liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, trên đại với các trường đại học nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa

31 398 0
liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, trên đại với các trường đại học nước ngoài trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Thực hiện Nghị quyết TW 3 khóa VIII của Ban chấp Hành Trung ương Đảng về "Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"; Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010; Trong những năm qua Tỉnh uỷ, Hội đồng nhõn dõn, UBND tỉnh Thanhh Hóa đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ sở đào tạo phối hợp chặt chẽ thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng và đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng ngàn lượt cán bộ, công chức được đi đào tạo trình độ đại học, sau đại học, lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất là đối với những cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý. Rất vinh dự được làm học viên (lớp B) Chương trình Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp khóa V của Học viện Hành chính, sau khi tiếp thu kiến thức đã được học của các Chuyên đề do giảng viên Học viện giảng dạy. Trong chương trình khóa học mỗi học viên cần phải viết một đề án giúp cho người học nắm vững, hệ thống hóa kiến thức lý luận đã được học, cùng với kinh nghiệm công tác những năm qua ở địa phương Tôi xin chọn viết đề án “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, trên đại với các trường đại học nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Húa”. Đề án được xây dựng để liên kết với các trường Đại học ở nước ngoài nhằm đào tạo trình độ đại học và trên đại học, trình độ ngoại ngữ để nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời kỳ Hội nhập kinh tế Quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khoá X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Húa lần thứ XVI. Đề án gồm các phần sau: - Cơ sở xây dựng Đề án - Mục tiêu của Đề án - Nội dung cơ bản của Đề án - Giải pháp thực hiện Đề án - Tổ chức thực hiện Đề án - Hiệu quả của Đề án - Kết luận Đề án - Các phụ lục 1 ĐỀ ÁN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1. Sự cần thiết của đề án Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, liên kết đào tạo đang trở thành phổ biến ở các trường đại học, cao đẳng trong khu vực và trên thế giới. Liên kết đào tạo mang lại những lợi Ých thiết thực cho các bên tham gia. Thông qua liên kết đào tạo, các trường đại học có cơ hội làm quen và từng bước tiếp cận, tiến tới nội địa hoá các chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) tiên tiến, hiện đại của các trường đại học thế giới, đồng thời là cơ sở giúp cho các trường đại học nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình và chất lượng đào tạo của mình. Liên kết đào tạo giúp cho người học có khả năng thích nghi với môi trường học tập, nghiên cứu, làm việc hiện đại, có tính cạnh tranh cao, đồng thời tạo điều kiện cho sự thành đạt và thành công về nghề nghiệp của họ trong tương lai, thông qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở nước ta, liên kết đào tạo đại học và gửi đào tạo sau đại học ở các trường đại học nước ngoài đã được triển khai thực hiện trong những năm qua ở nhiều trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo và nghiên cứu KH&CN, các tỉnh, thành phố lớn trong như Hà Hội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ - với nhiều hình thức liên kết, bậc, lĩnh vực và ngành nghề đào tạo khác nhau. Thanh Hóa là tỉnh có đội ngũ cán bộ có trình độ từ Cao đẳng trở lên khá đông, toàn tỉnh hiện có trên 48.000 người, trong đó tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) còn ở mức thấp (dưới 1%). Hầu hết cán bộ được đào tạo ở các cơ sở đào tạo trong nước nên trình độ KH&CN, ngoại ngữ, tin học còn nhiều bất cập. Một số Ýt cán bộ được đào tạo ở nước ngoài nhưng lại chủ yếu là đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây nên có những hạn chế nhất định 2 trong việc tiếp cận và thích ứng với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Thanh Hóa cũng là một trong sè Ýt các tỉnh trong cả nước sớm có chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao về công tác tại địa phương, song do môi trường sống và điều kiện làm việc, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội ở các trung tâm KH&CN, trường đại học, viện nghiên cứu ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn mạnh hơn nhiều nên chưa thu hút được cán bộ có trình độ cao về công tác. Tỷ lệ sinh viên người Thanh Hoá tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học về nhận công tác tại quê hương hàng năm rất thấp. Trong những năm qua Thanh Hoá đã quan tâm và đề ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo sinh viên tài năng, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hạn chế lớn nhất của đội ngũ cán bộ (kể cả cán bộ được đào tạo ở các trường đại học, viện nghiên cứu lớn trong nước) là yếu kém về trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế của tỉnh trước mắt cũng như lâu dài. Để khắc phục những nhược điểm nêu trên nhằm đào tạo được đội ngũ cán bộ đạt trình độ chuẩn của khu vực và thế giới làm hạt nhân phục vụ trong các lĩnh vực tỉnh đang có nhu cầu cần cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển của trường Đại học Hồng Đức, xây dựng trường Đại học Hồng Đức thành Trung tâm KH&CN của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI thì việc triển khai thực hiện đề án “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoai“ là có ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp thiết cao. 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ - Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 20/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2005-2010. - Chương trình Phát triển Giáo dục và Hợp tác Quốc tế hàng năm của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 3 - Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt trường Đại học Hồng Đức ngày 12/01/2009 về đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách của tỉnh (Thông báo số 840/TB-UB ngày 29/3/2009 của UBND tỉnh): “Về quan hệ quốc tế, trường Đại học Hồng Đức cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các trường đại học ở nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi cán bộ và sinh viên. Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh (nay là Sở Nội vụ) và trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng đề án, chính sách cho người học được cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách của tỉnh. Trường Đại học Hồng Đức chủ động làm việc với Bộ GD&ĐT, liên hệ với các trường đại học nước ngoài để thống nhất về kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo theo nhu cầu của các ngành được tỉnh duyệt”. - Công văn số 4145/UBND-VX ngày 11/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao trường Đại học Hồng Đức chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan trong tỉnh xây dựng các đề án, dự án liên kết đào tạo và chuyển giao công nghệ với nước ngoài trình Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND tỉnh. - Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI và Chương trình phát triển đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010. - Điều kiện, khả năng thực tế có thể triển khai thực hiện nội dung các biên bản thoả thuận hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi cán bộ, giảng viên và sinh viên giữa trường Đại học Hồng Đức với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.3.1. Đào tạo đại học Liên kết đào tạo đại học với các đối tác nước ngoài ở nước ta đã được thực hiện ở một số trường đại học: - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội liên kết với trường Đại học Troy, Hoa Kỳ đào tạo Cử nhân ngành Khoa học máy tính (Đại học Troy 4 cấp bằng Bachelor of Science in Computer Science), giảng dạy bằng tiếng Anh theo chương trình chuẩn của Đại học Troy, thời gian đào tạo 3,5 năm. Hình thức đào tạo toàn phần hoặc bán phần tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Khoa Quốc tế thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo đại học với các trường đối tác nước ngoài. Chương trình được thực hiện bằng tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga. Hình thức đào tạo toàn phần hoặc bán phần tại Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Riêng chương trình liên kết đào tạo đại học bằng tiếng Anh, đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Kinh doanh (Kế toán, Tài chính, Marketing, Thương mại Quốc tế) và ngành Công nghệ thông tin. Học phí được tính theo năm học, mức đóng học phí thay đổi tuỳ thuộc vào chương trình đào tạo, hình thức đào tạo và trường đối tác nước ngoài. Cụ thể: + Đào tạo dự bị tiếng Anh tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia: 1.400 USD/người/năm. + Học bán phần tại Khoa Quốc tế ĐH Quốc gia: 2.200USD/người/năm. + Học toàn phần tại Khoa Quốc tế ĐH Quốc gia: 2.200USD/người/năm. + Học bán phần tại các trường đối tác nước ngoài: tại Anh 13.500- 14.000USD/người/năm; Óc 9.500-10.000USD/người/năm; Malaysia 3.600- 3.800USD/người/năm. - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội liên kết với trường Đại học La Trobe, Óc đào tạo Cử nhân Kinh doanh Quốc tế, Cử nhân Tài chính theo hình thức học bán phần: 2 năm đầu học tại Đại học Ngoại Thương Hà Nội, 2 năm cuối học tại Đại học La Trobe, Óc. Sinh viên tốt nghiệp được Đại học La Trobe cấp bằng. - Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh liên kết với các trường đại học của Anh đào tạo cao đẳng - liên thông đại học ngành Công nghệ thông tin. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, nếu có nhu cầu và đảm bảo về điều kiện tài chính có thể được nhận vào học tiếp 1 năm ở các trường đại học của Mỹ, hoặc Óc để lấy bằng cử nhân. 5 1.3.2. Đào tạo sau đại học - Đề án 322 của Chính phủ: Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước của Chính phủ. Dự kiến mỗi năm dành khoảng 400 suất học bổng, trong đó đào tạo tiến sỹ 200, thạc sỹ 100, thực tập sinh khoa học ở nước ngoài 100. Đến nay, đề án đã tuyển được 2.319 ứng viên cử đi đào tạo sau đại học ở các nước trên thế giới (chưa kể số thí sinh trúng tuyển năm 2005). Chính sách hỗ trợ của nhà nước bao gồm: Học phí toàn phần tuỳ theo nước gửi đi đào tạo, vé máy bay khứ hồi (1 lần trong suốt khoá học), lệ phí đi đường 100USD, sinh hoạt phí (cấp tuỳ theo mức sống ở từng vùng và có sự điều chỉnh hàng năm tuỳ thuộc vào sự biến động giá cả thị trường quốc tế). Mức chi trong năm 2005 là: Các nước Nga, Thái Lan, Đông Âu, Châu Á: 250USD/người/tháng, các nước Tây Âu: 630USD/người/tháng, Hoa kỳ, Anh, Canada, Nhật Bản: 780USD/người/tháng. - Đề án Cần Thơ 150 (thuộc đề án Mekong 1.300, đào tạo 1.300 cán bộ có trình độ sau đại học cho 11 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long). Mục tiêu của đề án: Từ 2005-2011, đào tạo 150 cán bộ có trình sau đại học (tiến sỹ, thạc sỹ) ở nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thành phố Cần Thơ. Các chuyên ngành đào tạo gắn liền với định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của Thành phố Cần Thơ. - Chương trình 300 của TP. Hồ Chí Minh: Đào tạo 300 tiến sỹ, thạc sỹ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Hiện tại chương trình đã tuyển chọn được 58 người (55 người đi học thạc sỹ, 3 người NCS tiến sỹ) trong đó 42 người đã được cử đi đào tạo ở nước ngoài. - Đề án Đà Nẵng 100: Tháng 4/2006, Ban Thường vụ Thành phố Đà Nẵng đã thành lập Ban chỉ đạo đề án đào tạo 100 cán bộ sau đại học (75-80 thạc sỹ, 20-25 tiến sỹ) ở nước ngoài, giai đoạn 2006-2010. + Đối tượng đào tạo của đề án là cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác thuộc các cơ quan khối Đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước của Tp. Đà Nẵng và một số cán bộ, công chức ngành y tế 6 của Trung ương làm việc tại Đà Nẵng và sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi nằm trong “Qui hoạch” của tỉnh. + Ngoài các tiêu chuẩn đủ trình độ ngoại ngữ theo học và cam kết làm việc cho Thành phố Ýt nhất 10 năm sau khi tốt nghiệp, các đối tượng đào tạo tiến sỹ phải dưới 40 tuổi, đào tạo thạc sỹ dưới 35, những cán bộ đang giữ chức phó trưởng phòng cấp Sở trở lên được công thêm 5 tuổi. + Các ngành đào tạo được ưu tiên là: Y tế, Giáo dục, Du lịch, Quản lý đô thị, Kiến trúc, Giao thông công chính, Công nghệ Thông tin, Quản lý dự án, Thị trường tài chính, công nghệ sinh học. + Các nước dự kiến gửi đào tạo: Anh, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Óc, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc… - Chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ công nghệ thông tin của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với trường Đại học HOUSTON - CLEAR LAKE Hoa Kỳ. Đây là chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ công nghệ thông tin đầu tiên ở Miền Bắc nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học HOUSTON - CLEAR LAKE Hoa Kỳ đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phê chuẩn. Học phí: + Giai đoạn 1: Học tại Đại học Bách khoa Hà Nội: 3.300-3.700USD (bình quân 150USD/tín chỉ) + Giai đoạn 2: Học tại Đại học HOUSTON: 13.000USD (bình quân 340USD/tín chỉ). 1.3.3. Các hợp tác giữa trường Đại học Hồng Đức với các trường Đại học, tổ chức Quốc tế Sau hơn 8 năm kể từ ngày thành lập đến nay, trường Đại học Hồng Đức đã có quan hệ và chính thức ký hợp tác về đào tạo, trao đổi cán bộ, giáo viên, sinh viên, các chương trình hợp tác nghiên cứu ứng dụng KH&CN với 14 trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để triển khai thực hiện đề án. 1) Trường Đại học Cộng Đồng Lansing - Mỹ (12/11/1996). 7 2) Trường Đại học Selkirk – Canada (8/5/1999). 3) Trường Đại học Fraser Valley - UCFV- Canada (15/9/1999). 4) Trường Đại học Olds – Canada (24/3/2000). 5) Trường Đại học Cao đẳng Cộng đồng Tidewater - Mỹ) (18/5/2000). 6) Học viện Công nghệ Rajamangala - Thái Lan (28/10/2000). 7) Trường Đại học Tự do VRIJE -Vương quốc Bỉ (15/11/2001). 8) Tổ chức Project Trust - Vương Quốc Anh (13/1/2003). 9) Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế Giới – Canada (4/9/2003). 10)Trường Đại học Tổng hợp Chuxiong - Trung Quốc (28/4/2004). 11) Trường Đại học Sư phạm Vân Nam - Trung Quốc (21/5/2004). 12) Trường Đại học Hải Dương Quảng Đông Trung Quốc (27/6/2004). 13) Trường Đại học Công nghệ Hoàng Gia Rajamangala Suvarnabhumi– RMUTSB - Thái Lan (25/7/2005). 14)Trường Đại học Công nghệ Hoàng Gia Rajamangala Krungthep– RMUTKT - Thái Lan (26/7/2005). PHẦN 2: MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 2.1. Mục tiêu chung 1) Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học đạt chất lượng cao theo hình thức liên kết với các cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và quốc tế của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2020. 2) Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu KH&CN của trường Đại học Hồng Đức, tạo điều kiện để trường Đại học Hồng Đức nhanh chóng tiếp cận được với trình độ đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới. 2.2. Mục tiêu cụ thể (từ 2010-2015) 1) Đào tạo 500 cán bộ, trong đó 350 đại học (B.A.); 100 thạc sỹ (M.A.); 50 tiến sỹ (Ph.D.) cho các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong 8 tỉnh đang có nhu cầu và các ngành nghề mới phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến những năm tiếp theo. 2) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, nghiên cứu KH&CN của trường Đại học Hồng Đức. Xây dựng trường Đại học Hồng Đức thành Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu KH&CN của tỉnh Thanh Hoá. 2.3. Địa điểm: Trường Đại học Hồng Đức và các trường đại học có đẳng cấp Quốc tế trong khu vực và trên thế giới. PHẦN 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 3.1. QUI MÔ - NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO 3.1.1. Đào tạo đại học - Qui mô đào tạo: 350 người, trong đó: - Đào tạo cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh: 200 sinh viên (chiếm 57%). - Đào tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh: 150 người (chiếm 43%). - Ngành nghề đào tạo: Ưu tiên lựa chọn các chuyên ngành đào tạo thuộc 7 lĩnh vực cụ thể như sau: - Lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật trồng trọt, Kỹ thuật chăn nuôi, Nuôi trồng thuỷ sản, Khai thác thuỷ sản, Kỹ nghệ hoa viên. - Lĩnh vực Kinh doanh - Quản lý: Marketing quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý và Kinh doanh du lịch, Hệ thống thông tin quản lý. - Lĩnh vực Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông. - Lĩnh vực Công nghệ - Kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, Hoá dầu, tự động hoá, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. 9 - Lĩnh vực Chế biến: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ bảo quản chế biến nông sản, Công nghệ chế biến thuỷ sản, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến lâm sản. - Lĩnh vực Kiến trúc - Xây dựng: Kiến trúc công trình, Quy hoạch đô thị, Kỹ thuật công trình xây dựng, Kỹ thuật thuỷ lợi - Thuỷ điện, Quản lý đầu tư xây dựng. - Bảo vệ môi trường: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Quản lý đất đai. 3.1.2. Đào tạo sau đại học - Qui mô đào tạo: - Đào tạo thạc sỹ: 100 học viên, trong đó đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh là 60 người (chiếm 60%), đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cá nhân trong tỉnh là 40 học viên (chiếm 40%). - Đào tạo tiến sỹ: 50 NCS, trong đó đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh là 40 người (chiếm 80%), đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cá nhân trong tỉnh là 10 người (chiếm 20%). - Ngành nghề đào tạo Ngoài các chuyên ngành thuộc 7 lĩnh vực đào tạo ở bậc đại học (Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Kinh doanh - Quản lý, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật - Công nghệ, Chế biến, Kiến trúc - Xây dựng, Bảo vệ môi trường) đào tạo thêm các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Giáo dục, Khoa học Nhân văn, Khoa học Tự nhiên; Ngôn ngữ và Văn hoá nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Trung Quốc); Lĩnh vực Y tế (Y học cổ truyền, Điều dưỡng công nghệ cao, Kỹ thuật hình ảnh). 3.2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO 3.2.1. Đào tạo đại học a. Đối tượng 1: Đào tạo cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh - Học sinh tốt nghiệp phố thông trung học đạt giải chính thức trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. 10 [...]... sinh đào tạo đại học khoá 1; sau đại học khóa 1 2 Tuyển sinh đào tạo Đại học khoá 2; sau đại học khóa 2 3 Tuyển sinh đào tạo đại học khoá 3; sau đại học khoá 3 4 Tuyển sinh đào tạo sau đại học khoá 4 III Sơ kết, tổng kết 1 Sơ kết kết quả thực hiện đề án hàng năm 2 3 Sơ kết 3 năm thực hiện đề án và kết quả đào tạo sau đại học khoá 1 Tổng kết 5 năm thực hiện đề án; kết quả đào tạo đại học khoá 1; kết. .. bản (đào tạo đại học) và kiến thức chuyên môn (đào tạo sau đại học) Đây cũng chính là cơ hội 17 để đội ngũ giảng viên Đại học Hồng Đức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Đào tạo kiến thức giáo dục đại cương tại Đại học Hồng Đức Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở thuộc chương trình đào tạo đại học (giai đoạn 1 - đào tạo tại Đại học Hồng Đức) do giáo viên trường. .. sỹ đối với học viên đã có bằng thạc sỹ) ở các trường đại học đối tác nước ngoài - Các ứng viên có trình độ tiếng Anh đầu vào tương đương TOEFL 550 điểm trở lên, hoặc đã có bằng đại học, bằng thạc sỹ do các trường đại học có đẳng cấp quốc tế cấp được xem xét gửi đi đào tạo ở các trường đối tác nước ngoài không qua giai đoạn học tại Đại học Hồng Đức (mô hình (0+2) đào tạo thạc sỹ) và (0+3) đào tạo tiến... trình đào tạo tiếng Anh Phối hợp với các tổ chức qquốc tế tại Việt Nam và các trường đối tác xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo tiếng Anh đảm bảo cho các học viên đạt trình độ tương đương TOEFL 450điểm trở lên (đào tạo đại học) ; 500 điểm trở lên (đào tạo sau đại học) sau 1 năm chuyên đào tạo tiếng Anh tại Đại học Hồng Đức 16 - Chương trình bồi dưỡng chuyên môn Trường Đại học Hồng Đức phối hợp các. .. ngoài thống nhất chương trình đào tạo ngành trên cơ sở chương trình đào tạo của đối tác nước ngoài, đảm bảo phù hợp với điều kiện và nhu cầu cụ thể của Việt Nam theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời đảm bảo các yêu cầu chuẩn về trình độ của đối tác nước ngoài đối với từng chuyên ngành đào tạo cụ thể - Chương trình đào tạo sau đại học Theo chương trình đào tạo của nước ngoài và đề tài nghiên... 3.2.2 Đào tạo sau đại học a Đối tượng 1: Đào tạo cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh - Cán bộ hiện đang công tác tại các cơ quan nhà nước của tỉnh đã tốt nghiệp đại học (nếu đào tạo thạc sỹ) và có bằng thạc sỹ (nếu đào tạo tiến sỹ), có chuyên ngành đào tạo (đại học, thạc sỹ) phù hợp với lĩnh vực đào tạo đã nêu trong đề án, được cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý cử đi học - Sinh viên đã nghiệp đại học loại... VÀ MÔ HÌNH LIÊN KẾT 3.3.1 Đào tạo đại học a Đối tác liên kết - Căn cứ vào ngành nghề đào tạo, uy tín và năng lực đào tạo cụ thể của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới để lựa chọn đối tác phù hợp Trước hết lựa chọn trong số các trường đại học có đẳng cấp qquốc tế trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á Một số ngành nghề đào tạo cần thiết có thể phải tiếp cận ngay với các trường đại học của Châu... chính (ngoài phần kinh phí hỗ trợ của tỉnh) để hoàn thành tốt khoá đào tạo liên kết với nước ngoài b Đối tượng 2: Đào tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh - Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có điểm thi đại học đạt tối thiểu mức điểm sàn trở lên theo qui định hàng năm của Bộ Giáo Dục & Đào tạo và trúng tuyển đại học vào trường Đại học Hồng Đức hoặc các trường đại học trong cả nước, ... 150 4.1.2 Đào tạo sau đại học: Tuyển sinh 4 khoá liên tục, bắt đầu từ năm 2010 - Đào tạo thạc sỹ Năm học Tổng số học viên Đào tạo cho các cơ quan nhà nước của tỉnh Đào tạo cho các cơ sở sản xuất KD trong tỉnh 2010-2011 10 10 - 2011-2012 20 15 5 2012-2013 30 15 15 2013-2014 40 20 20 Tổng sè 100 60 40 - Đào tạo tiến sỹ Năm học Tổng sè NCS Đào tạo cho các cơ quan nhà nước của tỉnh Đào tạo cho các cơ sở... khoá đào tạo liên kết với nước ngoài c Đối tượng 3: Đào tạo theo nhu cầu của xã hội 11 Ngoài hai đối tượng nêu trên, đề án tạo điều kiện để tất cả học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học trong và ngoài tỉnh có nhu cầu học tập được đăng ký tham gia chương trình nếu đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ tiếng Anh, sức khoẻ và đảm bảo về mặt tài chính để hoàn thành tốt khoá đào tạo liên kết với nước ngoài . Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, trên đại với các trường đại học nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Húa”. Đề án được xây dựng để liên kết với các trường Đại học ở nước ngoài. 1.3.1. Đào tạo đại học Liên kết đào tạo đại học với các đối tác nước ngoài ở nước ta đã được thực hiện ở một số trường đại học: - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội liên kết với trường. hiện Đề án - Hiệu quả của Đề án - Kết luận Đề án - Các phụ lục 1 ĐỀ ÁN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tổng sè

    • Năm học

    • Năm học

    • Tổng sè

      • TT

      • Giai đoạn 1: Bồi dưỡng tiếng Anh tại ĐHHĐ

      • Giai đoạn 1: Bồi dưỡng tiếng Anh tại ĐHHĐ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan