mối liên hệ giữa thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ

4 338 2
mối liên hệ giữa thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đinh Cảnh Tiến Líp Cao học Luật Kinh tế 11 Bài tiểu luận môn: Pháp luật về thị trường chứng khoán Đề bài: Mối liên hệ giữa thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ. Để tìm hiểu mối liên hệ giữa thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ, trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm chứng khoán. Xuất phát từ nhu cầu về vốn – là một trong những mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nhu cầu này phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất Dù có rất nhiều kênh huy động vốn khác nhau: Có thể vay thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, song nguồn vốn vay thường mang tính ngắn hạn mà nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp là trung và dài hạn, trong k hi đó các cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi chưa biết nên đầu tư vào đâu để sinh lời. Thị trường chứng khoán ra đời là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nên kinh tế có thể giải quyết được mâu thuẫn này. Vai trò của thị trường chứng khoán đã được khẳng định ở rất nhiều nước trên thế giới. Bởi lẽ tính ưu việt của nó so với việc đầu tư vào hệ thống các ngân hàng thương mại nh: - Mức độ lãi suất cao hơn - Nhà đầu tư được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Sở hữu phần tài sản góp vào doanh nghiệp của mình. - Tham gia quản lý doanh nghiệp, dễ dàng chuyển đổi Nh vậy, chứng khoán là sản phẩm của nền kinh tế thị trường phát triển, khi yếu tố thị trường bậc cao của nó hình thành đó là thị trường chứng khoán. Về cơ bản, “có 3 nhóm chủ thể chính tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán, đó là: các tổ chức phát hành; Sở giao dịch chứng khoán, các tổ chức phụ trợ, nhà đầu tư” (1) . Tiến sĩ Vũ Bằng - Điều chỉnh pháp lý thị trường 1 tài chính. Giáo trình Luật tài chính Việt Nam – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2002. Hoạt động phát hành chứng khoán là việc chào bán chứng khoán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bảo lãnh phát hành rộng rãi hoặc chào bán riêng lẻ. Hoạt động này được ghi nhận tại khoản 9 - Điều 02 – Nghị định số 48 – 1998 được cụ thể tại điểm 1.7 K1 mục I thông tư số 01/1998/TT – UBCK ngày 13/10/1998 của UBCKNN hướng dẫn Nghị định số 48/1998. Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngăn hạn, nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn, thông thường dưới 01 năm. Thành viên tham gia thị trường này gồm có: Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại, các công ty và các tổ chức lớn Tuỳ vào mỗi loại thị trường tiền tệ mà có sự tham gia của Ngân hàng Trung ương ở mức độ khác nhau Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại là thành viên chủ yếu của thị trường này, với mục đích nhằm duy trì khả năng thanh toán, trả nợ, đồng thời các ngân hàng thương mại cũng có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nay để kiếm lợi nhuận. Về cơ bản, thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ có mối quan hệ qua lại ở nhiều góc độ. Đặc biệt, có thể thấy đó là vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc phát hành chứng khoán, thể hiện như: phát hành các loại giấy tờ có giá, nhà đầu tư, nhà phân phối, hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán. a. Xét ở vị trí, khía cạnh ngân hàng là nhà đầu tư chứng khoán: - Vai trò đầu tư trực tiếp thông qua việc các ngân hàng thương mại mua lại các loại giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với trái phiếu chính phủ và các loại công trái, ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. - Có thể nói rằng chỉ một sự thay đổi, điều chỉnh nhỏ trên thị trường tiền tệ cũng có thể gây ra những biến động, “cú sốc” trên thị trường chứng 2 khoán. Ví dụ: trước sức Ðp của chỉ thị 03, các ngân hàng ra sức siết chặt các khoản cho vay cầm cố cổ phiếu, khiến nhiều nhà đầu tư lao đao. “Theo quy định của Ngân hàng nhà nước sau khi ban hành chỉ thị 03, ngày 31-12-2007 là hạn chót để các ngân hàng báo cáo dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán và không được quá 3% trên tổng số dư nợ” (2) – Thanh Nguyên, Ngân hàng làm khó chứng khoán, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư – 2007, sè 44. Nh vậy, sự điều chỉnh bằng biện pháp hành chính của Ngân hàng Nhà nước thông qua chỉ thị 03 đã tác động nặng nề đến thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư. Bởi lẽ các Ngân hàng thương mại không thể trái quy định của Ngân hàng Nhà nước, qua đây ta thấy được vai trò của ngân hàng đối với thị trường tiền tệ hay thị trường phát hành chứng khoán là rất lớn. b. Ở góc độ ngân hàng là nhà phân phối, bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngân hàng thương mại có vai trò là một đại lý sơ cấp. Có chức năng, nghĩa vụ mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng lợi nhuận (phí chênh lệch). Thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành, Ngân hàng thương mại hỗ trợ cho tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng. Các công việc cụ thể nh là việc tư vấn khảo sát thị trường, Marketing, giúp tổ chức phát hành trong việc xây dựng, hoàn chỉnh hồ sơ xin phép phát hành. Hoạt động bảo lãnh phát hành có thể là một trong các hình thức như: bảo lãnh phát hành cố định, bảo lãnh phát hành với mức tối đa, bảo lãnh phát hành tất cả hoặc không, bảo lãnh phát hành với hạng mục tối thiểu, theo nguyên tắc thương lượng, hoặc đấu thầu cạnh tranh Thông thường ở nước ta, phương thức bảo lãnh phát hành được sử dụng nhiều nhất là đối với trái phiếu chính phủ, qua đâychúng ta thấy việc đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của Ngân hàng vào thị trường phát hành chứng khoán đều có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thị trường tiền tệ. 3 c. Vai trò của ngân hàng trong việc phát hành giấy tờ có giá nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Trái phiếu do các Ngân hàng thương mại phát hành ta sẽ làm phong phú “hàng hoá” trên thị trường chứng khoán, huy động vốn cho phát triển kinh tế. Trong xu thế quốc tế hoá các hoạt động ngân hàng ngày nay các ngân hàng Việt Nam đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong các lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác mà không phải thông qua các chủ thể kinh doanh chứng khoán. Trong một số trường hợp các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán một hoặc công ty môi giới chứng khoán. Mô hình ngân hàng đa năng này là xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại ngày nay. Có thể thấy rằng, kể từ khi thị trường chứng khoán nước ta chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000, cùng với các định chế trung gian khác nhau thì vai trò của Ngân hàng thương mại có những hỗ trợ nhất định tới sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán và có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai. 4 . về thị trường chứng khoán Đề bài: Mối liên hệ giữa thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ. Để tìm hiểu mối liên hệ giữa thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ, . bản, thị trường phát hành chứng khoán và thị trường tiền tệ có mối quan hệ qua lại ở nhiều góc độ. Đặc biệt, có thể thấy đó là vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc phát hành chứng khoán, . vai trò của ngân hàng đối với thị trường tiền tệ hay thị trường phát hành chứng khoán là rất lớn. b. Ở góc độ ngân hàng là nhà phân phối, bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngân hàng thương mại có

Ngày đăng: 17/11/2014, 09:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan