tiểu luận môn kinh tế chính trị phân tích chức năng của tiền tệ và lạm phát

26 5.4K 25
tiểu luận môn kinh tế chính trị phân tích chức năng của tiền tệ và lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU Nhóm 3 – Lớp ISB01 - Trần Kim Dự - Võ Hồng Mai - Nguyễn Thị Kim Oanh - Ngô Thùy Trang - Nguyễn Hồng Sơn Nhóm 3 1 Mục lục Nguồn gốc và bản chấ tiền tệ 3 Nguồn gốc tiền tệ 3 Bản chất của tiền tệ 4 Chức năng của tiền tệ 5 Thước đo giá trị 5 Phương tiện lưu thông 5 Phương tiện cất trữ 7 Phương tiện thanh toán 8 Tiền tệ thế giới 9 Phân chia chức năng theo khái niệm kinh tế học 10 Phương tiện trao đổi 10 Đơn vị đánh giá 10 Phương tiện dự trữ giá trị 11 Ý nghĩa nghiên cứu 13 Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế 14 Mở rộng phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa 14 Biểu hiện trị giá quan hệ xã hội 14 Phục vụ mục đích của người sở hữu 14 Lạm phát 15 Khái niệm và các chỉ số 15 Nguyên nhân 16 Tác động của lạm phát 17 Tác động tích cực 17 Tác động tiêu cực 17 Các biện pháp ổn định thị trường 19 Ảnh hưởng của lạm phát tại Việt Nam 21 Nhóm 3 2 Nguồn gốc và bản chất tiền tệ I. Nguồn gốc xuất hiện: Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau: − Hình thái trao đổi đơn giản hay ngẫu nhiên: 1 tấm bò = 2 cái rìu Hình thái giá trị tương đối vật ngang giá chung Giá trị của bò được biểu hiện ở rìu, còn rìu là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của bò. Hàng hoá (bò) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác (rìu) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá rìu mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá khác (bò) gọi là hình thái vật ngang giá chung. − Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất - bộ lạc du mục tách rời khỏi toàn bộ lạc đòi hỏi có sự trao đổi bằng nhiều hàng hoá khác nhưng vẫn trực tiếp. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật mà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc / 1 cái rìu/1 m vải / 0,1 chỉ vàng (chưa cố định) − Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp  Sản xuất hàng hóa phát triển thì hình thức trao đổi trực tiếp bộc lộ những nhược điểm của nó , đòi hỏi phải có một loại hàng hoá đặc biệt giữ vai trò vật ngang giá chung của quá trình trao đổi Ví dụ: 10 kg thóc 2 con gà = 1 m vải (vật ngang giá nhưng chưa cố định) 0,1 chỉ vàng − Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại (kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng.) chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ. Vì vậy, vàng – tiền tệ được coi là một hàng hóa đặc biệt. • Kết luận: Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế - xã hội.  Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung. Nhóm 3 3  Vàng – tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt. Khái niệm: − Khái niệm cũ: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của các hàng hóa khác.Tiền có thể thoã mãn được một số nhu cầu của người sở hữu nó tương ứng với số lượng giá trị mà người đó tích luỹ được − Khái niệm mới: Tiền là tất cả những phương tiện có thể làm trung gian trao đổi được nhiều người thừa nhận − Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đối lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc trả các khoản nợ. Bản chất của tiền tệ: − Tiền tệ thực chất là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá dịch vụ, giúp quá trình trao đổi diễn ra dễ dàng hơn. − Lúc đầu vật ngang giá chung là hàng hoá thông thường (bò, cừu, rìu) sau đó là hàng hoá mở rộng (kẽm, đồng, bạc) và cuối cùng là tiền tệ. Hàng hoá thông thường Hàng hoá tiền tệ - Giá trị: đo lường hao phí lao động kết tinh trong hàng hoá thông qua giá cả - Giá trị sử dụng: nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người - Giá trị: là thước đo đo lường giá trị của những hàng hoá khác. - Giá trị sử dụng: nhằm thoả mãn tất cả các nhu cầu của con người khi sở hữu một khối lượng tiền tệ nhất định Nhóm 3 4 Chức năng của tiền tệ − Khái niệm 1: Các nhà kinh tế học cho rằng tiền tệ có 3 chức năng gồm: phương tiện trao đổi, đơn vị tính toán, dự trữ giá trị. − Khái niệm 2: Theo Mác khi vàng đựơc sử dụng làm tiền tệ thì tiền tệ gồm có 5 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới i. Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Khi thực hiện chức năng này thì: − Giá trị của tiền được coi là chuẩn mực (1 bên là tiền, 1 bên là hàng). Điểm chú ý ở đây là tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hang hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng. − Tiền là thước đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong một hàng hoá nào đó, đây là tỉ lệ nhất định giữa giá trị vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. VD: 1 m vải gồm có đối tượng lao động (bỏ ra 1 giờ hay 2 hoặc người khác 3 giờ) và công cụ lao động (máy dệt, kim khâu, kéo ) Các điều kiện để thực hiện các chức năng này: − Tiền phải có đầy đủ giá giá trị (giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại mà Nhà nước thừa nhận nó là tiền) − Tiền có tiêu chuẩn giá cả (là một hàm lượng vàng được luật Nhà nước ấn định cho tiền đơn vị và tên gọi của nó.) Vì vậy trên thế giới mỗi quốc gia có 1 thước đo giá trị riêng và nó dựa trên cơ sở: − Năng suất lao động − Trình độ phát triển của nền kinh tế b. Phương tiện lưu thông - Với chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá. Nó vận động đồng thời và ngược chiều với sự vận động của hàng hóa. Như vậy, lưu thông hàng hóa là hình thức trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới. - Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền phải đáp ứng các điều kiện sau: Nhóm 3 5 • Phải sử dụng tiền mặt, đang có giá trị lưu hành với kích thước, hình dáng, và tiêu chuẩn về giá cả nhất định, được pháp luật nhà nước thừa nhận. Nguyên nhân là vì tiền mặt được coi như “bằng chứng” cho sự chuyển quyền sở hữu khi mua và bán. • Có thể sử dụng tiền đầy đủ giá trị như tiền vàng hoặc tiền dấu hiệu như tiền giấy. • Lưu thông chỉ chấp nhận một số lượng tiền nhất định theo quy luật lưu thông tiền tệ. - Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Khi mức dộ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy. - Công thức của lưu thông hàng hoá là H - T – H. • H-T: Hành vi bán: chuyển hóa giá trị hàng hóa thành tiền • T-H: Hành vi mua: - Hai giai đoạn trên được thực hiện độc lập với nhau: kết thúc giai đoạn bán mới thực hiện giai đoạn mua. Ở đây có sự tách rời giữa hành vi mua và hành vi bán cả về không gian và thời gian (mua chỗ này và bán chỗ khác; mua lúc này và bán lúc khác). Chính sự tách rời này có thể dẫn đến hiện tượng mất cân bằng cung – cầu về một số loại hàng hóa theo thời gian và không gian; là mầm mống cho khủng hoảng kinh tế. - Để thực hiện chức năng lưu thông, lúc đầu người ta dùng vàng thoi hoặc bạc nén nhưng khó khăn khi chia nhỏ, nên dần dần được thay bằng tiền đúc. Tuy nhiên, viêc lưu thông tiền đúc làm cho tiền đúc bị hao mòn dần và không còn đầy đủ giá trị ban đầu (giá trị thực). Tuy nhiên, nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đủ giá trị (giá trị danh nghĩa). - Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời với giá trị danh nghĩa của nó. Tuy nhiên, vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ mang chức năng trung gian và chỉ đóng vai trò trong chốc lát nên giá trị thực của tiền không nhất thiết phải bằng giá trị danh nghĩa của nó. - Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy vì bản thân tiền giấy không có giá trị (giá trị thực) mà chỉ là dấu hiệu của giá trị (giá trị danh nghĩa) và được công nhận trong phạm vi quốc gia. Nhưng vì tiền giấy bản thân không có giá trị mà chỉ là kí hiệu của tiền vàng nên nên Nhà nước không thể in bao nhiêu tiền giấy cũng được mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy: “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”. Khi khối lượng tiền giấy phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần lưu thông thì giá trị tiền tệ sẽ bị giảm xuống, lạm phát sẽ xuất hiện. - Muốn tiền thực hiện tốt chức năng phương tiện lưu thông đòi hỏi: • Hệ thống tiền tệ của một quốc gia phải có sức mua ổn định • Số lượng tiền tệ phải đủ liều lượng đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế Nhóm 3 6 • Hệ thống tiền tệ phải có đủ các loại tiền, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu giao dịch của dân chúng. c. Phương tiện cất trữ - Dự trữ giá trị là là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tài giá trị được xã hội thừa nhận, với mục đích để chuyển hoá thành hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai. - Tiền thực hiện chức năng cất trữ khi tiền rút khỏi lưu thông và tạm thời tồn tại dưới dạng giá trị lưu trữ. Vì tiền là đại diện dưới hình thức giá trị cho của cải trong xã hội, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. - Mục đích của dự trữ hay cất trữ tiền là khi không có nhu cầu hay điều kiện để chi tiêu tiền; cất giữ sức mua, dự phòng cho các rủi ro, tình huống trong tương lai; tiết kiệm; hoặc là để lại của cải. - Các phương tiện chuyển tải giá trị phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực (số lượng cũ thể, cân, đo, đong, đếm được) chứ không phải bằng một lượng tiền “tương đương”. • Giá trị dự trữ bằng những phương tiện được xã hội thừa nhận - Giá trị dự trữ mang tính chất thời gian (sử dụng các loại dấu hiệu giá trị khi dự trữ trong tương lai gần; sử dụng tiền vàng hay ngoại tệ tự do chuyển đổi vững giá khi dự trữ trong tương lai xa) - Dự trữ giá trị mang mục đích dự trữ không ấn định thời gian sử dụng thì được gọi là cất trữ. Chức năng này đòi hỏi tiền tệ phải đủ giá trị vì dụ như tiền vàng, bạc, tiền tệ rút khỏi lưu thông và chỉ tung vào lưu thông khi cần thiết. Tiền cất trữ được đưa vào lưu thông khi sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều. Một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ khi sản xuất giảm, lượng hàng hóa ít. - Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện cất trữ của cải dưới hình thái hiện vật. Tuy nhiên, hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời. - Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế cất trữ của cải dưới dạng tiền tệ. Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, cất trữ dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. - Ngoài ra, việc cất trữ giá trị có thể thực hiện bằng các phương tiện khác ngoài tiền như cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa … Một số loại tài sản như vậy đem lại mức lãi suất cao hơn cho người giữ hoặc giảm thiểu rủi ro biến động giá so với tiền mặt. Tuy nhiên người ta vẫn giữ Nhóm 3 7 tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi nó sang tiền. - Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua. d. Phương tiện thanh toán Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán. − Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hoá một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hoá diễn ra với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế ngày một phát triển với tốc độ cao cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trước hết là việc thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Thứ hai là Ngân hàng Nhà nước phải bỏ ra chi phí rất lớn để in ấn vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Ngoài ra, một hạn chế quan trọng của việc thanh toán bằng tiền mặt nữa là thanh toán bằng tiền mặt làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM − Khi trình độ trao đổi hàng hoá phát triển đến một mức nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng là vì mua bán chịu nên đến kì hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Trong quá trình phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền vàng, bạc, Nhóm 3 8 …) như: kí sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện từ,… Một số phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa thuận tiện − Thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM • Tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại (NHTM) phát hành, lắp đặt ngày càng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn. Theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt. • Theo người dân phản ánh, việc thanh toán tiền mua hàng, trả phí dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế vì không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng. Để trả tiền mua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị. − Séc: • Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. • Nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. e. Chức năng tiền tệ thể giới Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ. - Một số đơn vị tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới: Nhóm 3 9 1. USD ( Đô la Mỹ ) • Đồng đô la Mỹ là đơn vị đồng tiền thống trị nhất hiện nay, bất chấp suy giảm và bất ổn của mình trong thời gian qua. Trong thực tế, tất cả các loại tiền tệ được đo bằng cách sử dụng đồng đô la Mỹ như là tiêu chuẩn. Khoảng 90 % các giao dịch trên toàn thế giới liên quan đến đồng đô la Mỹ. • Hiện nay đồng đô Mỹ vẫn là hình thức dự trữ hàng đầu trên thế giới. 2. Euro • Đồng euro là tiền tệ chính thức của 16/24 nước thuộc liên minh châu Âu. Chiếm khoảng 37 % các giao dịch hằng ngày trên thị trường ngoại hối. • Đồng tiền này cũng được sử dụng trong năm quốc gia châu Âu và hơn 175 triệu người trên khắp thế giới sử dụng các loại tiền tệ được ổn định so với đồng euro, trong đó có hơn 150 triệu người ở châu Phi. 3. Yen Nhật • Đồng yên Nhật Bản có vị trí thứ ba trong số các loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất. Khoảng 20 % của các giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối liên quan đến việc đồng yên Nhật Bản. • Đồng Yên là viết tắt của "vòng tròn" trong tiếng Nhật • Đồng yên đã chính thức được thông qua bởi chính phủ Minh Trị của Nhật Bản trong đạo luật ký ngày 10/5/1871 II. Phân chia theo khái niệm kinh tế học: 1. Chức năng phương tiện trao đổi Nhóm 3 10 [...]... sinh và tồn tại 1 vấn đề luôn luôn nhức nhối đó là lạm phát Nghiên cứu bản chất và chức năng của tiền tệ giúp ta hiểu về lạm phát cũng như tìm ra phương thức kiềm chế và chống lạm phát ở Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế quay trở lại guồng tăng trưởng Nhóm 3 13 Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế I Tiền tệ là phương tiện để mở rộng phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa: • Tiền. .. thuộc vào mức độ lạm phát và khả năng dự đoán chính xác sự biến động của mức lạm phát Điều nguy hiểm của lạm phát không chỉ nằm ở mức độ của lạm phát mà còn ở sự bất ngờ của nó Khi tỉ lệ lạm phát biến động ngoài dự tính, nó tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội Tác động tích cực:... cách hành chính, giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính Nhóm 3 20 Ảnh hưởng của lạm phát tại Việt Nam Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (1 con số) có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội - Làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng làm thước đo giá trị hay... thành lạm phát - Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát b Tác động của lạm phát Tác động kinh tế- xã hội của lạm phát. .. quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát Chính vì các tác hại trên, việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỷ lệ lạm phát thấp (Tỷ lệ lạm phát phù hợp... dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tìm cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ Tóm lại, hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng Lạm phát gây ra hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của môi nước Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá... hóa và dịch vụ không ngừng tăng lên Phân loại các cấp độ lạm phát − Lạm phát vừa phải: giá cả tăng chậm < 10% => kích thích sản xuất − Lạm phát phi mã: giá cả tăng đột biến khoảng từ 10 % -> 999 % => kinh tế trì trệ − Siêu lạm phát: tốc độ tăng gấp nhiều lần lạm phát phi mã Nó phá hoại hầu hết các quan hệ hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dân Phương pháp tính lạm phát: = Trong đó: x 100% là tỷ lệ lạm. .. phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế) trở thành một trong Nhóm 3 21 những mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát không đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng không Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh... kém hiệu quả, và khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc lập ngân sách và vạch kế hoạch dài hạn Lạm phát đóng vai trò là một lực cản đối với năng suất do các công ty buộc phải chuyển các nguồn lực từ các sản phẩm và dịch vụ để tập trung vào lợi nhuận và thua lỗ từ lạm phát tiền tệ Sự không chắc chắn về sức mua tương lai của tiền tệ ngăn cản đầu tư và tiết kiệm Đồng thời, lạm phát có thể khiến... Trong lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy, tăng lương có thể gây lạm phát giá nhiên liệu Trong trường hợp thương lượng tập thể, tăng trưởng của lương sẽ được thiết lập như là một hàm của những lạm phát kỳ vọng, mà sẽ cao hơn khi lạm phát cao Điều này có thể gây ra một vòng xoáy tiền lương Một cách nào đó, lạm phát làm phát sinh thêm lạm phát kỳ vọng, mà điều này lại tiếp tục gây nên lạm phát − Đầu cơ Người . mức độ lạm phát và khả năng dự đoán chính xác sự biến động của mức lạm phát. Điều nguy hiểm của lạm phát không chỉ nằm ở mức độ của lạm phát mà còn ở sự bất ngờ của nó. Khi tỉ lệ lạm phát biến. gốc và bản chấ tiền tệ 3 Nguồn gốc tiền tệ 3 Bản chất của tiền tệ 4 Chức năng của tiền tệ 5 Thước đo giá trị 5 Phương tiện lưu thông 5 Phương tiện cất trữ 7 Phương tiện thanh toán 8 Tiền tệ thế. bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. e. Chức năng tiền tệ thể giới Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước

Ngày đăng: 16/11/2014, 12:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhóm 3 – Lớp ISB01

  • I. Nguồn gốc xuất hiện:

  • Bản chất của tiền tệ:

  • Chức năng của tiền tệ

  • II. Phân chia theo khái niệm kinh tế học:

  • III. Ý nghĩa nghiên cứu

  • Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế

  • I. Tiền tệ là phương tiện để mở rộng phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa:

  • II. Tiền tệ nó biểu hiện giá trị quan hệ xã hội

  • III. Tiền phục vụ cho mục đích của người sở hữu chúng

  • Lạm phát

  • Các biện pháp ổn định thị trường trong nền kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan