giải pháp ngân hàng nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát việt nam trong thời gian tới

13 620 0
giải pháp ngân hàng nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát việt nam trong thời gian tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu Lạm phát là một trong những thước đo thành tựu kinh tế vĩ mô, đồng thời nó cũng là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường nên được toàn xã hội quan tâm. Nhất là trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế thì vấn đề lạm phát là rất quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn. Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan, là vấn đề lớn của mọi nền kinh tế. Vì vậy sự lựa chọn đề tài này xuất phát từ tính tất yếu khách quan của việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam khi mà nứoc ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với điều kiện nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, còn mang nặng tính tự túc tự cấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tuy đã từng bứơc được khắc phục song vẫn bị mất cân đối nghiêm trọng. Sau hòa bình lặp lại cũng như thống nhất đất nước, nước ta đã duy trì quá lâu nền kinh tế tập trung bao cấp do vậy nền kinh tế đã bị “đông cứng”, không phát huy được sức mạnh của nó, và hậu qủa là lạm phát phi mã đã xảy ratrong thời kỳ 1981 – 1990. Từ nghị quyết đại hội VI của Đảng đã đưa nền kinh tế nước ta chuyển hẳn sang hoạt động theo cơ chế thị trườngvới sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Chấp nhận nền kinh tế thị trường cũng có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận những căn bệnh đặc trưng của nó. Với lạm phát thì không có một nước nào khi thực hiện qúa trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường mà không phải đương đầu với vấn đề lạm phát. Do đó để phát triển nền kinh tế, ổn định tình chính trị xã hội, mỗi quốc gia đều có những giải pháp đặc biệt chống lạm phát tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mình, không có một khuôn mẫu chống lạm phát nào phù hợp áp dụng cho mỗi quốc gia. Việc lực chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới” sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì đây là nội dung rất bao quát rộng lớn. Vì vậy em rất mong nhận dược những ý kiến đóng góp và sửa chữa của thày cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn. 1 Chương I : Những vấn đề chung về lạm phát 1. Khái niệm và đặc điểm về lạm phát 1.1. Một số khái niệm về lạm phát Như chóng ta đã biết, lạm phát có lịch sử lâu đời và xuất hiện rõ nhất khi tiền giấy ra đời thay thế tiền vàng. Trong lịch sử, tình trạng lạm phát được coi là xảy ra khi khối lượng tiền lưu thông quá nhiều đối với nền kinh tế. Và các nhà kinh tế đã có những quan điểm về lạm phát (về mối tương quan giữa tiền tệ và kinh tế ) như sau: + Quan điểm thứ nhất cho rằng có lạm phát khi số tiền lưu hành quá nhiều so với chữ kim của ngân hàng phát hành. Khi khối lượng tiền giấycung ứng ra vượt quá số lượng tiền vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền giấy sẽ giảm và lạm phát xảy ra. + Quan điểm thứ hai dựa trên sự so sánh hai khối: hàng hoá và dịch vụ có thể đem bán với khối lượng tiền tệ mà người dân có thể dùng để mua hàng. + Quan điểm thứ ba dựa vào lý thuyết của J. Keynes. Nó chỉ ra rằng việc cung ứng thêm tiền không phải bao giờ cũng có hại. Trong giai đoạn nền kinh tế chưa đạt mức toàn dụng nhân công thì việc tung thêm tiền không hề đưa tới lạm phát mà thậm chí còn kích thích mọi hoạt động sản xuất. Còn khi nền kinh tế đã đạt mức toàn dụng thì nếu tiếp tục đưa thêm tiền vào nền kinh tế thì lúc này khối lượng hàng hoá dịch vụ không thể tăng bằng khối lượng tiền tệ và lạm phát xảy ra. Tuy nhiên các trường phái kinh tế khác nhau đều thống nhất ở một quan điểm: biểu hiện của lạm phát. Có thể coi định nghĩa về lạm phát của P. Samuelson là một định nghĩa tiêu biểu về lạm phát: “ Lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng, còn giảm phát có nghĩa là giá cả và các chi phí chung giảm xuống”. 1.2. Các loại lạm phát 1.2.1. Lạm phát vừa phải: Là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng chậm, có tỷ lệ lạm phát hàng năm chỉ dừng lại ở một con sè. Trong điều kiện lạm phát vừa phải và ổn định thì giá cả 2 không tăng lên nhiều, trong dân cư không xuất hiện đầu cơ tích trữ vì lãi suất thực tế còn cao, hơn nữa lại có tác dụng kích thích sản xuất. Đây là mức lạm phát ở phần lớn các nước tư bản phát triển hiện nay và là mức lạm phát mà nhiều quốc gia chấp nhận vì xóa bỏ hoàn toàn lạm phát không những là việc không thể làm được mà có khi còn gây hậu quả xấu đối với nền kinh tế. 1.2.2. Lạm phát phi mã: là lạm phát xảy ra khi giá cả chung bắt đầu tăng lên vớt tỷ lệ hai hoặc ba con số một năm. Lạm phát phi mã khi đạt tới đỉnh cao sẽ làm cho nền kinh tế bị biến dạng và đảo lộn nghiêm trọng. Tâm lý trối bỏ nội tệ sẽ tăng lên, nội tệ sẽ nhanh chóng được đổi ra vàng và ngoạu tệ và người dân không muốn cho ngân hàng vay tiền bằng nội tệ. Giá nội tệ thấp có thể làm cho xuất khẩu tăng vì sức cạnh tranh tăng nhưng lại không đủ bù đắp chi phí sản xuất. 1.2.3. Siêu lạm phát: Là lạm phát xảy ra khi tốc độ lạm phát đột biến tăng lên vượt xa lạm phát phi mã. Lạm phát này gây hậu quả rất nghiêm trọng và sâu sắc đối với nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ trở nên hổn loạn, mọi vật đều khan hiếm trừ giấy bạc. Lịch sử đã chứng minh điều này qua các giai đoạn xảy ra siêu lạm phát ở một số nước kinh tế phát triển như Tây âu và Mỹ. 1.2.4. Lạm phát do cầu kéo: Là lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp này thu nhập và việc làm cũng được cải thiện. Tuy nhiên trong dài hạn thì không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. 1.2.5. Lạm phát do chi phí đẩy: Là lạm phát xảy ra khi các yếu tố đầu vào (tiền lương, nguyên vật liệu ) tăng lên và đường tổng cung dịch chuyển sang bên trái. Lạm phát cao gắn liền với sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, suy thoái kinh tế nhanh, khó khắc phục. 3 1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.3.1. Nguyên nhân trực tiếp + Chính sách tiền tệ không hợp lý: Đó là sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu tiền tệ. Khi Ngân hàng Trung ương cung ứng một khối lượng lớn tiền tệ ra nền kinh tế trong khi nền kinh tế lại không hấp thụ hết lượng tiền này hay lượng tiền cung ứng ra không tương xứng với khối lượng hàng hoá dịch vụ được sản xuất ra. 1.3.2. Nguyên nhân gián tiếp + Ngân sách thâm hụt và Nhà nước lại giải quyết bằng cách phát hành tiền qúa mức để đáp ứng nhu cầu chi trả của Nhà nước hoặc vay nợ nước ngoài hoặc là tăng thuế mà chưa chú trọng đến vay từ dân cư. + Chính sách thu nhập không phù hợp. + Chính sách cơ cấu chưa hợp lý: Khuyến khích các nghành có chi phí cao, kém hiệu quả phát triển + Giá dầu mỏ tăng, chiến tranh, thiên tai, động đất : gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào dẫn đến chi phí cho sản xuất tăng cao, và hàng hoá trở nên đắt đỏ trong khi thu nhập của dân cư Ýt tăng lên. 4 Chương II: Giải pháp của Ngân hàng nhà nước để kiềm chế lạm Phát trong thời gian tới 1. Thực trạng về lạm phát ở nước ta thêi gian qua Có thể nói một trong những vấn đề nổi cộm nhất của nền kinh tế nước ta 8 tháng đầu năm qua chính là sự biến động giá. Theo số liệu gần đây của Tổng cục thống kê thì 8 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) đã tăng 8,3% (tiếp tục tăng 0,6% so với tháng 7 ), gần gấp 2 lần so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong năm nay, và là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Nếu biết rằng 5 năm qua (1999 -2003), chỉ số lạm phát của VN luôn ở mức dưới 4% thì những con số trên đây quả là một vấn đề đặt ra cần suy nghĩ. Thông thường lạm phát gồm 3 nguyên nhân chính: Một là, lạm phát cầu kéo, tức là, cung không đủ cầu về hàng hóa, mất cân đối tiền- hàng, hiệu ứng của nó là giá hàng hoá tiêu dùng tăng trong một thời gian dài Hai là, lạm phát nhập khẩu, ngoại tệ mạnh tràn vào trong nước nhiều, NHNN xuất nội tệ để mua ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá Ba là, lạm phát chi phí đẩy, tức là giá đầu vào của các doanh nghiệp, kinh tế hộ tăng gồm: giá nhiên, nguyên, vật liệu. Lạm phát ở nước ta hiện nay là lạm phát chi phí đẩy. Nhiều vật tư nhập khẩu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tăng giá gồm: giá phôi thép, phân bón, hoá chất sản xuất tân dược, xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, phụ kiệu nghàng dệt may giá tính bằng USD tăng, tính bằng VNĐ lại càng tăng. Lạm phát chi phí đẩy chưa từng xảy ra ở nước ta. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp và kinh tế hộ tăng, bắt nguồn từ nước ngoài dội vào nước ta. Cho nên biện pháp khắc phục lạm phát chi phí đẩy lại càng khó. 5 Biểu hiện của lạm phát chi phí đẩy là sức sản xuất của doanh nghiệp không giảm, hàng hoá không thiếu, chỉ có giá cả hàng hoá tăng lên trong khi mức thu nhập của người dân lại không tăng kịp hoặc chưa tăng so với tăng giá cả hàng hoá. Để thấy rõ hơn diễn biến tình hình gia tăng giá cả trong thời gian qua, ta có thể theo dõi số liệu cụ thể dưới bảng sau: Bảng 1: Tốc độ tăng, giảm giá tiêu dùng một số mặt hàng và dịch vụ ( Tính đến thời điểm hết tháng 8 năm 2004 ) Các mặt hàng và dịch vụ Tháng 8/2004 tăng giảm so với(%) Kỳ gốc (2000) Tháng 8/2003 Tháng 7/2004 1. Lương thực-thực phẩm 25,5 16,5 0,7 - Lương thực 22,2 18,1 0,8 - Thực phẩm 27,7 17,1 0,8 2. Đồ uống và thuốc lá 13,1 4,3 0,4 3. May mặc, mũ nón, giày dép 8,9 4,1 0,4 4. Nhà ở, vật liệu xây dựng 23,1 6,8 0,6 5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 7,3 3,7 0,4 6. Dược phẩm, y tế 33,1 14,8 0,8 7. Phương tiện đi lại, bưu điện - 0,9 0,3 0 8. Giáo dục 17,0 1,2 0,4 9. Văn hoá, thể thao giải trí 0,1 2,2 0,1 10. Đồ dùng và dịch vụ khác 13,2 5,6 0,4 Sự tăng giá ở VN trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ đến nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội, đó là: Thứ nhất, đối với người sản xuất, tăng giá đã làm giá đầu váo tăng, từ đó làm tăng giá đấu ra, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó một số doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô sản xuất. Thí dụ, tháng 2, giá bột nhựa PVC tăng thêm 100 USD/tấn so với tháng 1; tăng 350 – 400 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2003 đã làm cho 100% doanh nghiệp nhựa phải giảm công suất, sản lượng từ 50 – 60%, hậu quà là giá các mặt hàng nhựa gia dụng tăng 20 – 25%, nhựa công 6 nghiệp tăng từ 10 – 15%. Để giữ chân khách hàng, một số doanh nghiệp đã không tăng giá mặc dù giá đầu vào tăng và phải chịu lỗ. Thứ hai, đối với người tiêu dùng, giá tăng trong khi thu nhập không tăng đã làm túi tiền tích luỹ giảm, sức mua giảm, thu nhập thực tế của người dân giảm do đồng tiền mất giá, đa95c biệt là tầng lớp làm công ăn lương có thu nhập thấp. Với các đối tượng này, lương thực, thực phẩm là những mặt hàng thiết yếu,chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của hộ gia đìnhmà giá những mặt hàng này lại thuộc vào nhóm tăng nhiều nhất ( Bảng 1 )khiến các bà nội trợ phải “đau đầu’’ tính toán vật lộn với giá cả leo thang mỗi ngày trong khuôn khổ ngân sách gia đình eo hẹp. Giá tăng trong khi lãi suất gửi ngân hàng lại không tăng (lãi suất bình quân trong 6 tháng vừa qua là 0,60 – 0,67%/tháng trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,2%) càng làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại. Thứ ba, đối với các công trình đang xây dựng, ở những tháng đầu năm do giá thép tăng cao, nhiều hợp đồng xây dựng đã bị huỷ bỏ.Các nhà thầu xây dựng rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan’’ : huỷ bỏ hợp đồng thì phải bồi thường mà tiếp tục xây dựng thì phải chấp nhận bù lỗ. Do đó nhiều chủ thầu đã chỉ đạo công nhânlà từ từ để “nghe ngóng tình hình” và chấp nhận bị phía chủ nhà phạt do trễ hợp đồng. Thứ tư, đối với ngân sách của Chính phủ, để bình ổn giá cả, Nhà nước đã phải áp dụng các biện pháp như: giảm thuế nhập khẩu đối với thép, xi măng, bù lỗ đối với xăng dầu Chỉ tính riêng đối với xăng dầu mà cân đối thu chi của Chính phủ đã bị thâm hụt trên 10000 tỷ đồng. Rõ ràng tuy chưa đến mức đáng lo ngại, nhưng sự biến động giá trong những tháng vừa qua đã coá những tác động không nhỏ tới hầu hết các đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tác động tiêu cực thì sự tăng giá vừa qua cũng có những tác động tích cực như giá lương thực, thực phẩm tăng làm cho người nông dân có lợi ( giá gạo xuất khẩu tăng 18%; giá gạo trong nước tăng 14% ), góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá nông sản với giá các mặt hàng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên chỉ có lợi đối với hộ nông dân có lương thực phẩm để bán, còn những hộ nông dân nghèo thiếu ăn thì khi giá lương thực, thực phẩm tăng cac lại là gánh nặng đối với tầng lớp dân cư này. Do vậy việc giảm nhiệt giá cả, 7 bình ổn giá cả vẫn là việc làm quan trọng cần thiết đang đặt ra đối với nền kinh tế VN hiện nay. 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát hiện nay 2.1. Dịch cúm gia cầm làm hơn 40 triệu gia cầm bị chết, bị tiêu huỷ, gần một tỷ quả trứng bị loại bỏ mà thịt và trứng gia cầm chiếm 25 – 30% sản lượng cũng như nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dàn. Rét đậm kéo dài ở miền Bắc và hạn hán ở miền Trung đã làm giá lương thực thực phẩm tăng cao. Bên cạng đó, lượng gạo xuất khẩu năm 2003 tăng tới 580 nghìn tấn trong khi gạo sản xuất chỉ tăng khoảng 47 nghìn tấncũng tạo nên sự khan hiếm về lương thực, tạo áp lực lên giá. 2.2. Giá thế giới tăng làm tăng giá các mặt hàng là nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư như: xăng dầu, sắt thép, xi măng phân bón, nhựa Thí dụ, trong tháng 3, có lúc giá dầu thế giới đạt 46USĐ/ thùng đã làm cho cả 9 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lỗ hơn 900 tỷ đồng; trong tháng 1 giá phôi thép thế giới đã tăng đạt 380USD/ tấn; chỉ trong vòng 1 tuần giá phân bón đã tăng 20USD/ tấn Bên cạnh đó, do đồng USD mất giá cũng làm cho hàng hoá nhập khẩu từ Châu âu và các nước Đông á trở nên đắt hơn Trong các mặt hàng tăng giá trên, giới chuyên môn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến sự biến động về giá của mặt hàng xăng dầu. Bởi đây là mặt hàng liên quan đến nhiều nghành nghề, lĩnh vực kinh tế Do ảnh hưởng của tình hình chính trị phức tạp của thế giới (đặc biệt là cuộc chiến tranh tại Irăc) đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình cung cấp sản lượng dầu mỏ của các nước xuất khẩu dầu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới. Điều này đã làm cho giá dầu tăng mạnh liên tục trong thời gian qua, vượt ngưỡng 50USD/ thùng. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biến động giá chung hiện nay. 2.3. Công tác quản lý lỏng lẻo đã làm cho giá thuốc tân dược tăng cao. Do tính độc quyền và yếu kém trong công tác phân phối lưu thông mà một số doannh nghiệp Nhà nước đã đầu cơ trục lợi cũng làm giá một số mặt hàng tăng như thép là một ví dụ. Theo Bộ trưởng tài chính Nguyễn Sinh Hùng thì từ báo cáo quyết toán của một số nhà máy sản xuất thép trong quý I năm 2004 cho thấy lãi đã đạt mức 40 – 50% là quá cao và phi lý trong khi Nhà nước phải hy sinh lợi Ých để gỉm thuế thì các doanh nghiệp này lại ra sức trục lợi. 8 2.4. Chính sách tiền tệ từ năm 2003, lượng cung tiền vào lưu thông tăng cao, tín dụng tăng trưởng nóng và lãi suất ở năm 2003 cũng ở mức cao nhất trong những năm gần đây. Trước tình hình đó, NHNN phải can thiệp để hạ nhiệt lãi suất. Chính vì lẽ đó mà ngay từ cuối năm 2003, tiền gửi vào ngân hàng đã Ýt hơn số tiền mà họ rót ra làm lượng cung tiền trong lưu thông tăng lên. Do đó có thể nhận định rằng, góp một phần vào sự tăng giá của năm 2004 là hệ quả từ chính sách tiền tệ của năm 2003. 2.5. Do yếu tố tâm lý kéo theo phản ứng dây truyền: mặt hàng này chưa tăng giá thì mặt hàng khác đã tăng giá; hoặc mặt hàng này tăng một thì mặt hàng kia đẵ tăng hai, ba lần. Thí dụ: giá xăng mới tăng một chút giá đi taxi đã tăng 25% là không thể chấp nhận được; hoặc giá ở đầu mối chưa tăng mà giá ở các chợ nhỏ đã tăng Rõ ràng trong các yếu tố làm tăng giá trên đây, ngoài những yếu tố chủ yếu là từ phía cung thì có cả những yếu tố từ phía cầu; ngoài những yếu tố từ phía giá cả cũng có cả những yếu tố về tiền tệ. Hơn nữa, những biến động về giá không chỉ xảy ra ở một số mặt hàng mà là ở hầu hết các mặt hàng ( như bảng trên ; không chỉ ở những tháng cuối năm như mọi khi mà kéo dài trong suốt 8 tháng qua và còn có khả năng tiÕp tục tăng lên nữa. 3. Một số kiến nghị về biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta trong thời gian tới 3.1. Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp VN phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do đó để tránh cú sốc về giá cả thì ngoài việc chủ động có được nguyên, nhiên vật liệu thì các doanh nghiệp phải triển khai đồng loạt các biện pháp để tiết kiệm chi phí, huy động tối đa năng lực sản xuất đảm bảo có đủ lượng hàng hoá để cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu. 3.2. Về phía người nông dân Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đặc biệt là tìm mọi cách khôi phục lại đàn gia cầm trong thời gian ngắn, trong đó vấn đề thức ăn gia súc, giống cần 9 được hạ giá thành và cải thiện chất lượng con giống. Nhà nước chủ trương giảm xuất khẩu gạo để tăng lượng cung trong nước, góp phần bình ổn giá cả. 3.3. Về phía người tiêu dùng Cần chú ý tiết kiệm tối đa trong khi sử dụng nhiên liệu cả ở giác độ Nhà nước, doanh nghiệp và mỗi cá nhân người tiêu dùng. Về vấn đề này chóng ta cần học tập kinh nghiệm của Thái lan. Để tiết kiệm năng lượng, Chính phủ nước này đă đưa ra 5 biện pháp: đóng cửa các trạm xăng dầu từ nửa đêm đén 5 giờ sáng ngày hôm sau; cắt các nguồn địên dùng cho quảng cáo từ 22 giờ đêm hàng ngày; tắt bảng đÌn chiếu sáng trên một số tuyến dường; tăng múc thuế đối với những xe hơi có động cơ trên 2500cc và giảm 10% mức tiêu thụ xăng dầu ở các cơ quan Nhà nước. 3.4. Về phía Ngân hàng Nhà nước Vì lạm phát vừa qua có cả yếu tố tiền tệ nên giải pháp để giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông (kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng) cần được đặt ra. Để có thể kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng sát mục tiêu nhằm kiểm soát lạm phát và hạn chế rủi ro tín dụng, bên cạnh những biện pháp phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn để giảm áp lực về vốn cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế của các NHTM, NHNN cần thực hiện: 3.4.1. Cần xác định mức tăng trưởng tín dụng hàng năm ( qua tất cả các kênh của nền kinh tế như qua các NHTM, quỹ hỗ trợ, NHCSXH, các tổ chức đoàn thể khác trong xã hội) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát dự kiến và cán cân thanh toán. Muốn vậy, Chính phủ cần có sự chỉ đạo các Bộ, Ngành có lịên quan có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê tình hình thực hiện đầu tư tín dụng hàng năm và nhu cầu đầu tư tín dụng hàng năm cho NHNN - cơ quan có trách nhiệm xác định mức độ tăng trưởng tín dụng hàng năm trong khuôn khổ chương trình tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của CSTT 3.4.2. Trong quá trình điều hành cần có sự phối hợp chặt chẽ giữ CSTT và CS tài khoá, nhằm hỗ trợ cho NHNN điều tiết có hiệu quả lượng tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó điều tiết được cung cầu vốn tín dụng trên thị trường nhằm đạt được mức tăng trưởng tín dụng như mục tiêu. 10 [...]... 1.2.5 Lạm phát do chi phí đẩy: 3 1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 4 1.3.1 Nguyên nhân trực tiếp 4 1.3.2 Nguyên nhân gián tiếp .4 Chương II: Giải pháp của Ngân hàng nhà nước để kiềm chế lạm Phát trong thời gian tới 5 1 Thực trạng về lạm phát ở nước ta thêi gian qua 5 2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát hiện nay 8 3 Một số kiến nghị về biện pháp kiềm chế lạm. .. vậy trong thời gian tới cần phải củng cố vai trò của những cơ quan này, đặc biệt là NHNN 12 Mục lục Mở đầu .1 Chương I : Những vấn đề chung về lạm phát 2 1 Khái niệm và đặc điểm về lạm phát .2 1.1 Một số khái niệm về lạm phát 2 1.2 Các loại lạm phát .2 1.2.1 Lạm phát vừa phải: 2 1.2.2 Lạm phát phi mã: 3 1.2.3 Siêu lạm phát: .3 1.2.4 Lạm phát. .. củng cố và hoàn thiện nền kinh tế thị trường thì vấn đề lạm phát là không tránh khỏi, nhưng điều quan trọng ở đây không phải là thủ tiêu lạm phát mà là kiềm chế và điều tiết lạm phát trong chừng mực có lợi cho mục đích lớn nhất là sự phát triển kinh tế, trong đó vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước và các Nghành trực tiếp liên quanđến lưu thông hàng hoá và tiền tệ như NHNN, hệ thống các NHTM, các Nghành... những giải pháp hữu hiệu và đồng bộ của toàn bộ nền kinh tế.Phần lớn các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng nếu một nước nào đó có thể duy trì và ổn định lạm phát ở mức vừa phải và có lợi cho sự tăng trưởng kinh tế thì lạm phát ở đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế nữa Với cách hiểu biết như vậythì lạm phát lại trở thành một công cụ điều tiết nền kinh tế Nước ta đang trong thời. .. có những giải pháp hạn chế mở rộng tín dụng và từng bước thu hồi những khoản nợ đó Làm như vậy vừa nâng cao được chất lượng tín dụng vừa hạn chế được sự gia tăng tín dụng kém hiệu quả- một nhân tố tiềm Èn lạm phát 3.4.4 Tiếp tục hoàn thiện thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ trong nước và hoà nhập thị trường này với thị trường tài chíng quốg tế để thu hót nhanh chóng hơn nữa nguồn vốn nước ngoài... 5 2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát hiện nay 8 3 Một số kiến nghị về biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta trong thời gian tới 9 3.1 Về phía các doanh nghiệp: .9 3.2 Về phía người nông dân 9 3.3 Về phía người tiêu dùng 10 3.4 Về phía Ngân hàng Nhà nước 10 11 kết luận 12 13 ... nguồn vốn nước ngoài Tổ chức quản lý nợ nước ngoài có kế hoạch và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vào VN dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn vay IMF, WB, ADB 11 kết luận Lạm phát là một là một hiện tượng kinh tế khách quan Nó dược coi như căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường nghĩa là không thể loại bỏ hoàn toàn lạm phát ra khỏi nền kinh tế Tuy nhiên lạm phát có thể bị ngăn ngừa, chê ngự và...3.4.3 Để kiểm soát được mức tăng trưởng tín dụng của các NHTM, NHNN cần: - Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: tuỳ từng kỳ hạn mà tỷ lệ DTBB tăng từ 2% lên 5% và tăng từ 1% lên 2% đối với tiền gửi bằng VND; tăng từ 4% lên 8% và 1% lên 2% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng, qua đó các NHTM sẽ xác định sớm các khoản vay của những khách hàng khó thu hồi trong tương . mẫu chống lạm phát nào phù hợp áp dụng cho mỗi quốc gia. Việc lực chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ không. II: Giải pháp của Ngân hàng nhà nước để kiềm chế lạm Phát trong thời gian tới 1. Thực trạng về lạm phát ở nước ta thêi gian qua Có thể nói một trong những vấn đề nổi cộm nhất của nền kinh tế nước. nước. 3.4. Về phía Ngân hàng Nhà nước Vì lạm phát vừa qua có cả yếu tố tiền tệ nên giải pháp để giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông (kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng) cần được đặt ra. Để có thể

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu

  • Chương I : Những vấn đề chung về lạm phát

    • 1. Khái niệm và đặc điểm về lạm phát

      • 1.1. Một số khái niệm về lạm phát

      • 1.2. Các loại lạm phát

        • 1.2.1. Lạm phát vừa phải:

        • 1.2.2. Lạm phát phi mã:

        • 1.2.3. Siêu lạm phát:

        • 1.2.4. Lạm phát do cầu kéo:

        • 1.2.5. Lạm phát do chi phí đẩy:

        • 1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát

          • 1.3.1. Nguyên nhân trực tiếp

          • 1.3.2. Nguyên nhân gián tiếp

          • Chương II: Giải pháp của Ngân hàng nhà nước để kiềm chế lạm Phát trong thời gian tới

            • 1. Thực trạng về lạm phát ở nước ta thêi gian qua

            • 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát hiện nay

            • 3. Một số kiến nghị về biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta trong thời gian tới

              • 3.1. Về phía các doanh nghiệp:

              • 3.2. Về phía người nông dân

              • 3.3. Về phía người tiêu dùng

              • 3.4. Về phía Ngân hàng Nhà nước

              • kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan