DGPS cấu trúc và nguyên lý

18 1.5K 16
DGPS cấu trúc và nguyên lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập lớn khái quát về DGPS . hệ thống định vị dẫn đường vi sai được phát triển để tăng tính chính xác của hệ thống GPS truyền thống . ở đây ta nêu ra cấu trúc ( tương đương GPS nhưng phát sinh các trạm chuẩn trong cấu hình ) và nguyên lý ( pp hiệu chỉnh và gửi giá tri vi sai )

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG GPS 1. Hệ thống dẫn đường GPS. 1.1 Khái quát hệ thống GPS Hệ thống GPS bao gồm 24 vệ tinh đến năm 1994 và đã được bổ sung thành 28 vệ tinh (năm 2000), chuyển động ở mặt phẳng quỹ đạo khác nhau ( các mặt phẳng quỹ đạo nghiêng  55 so với mặt phẳng xích đạo) xung quanh trái đất, độ cao trung bình của các vệ tinh so với trái đất vào khoảng 20.200km. Hệ thống GPS bao gồm 3 thành phần: - Phần không gian - Space segement:Gồm 28 vệ tinh quay xung quanh trái đất 2 lần trong ngày quỷ đạo rất chính xác. Độ cao của vệ tinh so với mặt đất là 20.183 km. chu kỳ quy xung quanh trái đát là 11 giờ 57`58". Phần vũ trụ sẽ đảm bảo cho bất kỳ vị trí nào trên trái dất đều có thể quan sát đươc 4 vệ tinh ở góc độ 15 độ (Nếu góc ở ngưỡng 10 độ thì có thể quan sát được 10 vệ tinh và ở góc ngưỡng 5 độ có thể quan sát được 12 vệ tinh). Nhiệm vụ chủ yếu của vệ tinh: o Ghi nhận và lưu trữ các thông tin truyền đi từ phần điều khiển. o Sử dụng dữ liệu có chọn lọc trên vệ tinh. o Duy trì chính xác độ cao của thời gian bằng các đồng hồ nguyên tử. o Chuyển tiếp thông tin đến người dùng. o Thay đổi quỹ đạo bay của vệ tinh theo sự điều khiển của mặt đất. - Phần điều khiển - Control segement: Gồm một trạm điều khiển chính, 5 trạm thu số liệu, 3 trạm truyền số liệu. o Trạm diều khiển chính đặt tại Colorade Spring (Mỹ) có nhiệm vụ thu thập các dữ liệu theo dõi vệ tinh từ các trạm thu số liệu để xử lý. Công nghệ xử lý gồm : Tính lịch thiên văn, tính và hiệu chỉnh đồng hồ, hiệu chỉnh quỹ đạo điều khiển, thay thế các vệ tinh ngừng hoạt động bằng các vệ tinh dự phòng. o 5 trạm thu dữ liệu được đặt tại Hawai, Collrade Sping , Ascesion ( Ban Đại Tây Dương), Diago Garia ( Ấn Độ Dương), Kwayalien ( Nam Thái Bình Dương). Có nhiệm vụ theo dõi các tín hiệu vệ tinh để kiểm soát và dự đoán quỹ đạo của chúng. Mỗi trạm được trang bị những máy thu P-code để thu các tín hiệu của vệ tinh, sau đó truyền về trạm điều khiển chính. o 3 trạm truyền số liệu đặt tại Ascensionm Diago Garia , Kwayalein có khả năng chuyển số liệu lên vệ tinh gồm lịch thiên văn mới, hiệu chỉnh đồng hồ, các thông điệp cần phát các lệnh điều khiển từ xa. - Phần người sử dụng – User segement: o Máy thu tín hiệu GPS có anten riêng. o Các thiết bị tự ghi (bộ ghi số liệu). o Máy tính ( phần mềm xữ lý số liệu). o Máy thu GPS tính toàn đơn vị tần suất mỗi ngày một vị trí và cho độ chính xác dưới 1m - 5m. 1.2 Nguyên tắc chung của hệ thống định vị toàn cầu. Theo lý thuyết, hệ thống GPS xác định vị trí của người sử dụng thông qua việc xác định khoảng cách từ máy thu của họ đến vệ tinh ( ít nhất 3 vệ tinh nếu trong không gian 2 chiều và 4 vệ tinh trong không gian 3 chiều). Để xác định được khoảng cách này, một nguyên tắc cơ bản là dựa trên việc đo đạc thời gian truyền tín hiệu từ vệ tinh đến máy thu. Nếu như máy thu có thể xác định được chính xác thời gian truyền tín hiệu từ vệ tinh đến máy thu thì có thể xác định được khoảng cách đó bằng biểu thức sau đây: D v t  Trong đó: D - khoảng cách giữa vệ tinh và máy thu. v - vận tốc truyền sóng điện từ trong không gian ( gần bằng tốc độ ánh sáng = 3.10 8 m/s). t - thời gian truyền sóng. Để xác định được thời gian truyền sóng, máy phát của vệ tinh và máy thu GPS sử dụng một loại mã giả ngẫu nhiên đồng nhất. Loại mã này là duy nhất đối với từng loại vệ tinh. Giả sử, chúng ta sử dụng một máy thu trên Trái Đất thu tín hiệu vệ tinh GPS. Máy thu nàythu được một tín hiệu của một vệ tinh (A) và xác định được khoảng cách tới vệ tinh này là 20.000km. Do đó, ta có thể xác định được máy thu đang ở đâu đó trong không gian thuộc bề mặt của khối cầu bán kính 20.000km và tâm là vệ tinh A đó. Như vậy ta có thể xác định được vị trí chính xác của máy thu. Hình 1: Khi có 1 vệ tinh Giả sử, cùng lúc đó máy thu còn thu được tín hiệu từ vệ tinh thứ 2 (B) và xác định được khoảng cách này là 22.000km, tương tự như trên ta có thể xác định được máy thu này cũng thuộc mặt cầu thứ 2 có bán kính là 22.000km và tâm là vệ tinh B, máy thu lúc này cùng thuộc hai mặt cầu khác nhau trong không gian. Như vậy, không gian xác định vị trí của máy thu lúc này được thu nhỏ lại từ bề mặt của một mặt cầu thành giao của hai mặt cầu. Do đó, vị tri của máy thu lúc này thuộc đường tròn giao nhau giữa hai mặt cầu. Hình 2: Khi có 2 vệ tinh Nếu cùng thời điểm đó, máy thu thu thêm được tín hiệu của một vệ tinh thứ ba (C) với khoảng cách xác định được là 21.000km, chúng ta có thể xác định được vị trí. Bây giờ trong không gian, cùng một thời điểm, vị trí của máy thu cùng thuộc ba mặt cầu bán kính lần lượt là 20.000km, 22.000km và 21.000km có ba tâm là ba vệ tinh A,B,C. Như vậy, ta có thể chắc chắn rằng vị trí của máy thu là một trong hai điểm mà cả 3 mặt cầu đều đi qua. Bây giờ vị trí của chúng ta( máy thu ) đã được thu hẹp đáng kể trong không gian. Chúng ta có thể biết được 1 trong 2 vị trí của chúng. Hình 3: Khi có 3 vệ tinh Như vây, khi máy thu nhận được tín hiệu từ 3 vệ tinh. Nó sẽ xác định được 2 điểm trong không gian Trong thực tế, một trong hai điểm luôn ở cùng một nơi nào đó không có khả năng (vô nghĩa) bởi vì nó cách xa nhau hàng nghìn km trong không gian. Máy thu đủ biết để nhận ra rằng một trong hai vị trí là sai lầm và xác định được vị trí còn lại là vị trí của chúng ta. Để đảm bảo sự lựa chọn trên là chính xác, hầu hết các máy thu yêu cầu khi chế tạo chúng thường được cài đặt để có thể giới hạn trong khoảng cách định vị nhất định để loại bỏ 1 trong 2 điểm. Như vậy, với việc xác định được khoảng cách tới ba vệ tinh chúng ta có thể xác định được chính xác vị trí của chúng ta. Trong trường hợp cơ bản, máy thu cần thu nhận các tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh để có thể xác định được vị trí của nó. Sau khi xác định được các phép đo khoảng cách, máy thu sẽ dùng phần mềm tương ứng để xác định vị trí, vận tốc và thời gian. 2. Tín hiệu của hệ thống GPS: Tín hiệu của hệ thống GPS gồm ba thành phần chính: sóng mang (carrier), mã (code), và dữ liệu định vị (navigation data). Các vệ tinh GPS truyền các tín hiệu liên tục dùng 2 tần số trong dải băng L được gọi là L1 (Link 1) dành cho các ứng dụng dân sự, và L2 (Link 2) dành cho các ứng dụng quân sự. Tần số trung tâm của sóng L1 là 1575,42 MHz và của sóng L2 là 1227,60 MHz. Trên thực tế, hệ thống GPS còn dùng sóng L3 và L4 cho các ứng dụng tuyệt mật của quân đội Mỹ. Hai dải sóng mang L1 và L2 có bước sóng tương ứng là:     cm f c cm f c 44,24 1227600 10.3 04,19 1575420 10.3 8 2 2 8 1 1     Mã là một dãy duy nhất các giá trị -1 và 1 được tạo ra cho mỗi vệ tinh, sao cho tất cả các vệ tinh có thể truyền tín hiệu đồng thời dùng chung một tần số mà không bị nhiễu. Việc mỗi vệ tinh truyền một mã khác nhau cho phép máy thu nhận biết được vệ tinh. Kỹ thuật này được gọi là đa truy nhập theo mã (Code Division Multiple Access - CDMA). Trong quá trình tìm tín hiệu vệ tinh, các máy thu GPS sẽ tạo ra các dãy mã giả ngẫu nhiên còn được gọi là mã pseudo- random noise (PRN) để tìm kiếm tín hiệu của các vệ tinh. Mỗi vệ tinh truyền hai mã khác nhau: một được gọi là mã C/A (viết tắt của Clear/Access hoặc Coarse/Acquisition), còn lại là mã P được mã hóa thành mã Y và ký hiệu là P(Y) (chữ viết tắt của Precise (Encrypted) hoặc Private (encrypted)). Dữ liệu định vị được trộn chung với sóng mang và truyền đi liên tục bởi mỗi vệ tinh. Dữ liệu định vị cung cấp những thông tin về tình trạng hoạt động của vệ tinh, vị trí và tốc độ của vệ tinh (emphemeris), sai số đồng hồ của vệ tinh (clock parameters). Ngoài ra, các thông tin về vị trí và tốc độ của tất cả các vệ tinh khác của hệ thống GPS (almanac) cũng được cung cấp trong dữ liệu định vị. Dữ liệu định vị cũng là một dãy các số ± 1 và mỗi giá trị này được gọi là 1 bit. Dữ liệu định vị được truyền đi với tốc độ 50bit trên giây và mỗi bit dài 20 mili giây. Một khoảng thời gian khoảng 12,5 phút là cần thiết để truyền được toàn bộ bảng dữ liệu. Những thông tin về vị trí, tốc độ, và sai số đồng hồ của vệ tinh được cập nhật sau mỗi 30 giây. 3 Nguyên nhân gây sai số trong hệ thống GPS. Các nguồn sai số của tín hiệu vệ tinh định vị toàn cầu, và cũng là kết quả định vị vị trí, vận tốc và thời gian của máy thu được chia thành 4 nguồn chính: - Sai số do vệ tinh: tức là sai số đồng hồ vệ tinh và các nhiễu trong công nghệ vệ tinh - Sai số gây ra tại các trạm điều khiển: cụ thể nhất là sai số trong việc dự đoán và tính toán quỹ đạo của vệ tinh. Thông tin này sẽ được truyền lên vệ tinh để mã hóa vào tín hiệu và truyền xuống cho máy thu - Sai số trong quá trình truyền tín hiệu: cụ thể là sai số do tầng điện ly, do tầng đối lưu, sai số do việc tín hiệu bị phản xạ làm cho máy thu thu nhận được những tín hiệu phản xạ (hiện tượng đa đường truyền) và nhiễu gây ra do việc truyền phát các tín hiệu khác. - Sai số do máy thu: ví dụ như do nhiễu tại máy thu hay sai số đồng hồ của máy thu Mỗi sai số có trong quá trình sử dụng hệ thống vệ tinh định vị là rất đặc thù và mức độ tác động của chúng lên kết quả định vị lại thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các hoàn cảnh khác nhau. Điều quan trọng dành cho người sử dụng là cần phải phân tích để xác định được khả năng ảnh hưởng của các sai số cho trường hợp riêng biệt. Đối với mỗi sai số, hai đặc tính quan trọng nhất cần phải chú ý là cường độ và sự biến đổi của cường độ sai số theo không gian và thời gian. Cường độ của sai số có thể khác biệt khi quan tâm giữa giá trị tuyệt đối của nó (khi định vị dùng một máy thu) và giữa giá trị tương đối của nó giữa các địa điểm khác nhau (khi định vị dùng nhiều máy thu). Những đặc tính của sự biến đổi cường độ của sai số theo thời gian và theo không gian trở nên quan trọng trong quá trình mô phỏng và loại trừ sai số. Có rất nhiều nghiên cứu đã dùng GPS với vị trí của máy thu đã biết để tính toán ước lượng cường độ cũng như sự biến đổi cường độ cũng như sự biến đổi cường độ của sai số, ví dụ như sai số do tầng điện ly hoặc độ ẩm quyết định sai số do tầng đối lưu. PHẦN 2: HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG VỆ TINH VI SAI (DGPS) 1 Tổng quan hệ thống DGPS. Hệ thống GPS có khả năng xác định vị trí rất nhanh. Tuy nhiên, nó còn tồn tại các khuyết điểm. Đáng chú ý nhất là độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đồng hồ vệ tinh, điều kiện khí quyền, ảnh hưởng của đa đường và sự suy hao của tín hiệu. Hệ thống DGPS được sinh ra để khắc phục những nhược điểm của GPS. Trong khi việc dùng một máy thu cho kết quả định vị với độ chính xác là 100m (95%) theo chiều ngang, 156m (95%) theo chiều cao khi SA vẫn còn tác dụng và khoảng 10 – 50m khi SA được tắt, kỹ thuật DGPS có thể cung cấp độ chính xác cỡ m (với phép đo mã) và ở mức độ cm hoặc mm (với phép đo pha). Vậy hệ thống DGPS có thể hiêu là một kĩ thuật để giảm sai số các vị trí trong hệ thống GPS bằng cách dùng dữ liệu phụ từ bộ thu của trạm tham chiếu tại vị trí đã biết. Dạng phổ biến nhất của kĩ thuật DGPS là xác định các ảnh hưởng gộp chung của các sai số quỹ đạo và si số đồng hồ vệ tinh trong bản tin định vị ( bao gồm các ảnh hưởng của SA) tại trạm tham chiếu và phát các sai số khoảng cách đến bộ thu của người dùng ở thời gian thực (real time). Bộ thu dùng các sai số này để xác định vị trí của nó. Hình : Minh hoa kĩ thuật sai phân kép DGPS 2 Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống Về cơ bản hệ thống DGPS hoàn toàn dựa vào nền tảng của hệ thống GPS và được cấu hình thêm một số trạm thu vói vị trí đã được biết chính xác có tên là trạm tham chiếu 2. 1 Cấu trúc hệ thống Như đã biết hệ thống DGPS dựa hoàn toàn vào nền tảnh của GPS cho nên DGPS có cấu trúc bao gồm :  Toàn bộ hệ thống GPS  Các trạm tham chiếu hay trạm DGPS  Trung tâm điều khiển DGPS( Điều khiển chung cho các trạm tham chiếu), được thể hiện như hình sau Trong đó trạm DGPS là các trạm có cầu tạo giống như máy thu GPS để thu tín hiệu điện từ các vệ tinh GPS nhằm xác định vị trí của nó do vệ tinh định vị được. Sau đó nó so sánh kết quả định vị với vị trí thực chính xác của nó( vị trí đặt trạm thu). Thông thường kết quả của việc so sánh là một sai số, sai số đó chính là các thông số sai số của hệ thống GPS mà chúng ta cần hiệu chỉnh. Qua trạm điều khiển DGPS sẽ đưa ra lệnh đến máy phát sóng vô tuyến trực tiếp đến máy thu GPS để hiệu chỉnh lỗi vị trí, vận tốc và định thời của máy thu. Trung tâm điều khiển : khi số lượng các trạm DGPS đủ lớn có thể tạo thành mạng và lúc này cần một trung tâm vi tính để kiểm tra và liên kết các trạm vi sai thành phần với nhau rồi giữa các trạm vi sai với các trạm kiểm tra của hệ thống. Nhiệm vụ của các trung tâm này là kiểm soát liên tục các hoạt động hiện hữu của các trạm DGPS trong mạng và phát hiện các sai lệch xuất hiện. 2.2 Nguyên lý hoạt động Để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn sau đây ta sẽ miêu tả nguyên lý hoạt động của DGPS theo một sơ đồ tổng quát đơn giản như hình dưới Trạm tham chiếu bao gồm một máy thu GPS để thu tín hiệu GPS từ các vệ tinh. Sau đó dựa vào tín hiệu thu được từ các vệ tinh , máy thu GPS xác định được vị trí giả định của nó( tức vị trí trạm tham chiếu ) : m  . Thông tin về vị trí mà máy thu GPS định vị được sẽ được chuyển đến khối xử lý, tại khối xử lý vị trí mà máy thu GPS định vị được sẽ được so sánh với vị trí thực tế ( vị trí đặt trạm tham chiếu đã biết trước là t,0  ) để đưa ra sai số về vị trí của phép định vị. Sai số này chính là thông tin mà cần phải hiệu chỉnh để định vị được chính xác vị trí và được gọi là các trị hiệu chỉnh của các phép đo   . Thông tin cần hiệu chỉnh được gọi là dữ liệu hiệu chỉnh và gửi tới các thuê bao để họ hiệu chỉnh lại các kết quả đo được. Các giá trị hiệu chỉnh này được xác định : ).()( ,,   SUtjioimi ttttc Trong đó, to,  - Khoảng cách địa lý thực của trạm chuẩ đến vệ tinh thứ i tm,  - Khoảng cách đo được vệ tinh thứ i j t - Thời gian trễ khi tín hiệu vệ tinh đi qua tầng điện ly t t - Thời gian trễ khi tín hiệu vệ tinh đi qua tầng đối lưu U t và S t - Độ lệch tương ứng của đồng hồ máy thu (user) và vệ tinh ( satellite) C – Vận tốc lan truyền của sóng điện tử trong chân không  - Thời gian trễ do các tác nhân như : độ trễ của máy thu, phản xạ đa đường Nếu đề cập tới sai số phụ trong phép đo khoảng cách do lỗi của thông báo thiên văn S   , giá trị PRC có thể viết : SSUtji ttttc   ).( , Được gọi là trị hiệu chỉnh vi sai PRC. Và trị hiệu chỉnh theo thời gian RRC và khi đó : PRC(t) = PRC( 0 t ) + RRC ( )).( 00 ttt  Trung tâm điều khiển DGPS có chức năng thu nhận thông tin định vị từ nhiều trạm tham chiếu khác nhau để so sánh, đối chiếu và quyết định có hay không việc cho phép trạm tham chiếu nào đó có được phát dữ liệu hiệu chỉnh đến máy thu mà nguời sử dụng trong phạm vi hiệu chỉnh của nó hay không. Trong sơ đồ này chỉ thể hiện một trạm tham chiếu, trên thực tế có thể có nhiểu trạm tham chiếu được kết nối với Trung tâm điều khiển DGPS. HÌnh : Sơ đồ cấu trúc hoạt động của DGPS Nếu trung tâm điều khiển cho phép trạm tham chiếu phát tín hiệu chính thị bộ xử lý của trạm tham chiếu sẽ điều khiển máy phát vô tuyến phát quảng bá tín hiệu chính đó. Tại máy thu người sử dụng còn gọi là máy thu DGPS, sẽ có hai việc thu tín hiệu độc lập nhau, một tín hiệu GPS từ các vệ tinh để thực hiện phép định vị như một máy thu GPS thông thường, còn tín hiệu thu thứ hai là tín hiệu hiệu chỉnh được phát từ trạm tham chiếu. Máy thu DGPS sẽ sử dựng tín hiệu chính đó để hiệu chỉnh lại vị trí của nó nhằm thu được vị trí với sai số tối thiểu. 3 Phân loại hệ thống DGPS DGPS được phân làm 2 loại làm hai loại : GDPS cục bộ ( LADGPS – Local-Area Diffurential GPS ) và DGPS diện rộng (WADGPS – Wide-Area Differential GPS) 3.1. DGPS địa phương (LADGPS) Phương pháp DGPS địa phương (Local Area DGPS - LADGPS) là kỹ thuật DGPS được áp dụng một cách đơn giản nhất với một máy thu mốc đã biết vị trí chính xác tới mm. Dựa vào vị trí đã biết, máy thu mốc có thể tính toán được ảnh hưởng của sai số lên tín hiệu đến từ mỗi [...]... đã được xây dựng ở Châu Âu; và giúp cải thiện độ chính xác, độ tin cậy và khả năng định vị trên gần như toàn bộ châu lục Hai hệ thống WADGPS khác cũng được nhắc đến là hệ thống MSAS (Multifuntional Transportation Satellite – Based Augmentation System) ở Nhật và hệ thống GAGAN (GPS And Augmented Navigation) ở Ấn Độ 4 Cấu trúc dữ liệu DGPS Cấu trúc dữ liệu DGPS bao gồm cấu trúc dữ liệu của tín hiệu vệ... quả là khoảng 10 đến 20 km Hiệu chỉnh sai số gây ra do tầng điện ly và tầng đối lưu trong điều kiện bình thường, thường thay đổi chậm theo thời gian và thường được cập nhật sau khoảng 10 đến 30 phút, tùy thuộc vào từng trường hợp 3 2 DGPS trên diện rộng (WADGPS) Hệ thống DGPS trên diện rộng (Wide Area DGPS - WADGPS) áp dụng kỹ thuật DGPS trên một vùng diện tích rộng lớn, dưa trên dữ liệu thu được từ... định vị Cấu trúc dữ liệu và cách thức hiệu chỉnh dữ liệu Dữ liệu hiệu chỉnh DGPS bao gồm hai khối dữ liệu trong tín hiệu đa thành phần ( 272 khối dữ liệu) cho một khung và được gửi đi trong xấp xỉ 5s Một khối dữ liệu bao gồm một khối mã nhận dạng, một gói dữ liệu và một bit chẵn lẻ Một gói dữ liệu bao gồm một tiền tố, một gói, và một chu kì kiểm tra phần dư(CRC) Gói dữ liệu hiệu chỉnh thực của DGPS được... Real-time DGPS: Về nguyên tắc, quá trình xử lý này rất đơn giản Thông thường, một GPS tính toán vị trí của nó với độ chính xác phụ thuộc vào thời gian khớp giữa đồng hồ của nó và đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh GPS sẽ biết chắc chắn: vị trí hiện tại của vệ tinh, khoảng cách truyền tín hiệu từ vệ tinh tới GPS, tốc độ truyền sóng Dựa vào những điều đó, GPS có thể tính toán ra khoảng cách tới vệ tinh Và khoảng... pháp gửi trị hiệu chỉnh Tùy theo cách xử lý số cải chính phân sai, có thể chia phương pháo DGPS thành hai loại là : Postprocessed DGPS: Khi trạm chuẩn gửi dữ liệu hiệu chỉnh GPS, đồng thời nó cũng lưu nó vào một storage Bằng các phần mềm được thiết kế phù hợp, máy thu GPS có thể truy xuất vào các dữ liệu này để lấy các giá trị hiệu chỉnh Kết nối giữa phần mềm và storage có thể là: qua internet, radio…... stations) sẽ thường xuyên thu thập dữ liệu và xác định giá trị hiệu chỉnh sai số theo cả thời gian và không gian tại vị trí của nó Các dữ liệu này sẽ được thu thập và phân tích tại trạm điều khiển trung tâm (wide erea master station), và sau đó sẽ được truyền lên các vệ tinh liên lạc của hệ thống WADGPS Các vệ tinh này sẽ mã hóa tín hiệu với sóng mang L1 và truyền xuống mặt đất cho các máy thu có đăng... phép đo mã (độ chính xác định vị khoảng vài m) hoặc phép đo pha (độ chính xác định vị khoảng vài dm) Hình III.14 Minh họa khái niệm LADGPS Thông thường, các giá trị hiệu chỉnh sai số có giá trị càng gần với giá trị thực hơn khi khoảng cách giữa 2 máy thu càng ngắn Tuy còn phụ thuộc vào mức độ tương quan của sai số thu nhận được giữa các vị trí khác nhau trong vùng, và quan trọng hơn nữa là mức độ hoạt... mỗi thời điểm bất kì được nội suy tại máy thu DGPS dựa trên PRC và RCC này IODE là một mã mà mỗi vệ tinh GPS gắn vào để thể hiện dữ liệu quỹ đạo của nó, do đó máy thu DGPS thu được những dữ liệu quỹ đạo trùng khớp với mã này cho phép nó có thể thực hiện sự hiệu chỉnh dựa trên dữ liệu quỹ đạo chính xác với quỹ đạo mà trạm tham chiếu sử dụng Do đó, trong cấu hình này, dữ liệu hiệu chỉnh cho 8 vệ tinh... So sánh real-time DGPS và postprocessed DGPS: Real-time Liên tục Độ tin cậy Có thể không đang tin cậy Không phải thời gian thực Nguồn hiệu chỉnh không có sẵn trên toàn thế giới Nhược điểm Chính xác Độ chính xác cao trong phạm vi hẹp Ưu điểm Postprocessed Yêu cầu các phần mềm xử lý Các Base Station được trải trên toàn thế giới Đắt Dẫn đường Ứng dụng Tính năng xác nhận Khi độ chính xác và độ tin cậy là... tính toán - Hoàn toàn phụ thuộc vào GPS, trong trường hợp sự cố GPS hệ thống cũng trở nên vô dụng 6.3 Ứng dụng của hệ thống DGPS DGPS đang ngày càng chứng tỏ được những lợi ích của mình trong việc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng 6.3.1 Đạo hàng - Trong lĩnh vực hàng không Việc đạo hàng hàng không đòi hỏi độ chính xác cao vì vậy mà lợi ích của DGPS là vô cùng to lớn và tác động tới hệ thống kiểm . tín hiệu từ vệ tinh thứ 2 (B) và xác định được khoảng cách này là 22 .000km, tương tự như trên ta có thể xác định được máy thu này cũng thuộc mặt cầu thứ 2 có bán kính là 22 .000km và tâm là vệ. dùng 2 tần số trong dải băng L được gọi là L1 (Link 1) dành cho các ứng dụng dân sự, và L2 (Link 2) dành cho các ứng dụng quân sự. Tần số trung tâm của sóng L1 là 1575, 42 MHz và của sóng L2 là. dải sóng mang L1 và L2 có bước sóng tương ứng là:     cm f c cm f c 44 ,24 122 7600 10.3 04,19 1575 420 10.3 8 2 2 8 1 1     Mã là một dãy duy nhất các giá trị -1 và 1 được tạo ra cho

Ngày đăng: 17/11/2014, 00:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan