nâng cao vai trò của nhà trường trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh

30 2K 5
nâng cao vai trò của nhà trường trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và biện pháp nâng cao vai trò giáo dục của gia đình và nhà trường trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn” của mình, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ của quý thầy cô trong ban chỉ đạo thực tập cùng các em học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn . Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trường THCS Hương Toàn, cô Hoàng Thị Cẩm Uyên, giáo viên trường THCS Hương Toàn cùng các em học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện tại Trường CĐSP TT Huế và Trường THCS Hương Toàn trong thời gian từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2014. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định. Các thông tin, số liệu trong đề tài là thực tế, khách quan, trung thực, không có sự gian lận. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Huế, ngày 02 tháng 4 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Hữu Tài PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người mới phải là những con người "có tài", "có đức". Con người phải có năng lực, trí tuệ, sáng tạo, thích ứng và có đạo đức, phù hợp với lối sống xu thế chung của sự phát triển mạnh mẽ của nến giáo dục thế giới hiện nay là hướng vào việc đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội, phát triển nền văn minh của loài người . Mà nhân cách là giá trị gốc “ Giá trị sản sinh ra mọi giá trị”, là hệ thống các phẩm chất và năng lực của mỗi con người. Cho nên việc hình thành nhân cách tốt cho học sinh là vấn đề mà gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm. Có thể nói cha mẹ chính là những “người thầy đầu tiên” là người đặt nền móng cho các em về nhân cách. Các em tiếp thu những thói quen hành vi đạo đức đầu tiên là từ gia đình. Đó là nền tảng ban đầu để các em có được nhân cách tốt. Kinh nghiệm giáo dục truyền thống của nhân dân ta cũng đã khẳng định: “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ” Như vậy ta thấy rõ vai trò giáo dục đối với mỗi con người là như thế nào? Mỗi chúng ta ngay từ trong bào thai rồi cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành đều được nuôi dạy trong môi truờng gia đình và nhà trường. Sứ mệnh chăm sóc giáo dục trẻ từ khi mới ra đời không thể giao phó cho bất kỳ ai có trách nhiệm hơn là gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người. Bên cạnh đó nhà trường cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Giáo dục gia đình và nhà trường không chỉ có tác dụng mạnh mẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ thơ mà còn có ý nghĩa đối với cả cuộc đời mỗi con người lúc đã trưởng thành cho đến lúc tuổi già. Giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội không thể có được , đó là tình cảm yêu thương tràn trề của cha mẹ đối với con cái, họ sẵn sàng hi sinh những đều kiện vật chất tinh thần dành mọi thuận lợi cho con cái họ miễn sao con cái mình nên người. Đồng thời giáo dục gia đình là một nền giáo dục toàn diện cụ thể hoá và cá biệt hoá rất cao: cha mẹ giáo dục con cái họ cách đi đứng, nói năng, chào hỏi người lớn, Từ những vấn đề đã trình bày ở trên chúng ta thấy rằng giáo dục nhân cách cho trẻ đặc biệt là học sinh THCS là chức năng quan trọng của giáo dục gia đình kết hợp với nhà trường. Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách cho học sinh trong gia đình và nhà trường luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết của mọi dân tộc, mọi quốc gia. Trong thời đại ngày nay, thời đại của cơ chế kinh tế thị trường phần lớn các gia đình lo cho việc làm ăn, kiếm tiền, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến con mình. Do đó, việc chăm sóc giáo dục các em đều giao khoáng cho nhà trường với tâm lý đa số của các bật phụ huynh là “trăm sự nhờ thầy cô”. Như vậy thì các em làm sao có thể lớn lên trở thành một con người tốt khi không có sự quan tâm, chăm sóc, phối hợp của gia đình với nhà trường trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách cho các em? Nếu các bậc cha mẹ lơ là không quan tâm đến việc nuôi dạy con cái, không biết cách giáo dục con cái, hay là đi vào con đường làm ăn phi pháp thiếu gương mẫu trong cách sống, lối sống của một người công dân chân chính tất yếu nó sẽ mang lại những hậu quả về mặt nhân cách của các em. Là một giáo viên THCS tương lai, tôi muốn học sinh của mình đều có nhân cách tốt, phù hợp với nhân cách những con người trong xã hội mới. Từ những lí do trên mà tôi đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao vai trò của gia đình và nhà trường trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh lớp 6 6 THCS Hương Toàn”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng của giáo dục gia đình và nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh lớp 6 6 THCS Hương Toàn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1 Khách thể nghiên cứu: Vai trò của giáo dục nói chung đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh lớp 6 6 trườngTHCS Hương Toàn. 3.2 Đối tượng nghên cứu: Học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài. - Thực trạng vai trò của giáo dục gia đình đối sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn. - Đề xuất biện pháp: Sau khi tiến hành nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục nhân cách cho học sinh trong gia đình và nhà trường. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng của giáo dục gia đình và nhà trường trong quá hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Để thu thập các dữ liệu về thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra. 6. Dàn ý nội dung: Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của giáo dục gia đình và nhà trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn. Chương 3: Kết luận – Đề xuất. 7. Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu của tôi sẽ được tiến hành theo kế hoạch như sau: Thời gian (tháng/ năm) Nội dung nghiên cứu Kết quả 02/2014 - Chọn đề tài. - Viết đề cương. - Nộp đề cương. - Đề cương được phép tiến hành nghiên cứu. - Tìm thông tin lý luận. - Thông tin lí luận được 03/2014 - Xử lý thông tin lý luận. xử lí. 03/2014 - Nghiên cứu xử lý thông tin thực tiễn. - Thông tin thực tiễn được xử lý. 04/2014 - Hoàn tất đề tài nghiên cứu. - Nộp đề tài nghiên cứu. - Đề tài được nghiệm thu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Nhân cách và con đường hình thành, phát triển nhân cách 1.1.1 Khái niệm nhân cách Nhân cách của con người là phẩm chất và tư cách của người đó. Nhân cách là tổng hợp tất cả những thuộc tính tâm lý của cá nhân thể hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người đó. 1.1.2 Con đuờng hình thành và phát triển nhân cách  Bẩm sinh di truyền: Giáo dục học Macxit rất đề cao yếu tố di truyền nhưng không cho đó là yếu tố quyết định mà cho rằng bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách. Con người nếu có những tư chất tốt thì sẽ tạo đều kiện tiền đề cho sự phát triển nhân cách. Nhưng bên cạnh đó cũng có những yếu tố bẩm sinh di truyền làm trỡ ngại cho sự phát triển nhân cách như những khuyết tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu trẻ có tư chất tốt nhưng không có đều kiện thì không thể phát huy được những đặc điểm di truyền đó, còn nếu như có được những đều kiện thuận lợi thì những tư chất đó có thể phát huy tối đa.  Môi trường Đó là toàn bộ những đều kiện bên ngoài độc lập với ý thức con người có ảnh hưởng đến sự linh hoạt và phát triển của con người có 2 loại môi trường : Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: Đó là môi trường mà điều kiện tự nhiên sinh thái ảnh hưởng một cách tự phát đến cách sống và tính chất hoạt động lao động của con người. Giáo dục học macxit cho rằng môi trường tự nhiên cũng có tác động đến quá trình hình thành nhân cách của con người nhưng không phải là yếu tố quyết định mà chính môi trường xã hội mới có tác động to lớn tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Môi truờng xã hội: Môi trường xã hội góp phần tạo nên động cơ, mục đích cung cấp phương tiện và đều kiện cho hoạt động và giao lưu của cá nhân nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội, giá trị văn hoá để hoàn thện nhân cách. Như vậy môi trường xã hội có vai trò quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách mỗi con người . Nếu không có môi trường xã hội con nguời không thể trở thành một người theo đúng nghĩa của một con người được vì nhân cách của mỗi con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Môi trường giáo dục: Giáo dục là một bộ phận quan trọng của môi trường xã hội, giáo dục là yếu tố có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển nhân cách học sinh. Trong nhà trường, dạy học là hoạt động chủ đạo có mục đích có chương trình có kế hoạch có nội dung phương tiện và phương pháp xác định, nhằm đều khiển tổ chức và hướng dẫn quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ có hiệu quả nhất phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo dục trong gia đình có vai trò tạo nền tảng nhân cách cho học sinh trước khi tới trường và trong khi đi học thì gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường để thực hiện tốt hơn hoạt động giáo dục. 1.1.3 Hoạt động cá nhân Nhân cách con người phát triển dựa trên hai đều kiện tác động: Điều kiện khách quan (bẩm sinh di truyền, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ) và điều kiện chủ quan đó là sự nỗ lực rèn luyện của cá nhân. Vấn đề nhận thức của cá nhân hoàn toàn mang tính tự giác. Đó là sự tự học tự tìm hiểu, tự rèn luyện. nhưng ngoài ra còn có một yếu tố tác động tích cực đến quá trình nhận thức của trẻ đó là sự hình thành hưng phấn. Yếu tố nổ lực cơ bản bắt đầu từ ý chí trước một sự việc hay một vấn đề nào đó thì cá nhân các em có thể có ý chí để vược qua, nhưng ý chí của con người thì luôn có giới hạn nếu công việc của họ không thành công chính sự thành công là yếu tố tạo ra hưng phấn và từ hưng phấn tạo sự khích lệ tiếp sức cho ý chí. Vấn đề tạo ra hưng phấn là vấn đề lớn trong giáo dục bởi vì ở lứa tuổi này các em rất nhạy cảm, làm việc gì cũng nhanh chán nản, nên ở trường hay ở gia đình thì thầy cô và bố mẹ phải hướng dẫn giúp trẻ đi sâu vào việc học tập thì trẻ mới thể hiện rõ hứng thú đối với môn học, từng công việc cụ thể để trên cơ sở đó có hưng phấn học tập làm việc. Nếu như không làm cho trẻ thấy hứng thú với môn học hay việc làm đó thì dù trẻ có động lực đến mấy cũng khó phát triển vì thiếu động lực khích lệ. Vì vậy người làm công tác giáo dục phải tạo hưng phấn cho trẻ trong mọi công việc có như thế trẻ mới tiến bộ được. 1.2. Vai trò của giáo dục gia đình và nhà trường trong xây dựng và giáo dục [...]... là nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách ở trẻ Những bài học từ trong thực tế của xã hội sẽ có tác dụng to lớn trong việc mở rộng thế giới quan cho trẻ tạo đều kiện để trẻ rèn luyện tính cách, đạo đức Qua đó hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CHO HỌC... dành cho trẻ… 1.2.2 Vai trò giáo dục nhà trường trong xây dựng và giáo dục nhân cách cho học sinh Điều chủ yếu ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ đó là phương pháp giáo dục của thầy cô ở trường và phương pháp giáo dục con ở gia đình Nếu như phương pháp giáo dục của gia đình và nhà trường có sự phối hợp với nhau thì sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tốt hơn Còn... khỏe kém, hay nghỉ học 2.1.3 Thực trạng việc giáo dục nhân cách học sinh của gia đình và nhà trường và đánh giá thực trạng Giáo dục thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn dân, trong đó gia đình và nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cánh cho học sinh đặc biệt là học sinh THCS cụ thể hơn là đối với học sinh lớp 66 THCS Hương Toàn Ảnh hưởng của giáo dục gia đình... bằng và tôn trọng học sinh mọi nơi, mọi lúc trong bất kì tình huống nào 2.2.3 Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh Nhà trường tạo điều kiện thuận cho Hội cha mẹ học sinh hoạt động và tổ chức họp phụ huynh mỗi kì 1 lần để đánh giá tình hình hoạt động của Hội cha mẹ học sinh Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức và quản... cần có cách giáo dục con cái phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội đề ra 2.2 Một số biện pháp nâng cao vai trò giáo dục nhân cách cho học sinh của gia đình và nhà trường 2.2.1 Giải pháp nâng cao vai trò giáo dục nhân cách của gia đình Để gia đình thật sự trở thành tế bào lành mạnh của xã hội thì những người làm cha, mẹ - những người chủ của gia đình cần quan tâm một số vấn đề sau để xây dựng nên... hôn nhân huyết thống và nền kinh tế chung.(E.I Xecmaico:142 tình huống giáo dục gia đình )  Vai trò của gia đình trong việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho học sinh: Giáo dục nhân cách cho con người trong gia đình là vấn đề rất rộng, bao hàm nhiều mặt, nhiều khía cạnh Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ tập trung làm rõ vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách. .. phải chú ý hạt nhân cho tốt” Ở Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những yếu tố cũ và mới đan xen, nhưng muốn xã hội tiến bộ, lành mạnh thì phải chú ý vai trò giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho con người 2.2.2 Giải pháp nâng cao vai trò giáo dục nhân cách của nhà trường Trước tiên, người giáo viên phải tự hoàn thiện mình, gương mẫu trước học trò trong mọi ứng... dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với 5 nội dung mà trọng tâm là dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm địa phương của học sinh Hương Toàn giúp các em tự tin trong học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ; xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động 1.2.2 Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi và khó khăn của nhà trường: *... là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong năm 2009 -2010 và những năm tiếp theo Bên cạnh đó, trường đã bước đầu thực hiện và sử dụng phần mềm công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường như giảng dạy, văn thư lưu trữ, thư viện và thiết bị đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy và các mặt hoạt động của nhà trường Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường. .. thường xuyên quan tâm nhắc nhở bày vẽ cho các em trong việc cư xử thì các em sẽ có được nhân cách tốt một nhân cách hoàn thiện KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 3.1 Kết luận Trước thực trạng giáo dục của gia đình hiện nay của có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục nhân cách cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, . theo những chuẩn mực mà xã hội mong muốn. Ví dụ: thời kỳ phong kiến chuẩn mực với người phụ nữ là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là ở nhà theo cha, lấy chồng

Ngày đăng: 14/11/2014, 08:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan