tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần vinafood 1 hải dương tại kim thành

87 328 0
tổ chức công tác kế toán  bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần vinafood 1 hải dương tại kim thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BHXH - BHYT - CPBH - CPQLDN - CKTM - DT - DT HBTL - DTBH - GVHB - KPCĐ - KKTX - KKĐK - XĐKQKD - BBTL - BPBKH - CTGS - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chiết khấu thương mại - Doanh thu - Doanh thu bán hàng bị trả lại - Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán - Kinh phí công đoàn - Kê khai thường xuyên - Kiểm kê định kỳ - Xác định kết quả kinh doanh - Biên bản thanh lý - Bảng phân bổ khấu hao - Chứng từ ghi sổ 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa hay doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đều phải quan tâm đến việc tiêu thụ và bán được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bản thân doanh nghiệp mình. Bởi đây chính là một nhân tố để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu thu được lợi nhuận cao thì kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một yêu cầu thực tế, nó phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt khâu bán hàng thì mới đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và đánh giá chính xác hiệu quả SXKD của doanh nghiệp đó. Đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động kinh doanh chính là bán hàng. Bán hàng là một nghệ thuật, lượng hàng hóa tiêu thụ là nhân tố trực tiếp làm thay đổi lợi nhuận. Nó thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là cơ sở để đánh giá trình độ quản lý, hiệu quả SXKD. Nhà kinh doanh căn cứ vào số lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh thu, các chi phí đã bỏ ra cho hoạt động bán hàng để lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý. Với nền kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau và họ mong muốn tồn tại, phát triển bền vững, tự chủ về mọi hoạt động kinh doanh. Do những tác động đó, các nhà kinh doanh cần phải có tư duy nhạy bén; linh hoạt, thích ứng với mọi tình huống; đưa ra những đường lối đúng đắn để giúp doanh nghiệp mình phát triển. Việt Nam là một quốc gia trong vùng nhiệt đới, có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Từ một nước có tình trạng thiếu lương thực đến tự cung tự cấp và đến nay Việt Nam là một nước đứng thứ hai về việc xuất khẩu gạo. Để tạo được những bước nhảy vọt đó không thể không kể đến vai trò của Hiệp hội lương thực Việt Nam. Hiệp hội lương thực Việt Nam là một tổ chức xã hội của các doanh nghiệp, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh 2 doanh lương thực. Nhiệm vụ của Tổng công ty là tổ chức, quản lý SXKD các mặt hàng lương thực, nông sản, thu mua lương thực hàng hóa cho nông dân, bình ổn giá cả, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tổng công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực là sản xuất và thương mại. Chi nhánh Công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành là một trong 6 chi nhánh của Công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương và là một công ty thương mại. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là gạo, lương thực và nông sản. Công ty có chức năng thực hiện hoạt động mua bán vì vậy việc nâng cao hiệu quả bán hàng là một vấn đề mà các nhà quản trị trong công ty đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ những vấn đề và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “ Tổ chức Công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành” làm nội dung nghiên cứu. 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ lương thực tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ lương thực của công ty. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ lương thực. - Nghiên cứu thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ lương thực tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ lương thực tại công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ lương thực tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương. 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tìm hiểu lý luận về bán hàng, kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ, từ đó góp phần vào việc quản trị bán hàng, xác định kết quả tiêu thụ lương thực tại công ty. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành. Địa chỉ: Phố Hồng Hà, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi về thời gian: Số liệu được lấy từ năm 2013. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện đề tài: Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: Sử dụng phương pháp này để thu thập hệ thống cơ sở lý luận cần thiết, liên quan, phục vụ cho nghiên cứu đề tài kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin từ các đối tượng là cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh Công ty, khách hàng của Công ty về đặc điểm, tình hình kinh doanh của công ty trong thực tiễn. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để thu thập các số liệu cần thiết do Bộ phận Tài chính – kế toán của công ty cung cấp, làm minh chứng cụ thể cho đề tài và lựa chọn phương pháp xử lý thông tin thu thập được nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Sử dụng phương pháp này để nhận được ý kiến đóng góp, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ từ các thạc sỹ, thầy cô có chuyên môn, có kinh nghiệm về Tài chính – kế toán. Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích, so sánh, đối chiếu, nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong bộ máy tổ chức kế toán. Nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 4 1.5 Kết cấu đề tài Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại Chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán và cô giáo Đồng Thị Huyền hướng dẫn em chọn đề tài “ Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty Cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành” với mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm cho công tác kế toán của công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Nội đề tài gồm 3 phần: Chưong 1: Những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành . Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành. 5 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về kế toán bán hàng trong Doanh nghiệp sản xuất và thương mại 1.1.1Một số khái niệm liên quan đến bán hàng và xác định kết quả bán hàng - Quá trình bán hàng: Quá trình bán hàng là quá trình hoạt động kinh tế bao gồm 2 mặt: Doanh nghiệp đem bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ đồng thời đã thu được tiền hoặc có quyền thu tiền của người mua. Hàng hoá cung cấp nhằm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội gọi là bán ra ngoài. Trường hợp, hàng hoá cung cấp giữa các đơn vị trong cùng một công ty, tổng công ty, được gọi là bán hàng trong nội bộ. Quá trình bán hàng thực chất là quá trình trao đổi quyền sở hữu giữa người bán và người mua trên thị trường hoạt động. Công tác bán hàng có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó là công đoạn cuối cùng của giai đoạn tái sản xuất. Doanh nghiệp khi thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp -Doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu ”. Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường. 6 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch như bán hàng hoá…bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). - Giá vốn Là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, bao gồm giá trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ. -Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu như : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, được tính giảm trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. + Chiết khấu thương mại:là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ) với lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng. + Giảm giá hàng bán:Là giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng. + Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế. Như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng , số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn(nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hoá đơn(nếu trả lại một phần). + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT là khoản thuế gián thu tính trên doanh thu bán hàng, các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. 7 • Thuế TTĐB:Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ những hàng hoá đặc biệt thuộc danh mục vật tư, hàng hoá chịu thuế TTĐB. • Thuế XK: • Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu hàng hoá mà hàng hoá đó phải chịu thuế xuất khẩu. • Thuế GTGT trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - Chi phí bán hàng : Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh - Chi phí quản lý doanh nghiệp: dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp. - Xác định kết quả kết quả bán hàng: Phản ánh xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác cuả doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. 1.1.2. Các phương thức bán hàng Bán buôn hàng hóa: - là hình thức bán một khối lượng lớn hàng hóa với một mức giá hoặc giá đã có chiết khấu ở mức cao nhằm tiêu thụ được nhanh, nhiều. Hàng bán buôn thường được bán theo lô hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức: - Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Nó có thể thực hiện dưới hai hình thức: + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. 8 + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng, dùng phương tiện vận tải chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển do bên nào chịu là do sự thoả thuận từ trước giữa hai bên. - Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức: + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: doanh nghiệp thương mại sau khi mua và nhận hàng, dùng phương tiện vận tải vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá này mới được xác định là tiêu thụ. Bán lẻ hàng hoá: - là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau: 9 - Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. - Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên đó làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng. - Hình thức bán lẻ tự phục vụ: khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bàn tính tiền để thanh toán tiền hàng. Gửi đại lý bán: - Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận đại lý. Họ nhận hàng và thanh toán tiền cho doanh nghiệp thương mại rồi sau đó được nhận hoa hồng đại lý bán (hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại). Hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền cho bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng trả góp: - là người mua trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo hoá đơn giá bán hàng hoá còn thu thêm khoản tiền lãi trả chậm của khách. 1.1.3. Các phương thức thanh toán Việc thanh toán với người mua về thành phẩm bán ra được thực hiện theo 2 phương thức: Thanh toán trực tiếp và trả chậm. Khách hàng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng tiền gửi. - Thanh toán trực tiếp: Khách hàng sau khi đã nhận đủ số lượng hàng hóa mà đã ký kết, thỏa thuận mua bán giữa hai bên thì sẽ thanh toán tiền hàng ngay cho công ty. Với những khách hàng mua lẻ hoặc khách hàng mới thì doanh nghiệp sẽ áp dụng phương thức này hoặc một số khách hàng thường xuyên của công ty sau khi nhận đủ hàng sẽ thanh toán ngay. - Trả chậm: Khách hàng đã nhận được hàng nhưng chưa thanh toán tiền hàng cho công ty trong vòng 7 ngày sẽ tính theo lãi suất của ngân hàng tại thời 10 [...]... quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay 25 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOOD 1 HẢI DƯƠNG TẠI KIM THÀNH 2 .1 Giới thiêu khái quát về chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành 2 .1. 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Là một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong... Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu TK 532 không có số dư d- Trình tự hạch toán Sơ đồ 1. 5 Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu TK 511 TK 13 1 ,11 1 ,11 2 TK 333 Thuế TTĐB, XK,NK GTGT trực tiếp phải nộp TK 5 21, 532,5 31 K/c giảm giá, Doanh thu bán hàng doanh thu hàng bị trả lại 1. 2.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp 1. 2.3 .1 Kế toán chi phí bán hàng. .. hàng hóa xuất bán trong kỳ Kế toán xác định trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho đã bán theo công thức: Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất bán = Trị giá mua của hàng hóa xuất bán Chi phí mua phân bổ cho + hàng hóa xuất bán trong kỳ 13 1. 2 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1. 2 .1 Nhiệm vụ kế toán bán hàng bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh... tự kế toán Sơ đồ 1. 4 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán TK 15 4, 15 5 TK 632 Giá trị thực tế hàng đã tiêu thụ (1a) TK 15 7 Trị giá vốn(1b) hàng gửi bán TK 911 kết chuyển trị giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ Trị giá vốn hàng gửi đã tiêu thụ (1c) TK 6 41 TK 11 1 ,11 2 Phản ánh hoa hồng trả đai lý Cuối kỳ kết chuyển Chi phí bán hàng 18 TK 13 3 * Phương pháp kiểm kê định kỳ không ghi nhận bút toán giá vốn: 1a,1b,1c 1. 2.3... - Xác định kết quả kinh doanh” Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán 15 Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 1. 1 Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng trự tiếp TK 911 TK 511 TK 333 TK 11 1 ,11 2 ,13 1… Thuế TTĐB,XK,NK Doanh thu bán hàng GTGT trực tiếp phải nộp TK 5 21, 532,5 31 K/c giảm giá, doanh thu hàng bị trả lại K/c DT thuần để xác định kết quả TK 33 311 ... GTGT đầu ra phải nộp (phương pháp khấu trừ) Sơ đồ 1. 2 Doanh thu bán hàng đại lý TK 911 TK 511 TK 11 1 ,11 2 ,13 1… Doanh thu bán hàng TK 5 21, 532,5 31 K/c giảm giá, doanh thu hàng bị trả lại K/c DT thuần TK 33 311 VAT đầu ra phải nộp (phương pháp khấu trừ) để xác định kết quả 16 TK 333 Thuế TTĐB,XK,NK VAT trực tiếp phải nộp TK 515 Định kỳ kiểm kê Sơ đồ 1. 3 Doanh thu bán trả góp TK 511 TK 11 1 ,11 2 Đã thu tiền... chức tại phòng kế toán và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty Phòng kế toán giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty, với chức năng cung cấp thông tin kinh tế cho ban lãnh đạo công ty Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp vật tư, tài sản và tính giá Kế toán tiền lương Thủ quỹ kiêm và thống thủ kho... 2 .1. 3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2 .1. 3 .1 Đặc điểm bộ máy kế toán 29 Do đặc điểm của ngành kinh doanh nói chung và đặc điểm của công ty nói riêng, công tác kế toán tại công ty được áp dụng hình thức kế toán tập trung Do đó căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy mô quản lý để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, chức năng của kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tại phòng kế. .. ty Chứng từ gốc HĐGTGT, PXK… Sổ kế toán chi Sổ quỹ Bảng tổng hợp tiết chứng từ Sổ đăng ký Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ số liệu chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 511 ,632,6 41, 642 Bảng cân đối PS Báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chi u kiểm tra Nguồn phòng tài chính kế toán công ty 2.2 Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood. .. chi phí bán hàng thực tế phát sinh Bên Có: - Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng 20 - Kết chuyển chi phí bán hàng Tài khoản 6 41 cuối kỳ không có số dư Sơ đồ 1. 6 Trình tự kế toán chi phí bán hàng TK 334,338 TK 6 41 TK 911 7 1 TK 15 2 ,15 3 2 TK 13 3 TK 214 TK 14 2 3 8(a) 8(b) TK 11 1 ,11 2,3 31 1) Phản ánh khoản tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của nhân 4 viên bán hàng 2) Phản ánh nguyên vật TK 14 2,335 . công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành. 5 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG XÁC ĐỊNH KẾT. “ Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty Cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành với mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm cho công tác kế toán. phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành . Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành. Chương 3:

Ngày đăng: 15/11/2014, 09:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.Tính cấp thiết của vấn đề

    • 1.2 Mục đích nghiên cứu

    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

      • 1.4 Phương pháp nghiên cứu

      • 1.5 Kết cấu đề tài

      • CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

        • 1.1.3. Các phương thức thanh toán

        • 1.2. Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

          • 1.2.1 Nhiệm vụ kế toán bán hàng bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

          • 1.2.2 Tổ chức kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

          • 1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

          • 1.2.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp

          • 1.2.4 Tổ chức sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

          • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOOD 1 HẢI DƯƠNG TẠI KIM THÀNH.

            • 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

            • 2.2.2 Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành

            • 2.2.3 Thực trạng tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương

            • 2.3.1 Ưu điểm

            • 2.3.2 Nhược điểm

            • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÒAN THIỆN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOOD I HẢI DƯƠNG TẠI KIM THÀNH

              • Về bộ máy kế toán và phân công trong bộ máy kế toán:

              • Về hoàn thiện kế toán chi tiết hàng hoá:

              • Về hoàn thiện về lập dự phòng phải thu khó đòi:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan