TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG

56 341 0
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG Trong mọi giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán, vấn đề định giá chứng khoán sao cho phản ánh được giá trị nội tại của doanh nghiệp luôn là mối quan tâm lớn của các Giám đốc tài chính.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TẾ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 18: TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2013 1 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên LỚP : TCDN K22 ngày (TCDN ngày 2 K21 học ghép) Nhóm 17: 1. Trần Thị Phương Thi (Nhóm trưởng) SĐT: 0915.796981 2. Nguyễn Thành Ân 3. Phạm Thị Hồng Nhung 4. Nguyễn Việt Phương DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Trần Thị Phương Thi (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Thành Ân 3. Phạm Thị Hồng Nhung 4. Nguyễn Việt Phương 2 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ và tên Nội dung công việc được phân công 1 Trần Thị Phương Thi - Nhóm trưởng - Tìm bài nghiên cứu mở rộng - Phân công công việc cho các thành viên nhóm, đôn đốc thực hiện - Phụ trách mục 1, 2, 4 phần 1 chương 18, mục 1 phần 2 nghiên cứu mở rộng - Dịch bài nghiên cứu từ trang đến trang 1 đến trang 8 - Tổng hợp bài dịch, bài nghiên cứu - Tổng hợp bài Word chung - Làm và hiệu chỉnh powerpoint toàn bài - Thuyết trình mục 1, 2, 4 phần 1 chương 18 - Chỉnh sửa toàn bài lần 2. 2 Phạm Thị Hồng Nhung - Tìm bài nghiên cứu mở rộng - Phụ trách mục 3,5 phần 1 chương 18 - Dịch bài nghiên cứu từ trang đến trang 9 đến trang 16 - Làm powerpoint và thuyết trình mục 3,5 phần 1 chương 18 3 Nguyễn Việt Phương - Phụ trách mục 1,2 phần 2 nghiên cứu mở rộng - Dịch bài nghiên cứu từ trang đến trang 17 đến trang 21 - Làm powerpoint và thuyết trình mục 1, 2 phần 2 nghiên cứu mở rộng 4 Nguyễn Thành Ân - Phụ trách mục 3,4 phần 2 nghiên cứu mở rộng - Dịch bài nghiên cứu từ trang đến trang 22 đến trang 28 - Làm powerpoint và thuyết trình mục 3, 4 phần 2 nghiên cứu mở rộng 3 MỤC LỤC Phần 1: Tài trợ doanh nghiệp với thị trường hiệu quả 5 1. Lý do nghiên cứu thị trường hiệu quả? 5 2. Thị trường hiệu quả là gì? 5 2.1. Khái niệm 5 2.2. Các giả định của thị trường hiệu quả 5 2.3 Giả thuyết “bước ngẫu nhiên” - giả thuyết tiền đề của lý thuyết thị trường hiệu quả 6 2.4 Các dạng thị trường hiệu quả 10 2.4.1. Mức độ thứ nhất: thị trường hiệu quả dạng yếu (weak - form) 11 2.4.2 Mức độ thứ hai: TTHQ dạng trung bình (semi- strong) 12 2.4.3. Mức độ thứ ba: thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong - form) 13 3. Các bất thường của lý thuyết thị trường hiệu quả 14 3.1. Các bất thường khi quan sát tỷ suất sinh lợi 14 3.1.1. Tỷ suất sinh lợi cao hơn mức bình thường của các chứng khoán doanh nghiệp nhỏ 15 3.1.2. Tỷ suất sinh lợi xuất hiện các mẫu mực (chu kì) trong ngắn hạn 15 3.2. Các bài toán về sự phản ứng của nhà đầu tư với thông tin mới 16 3.2.1. Bài toán phát hành mới 16 3.2.2. Bài toán công bố tỷ suất sinh lợi 17 3.3 Cuộc khủng hoảng 1987 và vấn đề định giá cổ phần 18 3.4. Hành vi của người tham gia vào TT – Lý thuyết tài chính hành vi 20 3.4.1. Thái độ đối với rủi ro 20 3.4.2. Niềm tin vào các khả năng 20 4. Mối quan hệ giữa tài trợ doanh nghiệp và Thị trường hiệu quả 21 5. Bài học của thị trường hiệu quả 23 5.1. Bài học 1: Thị trường không có trí nhớ 23 5.2. Bài học 2: Hãy tin vào giá thị trường 24 4 5.3. Bài học 3: Hãy đọc sâu 24 5.4. Bài học 4: Không có các ảo tưởng tài chính 25 5.5. Bài học 5: Phương án tự làm lấy 26 5.6. Bài học 6: Đã xem một cổ phần, hãy xem tất cả 27 Phần 2: Nghiên cứu mở rộng về lý thuyết thị trường hiệu quả 28 1. Đặt vấn đề 28 2. Nền tảng của Lý thuyết thị trường hiệu quả 30 2.1. Giả thuyết “bước ngẫu nhiên” 30 2.2.Kiểm định các giới hạn phương sai 32 3. Những tranh luận về tính khả thi của thị trường hiệu quả 34 3.1. Phản ứng thái quá và phản ứng quá chậm 34 3.2. Sự bất thường 36 3.3. Các tranh cãi về hành vi 38 3.4. Sự không khả thi của thị trường hiệu quả 40 4. Thuyết thích ứng thị trường - Hướng phát triển mới cho lý thuyết thị trường hiệu quả 42 4.1. Thực trạng của thuyết TTHQ 42 4.2. Thuyết thích ứng thị trường 45 KẾT LUẬN 55 5 PHẦN 1: TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 1. Lý do nghiên cứu thị trường hiệu quả? Trong mọi giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán, vấn đề định giá chứng khoán sao cho phản ánh được giá trị nội tại của doanh nghiệp luôn là mối quan tâm lớn của các Giám đốc tài chính. Khi ra quyết định tài trợ, Giám đốc tài chính phải quan tâm đến vấn đề chứng khoán của doanh nghiệp đang được định giá như thế nào trên thị trường vì việc định giá cổ phiếu cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu đều ảnh hưởng đến cổ đông hiện hữu và cổ đông mới. Thị trường hiệu quả mang lại nhiều lợi ích như: khuyến khích việc phân phối vốn một các hiệu quả; tạo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư (thông tin phản ánh vào giá cả một cách chuẩn xác và nhanh chóng) vì thông tin trên thị trường là thông tin đáng tin cậy; khuyến khích nhà đầu tư rót vốn vào thị trường làm cho thị trường tự cân bằng và ổn định. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường hiệu quả nhằm giúp gia tăng tính hiệu quả cho thị trường; đồng thời, giúp các cổ phiếu được định giá đúng với giá trị nội tại của nó. 2. Thị trường hiệu quả là gì? 2.1. Khái niệm Thị trường hiệu quả (effecient market) là thị trường mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Hay nói cách khác thị trường hiệu quả là thị trường mà giá cả phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin có sẵn. (theo Fama 1970) 2.2. Các giả định của thị trường hiệu quả Thứ nhất: Thị trường hiệu quả đòi hỏi một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, điều này làm cho không một cá nhân nào có thể ảnh hưởng đến giá cả. Thêm vào đó, họ tiến hành phân tích và định giá các loại chứng khoán một cách hoàn toàn độc lập với nhau để thể hiện tính duy lý của mỗi cá nhân chứ không theo tâm lý bầy đàn. 6 Thứ hai: Những thông tin mới về chứng khoán được công bố trên thị trường một cách ngẫu nhiên và tự động, và việc quyết định về thời điểm công bố thông tin cũng độc lập lẫn nhau. Giả định này đảm bảo cho việc không ai có thể dựa vào thông tin để dự đoán giá cả và tìm kiếm tỷ suất sinh lợi cao cho mình và đảm bảo các nhà đầu tư cùng nắm bắt thông tin như nhau. Thứ ba: Các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh nhằm phản ánh chính xác ảnh hưởng của thông tin. Mặc dù sự điều chỉnh của giá có thể là không hoàn hảo, tuy nhiên nó không hề ưu tiên cho một mặt nào. Có khi sự điều chỉnh là quá mức, cũng có khi là dưới mức cần thiết, nhưng ta không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra ở mỗi thời điểm xác định. Giá chứng khoán được điều chỉnh một cách nhanh chóng là bởi số lượng lớn các nhà đầu tư với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh với nhau. Như vậy trong thị trường hiệu quả, khó có một nhà đầu tư nào đánh bại được thị trường và duy trì được tỉ suất sinh lợi lâu dài. Tỷ suất sinh lợi mong đợi trong mức giá hiện tại của chứng khoán sẽ phản ánh rủi ro tương ứng của nó, có nghĩa là các nhà đầu tư mua chứng khoán ở mức giá chứa đầy đủ các thông tin sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi phù hợp với rủi ro phải gánh chịu của chứng khoán đó. 2.3. Giả thuyết “bước ngẫu nhiên” - giả thuyết tiền đề của lý thuyết thị trường hiệu quả. Năm 1963, Maurice Kendall đưa ra một tài liệu nghiên cứu đáng kinh ngạc về hành vi của giá cả chứng khoán và hàng hóa cho thấy rằng: thay đổi giá cả là ngẫu nhiên. Ta xét khái niệm “bước ngẫu nhiên” bằng một ví dụ: VD1: Bạn được cho 100$ để chơi 1 trò chơi. Cứ cuối mỗi tuần một đồng xu được tung lên. Nếu nó rơi lật mặt ngửa lên, bạn thắng 3% đầu tư của mình, nếu nó rơi sấp, bạn mất 2.5% 7 Kết quả của việc tung đồng xu được mô tả như trên. Ta thấy các kết quả từ việc tung đồng xu đi theo một bước ngẫu nhiên bởi vì các thay đổi kế tiếp độc lập với nhau về giá trị. Ta có 2 đồ thị, một đồ thị người ta biểu diễn theo kết quả tung đồng xu trong 5 năm và nó đi theo bước ngẫu nhiên như quan sát ở trên. Một đồ thị cho thấy sự thay đổi trong chỉ số chứng khoán Standard and Poor’s trong 5 năm (từ 1980 đến 1984). Rõ ràng là không thể phân biệt được đâu là đồ thị chỉ số giá và đâu là đồ thị kết quả tung đồng xu bởi vì chúng có những nét tương đồng và đường đi của chúng không theo một mẫu hình cụ thể nào để có thể phân biệt. Do đó người ta đi tới kết luận là chỉ số giá Standard and Poor’s cũng đi theo một bước ngẫu nhiên như kết quả của việc tung đồng xu. 8 VD2: Là miêu tả của mô hình tỷ suất sinh lợi Microsoft. Từ biểu đồ, ta nhận thấy các chấm nhỏ thể hiện tỷ suất sinh lợi của cổ phần Microsoft các ngày kế tiếp nhau giữ tháng 8/1993 và tháng 8/1998. Xét một điểm bất kì, giả sử điểm được khoanh tròn trong biểu đồ, điểm này tượng trưng cho việc một sự gia tăng tỷ suất sinh lợi 1% trong hôm nay sẽ đi kèm với sự sụt giảm 1% của tỷ suất sinh lợi trong ngày kế tiếp. Và nếu chu kì này thực sự tồn tại thì có nghĩa là tất cả các chấm quan sát được phải tập trung quanh điểm khoanh tròn này. Nhưng thực tế chúng phân tán rải rác cho thấy không có một chu kì rõ ràng nào cả và giá thì đi theo bước ngẫu nhiên (hay cấu trúc này của Microsoft không có khả năng dự báo trước). VD3: Minh họa cho một chu kì tự phá hủy ngay nếu nhà đầu tư nhận ra được các chu kì trong quá khứ. 9 Biểu đồ giải thích điều này như sau: ta quan sát và nhận thấy bắt đầu có một khuynh hướng tăng giá từ tháng trước (giá từ 50$ tăng dần lên 70$) và mong đợi giá sẽ tăng lên 90$ trong tháng tới theo đúng như chu kì bạn dựa vào. Tuy nhiên, ngay khi các nhà đầu tư đều nhận biết thông tin này và đổ xô đi mua cổ phần với suy nghĩ mua với giá 70$ bây giờ sẽ thu lại được 90$ trong tháng tới. Tuy nhiên với hành động mua hàng loạt này làm cho giá cổ phần lập tức tăng lên trong tháng này thay vì tăng lên trong tháng sau như dự đoán và gần đúng bằng hiện giá của giá tương lai mong đợi (với giá tương lai mong đợi là 90$). Điều này cho thấy, khi các NĐT đều nhận ra chu kỳ của giá cả thì ngay lập tức nó sẽ tự hủy. 2.4. Các dạng thị trường hiệu quả 10 Hình thái yếu (weak – form) Thông tin quá khứ Hình thái trung bình (semi- strong) Thông tin đại chúng Hình thái mạnh (strong - form) Tất cả các thông tin (kể cả thông tin nội bộ) [...]...Hình: Ba hình thức của thị trường hiệu quả 11 Bảng so sánh 03 dạng thị trường hiệu quả Nội dung Thị trường hiệu quả dạng yếu Thị trường hiệu quả dạng vừa Thị trường hiệu quả dạng mạnh Thông tin phản Giá cả chứng khoán ánh trên thị hiện tại là sự phản trường ánh đầy đủ mọi thông tin trong quá khứ của thị trường chứng khoán Giá cả chứng khoán sẽ điều chỉnh nhanh chóng... định tài chính mà họ có thể tự làm tốt hơn Hay nói khác hơn chính là nhà đầu tư cá nhân nắm bắt được thông tin và có thể mô phỏng quyết định tài chính của doanh nghiệp Ví dụ như trong một thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư khi nắm bắt thông tin và biết được về kế hoạch tài trợ nợ của doanh nghiệp, họ có thể tự tạo đòn bẩy tài chính cho riêng mình Vì vậy bài học cho các giám đốc tài chính trong trường. .. ngược lại với suy luận thông thường Chính những quyết định không mang tính duy lí này sẽ dẫn tới các sai lệch trong thị trường 4 Mối quan hệ giữa tài trợ doanh nghiệp và Thị trường hiệu quả Từ những chương trước chúng ta đã học cách đánh giá một quyết định đầu tư trong mối quan hệ độc lập với quyết định tài trợ và NPV là một tiêu chí quan trọng Đồng thời chúng ta cũng xem xét quyết định tài trợ trong... tin và chi phí giao dịch Dù vậy, vấn đề trọng tâm vẫn không khác: nhà đầu tư đơn lẻ đặt kỳ vọng một cách lý trí, thị trường tập hợp thông tin 30 một cách hiệu quả và giá cả cân bằng phản ánh lập tức tất cả thông tin có sẵn trên thị trường 2 Nền tảng của Lý thuyết thị trường hiệu quả 2.1 Giả thuyết “bước ngẫu nhiên” Một số nghiên cứu của Andrew W Lo, 2007 về “bước ngẫu nhiên” Thuyết thị trường hiệu quả. .. kế toán, các giám đốc tài chính ngụy trang cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp và ảo tưởng rằng nhà đầu tư sẽ chỉ nhìn vào các con số danh nghĩa này và sẽ tin tưởng Tuy nhiên vì thị trường hiệu quả, nhà đầu tư sẽ nhìn đằng sau các con số này và không dễ dàng bị mắc lừa 5.5 Bài học 5: Phương án tự làm lấy Trong một thị trường hiệu quả, khi thông tin công bố đều như nhau đối với mọi người, vậy họ... ứng kịp thời với thông tin đó, và nó tạo ra một bất thường khác của thị trường hiệu quả 3.3 Cuộc khủng hoảng 1987 và vấn đề định giá cổ phần 18 Thị trường hiệu quả cho rằng giá cả thị trường đã phản ánh tất cả thông tin có được Do đó, giá thị trường cũng phản ánh chính xác giá trị nội tại của chứng khoán Tuy nhiên, vào ngày 19/10/1987 chúng ta chứng kiến một sự sụt giảm nghiêm trọng của chỉ số giá Dow... trường hiệu quả cho giá tương đối – tức là giá của các cổ phần tương đương sẽ được định giá gần bằng nhau và nếu có chệnh lệch thì thị trường hiệu quả ngay lập tức điều chỉnh về lại đúng Và hầu hết các bài học rút ra từ thị trường hiệu quả đối với giám đốc tài chính đều liên quan đến giá tương đối này hơn là giá trị nội tại của chính nó 3.4 Hành vi của người tham gia vào thị trường – Lý thuyết tài chính. .. tại của các dạng thị trường hiệu quả đã nêu ở phần trước, có thể thấy rằng giả thuyết thị trường hiệu quả là một mô tả khá tốt của thực tế Và vì các chứng cứ này quá mạnh nên bất cứ nghiên cứu chống lại nào cũng đều bị xem xét một cách nghi ngờ Tuy nhiên trên thực tế thị trường xuất hiện các “bất thường” quan sát được, có thể là chứng cứ không hỗ trợ cho lý thuyết thị trường hiệu quả mà các nhà đầu... của doanh nghiệp Vậy, chúng ta có thể xem xét quyết định tài trợ như là một dự án đầu tư vào tài sản tài chính và có thể định giá nó để đưa ra một quyết định tài trợ thông minh cũng như thu được tỷ suất sinh lợi cao như là quyết định đầu tư vào tài sản thực hay không? * Điểm tương đồng giữ quyết định đầu tư và quyết định tài trợ - Chúng ta đều dùng tiêu chuẩn NPV để đánh giá quyết định đầu tư và quyết... trong một thị trường tài chính, với đối thủ cạnh tranh là tất cả các doanh nghiệp đang tìm nguồn tài trợ và không giới hạn khu vực thì sự cạnh tranh rất mạnh mẽ Một phát sinh NPV dương cho người bán là một phát sinh NPV âm cho người mua Vậy, người mua có thể chấp nhận một khoản lỗ như vậy lâu dài không? Do đó, chứng khoán của các doanh nghiệp cần phải được định giá một cách đúng đắn Hay quyết định tài trợ . ghép) Nhóm 17: 1. Trần Thị Phương Thi (Nhóm trưởng) SĐT: 0915.796981 2. Nguyễn Thành Ân 3. Phạm Thị Hồng Nhung 4. Nguyễn Việt Phương DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Trần Thị Phương Thi (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn. công 1 Trần Thị Phương Thi - Nhóm trưởng - Tìm bài nghiên cứu mở rộng - Phân công công việc cho các thành viên nhóm, đôn đốc thực hiện - Phụ trách mục 1, 2, 4 phần 1 chương 18, mục 1 phần 2 nghiên. Thuyết trình mục 1, 2, 4 phần 1 chương 18 - Chỉnh sửa toàn bài lần 2. 2 Phạm Thị Hồng Nhung - Tìm bài nghiên cứu mở rộng - Phụ trách mục 3,5 phần 1 chương 18 - Dịch bài nghiên cứu từ trang đến

Ngày đăng: 17/11/2014, 01:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan