Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

103 491 1
Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ PHƯƠNG THÙY BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI HỌC “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” Ở LỚP 12 THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và PPDH Văn – Tiếng Việt Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Huy Quát THÁI NGUYÊN, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Huy Quát. Các số liệu, kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tháng 8 năm 2012 Tác giả Hoàng Thị Phương Thùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2 iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT GV : Giáo viên GS : Giáo sư HS : Học sinh NXBĐHSP : Nhà xuất bản đại học sư phạm NXBGD : Nhà xuất bản giáo dục PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SL : Số lượng TB : Trung bình THPT : Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3 iv MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ii Danh mục những từ viết tắt iii Mục lục iv MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội 1 1.2. Đề tài được lựa chọn từ thực tiễn dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” theo yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 7. Kết cấu của luận văn 7 PHẦN NỘI DUNG 8 Chương 1: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1. Tiền đề lý luận 8 1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực 8 1.1.2. Một số đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 13 1.1.3. Phương pháp tích cực trong dạy học văn 17 1.2. Tiền đề thực tiễn 27 1.2.1. Chương trình Sách giáo khoa ở trường phổ thông đối với việc đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh 27 1.2.2. Trình độ, năng lực của giáo viên với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực 31 1.2.3. Nhiều diễn đàn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học được tổ chức, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4 v 1.2.4. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” với việc sử dụng các biện pháp tích cực hóa hotạt động học tập của học sinh 36 Chương 2: THỰC TẾ DẠY HỌC BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI HỌC NÀY 38 2.1. Khảo sát tình hình dạy và học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của giáo viên và học sinh lớp 12 THPT 38 2.1.1. Khảo sát về tình hình dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của giáo viên 38 2.1.2. Khảo sát tình hình chuẩn bị, khả năng tự học và tính tích cực hoạt động của học sinh đối với học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” 47 2.1.3. Nhận xét kết quả khảo sát 50 2.2. Đề xuất một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào bài “Chiếc thuyền ngoài xa” ở lớp 12 THPT 58 2.2.1. Chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh 58 2.1.2. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo hình thức hoạt động nhóm 60 2.2.3. Kết hợp một số phương pháp, biện pháp: gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình khi dạy học bài "Chiếc thuyền ngoài xa" 60 2.2.4. Sử dụng phương pháp nghiên cứu, từng bước giúp học sinh làm việc tự lập, tích cực và có khoa học 66 2.2.5. Sử dụng phương tiện nghe nhìn vào dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” 67 Chương 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” 70 3.1. Mục đích thể nghiệm 70 3.2. Nội dung thể nghiệm 70 3.3. Đối tượng thể nghiệm 70 3.4. thiết kế bài học thể nghiệm 70 3.5. Đánh giá thiết kế thể nghiệm “Chiếc thuyền ngoài xa”: 92 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội loài người trải qua ba nền văn minh lớn, văn minh nông nghiệp kéo dài hàng vạn năm, văn minh công nghiệp tồn tại khoảng hơn ba thế kỷ và văn minh siêu công nghiệp phát triển mạnh trong mấy thập niên trở lại đây. Ở mỗi nền văn minh, giáo dục có sự phát triển tương thích với nền kinh tế - xã hội, PPDH giáo điều tồn tại ở nền văn minh nông nghiệp. PPDH cổ truyền xuất hiện ở nền văn minh công nghiệp. Đến nền văn minh siêu công nghiệp, PPDH có sự đổi mới và phát triển cao hơn, trong đó PPDH tích cực được đề cao bởi nó có vị trí, vai trò quan trọng trong dạy học và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội ở thời kỳ này. 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội Bước sang thế kỷ XXI, mọi dân tộc trên thế giới càng có ý thức sâu sắc hơn về sức mạnh của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Thành tựu cũng như thất bại trong cuộc cạnh tranh của các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa cuối thế kỷ XX, càng giúp cho những người lãnh đạo đất nước thực sự thức tỉnh và có ý thức hơn về vai trò của giáo dục trong chiến lược phát triển của quốc gia mình. Một cường quốc về kinh tế như Mỹ cũng rất quan tâm đến giáo dục, trong bản thông điệp 98, vị tổng thống Mỹ nói: “Phải chấn hưng giáo dục, nếu không sẽ không thể cạnh tranh được với người Nga, người Tàu”. Bước sang nền văn minh siêu công nghiệp, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, giúp học sinh mở rộng kiến thức và tầm hiểu biết. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau, nguồn thông tin, kiến thức phong phú, đa dạng và người học có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6 2 thể tiếp nhận được, đã đặt ra cho giáo dục yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và cách học. Đổi mới PPDH theo hướng giúp học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, với nhà trường và giáo viên nói riêng. Đối với nước ta, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II, khóa VIII (1996) đã đề ra yêu đổi mới giáo dục – đào tạo, trong đó có đổi mới PPDH. Nghị quyết chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Ở đây, chúng ta nhận thấy, không chấp nhận lối “truyền thụ một chiều” mà chú trọng rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ hai cũng chỉ ra những biểu hiện tiêu cực, hạn chế trong giáo dục và hiện nay đang tập trung khắc phục như: hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian, tiền bạc của học sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách học sinh và quan hệ thầy trò. Ngoài ra, hiện tượng tiêu cực trong thi cử dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn còn thấp. Nhìn chung, Giáo dục và Đào tạo của nước ta còn yếu kém và nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn, ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dân tộc ta tăng cường giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế thì đổi mới giáo dục có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục phải tạo ra được nguồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7 3 lực về con người theo tinh thần “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngành Giáo dục – Đào tạo có nhiệm vụ tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, có kiến thức, kỹ năng nghiề nghiệp và trình độ chuyên môn sâu rộng. Do đó, đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới PPDH theo hướng tích cực chính là để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội 1.2. Đề tài được lựa chọn từ thực tiễn dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” theo yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã theo hướng tích cực song còn cục bộ, thiếu nội dung rõ ràng, cụ thể. Một số chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học chưa đáp ứng được những vấn đề thực tiễn trong dạy học bộ môn: “Chuyên đề chưa giải quyết thấu đáo cơ sở khoa học của phương pháp, hệ thống phương pháp, nội dung, bản chất của phương pháp, khả năng vận dụng phương pháp vào bài học kinh nghiệm…Tác dụng gỡ bí và sâu rộng của các hoạt động chưa đạt được kết quả mĩ mãn” [11, 9]. Muốn đổi mới phương pháp dạy học văn có chất lượng và hiệu quả lâu dài, cần phải tiến hành đồng bộ, từ mục tiêu đào tạo, chương trình, SGK, đến nội dung, phương pháp, từ nhà quản lý giáo dục đến giáo viên và học sinh. Biết kết hợp, đổi mới nghiên cứu lý luận đến vận dụng vào thực tiễn dạy học Văn ở nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó, đổi mới PPDH Văn cũng cần có thời gian, quá trình thực hiện và đánh giá nghiêm túc. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác sau năm 1975, là truyện ngắn tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự, đời tư và giá trị nhân bản đời thường. Cái nhìn hiện thực đa diện, đa chiều về cuộc sống con người, với gánh nặng cơm áo của gia đình người phụ nữ hàng chài, khiến họ chìm ngập trong cảnh đói khổ, túng quẫn. Đằng sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8 4 câu chuyện này, là niềm tin, sự trân trọng của nhà văn về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, lòng nhân ái, vị tha và đầy bao dung của người phụ nữ. Một vẻ đẹp giản dị, rất mực đời thường của người phụ nữ hàng chài nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” mới được đưa vào giảng dạy ở lớp 12 từ năm học 2007 – 2008, sau khi thay Sách giáo khoa. Do tác phẩm mới được đưa vào chương trình nên học sinh còn bỡ ngỡ, khó khăn trong việc đọc, tiếp nhận tác phẩm. Giáo viên thì lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này để góp thêm một ý kiến mới cho việc giải quyết khó khăn cho giáo viên và học sinh khi thực hiện chương trình mới này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Như đã nói ở trên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học phát triển mạnh từ những năm 60,70 của thế kỷ trước. Năm 1973 trên tạp chí giáo dục đăng bài “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh dạy Văn mà “cho học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước, vì học sinh không phải suy nghĩ gì nhiều, chỉ cần nhớ nhiều rồi lặp lại, góp nhiều trích dẫn lại thành bài văn. Học sinh học nhiều, nhớ nhiều là điều đáng khuyến khích, nhưng quyết không phải đó là điều chủ yếu. Điều điều chủ yếu là dạy suy nghĩ, dạy sáng tạo”[8, 67]. Dạy văn là dạy phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, dạy văn là dạy cái hay cái đẹp và bao nhiêu thứ trong đó. Dạy văn là để học sinh “phát hiện con người mình”, “dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”. Nhiều luận điểm của thủ tướng có tầm chiến lược, có tính thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9 5 2.2. Từ sau năm 1986, đất nước ta bước sang thời kỳ mới, đối diện với bối cảnh lịch sử này, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách mới cho phát triển kinh tế, trong đó có giáo dục, để kịp thời bắt nhịp với sự phát triển kinh tế toàn cầu mà trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, năm 1995 sau khi tổ chức thành công hội thảo “đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học” thì hàng loạt các bài viết, đầu sách được ra mắt độc giả như “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh trung học phổ thông” (Vũ Quốc Anh), “Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường” ( Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội), “Phương pháp giáo dục tích cực” (Nguyễn Kỳ), “Dạy học theo hướng phát triển tư duy”, “Phương pháp giáo dục tích cực” (Trần Bá Hoành), “Phương pháp dạy học văn”, (Phan Trọng Luận), “Phương pháp luận nghiên cứu văn học” (Nguyễn Văn Dân), “Văn học nhà trường nhận diện- đổi mới- tiếp cận” (Phan Trọng Luận), “Văn học nhà trường những điểm nhìn” (Phan Trọng Luận), “Phương pháp dạy học văn trung học phổ thông, những vấn đề cập nhật” (Nguyễn Thanh Hùng)…vv. Đó là những cuốn sách có nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, những cuốn sách đó mới chỉ cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản về mặt nhận thức lý luận, mà chưa đi sâu nghiên cứu từng bài học cụ thể, nhất là những bài mới đưa vào chương trình. Do đó chúng chỉ có tính chất như tài liệu tham khảo, có tính định hướng chung về phương pháp dạy học tích cực. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mới đưa vào chương trình lớp 12 THPT. Đến nay, cũng có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Ở góc độ phương pháp, có đề tài: “Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Hoàng Thị Hồng Minh. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu giá trị nhân sinh của truyện ngắn như “Những chiệm nghiệm về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10 [...]... muốn hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa thông qua một số phương pháp, biện pháp dạy học tích cực, phù hợp với bài học và yêu cầu của sự đổi mới PPDH 3 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn đề xuất một số phương pháp, biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bài học Chiếc thuyền ngoài xa ở lớp 12 THPT. .. riêng 6.3 Đề xuất một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đối với bài học Chiếc thuyền ngoài xa 6.4 Soạn giáo án theo hướng nghiên cứu của tác giả luận văn vào dạy thể nghiệm bài học Chiếc thuyền ngoài xa ở lớp 12 THPT 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương I: Những tiền đề lý luận và thực tiễn của đề tài Chương II:... b Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Tích cực trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, tíchh cực, tự lực, sáng tạo của người học “Phương pháp dạy học tích cực là phương dạy học phát... niệm tính tích cực và phương pháp dạy học tích cực Luật giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì đổi mới phương pháp học của học sinh được quan tâm hàng đầu Để hiểu rõ phương pháp tích cực, tôi xin trình bày một số vấn đề lý luận sau đây a Tính tích cực Tính tích cực là một phẩm chất của con... tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của học sinh, dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên”[7, 21] Với quan niệm nói trên, muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại thói quen của trò cũng ảnh hưởng đến... phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của giáo viên và học sinh lớp 12 THPT thuộc địa bàn Thái Nguyên 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra để nêu rõ thực trạng dạy và học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa ở lớp 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11 7 5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh... số đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Theo GS Trần Bá Hoành và theo cuốn sách “Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học của dự án Việt – Bỉ thì phương pháp dạy học tích cực có 5 đặc trưng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18 14 Đặc trưng thứ nhất: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm Phương pháp tích cực xem học sinh vừa là đối... pháp dạy học đạt hiệu quả, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của phương pháp dạy học, còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của giáo viên 1.2 Tiền đề thực tiễn 1.2.1 Chương trình Sách giáo khoa ở trường phổ thông đối với việc đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh Năm... Phương pháp so sánh, khái quát các kết quả nghiên cứu 5.4 Phương pháp thể nghiệm sư phạm qua việc tiến hành dạy thử bài học Chiếc thuyền ngoài xa ở lớp 12 THPT để rút ra kết luận cần thiết 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1 Khảo sát thực trạng dạy và học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ở lớp 12 THPT 6.2 Nghiên cứu những luận điểm cơ bản về phương pháp tích cực nói chung và phương pháp tích cực trong dạy học. .. giữa hoạt động dạy và hoạt động học Trong dạy và học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên, người học được tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17 13 khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, . phương pháp, biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bài học Chiếc thuyền ngoài xa ở lớp 12 THPT. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Hoạt động. số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào bài Chiếc thuyền ngoài xa ở lớp 12 THPT 58 2.2.1. Chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh 58 2.1.2. Tổ chức cho học sinh. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ PHƯƠNG THÙY BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI HỌC “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Ở LỚP 12 THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC

Ngày đăng: 15/11/2014, 21:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan