skkn dạy tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới

30 2.8K 6
skkn dạy tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm A. Đặt vấn đề Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói chung và chất lượng lớp 4 thay sách nói riêng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Đổi mới ph- ơng pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy các môn học như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới ? Trong các môn học của chương trình lớp 4 thay sách, Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình lớp 4 cũng như cả bậc học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hớng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây chính là động lực để tôI nghiên cứu vấn đề “ Dạy Tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng đ- ược yêu cầu đổi mới” I. Cơ sở lý luận: Đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phuơng pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số ph- ương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của ng- ười học. Chính vì vậy mà giáo viên khi dạy phân môn Tập làm văn, phải coi trọng yếu tố thực hành nói và viết trong suốt quá trình dạy ( chú trọng luyện nói ). Nghĩa là, dạy cho học sinh kĩ năng trình bày văn bản. Mỗi tiết dạy phải giảm sự giảng giải của giáo viên, tăng thời gian hoạt động cho học sinh (đặc biệt là hoạt động giao tiếp). Dạy Tập làm văn phải giúp cho học sinh sản sinh văn bản có cảm xúc, chân thực thì khi nói và viết mới thuyết phục được người nghe, người đọc. Cụ thể là: + ở Tiểu học, các em học chủ yếu các kiểu bài tập làm văn thuộc thể loại: kể chuyện, miêu tả, viết thư. Đây là thể loại văn thuộc phong cách nghệ thuật nên đòi hỏi bài nói, bài viết phải giàu cảm xúc, phải có cái “ hồn ”. Do vậy, giáo viên phải Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm luôn luôn tạo cho các em có tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu qua việc chiếm lĩnh kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội ở cả 9 môn học. + Mặt khác, mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi phải có tính chân thực: Chân thực khi kể chuyện, khi viết th, khi miêu tả Muốn vậy, giáo viên phải uốn nắn học sinh tránh (lối nói và viết), giả tạo, già trớc tuổi ( biểu hiện cụ thể là sao chép văn mẫu ) mà cần nhẹ nhàng chỉ cho học sinh những thiếu sót và hớng cho các em cách sửa, cách làm bài phù hợp với tâm lý lứa tuổi. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thuận lợi Nhà trường luôn luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thay sách đạt kết quả tốt, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn được nâng cao, xây dựng được nề nếp tự học, bồi dưỡng thờng xuyên chu kỳ 3, các mô đun để thực hiện đổi mới ph- ơng pháp giảng dạy nâng cao tay nghề cho giáo viên. Ban giám hiệu quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên học tin học, tự làm đồ dùng dạy học để thực hiện có hiệu quả đổi mới phơng pháp dạy học. Giáo viên giảng dạy đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và các phương tiện phục vụ cho việc dạy học. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 4 là những giáo viên có năng lực sư phạm, yêu nghề nên khi tiếp cận thay sách giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tương đối linh hoạt và ngày một hiệu quả. Học sinh đã quen với cách học mới từ các lớp 1,2,3 cho nên các em biết cách thực hành luyện tập dới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. 2. Khó khăn. Phân môn Tập làm văn là phân môn khó dạy so với các môn học khác, giáo viên dạy còn thiếu linh hoạt trong vận dụng các phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Việc cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết cho các em qua các phân môn của Tiếng Việt và các môn học khác chưa được chú trọng. Mặt khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển, nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như : Thiếu vốn sống, vốn hiểu biết về đối tợng cần miêu tả, kể chuyện… hoặc không biết cách diễn đạt về đối tợng cần kể, cần tả. Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm B. Nội dung chuyên đề I. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn lớp 4: 1. Nội dung ch ương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm. Cụ thể như sau: * Kể chuyện gồm có 19 tiết được dạy trong học kỳ I. * Văn miêu tả gồm có 30 tiết đợc phân bố như sau: - Khái niệm văn miêu tả 1 tiết. + Miêu tả đồ vật 10 tiết. + Miêu tả cây cối 11 tiết. + Miêu tả con vật 8 tiết. * Các loại văn bản khác : + Viết thư : 3 tiết. + Trao đổi ý kiến : 2 tiết. + Giới thiệu hoạt động : 2 tiết. + Tóm tắt tin tức : 3 tiết. + Điền vào giấy tờ in sẵn : 3 tiết. Như vậy chuơng trình Tập làm văn lớp 4 được chú trọng vào hai thể loại chính đó là: kể chuyện (19 tiết) và miêu tả (30 tiết). Điều này khẳng định lượng kiến thức trọng tâm của Tập làm văn lớp 4 là văn kể chuyện và văn miêu tả. 2. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4. 2.1 Yêu cầu kiến thức: + Thể loại văn kể chuyện. - Học sinh phải hiểu như thế nào là kể chuyện? - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt truyện . Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. + Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. + Các loại văn bản khác. - Viết thư : Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, cách xưng hô và cách trình bày một bức thư. - Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý của bài trao đổi và biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt mục đích đề ra. - Giới thiệu hoạt động địa phương : Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi, lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày đuợc những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương. - Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sẵn ( phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền…) : Biết cách tóm tắt tin tức, tự tìm tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 2.2 Yêu cầu kỹ năng: 2.2.1 : Yêu cầu đối với hoc sinh • Kỹ năng định hướng hoạt động trong giao tiếp: + Nhận diện loại văn bản. + Phân tích đề. • Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: + Xác định dàn ý bài văn đã cho. + Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. • Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp: + Xây dựng đoạn văn. + Liên kết các đoạn văn thành bài văn Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm • Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. + Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. 2.2.2. Yêu cầu đối với giáo viên. - Giáo viên phải nắm được quan điểm đổi mới phơng pháp dạy học phân môn Tập làm văn theo Chương trình và sách giáo khoa mới. - Xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Tập làm văn. Lên lớp hội thảo tiết dạy và rút kinh nghiệm. - Phải thiết kế được một kế hoạch bài học thể hiện sự đổi mới của phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn. Đó là toàn bộ yêu cầu kiến thức, kỹ năng trọng tâm mà học sinh cần đạt đ- ược và những yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn. II. Qui trình dạy tiết Tập làm văn lớp 4 Dạy bài lý thuyết 1. Kiểm tra bài cũ : 3-5 phút. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : 1- 2 phút. b) Hình thành khái niệm :13 – 15 phút Phân tích dữ liệu ở phần I , II để hình thành khái niệm cho học sinh. c) Hướng dẫn luyện tập :17 –19 phút. - Từng bài tập tiến hành 4 bước : + Đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu. + Học sinh làm bài tập. + Chữa – Chấm – Nhận xét kết quả. d) Giáo viên dặn dò: 2-3 phút (cả ghi vở). Dạy bài thực hành 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5 phút. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : 1- 2 phút. b) Hướng dẫn thực hành :28 30 phút. Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập trong sách giáo khoa theo thứ tự chung. - Từng bài tập hướng dẫn học sinh theo 4 bước: + Đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu. + Học sinh làm bài tập. + Chữa – Chấm – Nhận xét kết quả. c) Giáo viên dặn dò: 2- 4 phút (cả ghi vở). Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, người giáo viên có nhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp để hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Song theo tôi những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập cần được phát huy trong dạy Tập làm văn lớp 4 là: 1. Ph ương pháp thực hành giao tiếp. 1.1 Khái niệm : Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy học bằng cách sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ, phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. 1.2. Mục đích: Tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh, để học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng học tập mới. Rèn cho học sinh tính tự tin khi đưa ra chính kiến của minh. 1.3. Yêu cầu sử dụng : Khi sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, giáo viên phải tạo điều kiện tối đa để học sinh đợc giao tiếp (giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh). Thông qua giao tiếp, giáo viên cho học sinh nhận thấy được cái đúng, cái sai để bổ sung hoặc sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, giáo viên cần tạo không khí lớp học vui, thoải mái để học sinh có kỹ năng giao tiếp tự nhiên, tự tin. 1.4. Ví dụ: Dạy tiết Tập làm văn “ Thể nào là miêu tả ? ” ( Tuần 14 ) Bài tập 2 : Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây ? Hãy viết 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh đó. Chớp Rạch ngang trời Khô khốc Sấm Ghé xuống sân Khanh khách cời Cây dừa Sải tay Bơi . Ngọn mùng tơi Ngọn mùng tơ Mưa Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm Mưa ù ù như xay lúa Lộp bộp Lộp bộp Rơi Rơi Đất trời Mù trắng nớc Mưa chéo mặt sân Sủi bọt Cóc nhảy chồm chồm Chó sủa Cây lá hả hê Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa Một số học sinh đã viết những câu văn miêu tả một trong những hình ảnh trong đoạn trích “ Mưa” như sau : + Anh chớp đùng đùng nổi giận rạch ngang bầu trời bằng một nhát kiếm chói loà. Rồi cả góc trời sáng chói lên làm em giật nảy mình. + Mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi càng mạnh hơn, những hạt mưa đan chéo nhau tạo lên những “ hàng rào nớc ” kín cả mặt sân. Mặt sân ngập nước, sủi bọt tạo thành muôn vàn cái bong bóng to nhỏ khác nhau. Qua bài làm của học sinh, giáo viên cho các em khác nhận xét, so sánh tìm ra cái đúng cái hay, sửa chỗ chưa được đó chính là đã tạo cho các em được giao tiếp với nhau . Tóm lại : Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp đặc trưng để dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 vì : Phân môn Tập làm văn 4 chỉ có 5 bài văn viết hoàn chỉnh còn chủ yếu là văn nói và viết đoạn. Mặt khác, nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn là rèn kỹ năng tạo lập ngôn bản cho học sinh. 2. Ph ương pháp phân tích ngôn ngữ: 2.1. Khái niệm : Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lý thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. 2.2. Mục đích : Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn hiểu biết của mình về từ ngữ của Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể, làm cho bài nói, bài viết của các em chân thực, giàu hình ảnh và sinh động hơn. 2.3. Yêu cầu khi sử dụng : Giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng Việt khi nói ( đúng ngữ điệu ) và viết ( đúng ngữ pháp ) cho phù hợp với nội dung từng bài tập. 2.4. Ví dụ : Học sinh làm bài tập 2 trong tiết tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện theo tranh. ở bức tranh 5 một học sinh làm như sau: Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm Lần thứ ba, cụ già vớt lên lưỡi rìu bằng sắt và hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không? ” Chàng trai nói : “ Đây mới chính là lưỡi rìu của cháu”. Học sinh nhận xét như sau: + Bạn dùng cụm từ “chàng trai nói” là chưa hay vì : Khi cụ già tìm được lưỡi rìu thì chàng trai phải hết sức mừng rỡ và phải reo lên, Theo em nên thêm, thay từ “ nói.” bằng cụm từ “mừng rỡ reo lên”. + Cách xưng hô của chàng trai “cháu” mà bạn sử dụng là chưa hợp lý, vì cụ già gọi chàng trai là “con”. Đoạn văn nên sửa như sau: Lần thứ ba, cụ già vớt lên lưỡi rìu bằng sắt và hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” Chàng trai vui mừng reo lên: “ Đây mới chính là lưỡi rìu của con”. * Tóm lại : Phương pháp phân tích ngôn ngữ cũng là một trong những phương pháp quan trọng cho việc dạy Tập làm văn, bởi dạy Tập làm văn là dạy cho học sinh cách dùng từ, cách đặt câu , cách dựng đoạn một cách chân thực, hấp dẫn và phải phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. Do đó giáo viên phải giúp học sinh nhận xét, điều chỉnh để bài làm đạt kết quả cao. 3. Ph ương pháp gợi mở vấn đáp. 3.1. Khái niệm: Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. 3.2. Mục đích : Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cờng khả năng suy nghĩ, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp học sinh hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn và còn biết chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm. 3.3. Yêu cầu khi sử dụng : Giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học. Những câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian hợp lý cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời (tự nguyện hoặc giáo viên gọi). Các học sinh nhận xét bổ sung và rút ra kết luận, giáo viên chốt lại kiến thức. Kiến thức phân môn Tập làm văn lớp 4 cung cấp cho học sinh đều được hình thành dưới dạng bài tập. Do đó phương pháp gợi mở vấn đáp phù hợp với cả hai kiểu bài ( dạy lý thuyết và dạy thực hành ) 3.4 Ví dụ: Dạy tiết Tập làm văn “ Nhân vật trong truyện ” (Tuần 1 ). Nhận xét 1: Ghi tên các nhân vật trong những truyện mà em mới học vào nhóm thích hợp. Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm a- Nhân vật là người. b- Nhân vật là vật ( con vật, đồ vật, cây cối, ) Sau khi cho học sinh phân tích yêu cầu của nhận xét 1, giáo viên hỏi : + Các em vừa học những câu chuyện nào ? ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể ). + Nêu những nhân vật là người ? ( Hai mẹ con bà nông dân, bà cụ ăn xin, những người dự lễ hội ). + Nêu những nhân vật là vật ( Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện, giao long ). + Để những con vật trở thành nhân vật trong truyện, ta phải dùng biện pháp nghệ thuật gì ? (nhân hoá) + Nhân vật trong truyện có thể là ai ? ( nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá). Như vậy, chỉ qua 5 câu hỏi gợi mở, giáo viên vừa giúp học sinh hình thành được kiến thức mới vừa kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh. *Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp đợc sử dụng trong tất cả các tiết học và nó phát huy đợc tính chủ động sáng tạo của học sinh. 4. Phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề . 4.1. Khái niệm : Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng để đạt được mục đích học tập. 4.2. Mục đích :Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong giải quyết vấn đề. 4.4. Ví dụ: Tiết Tập làm văn “ Nhân vật trong truyện ” Bài tập :2 ( Phần luyện tập ) như sau: Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây: a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác. b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác. Học sinh làm bài như sau: + Giờ ra chơi, Giang rủ tôi ra sân nhảy dây, các em học lớp một quây quanh xem rất đông. Đang chơi vui vẻ thì tôi nghe thấy tiếng khóc của một bé gái. Thì ra không Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm may Giang đã quật dây vào làm em bé ngã . Giang vội chạy tới xin lỗi em và dìu em ngồi lên ghế đá, dỗ em bé nín. + Giờ ra chơi, Tài và Đức cùng chơi trò đuổi bắt. Mải chơi nên khi chạy Tài đã va phải một em bé, làm em ngã. Tài không đỡ em dậy mà nói:“Tại em va phải anh chứ”nói rồi Tài chạy tiếp. Khi dạy học nêu vấn đề, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được trong cùng một tình huống nhưng có nhiều cách giải quyết khác nhau, các em cần lựa chọn cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập, trong cuộc sống. 5. Ph ương pháp trực quan. 5.1. Khái niệm : Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận kiến thức, rèn kỹ năng theo mục tiêu bài học một cách thuận lợi. 5.2. Mục đích: Thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ bài tốt hơn. Học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện những mối liên hệ của các đơn vị kiến thức dễ ràng hơn. 5.3. Yêu cầu khi sử dụng : Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát (bằng nhiều giác quan) để học sinh hiểu và cảm nhận về đối tượng cần quan sát. Hướng dẫn cách quan sát từ bao quát đến chi tiết, từ tổng thể đến bộ phận, giúp học sinh hình thành phương pháp làm việc khoa học. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải đưa đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ cho tất cả học sinh có thể quan sát, tránh lạm dụng. 5.4. Ví dụ : Dạy bài tập làm văn “ Quan sát đồ vật ” - Giáo viên đưa tranh vẽ một số đồ chơi cho học sinh quan sát. - Giáo viên cho học sinh quan sát đồ chơi mà học sinh mang tới lớp. Qua trực quan học sinh biết tả bao quát, tả từng bộ phận và nêu được những đặc điểm nổi bật của thứ đồ chơi mà học sinh cần miêu tả. Bùi Thị Hoạt [...]... ngữ để các em biết diễn đạt nãưng suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, bài viết một cách mạch lạc, rõ ràng Đó chính là hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học Trên cơ sở nhận thức vấn đề như vậy, tôi đã thực hiện một số biện pháp dạy Tập làm văn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp ở trường tiểu học Tân Mai như sau: IV Biện pháp thực hiện dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng được yêu cầu đổi. .. Tương tự như vậy ỏ lớp 3 khi dạy tập làm văn: Giới thiệu về tổ em (có mấy bạn, các bạn học như thế nào ) và đến lớp 4 học sinh sẽ rất thuận lợi khi được học bài Giới thiệu về địa phương (tên, địa chỉ,các cảnh đẹp, ) * Chính vì vậy : Để dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 4, giáo viên phải nắm vững được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn ở các lớp dưới Đồng thời phải hiểu được mỗi... Nhưng phân môn tập làm văn lớp 2- 3 bước đầu đã hình thành trong các em cách nói, viết một đoạn văn ngắn về: kể chuyện, miêu tả và các văn bản khác Giáo viên phải nắm bắt được kiến thức học sinh đạt được sau khi học phân môn Tập làm văn lớp 2- 3 để trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp và biện pháp phù hợp cho việc giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4, tôi có thống kê như sau: Thể loại Yêu cầu ở lớp Yêu. .. nhiên mới ở mức độ đơn giản ) và cái quan trọng hơn hết là các em đã biết nói được ý hiểu của mình theo đúng chủ đề và có tác phong giao tiếp, trình bày ý kiến của mình trước các bạn và mọi người Là tiền đề giúp cho các em có thể học tốt môn Tập làm văn ở các lớp trên Khác với lớp 1 Lớp 2 - 3 học sinh được học phân môn Tập làm văn nhưng chưa thành các thể loại cụ thể như phân môn Tập làm văn lớp 4 (kể... phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu Chính vì vậy, học phân môn Tập làm văn bao giờ cũng xếp ở vị trí cuối tuần 3.1.1 Phân môn Tập đọc: Tập đọc lớp 4 có nhiều kiểu văn bản như: Nghệ thuật, báo chí, khoa học … điều này giúp cho học sinh hiểu biết nhiều thể loại văn bản Đặc biệt hàng loạt các bài tập đọc là các bài văn mẫu để làm ngữ liệu cho từng thể loại văn được dạy ở cuối... câu văn hay, đoạn văn hay và bài văn đặc sắc lôi cuốn người nghe, người đọc Trên đây là một số biện pháp tôi đã tiến hành áp dụng trong dạy – học Tập làm văn lớp 4 để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nhà trờng Bước đầu đã đem lại kết quả khả thi về chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh C kết luận I kết quả Qua quá trình vừa nghiên cứu chuyên đề, vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy. .. dụng vào thực tế giảng dạy ở khối lớp 4 Tôi thấy được vai trò của việc dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới và tầm quan trọng của việc dạy tốt các phân môn trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học để bổ trợ cho phân môn Tập làm văn lớp 4 Cũng qua nghiên cứu chuyên đề tôi nhận thấy, chuyên đề không những chỉ áp dụng được với khối lới 4 mà còn áp dụng đuợc với tất cả các... điểm tựa để làm bài đặc biệt là học sinh trung bình và học sinh yếu 6.3 Yêu cầu sử dụng : Để giúp học sinh làm những bài tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân tích các vật liệu mẫu để hình thành kiến thức(giáo viên có thể làm mẫu một phần) Sau khi làm mẫu, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát mẫu và suy ra cách làm các phần tương tự còn lại 6 .4 Ví dụ : (Tuần 14) Tập làm văn “ Thế nào là... và phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4, giáo viên còn phải nắm được kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã đạt được ở phần luyện nói lớp 1, phần Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 - ở lớp 1 các em đã tập nói thành câu, biết kết hợp nhiều câu theo một chủ đề cho trước Để nói về nội dung một bức tranh hoặc một chủ đề cho trước, qua trực quan và vốn sống, vốn hiểu biết của mình Như vậy, kỹ năng nói,... về kết quả học tập của học sinh phải dần dần chuyển sang thành kỹ năng tự đánh giá Bùi Thị Hoạt Sáng kiến kinh nghiệm của học sinh Sự tự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh rất lớn * Trên đây là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “ Dạy phân môn Tập Làm Văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới ” Trong quá . cứu vấn đề “ Dạy Tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng đ- ược yêu cầu đổi mới I. Cơ sở lý luận: Đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương. đề như vậy, tôi đã thực hiện một số biện pháp dạy Tập làm văn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp ở trường tiểu học Tân Mai như sau: IV. Biện pháp thực hiện dạy Tập làm văn lớp 4 để đáp. yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn. II. Qui trình dạy tiết Tập làm văn lớp 4 Dạy bài lý thuyết 1. Kiểm tra bài cũ : 3-5 phút. 2. Dạy bài mới: a)

Ngày đăng: 16/11/2014, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan