Các kỹ năng cơ bản của giáo viên dạy hóa học

6 1.2K 9
Các kỹ năng cơ bản của giáo viên dạy hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN HÓA HỌC 1. Kỹ năng dùng lời a) Tầm quan trọng - Lời nói là công cụ dạy học số 1 của người giáo viên vì : + Có thể diễn đạt được mọi nội dung phức tạp, tế nhị. + Có thể mà hóa được một khối lượng vô hạn các thông tin. + Không bị lệ thuộc vào ánh sáng vất cản…. - Lời nói là phương tiện giao tiếp rất hiệu quả, giúp GV tạo mối quan hệ thầy trò b) Các bước rèn luyện kỹ năng dùng lời. - Đọc nhiều, nghe nhiều để có vốn từ phong phú và vốn kiến thức sâu rộng. - Kiên trì luyện tập cá nhân : + Bước đầu nên đọc to sau đó đọc diễn cảm, nhờ người nhận xét hoặc ghi âm lời nói để uốn nắn . + Tập thở sâu kiểm soát và điều khiển hơi thở để nói được câu dài, liên tục không đứt đoạn. Tập sử dụng ngắt hơi để tách các nhóm từ, mệnh đề. Có những chỗ cần dừng lại lâu hơn để tạo cảm giác chờ đợi, gây chú ý. + Tập điều khiển giọng nói theo ý muốn: to, nhỏ, nhanh, chậm, vui, buồn….Nói trước gương để xem nét mặt, cử chỉ điệu bộ có phù hợp không + Nâng dần khả năng diễn đạt : dễ hiểu, lưu loát, sinh động, hấp dẫn . - Tập nói trước nhóm nhỏ, tập kể chuyện khôi hài, chủ động làm quen, bắt chuyện với mọi người. - Tham gia các hoạt động tập thể : cần mạnh dạn phát biểu, tranh luận trước đám đông, tích cực khi tham gia thảo luận nhóm. 1 2. Kỹ năng sử dụng bảng. “tôi nghe – tôi quên, tôi nhìn – tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu” a) Tầm quan trọng - Giữ được lâu các tín hiệu nên độ chính xác, trung thực, tin cậy cao, khoảng cách truyền tin lớn tốc độ truyền tin cực đại. - HS dễ theo dõi tiến trình bài giảng , nhớ bài khi GV sử dụng hình vẽ, sơ đồ… - Trình bày bảng đẹp, gọn gàng, khoa học sẽ hình thành cho hs tính cẩn thận, chính xác . Gây thiện cảm với hs và người dự. b)Một số chú ý khi viết bảng. - Những nội dung viết phải được dự kiến trước (trong giáo án). - Trình bày chính xác, cô đọng dàn ý , không viết lửng , dở dang. Tên bài, các đế mục lớn viết bằng chữ in hoặc phấn màu, các đề mục nhỏ thì lui vào trong .Viết đúng thuật ngữ, danh pháp hóa học, nếu viết tắt phải giải thích. - Chia bảng thành cột, tận dụng tối đa khoảng giữa bảng, giữ bảng sạch sẽ xóa ngay những phần không cần thiết. - Viết bảng kết hợp với lời nói khéo léo. 3. Kỹ năng sử dụng bài tập. - Kỹ năng xác định rõ mục đích của từng bài tập và tiết luyện tập ôn tập : Kiến thức nào cần ôn? Kiến thức nào cần củng cồ, hệ thống? Những lỗ hổng kiến thức nào cần bổ sung? Cần hình thành cho hs phương pháp giải nào ?(với dạng bài cụ thể) - Kỹ năng tóm tắt đề : nó giúp hs dễ hình dung một cách khái quát các dữ kiện tạo thuận lợi cho quá trình tư duy, tìm lời giải. - Kỹ năng dùng sơ đồ, hình vẽ nhằm cụ thể hóa các vấn đề khó và trừu tượng. * Lưu ý : - Chỉ chữa những bài tiêu biểu, điển hình hoặc có pp giải mới .Giúp hs nắm chắc pp giải các dạng bài tập cơ bản bằng cách chữa mẫu thật kỹ, cho bài tương tự về nhà làm. - Phải nghiên cứu kỹ tính trước kết quả giải bằng nhiều cách khác nhau, chọn cách tối ưu, dự kiến trước những sai lầm hs hay mắc phải. Những bài tương tự thì cho hs lên bảng giải, thầy chỉ nói hướng giải hoặc những điểm cần chú ý. Nếu hs có hướng giải sai nên dừng lại ngay. 4. Kỹ năng sử dụng thí nghiệm. TN ở trường PT giúp hs làm quen với những tính chất, mối quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để nắm vững các qui luật, khái niệm hóa học. Có các loại TN sau : TN nghiên cứu và TN minh họa, TN kiểm chứng, TN nêu vấn đề và TN giải quyết vấn đề, TN đối chứng - so sánh. 2 5. Kỹ năng sử dụng sơ đồ, biểu bảng Có tác dụng mã hóa kiến thức: cô đọng, hấp dẫn, dễ hình dung, dễ khái quát hơn cách trình bày bằng lời nói, vì vậy gây được sự chú ý, hs dễ hiểu, dễ nhớ. 6. Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, hình vẽ. Có tác dụng thay thế những vật quá nhỏ bé hoặc quá to lớn , những vật nguy hiểm không thể tới gần, những vật mà lời nói không thể nào mô tả được. 7. Kỹ năng kể chuyện hóa học. Có tác dụng tạo thư giãn, tăng hứng thú bài giảng, mở rộng tầm hiểu biết một cách nhẹ, thoải mái và hiệu quả, hs nhớ lâu kiến thức gắn với câu chuyện kể, gây thiện cảm thầy trò. * Lưu ý: cần lựa chọn chuyện hay, hấp dẫn, phù hợp nội dung bài giảng. Loại bớt tình tiết không cần thiết, thêm thắt những tình tiết minh họa hấp dẫn (tìm hình ảnh minh họa nếu được).Tập kể vài lần cho lưu loát, hấp dẫn kết hợp cử chỉ điệu bộ. 8. Kỹ năng sử dụng hệ thống câu hỏi. Câu hỏi có tác dụng định hướng, lôi cuốn hs tập trung chú ý, rèn luyện tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, trau dồi ngôn ngữ, phát âm, diễn đạt, giúp hs mạnh dạn tự tin. Giúp GV phát hiện kịp thời lỗ hổng kiến thức của hs. Làm không khí lớp học sinh động.Có các loại câu hỏi sau: - Câu hỏi biết: nhớ lại hiện tượng, sự kiện. - Câu hỏi hiểu: so sánh các sự vật hiện tượng. - Câu hỏi hiểu: hệ thống hóa- khái quát hóa. - Câu hỏi tìm hiểu: nguyên nhân của sự vật hiện tượng - Câu hỏi vận dụng: kiến thức đã học. * Lưu ý : Hệ thống câu hỏi phải chuẩn bị trước bao gồm câu hỏi chính và câu hỏi phụ (gợi ý), tránh tùy hứng.Cần chuẩn bị cả 2 loại câu hỏi : tái hiện và sáng tạo, nên bắt đầu bằng câu hỏi tái hiện sau đó dùng câu hỏi sáng tạo, trừu tượng. Không hỏi chung chung khái quát có nhiều cách trả lời, tránh hỏi bất ngờ làm hs lúng túng. Khuyến khích hs trả lời không chế diễu, nạt nộ, cố gắng “tìm ra ý đúng trong câu trả lời sai”. 9. Kỹ năng lập hồ sơ tư liệu dạy học. a) Tầm quan trọng - Tư liệu góp phần tăng lượng thông tin của bài giảng, nhờ đó hs hiểu sâu, nắm vững kiến thức.Bài giảng có nhiều tư liệu sẽ sinh động hấp dẫn hơn, hs thêm hứng thú học tập. - Tư liệu giúp GV cập nhật những kiến thức mới, thành tựu mới của khoa học giúp hs có vốn sống thực tế hơn, làm hs thấy rõ lợi ích của việc học, thêm yêu thích môn hóa. 3 b) Sưu tầm, phân loại tư liệu theo chủ đề. - Các kiến thức mới chuyên sâu vế hóa học. - Các ứng dụng hóa học trong thực tiễn. - Lịch sử và các chuyện kể hóa học… NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm sinh lí của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy.Có thể chia thành các nhóm năng lực sau: 1-Tri thức về môn học và khoa học giáo dục. Đây là năng lực cơ bản của NLSP thể hiện ở việc GV nắm vững nội dung, chương trình, SGK và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy đối với các môn mình phụ trách, có vốn văn hóa chung và văn hóa sư phạm, có khả năng tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri thức và cập nhật được các tri thức hiện đại.Tri thức, hiểu biết sâu rộng về môn học và khoa học giáo dục thể hiện : - Nắm vững và hiểu biết sâu rộng bộ môn mình phụ trách, thể hiện khả năng nắm chắc chương trình môn học, phân tích, nhìn nhận các mạch kiến thức phổ thông… - Hiểu biết về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và sự vận dụng các kiến thức đó vào giảng dạy. - Biết tiến hành nghiên cứu khoa học và có hứng thú với nghiên cứu khoa học. - Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri thức của mình. 2-Năng lực chẩn đoán. Giúp GV nắm được đặc điểm tâm sinh lí, nhu cầu …của người học, phát hiện sớm và có biện pháp thích hợp trong công tác dạy học và giáo dục, đặc biệt là trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và ngăn chặn những lệch lạc trong sự phát triển nhân cách của HS . Để đoán đúng GV cần có các kỹ năng: quan sát, phỏng vấn, giao tiếp, soạn phiếu điều tra, tổ chức điều tra, xây dựng hồ sơ đối tượng và xử lí thông tin… 3-Năng lực lập kế hoạch. Thể hiện ở việc GV biết lựa chọn loại tài liệu tham khảo, xác định được mục tiêu, yêu cầu, lựa chọn được phương pháp giảng dạy, xây dựng được kế hoạch giảng dạy…GV phải dự kiến được những tình huống xảy ra và phương án xử lý. 4-Năng lực triển khai kế hoạch . Để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, GV cần có các NL thành phần sau: 4 - NL hiểu hs “thâm nhập” vào thế giới bên trong của hs, hiểu biết về nhân cách của hs, NL quan sát những biểu hiện tâm lí của hs trong quá trình dạy học. - NL giải thích: làm cho người khác hiểu được ý nghĩ của mình một cách chính xác - NL sử dụng ngôn ngữ : Biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, tình cảm bằng lời nói, chữ viết, cũng như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ; sử dụng linh hoạt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt nội dung bài học cho hs. - NL chế biến tài liệu : làm cho tài liệu thích hợp với trình độ và đặc điểm nhân cách của hs. - NL truyền đạt nội dung học tập : GV phải nắm vững kỹ thuật dạy học, gây hứng thú và kích thích hs suy nghĩ tích cực và độc lập; tạo ra tâm thế có lợi cho hoạt động học tập của hs. - NL sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học : sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm - NL giao tiếp : thể hiện trong việc đánh giá và phát triển nhu cầu của đối tượng để phối hợp hoạt động dạy và học, sự lịch thiệp trong ứng xử sư phạm. - NL phôn phối chú ý : điều khiển, bao quát lớp học, GV có thể chú ý đến 2-3 hoạt động hoặc đối tượng khác nhau. - NL quan sát sư phạm : là năng lực đi sâu vào thế giới bên trong của hs trên cơ sở hiểu biết về nhân cách và các trạng thái tâm lí nhất thời của trẻ. - NL tổ chức : tổ chức tập thể hs và công việc của chính bản thân GV - NL xử lí tình huống sư phạm.: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy. - NL nắm vững PP giảng dạy và vận dụng PP ấy có hiệu quả . - NL nắm vững kĩ thuật dạy học : nắm vững cách tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của hs qua bài giảng. 5-Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học. GV nắm được khả năng tiếp thu bài của hs để kịp thời cải tiến PPDH, biết đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu đã được xác định .Biết đánh giá thành công, hạn chế của từng bài giảng của bản thân để có biện pháp khắc phục. 6-Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học GV phải có năng lực nghiên cứu, có thói quen và khả năng giải quyết vấn đề của thực tiễn nghề nghiệp bằng con đường nghiên cứu khoa học . Cần có các kỹ năng : xd giả thuyết khoa học, xd đề cương nghiên cứu, giải quyết các vấn đề, xd phiếu điều tra, xử lý đánh giá kết quả nghiên cứu… 7-Năng lực bồi dưỡng phát triển nâng cao trình độ. Thề hiện ở khả năng thực hiện hoạt động cá nhân về nhiệm vụ học tập, tự cập nhật tri thức, PP và rèn luyện các kỹ năng mới. 5 8-Năng lực hợp tác Thề hiện ở khả năng chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, phối hợp với đồng nghiệp và những người xung quanh trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học… 9-Năng lực sáng tạo Thể hiện ở khả năng tư duy sáng tạo, GV cần có các KH: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, tương tự hóa, suy luận logic và tư duy linh hoạt… 6 . CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN HÓA HỌC 1. Kỹ năng dùng lời a) Tầm quan trọng - Lời nói là công cụ dạy học số 1 của người giáo viên vì : + Có thể diễn đạt được. hóa học. - Các ứng dụng hóa học trong thực tiễn. - Lịch sử và các chuyện kể hóa học NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm sinh lí của nhân cách. các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy.Có thể chia thành các nhóm năng lực sau: 1-Tri thức về môn học và khoa học giáo dục. Đây là năng lực cơ bản của

Ngày đăng: 15/11/2014, 13:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan