một vài cảm nhận sau chuyến viếng thăm bảo tàng hồ chí minh

3 7.2K 58
một vài cảm nhận sau chuyến viếng thăm bảo tàng hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một vài cảm nhận sau chuyến viếng thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh (DVHNN) Nói đến Bảo tàng Hồ Chí Minh, bất cứ ai dù chưa đến đó một lần cũng hiểu được nơi đây trưng bày những tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác hoạ cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Là sinh viên, tôi may mắn một lần đựơc theo chân cuộc hành trình của môn học “Tư Tưởng Hồ Chí Minh” đến viếng thăm nơi đây. Cuộc viếng thăm đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng và xúc cảm sâu sắc. Đặc biệt qua những gì được tận mắt chứng kiến, cuộc viếng thăm còn đưa tôi đến với nhiều thực tế sinh động mà có thể trước đây tôi mới chỉ được nghe trên sách vở hoặc chưa hề nghĩ tới. Bn cảng Nhà Rng TP.HCM - nơi Bác H ra đi tìm đường cứu nước. Bảo tàng Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên gọi “Bến Cảng Nhà Rồng” toạ lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, TP Hồ Chí Minh; là chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng di tích lưu niệm về cuộc đời sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng được chia làm ba không gian gắn liền với những giai đoạn hoạt động cách mạng của Người: Phía bên phải là hình ảnh đất nước ta; bên trái là bối cảnh thế giới trong những năm đầu thế kỷ XX; khu chính giữa là con đường Hồ Chí Minh. Một cách tổng thể, nơi đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác hoạ cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Cảm nhận đầu tiên của tôi khi bước chân đến đây, đứng trước một bến nước mênh mông với muôn vàn con sóng điệp trùng, tôi cảm phục về Bác – một con người đầy lý tưởng. Có lẽ cách đây 100 năm, ngày 5/6/1911, Bác cũng đang đứng ở đây như tôi, phóng tầm mắt nhìn ra biển khơi xa tít. Người thanh niên Nguyễn Văn Ba gầy gò ngày ấy đang mang trong mình một một tâm tư trĩu nặng và một hoài bão lớn lao. Nhìn những con sóng dữ tợn đang gấp gáp xô nhau vào bờ và những con thuyền nhỏ bé đang vập vềnh trên con nước, tôi tự hỏi: không biết ngày ấy khi bước lên con tàu Amiral Latouche Tréville để sang châu âu tìm đường cứu nước, trong lòng Bác có cảm thấy sợ hãi hay không? Bởi vì những chuyến đi biển thường hay gặp muôn vàn trắc trơ , đã có biết bao nhiêu con thuyền đã thất bại trước những con sóng dữ vĩnh viễn phải chìm sâu dưới lòng biển cả mà cuộc hành trình của Bác lại rất xa xăm không biết bao giờ mới tới nơi? Có lẽ là không. Bởi tình yêu quê hương đất nước, tình thương nhân dân, nỗi đau khi phải chứng kiến cảnh đồng bào mình đang chịu cảnh lầm nô lệ lầm than dưới gót giày bọn thực dân đế quốc đã tạo nên trong Người một lý tưởng cao cả, quyết tâm tìm ra con đường giải phóng dân tộc mình. Nhìn vào cuộc sống hiện tại, tôi thấy còn cảm phục Bác hơn nữa khi chúng tôi đang được sống trong một xã hội tự do, chúng tôi được học tập, một xã hội rộng mở với những cơ hội tốt đẹp về tương lai cho chúng tôi muôn vàn lựa chọn. Vậy mà, có biết bao nhiêu người trong chúng tôi đã sống không hề có lý tưởng, có biết bao người đã sa đoạ vào các tệ nạn, vào những thú vui qua ngày để giết dần sự sống của mình. Bước vào không gian bên trong bảo tàng, qua lời chỉ dẫn của chị hướng dẫn viên, con đường và sự nghiệp cách mạng của Bác dần dần như được trải ra trước mắt tôi qua dấu tích của từng hiện vật và bức ảnh. Tôi không thể kìm nén được nỗi xúc động khi nghe giới thiệu về bộ tư trang của Bác. Trước mắt tôi là một chiếc áo Kaky đã bạc màu, cây gậy tre đơn xơ mộc mạc, chiếc mũ cối cũ kỹ phai màu và đôi dép cao su mòn đế – đó là hành trang đã đi theo Bác qua những năm tháng. Ôi! Giản dị biết bao. Một người bôn ba gần 40 năm trời, dành hơn nửa đời mình đi tìm đường cứu nước, một vị lãnh tụ đất nước, một danh nhân văn hoá được cả thế giới biết đến mà mà tư trang lại đơn giản vậy sao? Nó hoàn toàn đối lập với những gì tôi thường hay mường tượng tới. Tôi chợt nhớ đến bài thơ của Bác kể về cuộc sống của Người khi đang sống và chỉ đạo kháng chiến tại Cao Bằng mà tôi đã được học: Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng th mà sang. Bài thơ phác hoạ cuộc sống cũng như con người thật giản dị của Bác. Đối với Bác chỉ với “cháo bắp” và “rau măng” nhưng với chừng vậy Người đã gọi là “sang”. Qua đây tôi cũng hiểu thêm được vì sao Bác được mọi người yêu quý đến như vậy. Phải chăng không chỉ ở tư tưởng cao đẹp và vĩ đại, ở học thức hay con đường cứu nước mà Bác đã tìm thấy để giải phóng dân tộc nhưng còn ở nếp sống giản dị đơn sơ của Người. Điều thú vị khi đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh là tôi không chỉ được tận mắt chứng kiến những tư liệu quan trọng đã từng được nghe trên giảng đường. Đặc biệt nhất ở đây, tôi còn được xem những lá thư tay mà Người đã viết cho các cán bộ Đảng viên, viết cho các chiến sỹ, cho quần chúng nhân dân, cho các cháu thiếu nhi… mà trong mỗi lá thư Bác viết dù là việc công hay việc tư, đều chất chứa những tình cảm dạt dào. Từng câu chữ trong những bức thư đều chứa đựng những tình cảm chân thành sâu lắng thiết tha. Có lẽ, chính những tình cảm ấy đã trở thành động lực giúp toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết kháng chiến. Sinh thời, một nhà thơ nào đó khi cảm nhận được tình cảm đó của Bác ông đã xúc động thốt lên: Bác ơi tim Bác mênh mông th Ôm cả non sông mọi kip người. Cảm xúc của tôi dâng trào khi nghe kể về những năm tháng cuối đời của Bác. Bác ước mong được vào thăm Miền Nam như muốn bù đắp vỗ về cho đứa con sau bao năm thương đau xa cách nhưng đã không thể thực hiện được. Tôi xúc động nhớ đến câu chuyện mà chính Bác đã kể về mình lúc sinh thời: “ước mơ lớn nhất của cả cuộc đời tôi là làm sao cho đất nước được độc lập, dân tộc được tự do và mọi người được ấm lo hạnh phúc…”. Khi đến nơi đây, tôi mới hiểu hết được ý nghĩa của câu nói đó. Cả cuộc đời Bác đã dành cho dân tộc; cả tình yêu Bác đã dành cho đồng bào. Tron vẹn trái tim của Bác chỉ có duy nhất tình yêu dành hết cho nhân dân và dân tộc ta. Tình yêu đó thật cao thượng và đẹp đẽ biết bao. Viếng thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau. Riêng đối với bản thân tôi, chuyến thăm quan đã phần nào bổ túc những tri thức về Bác mà tôi mới chỉ được học trên giấy vở. Không những vậy, còn giúp tôi thêm yêu mến và trân trọng môn học “Tư Tưởng Hồ Chí Minh”. Qua những câu chuyện được nghe, tôi cũng học tập được rất nhiều từ những đức tính tốt đẹp của Bác. Tôi sẽ đem lý tưởng của tôi để tự tin ra khơi cùng Bác vào biển đời mênh mông. Tôi cũng sẽ học cách yêu thương để mở rộng con tim của mình như Bác. Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi càng thêm yêu và tự hào về giống nòi; càng thêm yêu đất nước Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết bao xương máu để dành lại. . Một vài cảm nhận sau chuyến viếng thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh (DVHNN) Nói đến Bảo tàng Hồ Chí Minh, bất cứ ai dù chưa đến đó một lần cũng hiểu được nơi đây trưng. yêu đó thật cao thượng và đẹp đẽ biết bao. Viếng thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau. Riêng đối với bản thân tôi, chuyến thăm quan đã phần nào bổ túc những tri thức. nước. Bảo tàng Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên gọi “Bến Cảng Nhà Rồng” toạ lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, TP Hồ Chí Minh; là chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng

Ngày đăng: 15/11/2014, 21:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan