ôn tập lý thuyết sinh học 12

11 1.1K 5
ôn tập lý thuyết sinh học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp các tài liệu ôn thi Đại Học hay và có đáp án, giúp các em nắm chắc kiến thức, phát triển tư duy, các tài liệu đều được biên soạn kĩ càng, cô đọng nhất để gúp các em hiểu sâu vấn đề, với mong muốn mở rộng cánh cửa Đại Học với các em hơn, giúp các em thực hiện mơ ước của mìnhChúc các em học tốt Ban biên soạn tài liệu.

CHƯƠNG 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1: GEN , MÃ DI TRUYỀN & QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I: GEN : là một đoạn của chuổi phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( chuổi polipeptit or ARN ) CẤU TRÚC CHUNG CỦA GEN : - Vùng điều hoà nằm ở đầu 3' mạch mã gốc của gen , mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã - Vùng mã hoá : Mang thông tin mã hoá các axit amin - Vùng kết thúc : nằm ở đầu 5' mạch mã gốc của gen , mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã CẤU TRÚC PHÂN MẢNH , KHÔNG PHÂN MẢNH CỦA GEN : - Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục được gọi là gen ko phân mảnh - Các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá ko liên tục , xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin ( êxôn ) là các đoạn ko mã hoá axitamin ( intrôn) . Vì vậy các gen này đgl gen ko phân mảnh CÁC LOẠI GEN : - gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc or chức năng của tế bào - Gen điều hoà là gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác II, MÃ DI TRUYỀN : Là mã bộ ba ( cứ 3 nu kế tiếp mã hoá một axit amin ) - MDT được đọc từ một điểm xác định , liên tục , ko gối lên nhau , theo chiều 3' 5' - MDT có tính đặc hiệu : 1 bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin - MDT có tính thoái hoá ( dư thừa ) : nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại aa trừ AUG & UGG - MDT có tính phổ biến : tất cả các loài dều có chung một bộ mã di truyền , trừ ột vài ngoại lệ - Trong số 64 bộ ba có 3 bộ ko mã hoá aa là UAA , UAG , UGA là các bộ ba kết thúc vì nó quy định tín hiệu kêt thúc quá trình phiên mã Bộ ba UAG là bộ ba mở đầu khi có chức năng quy định điểm khởi đầu dịch mã và quy định aa mêtiônin ở SVNT và foocmin mêthiônin ở SVNS III : QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI Ở ADN : Ở tế bào SVNT , SVNS & ADN của víut dạng sợi kép đều theo nguyên tắc bốung và bán bảo tồn CÁC YẾU TỐ THAM GIA : - ADN mẹ làm khuôn mẫu - Các Nu làm nguyên liệu - Enzim : + ADN polimêraza + Enzim tháo xoắn + enzim tách mạch => tạo 2 mạch đơn + enzim nối Ligaza DIỄN BIẾN : B1 : Tháo xoắn phân tử ADN B2 : Tổng hợp mạch mới : Mạch khuôn 3' 5' : mạch mới dc tổng hợp liên tục , theo chều tháo xoắn Mạch khuôn 5' 3' : mạch mới tổng hợp zán đoạn , ngược chiều tháo xoắn B3 : 2 phân tử ADN con tạo thành NHÂN ĐÔI Ở SINH VẬT NHÂN THỰC : Có cơ chế nhân đôi ADN giống vs nhân đôi ở SVNS . Tuy nhiên , TB SVNT có nhiều phân tử ADN kích thước lớn . Sự nhân đôi ở ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi ( tái bản) và do nhiều enzim tham gia . Mỗi đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc hình chữ Y ,mỗi chạc có 2 mạch , phất sinh từ một điểm khởi đầu & được nhân đôi đồng thời . Sự nhân đôi của các phân tử ADN xảy ra ở kì trung gian ( kéo dài 6 - 10 giờ ) BÀI 3 : ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN KN : Là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào , đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp vs điều kiện môi trường củng như sư phát triển pình thường của cơ thể ĐIỀU HOÀ Ở NHIỀU MỨC ĐỘ KHÁC NHAU : - SVNS : Mức phiên mã là chủ yếu - SVNT : trước phiên mã , phiên mã , sau phiên mã , dịch mã và sau dịch mã MÔ HÌNH CẤU TRÚC CỦA ÔPÊRÔN LAC ÔPÊRÔN là các gen cấu trúc có liên quan nhau về chức năng , phân bố liên nhau và có chung cơ chế điều hoà hoạt động Ôpêrôn Lac gồm : - Vùng khởi động (P): để ARN polimêraza nhận biết mạch mã gốc và khởi đầu quá trình phiên mã - Vùng vận hành O : là trình tự các Nu đặc piệt , tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản quá trình phiên mã - Các gen cấu trúc Z , Y , A : quy định tổng hợp các enzim tham gia và các phản ứng phân giải đường Láctôzơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào. SỰ ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ÔPÊRÔN LAC : - Khi môi trường ko có Láctôzơ : prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành , quá trình phiên mã ko xảy ra - Khi môi trường có Lactozo : lac gắn vs protein ức chế => protein mất khả năng liên kết vs vùng vận hành O => ARN polimeraza khởi động quá trình phiên mã => mARN của các gen cấu trúc được tổng hợp . BÀI 4 : ĐỘT BIẾN GEN KN : ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 or 1 số cặp Nu , làm thay đổi trình tự Nu & tạo alen mới - ĐB điểm liên quan đến một cặp Nu - Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện thành kiểu hình CÁC DẠNG ĐBG : Thay thế , thêm or mất một cặp Nu ĐB mất 1 cặp Nu gây hậu quả lớn nhất NGUYÊN NHÂN & CƠ CHẾ PHÁT SINH : NGUYÊN NHÂN : Các bazơ nitơ dạng hiếm ( hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrio bị thay đổi làm cho chúng kết cặp bổ sung ko đúng khi nhân đôi - Các tác nhân vật lý , hoá học or do sự rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào - Do các loại virút CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐBG : - ĐBG ko chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân , liều lượng , cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen - Tác động của các loại tác nhân gây đột biến : - Vật lý : tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ timin trên ADN liên kết vs nhau +> phát sinh ĐBG - Hoá học : + 5 BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A-T = G-X + Acriđin : Nếu được chèn vào mạch khuôn cũ gây ĐB thêm 1 cặp Nu Nếu được chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẻ tạo Đb mất 1 cặp Nu - ĐB điểm xảy ra trên 1 mạch dưới dạng tiền đột biến , Nếu đc enzim sữa sai => trở lại bình thường đgl Hồi biến Nếu ko được enzim sửa sai sẻ tạo thành đột biến qua các ần nhân đôi tiếp theo . HẬU QUẢ & VAI TRÒ CỦA ĐBG : HẬU QUẢ : ĐBG làm biến đổi chuổi Nu của gen sẽ dẫn đến tay đổi trình tự chuổi Ribônuclêotit của mARN , qua đó có thể làm thay đổi trình tự a.a của protein tương ứng gây nhiều ĐB có hại , làm giảm sức sống của cơ thể Một số ĐBG là trung tính or có lợi VAI TRÒ : ĐBG làm sinh vật ngày càng phông phú và đa dạng , cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá Đột biến nhân tạo có tần số cao , có định hướng tạo nguồn nguyên liệu tốtphục vụ cho con người SỰ BIỂU HIỆN CỦA ĐBG : - ĐBG khi đã phát sinh sẽ được nhân lên & truyền lại cho thế hệ sau - Xảy ra trong tế bào sinh dục lúc giảm phân đgl ĐB giao tử . ĐB thành gen trội sẻ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến . ĐB thành gen lặn thường tồn tại trong hợp tử ở dạng di hợp tử & ko đc biểu hiện ở thế hệ đầu tiên . Nhờ quá trình giao phối, gen lặn ĐB đc phát tán trong quần thể , khi hình thành tổ hợp đồng hợp tử lặn thì nó mới đc biểu hiện - Xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2 - 8 phôi bào đgl đột biến tiền phôi => có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và truyền lại cho thế hệ sau băng sinh sản hữu tính - Xảy ra trong nguyên phân ở 1 tế bào sinh dưỡng đgl ĐB xôma => Đb xôma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng ko thể truyền qua sinh sản hữu tính BÀI 6 : ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST KN : ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST Ng.X : Do các tác nhân đột biến => quá trình tiếp hợp , trao đổi chéo của NST ko bình thường or NST bị dứt trong quá trình nhân đôi , phân chia => Làm thay đổi trật tựgen trên NST CÁC DẠNG ĐB NST & HẬU QUẢ & VAI TRÒ : A, MẤT ĐOẠN : 1 Đoạn Nst nào đó bị mất => giảm số lượng gen trên NST HẬU QUẢ : Gây chết or làm giảm sức sống ví dụ : Ở người , NST số 21 bị mất gây ung thư máu Mất đoạn nhỏ NST có thể ko làm giảm sức sống , vì vậy người ta đã vận dụng hiện tượng mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen có hại VAI TRÒ : ĐB mất đoạn có thể dẫn đến mất các tính trạng tương ứng => ĐB mất đoạn được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST . ví dụ : Lập bản đồ gen người B, ĐB LẶP ĐOẠN : 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp đi lặp lại 1 or nhiều lần => làm tăng số lượng gen trên NST HẬU QUẢ : tăng or giảm cường đọ biểu hiện của tính trạng ví dụ : Ở ruồi giấm , lặp đoạn Barr ( lặp đoạn NST X)làm cho mắt lồi thành mắt dẹt Ở lúa đại mạch , lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza & có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia VAI TRÒ : ĐB lặp đoạn có ý nghĩa đối với tiến hoá của hệ gen vì nó tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung , chức năng của chúng có thể thay đổi do đột biến & CLTN C, ĐB ĐẢO ĐOẠN : Đoạn NST bị đứt , quay 180* và nối lại vị trí cũ => làm thay đổi trật tự các gen trên NST . HẬU QUẢ : Ít anh hưởng tới sức sống của cơ thể mang đoạn đảo vì vật chất di truyền ko mất mát . Tuy nhiên ở thể hợp tử mang đoạn đảo , khi giảm phân nếu có trao đổi chéo diễn ra sẽ tạo thành những giao tử ko bình thường , dẫn đến hợp tử ko có khả năng sống . VAI TRÒ : ĐB đảo đoạn gây ra sự sắp xếp lại của các gen góp phần tạo sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng 1 loài . D, ĐB CHUYỂN ĐOẠN : Đb có sự trao đổi đoạn trên cùng 1 NST or giữa các NST ko tương đồng ( tương hỗ or ko tương hỗ ) HẬU QUẢ : - Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng tới sức sống , có thể còn có lợi cho sinh vật . - Chuyển đoạn lớn : có thể gây chết or làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật VAI TRÒ : Hiện tượng tổ hợp gen , chuyển gen , chuyển đoạn NST có thể ứng dụng trong tạo giống BÀI 7 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST KN : Là đột biến làm thay đổi số lượng ở 1 or 1 số cặp NST or ở toàn bộ NST . Gồm ĐB lệch bội & Đb đa bội ) I, LỆCH BỘI : ( dị bội ) là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 or 1 số cặp NST tương đồng . Gồm : Thể 1 nhiễm : 2n - 1 Thể 3 nhiễm : 2n + 1 Thể không ( khuyết nhiễm) : 2n - 2 Thể 4 nhiễm : 2n + 2 Thể 1 kép : 2n -1-1 Thể 3 kép : 2n + 2 +2 * CƠ CHẾ PHÁT SINH : - Trong giảm phân : Do sự phân li của NST ko bình thường ở 1 or 1 số cặp tạo ra giao tử thiếu or thừa NST . Các giao tử này kết hợp vs giao tử bình thường => tạo thể lệch bội -Trong nguyên phân : 1 or 1 số cặp NST phân li ko bình thường tạo thành TB lệch bội . TB lệch bội được nhân lên rong quá trình nguyên phân tạo ra 1 phần cơ thể có TB lệch bội ( thể khảm ) . * HẬU QUẢ : - Thường chết ở giai đoạn sớm & tuỳ vào mức độ thì có thể mất khả năng sinh sản , mang 1 số bệnh hiểm nghèo Ví dụ : Thể 3 : hội chứng đao ( 3 nst số 21) có ở nam & nữ Claifentơ XXY chỉ có ở nam giới Siêu nữ XXX chỉ có ở nữ giới Thể 1 : Bệnh Tớcnơ (1 nst X ) chỉ có ở nữ giới Ngoài ra còn 1 số bệnh như : - Hội chứng Pataut : 3 SNST số 13-15 : sứt môi thừa ngón , chết yểu -Hội chứng Êtuốt : 3 NST số 16-18 : ngón trỏ dài hơn ngón giữa , tai thấp , hàm bé - Ở cà độc dược : người ta phát hiện 12 dạng thể 3 tương ứng vs 12 cặp NST , hình thành 12 dạng quả khác nhau. 4, VAI TRÒ : - Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá - Trong chọn giống có thể sử dụng Đb lệch bội để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác - xác định vị trí của gen trên NST II, ĐB ĐA BỘI : ĐB TỰ ĐA BỘI : Là Đb làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội và lớn hơn 2n 1,CƠ CHẾ PHÁT SINH THỂ TỰ ĐA BỘI : *_* Thể tam bội (3n) : Trong giảm phân tất cả các cặp NST ko phân li (do thoi phân bào ko hình thành ) => tạo giao tử lưỡng bội 2n . Sự kết hợp giữa giao tử 2n vs giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội (3n) *_* Thê tứ bội (4n) : Sự kết hợp giưa giao tử 2n vs nhau tạo thành thể tứ bội 4n Trong quá trình nguyên phân , thoi phân bào ko hình thành làm cho bộ NST tăng lên gấp bội 2n -> 4n 2, KN & CƠ CHẾ PHÁT SINH THỂ DỊ ĐA BỘI : '' DỊ ĐA BỘI'' là hiện tượng làm tăng số bộ NST của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào '' THỂ DỊ ĐA BỘI " là cá thể mang bộ NST of 2 loài khác nhau. " ĐỘT BIẾN ĐA BỘI " ko làm thay đổi cấu trúc of gen mà chỉ làm tăng số lượng NST Thể dị đa bội được ình thành do LAI XA & ĐA BỘI HOÁ . Lai xa là phương pháp lai giữa 2 loài # nhau or # chi # họ => Con lai of 2 loài # nhau ko có khả năng sinh sản hữu tính 9vì ko có các cặp NST tương đồng) . Đa bội hoá làm tăng số bộ nst of tế bào con lai nhằm tạo được các cặp NSt tương đồng => đgl thể song nhị bội *_* HẬU QUẢ : - TB đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, khi đó thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn , sinh trưởng & phát triển mạnh , khả năng chống chịu tốt . - Thể đa bội lẻ thường mất khả năng sinh sản hữu tính . *_* VAI TRÒ : - trong tiến hoá : => quá trình hình thành loài mới . - Trong chọn giống : tạo nhiều giống mới có năng suất cao : dưa hấu tam bội , ca ko hạt , nho tứ bội => thể đa bội ở động vật thường ít gặp BÀI 17: ẢNH HƯỞNG OF MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN OF GEN I, MQH GIỮA KG , MT & KH: -Bố mẹ ko truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền cho con 1 KG - KG quy định khả năng phản ứng of cơ thể trước MT - KH là kết quả tương tác giữa KG & MT Trong quá trình biểu hiện KH thì KG còn chịu nhiều tác động # nhau of MT bên trong & bên ngoài cơ thể . +) giới tính có ảnh hưởng đến sự biểu hiện KH of KG ví dụ : Ở cừu kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực & ko có sừng ở cừu cái còn kgen HH: có sừng & hh: ko có sừng ở cả 2 giới Ở Dê , thể dị hợp Hh biểu hiện râu xồm ở con đực & ko biểu hiện ở con cái Ở Người , kiểu gen Bb biểu hiện đầu hói ở nam còn ở nữ thì ko biểu hiện +) Các yếu tố of môi trường bên ngoài có tác động đến sự biểu hiện tính trạng : ánh sáng, nhiệt độ , độ pH trong đất ,chế độ dinh dưỡng , ví dụ : Sự biểu hiện tính trạng mỡ vàng ở thỏ do 2 yếu tố : sự hiện diện của kiểu gen (yy) & lượng thức ăn giàu chất caroten. Nếu thiếu chất này , mỡ vàng ko xuất hiện . +) Tác động of môi trường còn tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng : Tính trạng chất lượng , fụ thuộc vào KG , ít chịu ảnh hưỡng of MT Tính trạng số lượng là những tính trạng đa gen , chịu ảnh hưởng nhiều of MT II, THƯỜNG BIẾN : Là những biến đổi ở KH of cùng 1 KG phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng of MT , ko do sự biến đổi trong KG ví dụ : Hoa liên hình , giống hoa đỏ AA nếu trồng ở 20*C thì cho hoa đỏ , còn ở 35*C thì cho hoa trắng . => Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hình thành màu trắng of hoa , còn kiểu gen AA ko bị biến đổi , do đó màu trắng of hoa ko được di truyền cho thế hệ sau . - 1 số loài thú ( thỏ , chồn . cáo) ở xứ lạnh , về mùa đông có bộ lông dày màu trắng lẩn với tuyết , về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng or xám . - Những người ở đồng bằng nếu chuyển lên sống ở vùng núi cao thì có lượng hêmôglôbin trong máu tăng lên . - Cây được bón nhiều phân đạm thì thân lá phát triển , - bàng , xoan rụng lá về mùa đông để giảm sự thoát hơi nước ở lá . BIẾN DỊ KO DI TRUYỀN : +> THƯỜNG BIẾN BIẾN DỊ DI TRUYỀN ĐƯỢC => ĐỘTBIẾN & BIẾN DỊ TỔ HỢP *_* Đặc điểm of thường biến : - Là loại biến dịđồng loạt , theo cùng 1 hướng xã định đối vs 1 nhóm cá thể có cùng KG & sống trong những điều kiện giống nhau . Các biến đổi này tương ứng vs điều kiện MT - Thường biến ko do những biến đổi ở KG nên ko di truyền . - Nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về KH , đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời or theo chu kỳ của môi trường . III, MỨC PHẢN ỨNG : Là tập hợp các KH of 1 KG tương ứng vs các MT # nhau - Sự phản ứng thành những KH # nhau of cùng 1 KG trước những MT # nhau đgl Sự mềm dẻo kiểu hình . +) Mức phản ứng được di truyền . Trong 1 KG , mỗi gen có mức phản ứng riêng : Mức phản ứng hẹp : chất lượng Mức phản ứng rộng : số lượng ví dụ : Sản lượng sữa of 1 giống bò chịu ảnh hưởng nhiều of điều kiện thức ăn & chăm sóc nhưng tỉ lệ bơ trong sữa of mỗi giống bò lại ít thay đổi . +) Mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tuỳ kiểu gen of từng cá thể ví dụ : Với chế độ chăn nuôi tốt nhất , lợn ỉ Nam Định 10 tháng tuổi chỉ đạt ko quá 50 kg nhưng lợn Đại Bạch đạt tới 185 kg +) Trong sản xuất : KH : Năng suất vật nuôi or cây trồng KG : Giống MT : Kĩ thuật thì NĂNG SUẤT = GIỐNG + KĨ THUẬT *_* So sánh vai trò of thường biến & đột biến : Thường biến : - Ko di truyền nên ko phải là nguyên liệu chọn giống - Thường biến có ý nghĩa gián tiếp đối vs quá trình tiến hoá , bảo đảm cơ thể phản ứng linh hoạt về KH trước điều kiện môi trường thay đổi do đó có thể tồn tại và phát sinh đột biến . Đột biến : di truyền được , là nguyên liệu cho chọn giống & tiến hoá . - Đa số đột biến là lặn & có hại nhưng khi gặp tổ hợp gen thích hợp or điều kiện sống thuận lợi nó có thể biểu hiện ra KH có lợi . BÀI 18 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH & DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN I, Giới tính of mỗi cá thể of loài tuỳ thuộc vào sự có mặt of cặp NST giới tính trong TB : - Động vật có vú , người , ruồi giấm , cây gai, cây chua me => đực XY còn cái XX - Chim, ếch nhái , bò sát , bướm , dâu tây , => đực XX còn cái XY - Châu chấu => đực XO , cái XX II, GEN TRÊN NST X (di truyền chéo ) : mẹ truyền cho con đực , bố truyền cho con cái Ở Ruồi giấm : Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà ko có trên Y . Vì vậy ở cá thể đực XY chỉ cần có 1 alen nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình . Ở Người : các bệnh mù màu ( ko phân biệt được màu đỏ vs màu lục ) ; máu khó đông do các gen lặn nằm trên NST X gây ra . III, GEN TRÊN NST Y ( di truyền thẳng ) : NST Y ở đa số loài hầu như ko mang gen. tuy nhiên , ở 1 số loài có một số gen nằm trên nó nhưng ko có alen tương ứng trên NST X . Những tính trạng được quy định bởi những gen như vậy được truyền cho 100% số cá thể of giới có cặp NST giới tính XY (di truyền thẳng) Ở Người , gen xác định úm lông trên tai , gen xác định tật dính ngón tay 2 & 3 chỉ nằm trên NST Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới . IV, Ý NGHĨA OF DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH : Người ta dựa vào các tính trạng liên kết giới tính để sớm phân biệt đực , cái & điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất. ví dụ : Ở gà , dựa vào gen trội A trên NST X quy định lông vằn để sớm phân biệt trống , mái từ khi mới nở . Gà trống con có mức độ vằn ở đầu rõ hơn gà mái con . Ở Tằm : tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái . người ta dựa vào gen A trên NST X tạo trứng màu trắng để phân biệt con đực và con cái ngay từ giai đoạn trứng được thụ tinh . V, DI TRUYỀN THEO DÒNG MẸ ( di truyền tế bào chất ) : -Từ thời cổ xưa , người ta đã cho ngựa cái giao phối vs l đực tạo ra con lai dai sức , leo núi giỏi . Lừa cái giao phối vs ngựa đực tạo ra con bác-đô thấp hơn con la , móng bé tựa như lừa *_* Ở thực vật hoang dại & cây trồng ( ngô, hành tây , cà chua , đay ) còn bắtgặp các dạng ko tạo phấn hoa or có phấn hoa nhưng ko có khả năng thụ tinh => HIỆN TƯỢNG BẤT THỤ ĐỰC - Khi gặp phép lai này qua hàng loạt thế hệ thì tính trạng bất thụ đực ko bị mất đi mà di truyền theo dòng mẹ ( di truyền TB chất ) - Hiện tượng bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng để tạo hạt lai mà phải tốn công huỷ bỏ phấn hoa cây mẹ . các dòng bất thụ đực sẽ nhận phấn hoa từ cây bình thường khác . CHƯƠNG III : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ QUẦN THỂ : là tập hợp những cá thể trong cùng 1 loài , sống trong cùng một ko gian xác định vào một thừi điểm nhất định , có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới . Mỗi quần thể thì có một vốn gen đặc trưng . VỐN GEN Là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định . 1, ĐẶC ĐIỂM < CẤU TRÚC DI TRUYỀN OF QUẦN THỂ TỰ PHỐI : - Trải qua nhiều thế hệ tự phối , các gen ở trạng thái dị hợp tử chuyển dần sang trạng thái đồng hợp , làm tăng thể đồng hợp , giảm thể dị hợp , triệt tiêu ưu thế lai , sức sống giảm . - Trong các thế hệ con cháu of 1 cây tự thụ phấn liên tục , sự chọn lọc ko mang lại hiệu quả . II, QUẦN THỂ GIAO PHỐI NGẪU NHIÊN : a, Cấu trúc di truyền of quần thể giao phối : Sự giao phối đã làm cho quần thể đa hình về KG & KH . Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản , chúng sai khác nhau về nhiều chi tiết . b, Đặc điểm cấu trúc di truyền of quần thể giao phối : - Qua mỗi thế hệ giao phối , tần số các KG, loại KG có thể thay đổi . - Từ tỉ lệ phân bố các KH có thể suy ra tỉ lệ các KG từ đó suy ra tần số tương đối of các alen . - Quần thể giao phối làm biến động KG of quần thể , có thể dẫn đến hướng chọn lọc or thích nghi mới . III, ĐỊNH LUẬT HAC-Đi-VANBÉC: *_* Điều kiện nghiệm đúng : - Phải là quần thể giao phối tự do ngẫu nhiên . - Số lượng cá thể trong quần thể lớn . -Không có biến động di truyền . - Giá trị thích nghi KG đồng hợp , dị hợp phải giống nhau. - Không có đột biến , ko di nhập gen . *_**_* Các nhân tố làm phá vỡ cân bằng KG trong quần thể : ĐB , CLTN , Di nhập gen ,lạc gen. CHƯƠNG IV : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI & CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP I, TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP : Trong quá trình sinh sản hữa tính , các tổ hợp gen mới luôn được hình thành . Những cá thể có tỏ hợp gen này sẽ được cho tự thụ phấn or giao phối gần để tạo ra các dòng thuần chủng . các nhà chọn giống từ lâu đã chọn ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi sau đó cho lai & chọn lọc ra ngững tổ hợp gen mong muốn . II, TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO : Hiện tượng con lai có năng suất , phẩm chất , sức chống chịu , khả năng sinh trưởng & phát triển vượt trội so vs các dạng bố mẹ đgl Ưu Thế lai . - Giả thuyết siêu trội : Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau , con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so vs các dạng bố mẹ thuần chủng . => Có thể sử dụng các kiểu lai tạo như : lai thuận nghich , lai # dòng đơn or kép tuỳ theo từng giống vật nuôi, cây trồng để nhằm thu được con lai có ưu thế lai cao . Ưu thế lai thường biểuhiện cao nhất ở đời con lai F1 & sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo => Đây là lí do để người ta ko dùng con lai F1 làm giống , chỉ dùng vào mục đích kinh tế . III, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN : a, QUY TRÌNH: - Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến . - Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn . - Tạo dòng thuần chủng . b, THÀNH TỰU : *_* Gây đột biến bằng tác nhân vật lý : - Xử lý đột biến lúa Mộc Tuyền bằng tia Gamma tạo ra giống lúa MT1 có nhiều đặc tính quý như : chín sớm , thấp & cứng cây , chịu chua , phèn tốt , năng suất tăng. - Chọn lọc từ 12 dòng đột biến của giống ngô khởi đầu là M1 đã tạo ra giống ngô DT6 chín sớm , năng suất cao , hàm lượng protein tăng 1,5%, *_* Gây đột biến bằng tác nhân hoá học : - Xử lí gióng táo Gia Lộc bằng NMU (nitro mêtyl urê) tạo ra giống '' táo má hồng '' - Việc sử dụng cônsixin, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra được các giống cây dâu tằm tứ bội , sau nó lai nó vs dạng lưỡng bội để tạo dạng tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm. - 5BU , EMS , NMU gây đột biến gen IV, HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ GIỐNG : -Tự thụ phấn , giao phối cận huyết => con cháu có sức sống kém dần - Nguyên nhân thoái hoá : Tỉ lệ dị hợp giảm , đồng hợp tăng . V, VAI TRÒ OF PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN ( GIAO PHỐI CẬN HUYẾT) Củng cố đặc tính mong muốn , tạo dòng thuần , phát hiện gen xấu để loại bỏ , là bước trung gian để lai khác dòng nhằm tạo ưu thế lai. Bài 24 : TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I, TẠO GIỐNG THỰC VẬT : *_* Nuôi cấy hạt phấn : Các dòng đơn bội qua chọn lọc được lưỡng bội hoá bằng 2 cách là gây lưỡng bội or cho mọc thành cây đơn bội rồi lưỡng bội hoá bằng cây lưỡng bội bằng cách gây đột biến đa bội. => Phương pháp này cho hiệu quả cao và chọn lọc ổn định *_* Nuôi cấy tế bào thực vật trong ống nghiệm tạo mô sẹo : Nuôi cấy tế bào rễ , thân , lá trong ống nghiệm có sử dụng hoócmôn sinh trưởng ( auxin , giberelin, ) tạo thành mô sẹo ( mô gồm tế bào chưa biệt hoá , có khả năng sinh trưởng mạnh ) . Từ mô sẹo sẽ điều khiển thành cơ quan trưởng thành . => Phương pháp này cho phép nhân nhanh các giống có giá trị cao & quý . *_* Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị : nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo sẽ sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các bộ NST nhau với biến dị cao và được sử dụng để tạo ra nhiều giống cây trồng mới . Có kiểu gen khác nhau of cùng một gióng ban đầu. *_* Dung hợp tế bào trần : Đầu tiên loại bỏ màng tế bào sau đó cho dung hợp các tế bào trần có thể cùng loài , # loài , # chi , # bộ , để tạo giống mới => Là Phương pháp Lai xa tạo ra những cây từ các loài xa nhau mà phương pháp lai tạo thông thường ko thực hiện được II, TẠO GIỐNG ĐỘNG VẬT : *_* Cấy truyền phôi : Công nghệ cấy truyền phôi ( hợp tử) nhằm tạo ra nhiều cá thể con giống có phẩm chất giống nhau từ một hợp tử ban đầu . Tách phôi thành 2 or nhiều phần , mỗi phần sau đó sẽ phát truển thành một hợp tử riêng biệt khi được cấy vào động vật nhận đẻ ( con cái) để phát triển . *_* Nhân bản vô tính bằng kỉ thuật chuyển nhân : ví dụ ở cừu Đôli : - Tách TB tuyến vú of cừu cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm. - Tách TB trứng of tế bào # , sau đó loại bỏ nhân of TB trứng này. - Chuyển nhân of tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân . - Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi. - Chuyển phôi vào tử cung of 1 cừu mẹ để nó mang thai. => Cừu mẹ này đẻ con giống hệt cừu cho nhân tế bào BÀI 25 : TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN Công nghệ gen : Là quy trình tạo ra những tế bào or sinh vật có gen bị bién đổi , có thêm gen mới , từ đó tạo ra cơ thể có những đặc điểm mới . Công nghệ gen phổ biến là tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp để chuyển gen. *_* Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là kỉ thuật cấy gen tức là chuyển 1 đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng cách dùng plasmit làm thể truyền. *_* Kỉ thuật cấy gen có 3 khâu chủ yếu : - Tách ADN nhiễm sắc thể of TB cho và tách plasmit ra khỏi tế bào . - Cắt & nối ADN of TB cho vào ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp . Thao tác cắt , tách đoạn ADN được thực hiện nhờ enzim cắt ( restrictaza) & enzim nối (ligaza) - Chuyể ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận , tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện => trong kỉ thuật cấy gen người ta còn dùng thể thực khuẩn (phage) làm thể truyền ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG KĨ THUẬT CẤY GEN VỚI PLASMIT & VỚI PHAGE LÀM THỂ TRUYỀN LÀ : - Phage có thể tự xâm nhập vào tế bào phù hợp. [...]... plasmit diễn ra trong tế bào chất Những sinh vật đã bị biến đổi gen nhờ kĩ thuật di truyền là - cà chua bị làm bất hoạt gen gây chín sớm làm hư hỏng quả khi vận chuyển - Bò tạo ra nhiều loại hoócmôn nên lớn nhanh , năng suất thịt & sữa đều tăng - Gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pêtunia chuyển vào cây bông và cây đậu tương - Việc cấy gen tổng hợp chất kháng sinh of xạ khuẩn vào vi khuẩn , người... nằm trong TB chất of vi khuẩn tuỳ loài , mỗi loài thường chứa vài phân tử đến vài chục phân tử Có dạng vòng gồm 8000 đến 20000 cặp Nu có khả năng tự nhân đôi độc lập ới ADN nhiễm sắc thể TẠO GIỐNG VI SINH VẬT : - Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất insulin of người => giảm lượng đường trong máu - Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất somatostalin of người => kích thích tăng trưởng TẠO GIỐNG THỰC VẬT: khoai . của hợp tử trong giai đoạn 2 - 8 phôi bào đgl đột biến tiền phôi => có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và truyền lại cho thế hệ sau băng sinh sản hữu tính - Xảy ra trong nguyên phân. tính - Xảy ra trong nguyên phân ở 1 tế bào sinh dưỡng đgl ĐB xôma => Đb xôma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng ko thể truyền qua sinh sản hữu tính BÀI 6 : ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC. có lợi cho sinh vật . - Chuyển đoạn lớn : có thể gây chết or làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật VAI TRÒ : Hiện tượng tổ hợp gen , chuyển gen , chuyển đoạn NST có thể ứng dụng trong tạo giống

Ngày đăng: 15/11/2014, 00:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan