sử dụng phương pháp khăn phủ bàn và thí nghiệm chứng minh vào dạy bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

9 848 8
sử dụng phương pháp khăn phủ bàn và thí nghiệm chứng minh vào dạy bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình giáo dục hiện nay cho thấy trong nhiều năm qua hóa học cũng như các môn học khác đang góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT. Tuy nhiên ở một số trường, với bộ môn hóa học chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh vẫn chưa cao, hiệu quả dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục. Một số thầy cô đang còn sử dụng phương pháp dạy học chủ đạo là phương pháp truyền thống, điều đó khiến học sinh trở thành một nhân vật thụ động tiếp thu kiến thức. Vì vậy việc phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh, việc rèn luyện và bồi dưỡng năng lực nhận thức , giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và khả năng tư duy và khả năng tự học của các em chưa được chú ý đúng mức. Với thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết cho giáo viên nói chung và giáo viên hóa học nói riêng là phải đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề học tập thông qua mọi nội dung, mọi hoạt động dạy học hóa học. Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện tại của đất nước, mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em tự lực tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng tư duy của các em ở cấp học cao hơn cũng như trong đời sống sau này, tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm nhỏ: Sử dụng phương pháp khăn phủ bàn và thí nghiệm chứng minh vào dạy bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. II. Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lí luận: Hoạt động nhận thức, các hình thức tư duy của học sinh và vai trò điều khiển của giáo viên trong quá trình dạy học trên quan điểm đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. 2.Thực trạng vấn đề: Việc xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với các mức độ của trình độ phát triển tư duy cho học sinh dựa trên việc sử dụg phương pháp dạy học tích cực và thí nghiệm minh hoạ để học sinh tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết đối với giáo viên. 3.Giải pháp và tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ: Gọi 3 học sinh lên bảng: Câu 1: Thế nào là chất điện li? Cho ví dụ 2 về chất điện li rồi viết phương trình điện li. Câu 2: Những chất nào là chất điện li mạnh? Chất điện li yếu? Cho ví dụ minh họa? Câu 3: Viết phương trình hóa học sau ở dạng phân tử , ion đầy đủ và ion rút gọn của phản ứng sau: HBr + NaOH → Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết phương trình dạng phương trình ion đầy đủ, ion rút gọn. Hoạt động 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm: Với yêu cầu chung là: hoàn thành 3 phản ứng sau ở dạng phân tử, ion đầy đủ và ion rút gọn cho các phản ứng sau: Nhóm 1: a. Na 2 SO 4 + BaCl 2 → c. CaCl 2 + Na 2 CO 3 → b. CaCO 3 + HCl → Nhóm 2: a. Na 2 S + HCl → c. K 2 CO 3 + H 2 SO 4 → b. Fe 2 (SO 4 ) 3 + NaOH → Nhóm 3: a. HCl + NaOH → c. NaHCO 3 + NaOH → b. BaCl 2 + Na 2 CO 3 → Nhóm 4: a. CaCO 3 + HCl → c. Mg(OH) 2 + HCl → b. CaCl 2 + Na 2 CO 3 → Cho học sinh 10 phút để học sinh hoàn thành, sau đó cử 1 học sinh đại diện cho nhóm lên trình bày phản ứng dưới dạng ion rút gọn theo từng phần bảng được phân bố. Nhóm 1: a. SO 4 2- + Ba 2+ → BaSO 4 ↓ b. CaCO 3 + H + → Ca 2+ + H 2 O + CO 2 ↑ c. Ca 2+ + CO 3 2 → CaCO 3 ↓ Nhóm 3: Nhóm 2: a. H + + OH → H 2 O a.S 2- + 2H + → H 2 S ↑ b. Ba 2+ + CO 3 2- → b. Fe 3+ + 3OH - → Fe(OH) 3 ↓ BaCO 3 ↓ c. CO 3 2- + 2H + → H 2 O + CO 2 ↑ c. HCO 3 - + OH - → CO 3 2- + H 2 O Nhóm 4: a. CaCO 3 + 2H + → Ca 2+ + H 2 O + CO 2 ↑ b. Ca 2+ + CO 3 2- → CaCO 3 ↓ c. Mg(OH) 2 + 2H 2+ → Mg 2+ + 2H 2 O Hoạt động 3: Giáo viên chuẩn bị sẵn ống nghiệm, kẹp gỗ, hóa chất để làm 5 thí nghiệm: TN1: Cho từ từ dd Na 2 SO 4 vào dd BaCl 2 . TN2: Cho từ từ dd HCl vào dd NaOH có pha phenolphtalein. TN3: Cho từ từ bột CaCO 3 vào dd HCl. TN4: Cho từ từ dd Fe 2 (SO 4 ) 3 vào dd NaOH TN5: Cho từ từ dd KCl vào dd NaOH * Với mỗi thí nghiệm giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hịên tượng và viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn. Hoạt động 4: Từ các phản ứng mà học sinh đã trình bày và những thí nghiệm mà giáo viên đã trình bày để chứng minh, giáo viên đặt câu hỏi: Câu hỏi 1: (Gọi học sinh nhóm 4 trả lời)Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng của loại hạt nào? Vậy bản chất của phản ứng thể hiện ở loại phản ứng nào (phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn)? Câu hỏi 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra khi nào?( Giáo viên gọi học sinh nhóm 1, 2, 3 trả lời sau đó ghi phần kết luận vào ô giữa). Nhóm 1: a. SO 4 2- + Ba 2+ → BaSO 4 ↓ b. CaCO 3 + H + → Ca 2+ + H 2 O + CO 2 ↑ c. Ca 2+ + CO 3 2 → CaCO 3 ↓ Nhóm 3: Kết luận: Nhóm 2: a. H + + OH → H 2 O (1) Phản ứng xảy ra trong dung dịch là a.S 2- + 2H + → H 2 S ↑ . phản ứng giữa các ion. b. Fe 3+ + 3OH - → Fe(OH) 3 ↓ b. Ba 2+ + CO 3 2- → (2) Phản ứng trao đổi ion trong dung c. CO 3 2- +2H + → BaCO 3 ↓ các chất điện li chỉ xảy ra khi các H 2 O + CO 2 ↑ c. HCO 3 - + OH - → ion kết hợp được với nhau tạo thành CO 3 2- + H 2 O ít nhất một trong các chất sau: + chất kết tủa + chất khí + chất điện li yếu Nhóm 4: a. CaCO 3 + 2H + → Ca 2+ + H 2 O + CO 2 ↑ b. Ca 2+ + CO 3 2- → CaCO 3 ↓ c. Mg(OH) 2 + 2H 2+ → Mg 2+ + 2H 2 O * Sau khi kết luận xong thời gian còn lại giáo viên cho học sinh hoàn thành 4 phản ứng sau(phân tử , ion đầy đủ, ion rút gọn): a. KNO 3 + NaCl → c. Na 2 HPO 4 + HCl → b. FeS + HCl → d. H 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → Hoạt động 5: Phản ứng thủy phân của muối: * Giáo viên cho học sinh nghiên cứu phần này trong sách giáo khoa sau đó nêu các câu hỏi sau và yêu cầu học sinh trả lời: Câu hỏi 1: Thế nào là phản ứng thủy phân của muối? Nước có những ion nào? Vậy phản ứng thủy phân của muối có bản chất là phản ứng trao đổi của những loại ion nào? Câu hỏi 2: Viết phương trình điện li của các chất sau: HCl, H 2 S, NaOH, Al(OH) 3 , từ đó xác định xem những ion nào có khả năng nhận H + hay OH - của H 2 O? Câu hỏi 3: Những muối nào có phản ứng trao đổi ion với H 2 O? Trao đổi ion nào? H + hay OH - ? * Giáo viên gọi một số học sinh trả lời rồi sau đó kết luận: (1) phản ứng thủy phân của muối là phản trao đổi ion giữa muối và H 2 O. (2) Nước có 2 loại ion đó là H + và OH - vì vậy phản ứng thủy phân của muối có bản chất là phản ứng trao đổi H + hay OH - với H 2 O. (3) Theo phương trình điện li của các chất trên nhận thấy những anion gốc axit của axit yếu có khả năng nhận H + , những cation của bazơ yếu có khả năng nhận OH - . Vậy thì những muối được tạo nên từ axit yếu hay bazơ yếu đều có phản ứng trao đổi ion với nước hay gọi là phản ứng thủy phân. VD: CH 3 COO - + HOH  CH 3 COOH + OH - (a) Fe 3+ + HOH  Fe(OH) 2+ + H + (b) Theo phản ứng (a): OH - được giải phóng nên dung dịch có môi trường bazơ (b): H + được giải phóng nên dung dịch có môi trường axit. * Như vậy: (4) muối trung hòa được tạo nên từ cation của bazơ mạnh và anion của axit yếu tan trong nước thì anion của axit yếu bị thủy phân tạo dung dịch có môi trường kiềm. VD: K 2 S + HOH  KOH + KHS (5) muối trung hòa được tạo nên từ cation của bazơ yếu và anion của axit mạnh tan trong nước thì cation của bazơ yếu bị thủy phân tạo dung dịch có môi trường axit. VD: NH 4 Cl + HOH  NH 4 OH + HCl (6) muối trung hòa được tạo nên từ cation của bazơ mạnh và anion của axit mạnh tan trong nước thì các ion của không bị thủy phân nên dung dịch có môi trường trung tính. VD: NaCl → Na + + Cl - (7) muối trung hòa được tạo nên từ cation của bazơ yếu và anion của axit yếu tan trong nước thì cả cation và anion đều bị thủy phân . Môi trường của dung dịch phụ thuộc vào độ thủy phân của 2 ion. VD: CH 3 COONH 4 + HOH  CH 3 COOH + NH 4 OH * Giáo viên cho học sinh ghi câu lưu ý: muối trung hòa tạo nên từ bazơ hay axit mạnh thì sẽ có môi trường của chất mạnh. Hoạt động 6: Bài tập vận dụng: 1.Xác định môi trường của các dung dịch sau: AgNO 3 , Na 2 CO 3 , KCl, ZnCl 2 . 2. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng(nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a. Fe 2 (SO 4 ) 3 + NaOH b. KNO 3 + NaCl c. Cu(OH) 2 + HCl d. Na 2 HPO 4 + HCl 4. Kiểm nghiệm: * Năm học 2011- 2012: Điểm kiểm tra 1 tiết lần 1 là: Chất lượng học sinh Lớp Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Thực nghiệm ( Lớp 11C2 với 48 hs) 0 hs chiếm 0% 2 hs chiếm 4,2% 10 hs chiếm 20,8 % 29 hs chiếm 60,4% 7 hs chiếm 14,6% Đối chứng (Lớp 11C6 với 43 hs) 3 hs chiếm 7% 8 hs chiếm 18,6% 20 hs chiếm 46,5% 10 hs chiếm 23,3% 2 hs chiếm 4,6% * Năm học 2012-2013: Điểm kiểm tra 1 tiết lần 1 là: Chất lượng học sinh Lớp Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Thực nghiệm ( Lớp 11B3 với 50hs) 0 hs chiếm 0% 2 hs chiếm 4% 12 hs chiếm 24% 30 hs chiếm 60% 6 hs chiếm 12% Đối chứng (Lớp 11B6 với 46hs) 1 hs chiếm 2,2% 12hs chiếm 26,1% 18 hs chiếm 39,1% 13hs chiếm 28,3% 2 hs chiếm 4,3% Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Sau một thời gian giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông tôi có một số kết luận sau: - hệ thống câu hỏi phù hợp, đa số học sinh hiểu bài và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. - học sinh nắm vững bài hơn, kết quả kiểm tra cao hơn. - Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm nhiều hơn, không khí học tập sôi nổi hơn, đặc biệt là học sinh nhớ bài lâu. Như vậy có thể kết luận rằng: - Sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học tích cực là vô cùng cần thiết trong giảng dạy hóa học hiện nay ,đã đem lại kết quả cao trong học tập vì giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh đã chủ động tiếp thu kiến thức . 2. Phương hướng: Tiếp tục nâng cao vai trò tổ chức của giáo viên trong hoạt động dạy học bằng việc thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học tích cực và làm thí nghiệm. 3. Kiến nghị và đề xuất: Trong quá trình giảng dạy của bản thân, thông qua thực nghiệm sư phạm và kinh nghiệm của mình tôi xin được nêu ra những kiến nghị và đề xuất như sau: - SỞ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO cùng các BAN NGÀNH có liên quan cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho nhà trường nhiều hơn để giáo viên có điều kiện tốt hơn khi thực hiện các phương pháp dạy học mới. - Mỗi nhà trường phải có phòng thí nghiệm riêng. Vì lần đầu tiên đưa ra một vấn đề mà bản thân đã áp dụng chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của quý thầy cô để công việc giảng dạy của tôi ngày càng đạt kết quả cao hơn. Xác nhận của Hiệu trưởng Thanh Hoá ngày 20/ 5/ 2013. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết Không sao chép nội dung của người khác Tác giả: TRẦN THỊ HẠNH . như trong đời sống sau này, tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm nhỏ: Sử dụng phương pháp khăn phủ bàn và thí nghiệm chứng minh vào dạy bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. II dịch các chất điện li là phản ứng của loại hạt nào? Vậy bản chất của phản ứng thể hiện ở loại phản ứng nào (phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn)? Câu hỏi 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. (1) Phản ứng xảy ra trong dung dịch là a.S 2- + 2H + → H 2 S ↑ . phản ứng giữa các ion. b. Fe 3+ + 3OH - → Fe(OH) 3 ↓ b. Ba 2+ + CO 3 2- → (2) Phản ứng trao đổi ion trong dung c. CO 3 2-

Ngày đăng: 14/11/2014, 23:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan