó duy trì ổn định ở mức 1,3 triệu đồng/chỉ. Nhưng từ tháng 9 năm 2007 đến nay, giá vàng thế giới và Việt Nam đột ngột tăng mạnh phá kỷ lục năm 1980, có lúc đạt mức đỉnh điểm trên 1,9 triệu đồng/chỉ vào giữa tháng 3 năm 2008. Việc giá vàng tăng cao đã gây nên hội chứng tâm lý làm nhiều người dân đổ xô đi mua vàng, một số đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Tuy nhiên, trước sự trồi sụt thất thường của giá vàng thế giới đã khiến không ít người dân bị thua thiệt nghiêm trọng do đầu tư theo “phong trào” – giá lên thì đổ xô đi mua, giá hạ thì ào ạt bán. Đây cũng là một nguyên nhân kỳ vọng tác động đẩy giá vàng trong nước tăng cao ngoài nguyên nhân chính là do giá vàng thế giới biến động. Giá vàng thế giới liên tục trong xu hướng tăng mạnh, có lúc tăng đột biến gây tâm lý bất ổn cho một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân chúng. Vậy đâu là nguyên nhân của những sự biến động này, tác động và giải pháp ra sao đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, em quyết định chọn “Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận nhằm tìm ra quy luật biến động của giá vàng trong mối quan hệ mật thiết với với hai yếu tố: giá trị của đồng USD và giá dầu thô thế giới, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá vàng như tình hình cung cầu về vàng, tình hình lạm phát, sự phát triển của thị trường chứng khoán, bất động sản… 3 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua Từ đó giải thích sự biến động mang tính chất đột biến của giá vàng trong thời gian qua, đồng thời đưa ra dự đoán trung và dài hạn cho giá vàng trên cơ sở sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến động của giá vàng, mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và USD và các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Phạm vi nghiên cứu là giá vàng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 5 năm 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các bộ, cơ quan ban ngành và các tổ chức quốc tế. 5. Nội dung của khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp được chia làm ba chương Chương I: Tổng quan về vàng và thị trường vàng. Chương II: Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Dự báo giá vàng trong thời gian tới và một số biện pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam. Nội dung của đề tài khóa luận tốt nghiệp hướng tới là rất rộng và phức tạp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của bản thân, nên khóa luận không tránh khỏi có những thiết sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. 4 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương đã trang bị cho em các kiến thức quý báu trong thời gian học tập ở trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Đào Thị Thu Giang, người đã hết lòng hưỡng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, cô Phạm Thị Tuyết – phòng kinh doanh công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC – đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu, tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. 5 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KIM LOẠI VÀNG 1.1 Giới thiệu về kim loại vàng Vàng là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Au (từ La tinh aurum nghĩa là tỏa sáng) có số hiệu nguyên tử trong bàng tuần hoàn hóa học là 79. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) Tính chất vật lý và hóa học. - Mềm, dễ uốn dát nhất được biết. Thực tế, 1 g vàng có thể được dập thành tấm 1 m², hoặc 1 ounce thành 300 feet². Là kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. - màu vàng và chiếu sáng, có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. - vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất - Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó là XAU. - Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn nước cường toan thì hoà tan nó. - Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi hấp thụ. 6 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua Vàng nguyên thuỷ có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiều hơn thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum. Khi lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng riêng giảm. - Vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Đồ trang sức được làm bằng các kết hợp vàng nhiều màu được bán cho du khách ở miền Tây nước Mĩ được gọi là "vàng Black Hills". - Trạng thái ôxi hoá thường gặp của vàng gồm +1 (vàng(I) hay hợp chất aurous) và +3 (vàng(III) hay hợp chất auric). Ion vàng trong dung dịch sẵn sàng được khử và kết tủa thành vàng kim loại nếu thêm hầu như bất cứ kim loại nào khác làm tác nhân khử. Kim loại thêm vào được ôxi hoá và hoà tan cho phép vàng có thể được lấy khỏi dung dịch và được khôi phục ở dạng kết tủa rắn. 1.2 Ứng dụng của vàng. Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỉ 20 như là một kim loại công nghiệp thiết yếu. Các ứng dụng khác: • Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu. • Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác. 7 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua • Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được sử dụng rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp. • Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả. • Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học, v.v. Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên ceramic trước khi nung. • Chlorauric acid được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc. • Disodium aurothiomalate dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. • Đồng vị vàng Au-198, (bán huỷ: 2,7 ngày) được dùng điều trị một số ung thư và một số bệnh khác. • Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét. 1. Đơn vị đo lường và Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước - Các đơn vị đo lường của Vàng: Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram. - Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dung trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K. • Thị trường vàng thế giới o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce 8 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng o 1lượng = 1.20556 ounce • Thị trường vàng trong nước o Đơn vị yết giá: VND/lượng o Công thức chuyển đổi giá vàng thế giới (TG) sang giá vàng trong nước (TN): 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 2.1 Vàng với vai trò là một loại tiền tệ 2.1.1 Các tính chất để vàng trở thành phương tiện lưu thông tiền tệ Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, vàng có các tính chất cơ bản sau đây: - Tính được chấp nhận rộng rãi: đây là tính chất quan trong nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi. - Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Người ta có thể dùng lửa để nhận biết được vàng có thật hay không. - Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn 9 TN = (TG + phí vận chuyển) * 1.20556 * (1+thuế NK)* tỉ giá USD/VND + phí gia công Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém. - Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc. - Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4. - Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay ngân hàng trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu. - Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi. 2.1.2 các tính chất của vàng để làm một loại tiền tệ 2.2 Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ. Để đánh dấu sự phát triển của các hình thái tiền tệ trong quá khức, người ta thường nhắc tới các chế độ bản vị tiền tệ. Đó là những tiêu chuẩn để một quốc gia xây dựng nên thể chế tiền tệ của mình. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, bản vị có nghĩa là quốc gia sử dụng hàng hóa đúc tiền theo thể chế như thế nào. 10 [...]... theo giá dầu mà là cùng với giá dầu chịu ảnh hưởng của các biến cố chính trị Vì vậy, chung ta cần khảo sát các nguyên nhân trực tiếp làm tăng giảm giá dầu để đánh giá các mức độ ảnh hưởng khác nhau làm thay đổi giá vàng 33 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 3.4.3 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá cả của các hàng hóa khác Sự xói mòn giá trị của đồng tiền được phản ánh qua sự. .. Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua - Phân loại đối tượng mua vàng: Khi nghiên cứu về khía cạnh giá vàng trên thị trường, chúgn ta cần lưu ý phân biệt động cơ mua vàng và những phản ứng của họ đối với giá vàng Các đối tượng này là những tác nhân quan trọng can dự vào sự hình thành giá vàng trên thị trường khiến cho giá cả có thể tách rất xa với giá trị thực của vàng Thường... yếu tố ảnh hướng đến mức cung và cầu 30 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua Một điều cần lưu ý là khi sự mất cân đối giữa cung và cầu đi trước sự biến động của giá vàng, nó sẽ gây ra nhưng cơn sốt giá rất nặng nề Đây là một sự biến động do mất cân đối giữa các nhân tố nội tại của thị trường vàng Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự mất cân đối cung, cầu có thể đi trước... được: + giá vàng và giá USD biến động ngược chiều: 62,5% tổng số trường hợp + giá vàng và giá USD biến đổi cùng chiều 37,5 tổng số trường hợp Như vậy mối quan hệ giữa giá vàng và giá USD không phải lúc nào cũng diễn biến ra đúng theo thông lệ Ngoài ra, trong sự biến đổi ngược chiều hoặc cùng chiều, tỷ lệ biến động tăng giảm giá vàng không cùng thời điểm và cũng không cùng một tỉ lệ biến động của USD... dụng cho chế độ tỷ giá thả nổi và cũng không có thỏa thuận nào về những quy tắc áp dụng đối với chính sách tỷ giá trong tương lai dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống Bretton Woods 21 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 3 GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG Giá vàng tại một thời điểm nào đó, ở một địa điểm cụ thể nào đó thường là kết quả tổng hợp của tình hình tài... có thể là nguyên nhân làm giá vàng biến động Ngược lại, nó cũng chịu ảnh hưởng của giá vàng khi giá vàng biến động trước 3.4.1 Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dollar Mỹ Hối suất của USD so với đồng tiền mạnh của châu Á (Yên Nhật) thường được xem là những yếu tố làm thay đổi giá vàng Thông thường, USD lên giá so với các đồng tiền manh khác sẽ đi đôi với hiện tượng giảm giá vàng và ngược lại Điều này... hệ về giá Chẳng hạn, tỷ lệ 14 thùng dầu thô/ounce vàng đã giữ ổn định trong suốt 6 năm (1974-1980) nhưng sau đó, giá vàng tăng mạnh trong khi giá dầu thô sụt giảm (1985) đã xác lập một tỷ lệ mới 25-35 thùng/ounce vàng 32 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua Mặt khác, USD lại chính là đơn vị tiền tệ dùng trên các hóa đơn mua bán dầu thô, do đó, mối quan hệ giá vàng – giá dầu... trình tích lũy USD, nhiều NHTW nước ngoài đã tiến hành chuyển đổi USD ra vàng dẫn đến một dòng vàng chảy ra khỏi nước Mỹ 19 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua Vào năm 1954, thị trường vàng ở London được mở cửa trở lại cho các nhà buôn tư nhân Trong năm 1961, do có đầu cơ xung quanh vấn đề USD phá giá so với vàng, làm cho vàng chịu sức ép lên giá liên tục Mục đích của thỏa... cho kinh doanh vàng một sự ưu đãi về thuế như Ý: 35%, Tây Ban Nha: 30% Trái lại, Luxembourg không đánh 35 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua thuế trên các giao dịch về vàng và nhờ đó họ đã được khoản lãi đáng kể trong kinh doanh vàng Tất nhiên, mọi khoản thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng cuối cùng rồi cũng đưa vào giá bán các sản phẩm của vàng Vì vậy, khi... tệ của vàng đã suy giảm (sau 1971 đến nay), trên thực tế vàng vàngẫn còn là một giá trị ẩn trú khi tài sản là USD có nguy cơ bị mất giá Trong một chừng mực nào đó, người ta dùng hối suất thả nỗi giữa 31 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua USD vàng i các đồng tiền mạnh khác như một tỉ số kinh tế để cân nhắc quyết định đầu tư hay đầu cơ vàng - Mọi giao dịch mua bán vàng trên . vàng thế giới 42 1 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1 Biến động của giá vàng thế giới 42 2.2.2 Nguyên nhân biến động của giá vàng thế giới 45 2.2.2.1 Mất giá. phát, sự phát triển của thị trường chứng khoán, bất động sản… 3 Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong thời gian qua Từ đó giải thích sự biến động mang tính chất đột biến của giá vàng. ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 39 1. Diễn biến giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 39 2. Nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 42 2.1. Do ảnh hưởng của giá

Ngày đăng: 17/11/2014, 10:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG

    • 1. GIỚI THIỆU VỀ KIM LOẠI VÀNG

      • 1.1 Giới thiệu về kim loại vàng

      • 1.2 Ứng dụng của vàng.

      • 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ

        • 2.1 Vàng với vai trò là một loại tiền tệ

          • 2.1.1 Các tính chất để vàng trở thành phương tiện lưu thông tiền tệ

          • 2.1.2 các tính chất của vàng để làm một loại tiền tệ

          • 2.2 Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ.

            • 2.2.1 Chế độ đồng bản vị (hai bản vị vàng – bạc)

              • 2.2.1.1 Chế độ bản vị song song

              • 2.2.1.2 Chế độ bản vị kép

              • 2.2.1 Chế độ bản vị vàng

                • 2.2.2.1. chế độ bản vị tiền vàng

                • 2.2.2.2 chế độ bản vị vàng thỏi

                • 2.2.2.3 Chế độ bản vị hối đoái vàng

                • 2.2.3 Chế độ lưu thông tiền giấy

                • 3. GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG

                  • 3.1 Mức cung về Vàng

                    • 3.1.1. xu hướng chung của mức cung

                    • 3.1.2. Mức khai thác hầm mỏ của các nước có sản lượng lớn

                    • 3.1.3. Những giao dịch của các nước có dự trữ chủ lực và các cơ quan quốc tế.

                    • 3.2 Mức cầu về vàng

                      • 3.2.1 Mức cầu của khu vực kim hoàn

                      • 3.2.2 Mức cầu của các ngành công nghiệp sử dụng vàng

                      • 3.2.3 Mức cầu dự trữ của các ngân hàng quốc gia

                      • 3.2.4 Mức cầu về đầu tư và đầu cơ

                      • 3.2.5 Tình hình đầu tư và đầu cơ vàng ở các nước

                      • 3.3 Tổng hợp các yếu tố cơ bản của giá vàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan