phân tích chiều hướng tv do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm 2005 – 2008

52 329 0
phân tích chiều hướng tv do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm  2005 – 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển như vũ bão của kinh tế, khoa học và xã hội thì nhân loại cũng phải đối mặt với sự thách thức của gánh nặng bệnh tật như bệnh tim mạch, ung thư và cả một số bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Trong đó bệnh tim mạch là loại bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, đồng thời có tỷ lệ TV cao nhất trong các bệnh. Các bệnh tim mạch chính là TBMMN, BTTMCB, tâm phế mạn, suy tim, bệnh mạch vành, thấp tim và các bệnh mạch máu. TBMMN là bệnh lý trầm trọng, tỷ lệ TV cao, để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh, cũng như gia đình và xã hội. Các bệnh này gây bệnh cho mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc cao, cao nhất cho nhóm tuổi trên 70. Vì vậy, bên cạnh những tiến bộ khoa học trong thăm khám và điều trị được ứng dụng ngày càng rộng rãi, việc đánh giá lại tình hình bệnh tật và TV là một việc làm hết sức cần thiết. Nó giúp chúng ta nhìn nhận lại một cách khách quan thực trạng bệnh tật, tử vong với những vấn đề còn tồn tại; từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những ý kiến thiết thực, góp phần vào quá trình không ngừng nâng cao hiệu quả điều trị, hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và TV, từng bước nâng cao đời sống sức khỏe nhân dân. Ở Bắc Ninh có rất ít khảo sát đánh giá về loại bệnh TV tim mạch để có nhìn nhận tổng quan tầm quan trọng của nó, từ đó có phương hướng phòng chống bệnh tim mạch. Do vậy chúng tôi tiến hành khảo sát TV tim mạch trong 4 năm tại tỉnh Bắc Ninh (từ năm 2005 đến năm 2008) với mục tiêu: 1. Mô tả tỷ lệ TV do một số bệnh tim mạch trong cộng đồng tỉnh Bắc Ninh, 2005 – 2008. 2. Phân tích chiều hướng TV do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm (2005 – 2008). 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử thăm dò tim mạch: Từ thời kỳ Phục Hưng, lịch sử về tim mạch học mới bắt đầu mở ra những trang đầu tiên: Aegina mới đề cập đến tim mạch, Galen mới nói đến sự tuần hoàn của máu “máu khi vào thất phải phải đi qua một cái van” [9]. Đến năm 1625, quan niệm của W.Harvey về máu tuần hoàn mới được chứng minh và các khái niệm về mao mạch được hình thành. Một loạt các phát hiện ra đời như: sự phình tách động mạch, còn ống động mạch, lỗ bầu dục ở vách liên nhĩ, sự đổi màu của máu khi đi qua phổi…Giorgio Baglivi (Italia) đã phát triển mổ tử thi, mô tả suy tim và vôi hóa màng ngoài tim, phân biệt cơ vân và cơ trơn. Đặc biệt, Albertim đã cho ra đời cuốn bệnh tim đầu tiên [9]. Thời kỳ này chưa có những số liệu thống kê chính thức về bệnh tật và TV tim mạch. Sang nửa đầu thế kỷ 19, sự ra đời của ống nghe Laenec, Allain Burres tìm hiểu sinh lý bệnh cơn đau thắt ngực, máy đo huyết áp do Poiseuille… đã đóng góp hết sức to lớn trong chẩn đoán bệnh tim mạch. Và đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc của loài người trong nửa sau thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20: Marey phát minh ra điện tâm đồ (1876) và được Einthoven hoàn chỉnh (1903); Xquang được phát minh năm 1895 và ứng dụng vào y học năm 1902; chụp mạch máu với chất Iod được áp dụng đầu tiên năm 1920 và chụp động mạch ngoại vi năm 1930; thông tim phát hiện đầu tiên bởi Hales (1796) và hoàn chỉnh bởi Claude Bernard Forssman; Rousthoi tiến hành thí nghiệm chụp động mạch vành trên thỏ năm 1933, Radner tiến hành lần đầu tiên trên người năm 1945 và năm 1959 Sones thực hiện chụp động mạch vành chọn lọc; siêu âm áp dụng lần đầu tiên trên người năm 1953; ghi hình cộng hưởng từ (MRI) được mô tả đầu tiên năm 1946 bởi 2 nhà vật lý học và được hệ thống hóa vào lâm sàng năm 1950 [9]. 3 1.2. Bệnh tật và TV tim mạch trong và ngoài nước: Năm 1988, TCYTTG một lần nữa đưa ra những số liệu khẳng định lại vị trí nguy hiểm số 1 của bệnh tim mạch, đồng thời có những đánh giá cụ thể hơn về sự thay đổi tình hình TV do bệnh tim mạch gây ra ở các nhóm nước khác nhau trên thế giới. Theo TCYTTG, TV do bệnh tim mạch đứng hàng đầu trên con số TV toàn thế giới, chiếm 23% trong tổng số TV, vượt lên các nhóm bệnh khác như hô hấp (18%), nhiễm trùng và ký sinh trùng (14%), ung thư (9%), TV do tai nạn giao thông (6%), thai sản (6%) [8]. Bệnh tim mạch được xác định là nguyên nhân mắc bệnh và TV quan trọng nhất ở tất cả các nước đã Công nghiệp hóa và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển [17]. Tính riêng ở các nước phát triển, vị trí số 1 của TV tim mạch ngày càng nổi bật, chiếm 48% tổng số TV, vượt xa ung thư (19%), các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng (18,5%), các bệnh thai sản (18,5%), hô hấp (7,5%), TV do tai nạn giao thông (7%). Nói cách khác cứ 2 người chết thì có 1 người chết do bệnh tim mạch [18]. Tuy nhiên, điều đáng mừng là vài chục năm gần đây, ở nhiều nước phát triển đã thấy con số TV tim mạch có chiều hướng giảm đi rõ rệt: TV ở nam giới giảm 60% ở Nhật Bản; 50% ở các nước Canada, Úc, Pháp, Mỹ (ở nữ giới cũng giảm như vậy). Các nước Scandinavian gồm các nước Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển…(có cùng ngữ hệ Scandinavia), Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha chỉ giảm 20 - 25% [20]. Ở các nước đang phát triển hay ở các nước nghèo, tỷ lệ TV tim mạch chỉ chiếm 16% TV chung, đứng hàng thứ tư sau các bệnh hô hấp (21%), nhiễm trùng và ký sinh trùng (18%), các bệnh khác (27%) và trên các bệnh do thai sản (7%), ung thư (6%), tai nạn giao thông (5%) [20]. Nhưng đáng lo ngại là xu hướng gia tăng của các bệnh tim mạch và gia tăng TV do các bệnh tim mạch tại các nước này. Cụ thể tại một số nước Đông Âu: TV tim mạch 4 tăng lên 40% ở Hungari, Séc và Slovakia; tăng 60% ở Ba Lan; tăng gần 80% ở Bungari trong vài chục năm gần đây. Ở Trung Quốc, TV do bệnh tim mạch ước tính là 86,2 trường hợp/100.000 người năm 1957 thì đến năm 1990 tăng lên tới 214,3 trường hợp/100.000 người (tức là từ 12,1% tăng lên 35,8% tổng số TV) [20]. Ở nước ta từ những năm 60, GS Đặng Văn Chung đã cho thấy: tại bệnh viện Bạch Mai, số mắc bệnh tim mạch là nhiều nhất, trên cả các bệnh phổi và tiêu hóa nhưng chưa có thống kê đầy đủ trên phạm vi cả nước [7]. Sang những năm 70, theo BS Nguyễn Huy Dung: qua thống kê của các bệnh viện, các cơ sở phòng khám thì thấy các bệnh tim mạch có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Hà Nội và Hải Phòng, các bệnh tim mạch đang tăng lên chiếm hàng đầu trong các bệnh nội khoa (26% - 29%), đứng đầu trong các nguyên nhân gây TV và số 1 trong các cấp cứu nội khoa [12]. Bệnh tật và TV tim mạch ở nước ta từ cuối những năm 70 – đầu những năm 80 đến nay vẫn có chiều hướng gia tăng. Số liệu tổng kết của GS Phạm Gia Khải và cộng sự qua thống kê từ các bệnh viện cho thấy rõ điều đó [14]. Do chiều hướng gia tăng này nên vị trí của bệnh tim mạch so với các bệnh khác cũng không thay đổi nhiều mặc dù việc ứng dụng các tiến bộ trong thăm khám và điều trị đã giảm được một số lượng đáng kể TV tim mạch hàng năm, cũng theo GS Phạm Gia Khải và cộng sự [14]: bệnh tật và TV tim mạch ở nước ta không nằm ngoài quy luật vận động chung của nhóm nước đang phát triển. Mặc dù tỉ lệ mắc và TV do các bệnh tim mạch chưa đứng đầu trong các nguyên nhân gây TV như ở các nước phát triển nhưng lại có xu hướng gia tăng trong những thập niên gần đây. Nhìn chung trên toàn cầu, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây TV hàng đầu từ nhiều thập kỷ nay. Trong đó, ở một số nước phát triển, số TV tim mạch trước kia rất cao thì gần đây đang giảm đi đáng kể. Trái lại, ở các nước đang 5 phát triển, TV tim mạch hiện nay không đứng hàng đầu nhưng lại ngày càng có xu hướng gia tăng. Tình hình này cùng với tính chất cấp cứu của bệnh tim mạch đã và đang trở thành mối đe dọa đòi hỏi nhân loại phải có những giải pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời. 1.3. Các bệnh tim mạch gây TV cao nhất: Ở hầu hết các nước trên thế giới, TV do BTTMCB và TBMN là hai nguyên nhân gây TV hàng đầu trong số các bệnh tim mạch. Ở nhóm các nước đang phát triển, không thể không kể đến nguyên nhân gây TV của bệnh thấp tim và các bệnh tim do thấp. Nhiều nước đang phát triển trong đó có nước ta, bệnh thấp tim và các bệnh do thấp từ nhiều năm nay vẫn là nguyên nhân gây TV hàng đầu trong số các bệnh tim mạch. Ở các nước đang phát triển khác, nếu không đứng hàng đầu thì tỉ lệ mắc bệnh, TV do bệnh thấp tim và các bệnh tim do thấp cũng là những con số khiến chúng ta đáng phải lưu tâm. 1.3.1. Bệnh tai biến mạch máu não: TBMMN là tình trạng tổn thương các chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ động mạch não). Các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ, diễn biến có thể dẫn đến TV hoặc để lại di chứng. Thống kê gần đây tại Hoa Kỳ (2005) thấy rằng hàng năm có khoảng 700.000 trường hợp mới mắc TBMMN, số bệnh nhân TV là 160.000 người và ước tính cứ mỗi phút có một bệnh nhân mắc TBMMN. Với sự áp dụng của phương pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) trong lâm sàng đã giúp phát hiện thêm khoảng 22 triệu các trường hợp bị TBMMN nhưng chưa có các triệu chứng trên lâm sàng. Gánh nặng của TBMMN rất lớn và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở các nước phát triển và là gánh nặng lớn cho nền kinh tế và xã hội (ở Hoa Kỳ đã chi phí hàng năm ước tính khoảng 45 tỷ đôla cho chẩn đoán điều trị bệnh TBMMN [13]. Theo dự đoán, tỷ lệ tử vong của 6 TBMMN sẽ tăng lên gấp đôi đến năm 2020. Do đó việc dự phòng có vai trò rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn phế của TBMMN. Ở nước ta, theo thống kê của Bộ Y Tế về tỷ lệ tử vong tại sáu bệnh viện lớn tại Hà Nội cho thấy TBMMN lại là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu. Gần đây, các nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ mắc trong dân cư miền Bắc là 75/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 53/100.000 dân. 1.3.2. Bệnh nhồi máu cơ tim: Ngày nay bệnh mạch vành đã trở thành vấn đề thời sự không chỉ ở những nước phát triển mà ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Ở Mỹ, có khoảng 13 triệu người mắc bệnh mạch vành, trong số đó có một nửa là số người bị nhồi máu cơ tim và nửa còn lại là những người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê trên toàn quốc nhưng theo con số thống kê của Viện Tim Mạch Quốc Gia thì trong 5 năm trở lại đây số bệnh nhân mạch vành đã tăng gấp đôi (BS Nguyễn Thị Hoa_KCBTYC_BV Bạch Mai). Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Ước tính ở Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân nhập viện mỗi năm vì NMCT cấp và khoảng 200.000 đến 300.000 bệnh nhân tử vong hảng năm vì NMCT cấp. Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, số bệnh nhân NMCT ngày càng có xu hướng gia tăng và phát triển nhanh chóng. Nếu như những năm 50, NMCT là bệnh rất hiếm gặp thì hiện nay hầu như ngày nào cũng gặp bệnh nhân NMCT cấp nhập viện (tại Viện Tim mạch Quốc gia) [1]. Thật vậy, vào những năm trước 1960, Việt Nam được biết đến 3 trường hợp chết vì nhồi máu cơ tim đầu tiên gồm 1 người Ấn Độ, 2 người Việt Nam (1 kỹ sư và 1 bác sĩ) [11]. Những năm từ 1963 trở đi, đặc biệt từ thập niên 90 cho đến những năm gần đây tình hình 7 thay đổi hẳn: số trường hợp NMCT phát triển tăng vọt và ngày một nhiều hơn, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trong nước. Các chuyên viên của TCYTTG họp tại Geneva năm 1988 cho rằng BTTMCB tăng nhiều hơn ở các nước phát triển là do những “xáo trộn của nền văn minh hiện đại” bao gồm: + Chế độ ăn quá thừa làm cho huyết áp, cholesterol máu, trọng lượng cơ thể, tỷ lệ đái tháo đường tăng. + Thói quen hút thuốc lá quá nhiều ở thế kỷ 20. + Thói quen sống ngồi một chỗ, ít đi lại. Tính chung ở các Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội, Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng và Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội năm 1965 mới chỉ có 22 trường hợp NMCT (trong đó 9 trường hợp ở Bệnh viện Hữu Nghị, 3 trường hợp ở Bệnh viện Việt Tiệp và 10 trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai), nhưng cho đến năm 1993, chỉ tính riêng trong năm, viện Tim Mạch Việt Nam đã gặp 95 trường hợp, Bệnh viện Hữu Nghị 66 trường hợp và Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng 16 trường hợp [19]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1988 có 313 trường hợp NMCT thì 4 năm sau (năm 1992) tăng lên 639 trường hợp [19]. Cũng vậy, tại viện Tim Mạch Việt Nam, năm 1991 BTTMCB là 3% (GS Trần Đỗ Trinh và cs) thì năm 1996 là 6,05% (GS Phạm Gia Khải) và năm 1999 là 9,5% (BS Trần Văn Dương) [17]. Hay tại bệnh viện Đa khoa Hải Phòng từ 1964 đến 1978 có 40 trường hợp trong 15 năm (Vũ Đình Hải, Đinh Thị Nga), từ 1979 đến 1990 có 50 trường hợp trong 12 năm (Vũ Đình Hải, Nguyễn Thị Dung) và từ 1991 đến 1995 có 68 trường hợp trong vòng 5 năm [5]. Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị NMCT cấp hiện nay đã làm giảm đáng kể tử vong do NMCT cấp. Sự ra đời của đơn vị cấp cứu mạch vành (CCU) đầu những năm 60, tiếp đến các thuốc tiêu huyết khối những năm 80 8 và hiện nay là can thiệp động mạch vành cấp cứu và những tiến bộ về các thuốc phối hợp đã làm cho tỷ lệ tử vong do NMCT cấp trên thế giới hiện nay giảm xuống chỉ còn khoảng < 7% so với trước đây là > 20% [1]. 1.3.3. Suy tim: Suy tim là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng. TCYTTG ước tính có khoảng 5 triệu người mới mắc suy tim hàng năm trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu Framingham thì có khoảng 2,3 triệu người Mỹ bị suy tim (1981) và cũng ở Mỹ mỗi năm có khoảng 400.000 bệnh nhân mới mắc suy tim (thống kê năm 1983). Tỷ lệ TV do suy tim vẫn ngày càng tăng trong khi các tai biến về mạch máu não và mạch vành tim gây TV giảm. 0,5 - 2% dân số bị suy tim, ở người già có thể đến 10%. Theo thống kê của Viện Tim Mạch Việt Nam năm 1991 trong tổng số 1291 ca nhập viện có 765 ca suy tim, chiếm 59%. 1984 - 1989 : có 27 ca suy tim do tăng huyết áp, 312 ca suy tim do thấp khớp cấp và các bệnh van tim; bình quân mỗi năm khoảng 70 bệnh nhân. Khoa tim mạch Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội 1998 : Bệnh nhân suy tim độ 2 trở lên là 98 trên tổng số 526 bệnh nhân tim mạch nhập khoa, chiếm 18,63%. Theo Kannel W.B., công trình Framingham theo dõi 20 năm, tỷ lệ bệnh nhân nam suy tim ở lứa tuổi : 45 - 54 là 1,8/1000; 55 - 64 là 4/1000; 65 - 74 là 8,2/1000; trung bình cứ sau 10 năm tỷ lệ suy tim tăng gần gấp đôi; 80% người suy tim ở lứa tuổi trên 60. Mỹ có 2,5 triệu bệnh nhân suy tim, mỗi năm có thêm 400.000 bệnh nhân suy tim mới và 240.000 bệnh nhân suy tim tử vong, trong đó: 40% chết đột ngột, 40% chết do tim không bơm được máu, 20% chết do biến chứng khác. 9 Toàn thế giới có 15 triệu người suy tim, mỗi năm xuất hiện thêm 500.000 ca suy tim mới, 15 - 35% người suy tim chết hàng năm [10]. 1.3.4. Tâm phế mãn: Tâm phế mãn (TPM) là một thuật ngữ ít BN biết đến và cũng ít người hiểu biết rõ về chứng bệnh này. Người ta xếp nó vào nhóm bệnh lý tim mạch nhưng đôi khi cũng xem nó là bệnh lý của hô hấp. Về chuyên môn thì TPM là một tình trạng gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tim phải, mà hậu quả là do biến đổi cấu trúc và chức năng của phổi. Tâm là tim và phế là phổi, tức bệnh tim nhưng nguyên nhân là do phổi. Bệnh này không phải là hiếm gặp mà ngược lại rất hay gặp sau khi bị bệnh phổi mãn tính, nhưng khi chẩn đoán thì được ghi sang thuật ngữ “suy tim”. Chính vì lẽ đó mà ít BN biết rõ được. Cách đây hơn 30 năm, TCYTTG đã đưa ra định nghĩa về bệnh TPM, đó là sự phì đại của thất phải do các bệnh lý thay đổi cấu trúc và chức năng của phổi (trừ những bệnh lý phổi ảnh hưởng đầu tiên đến tim trái, chẳng hạn bệnh tim bẩm sinh). Nhưng sau đó thì TCYTTG đã chỉnh sửa lại: thay thế “phì đại thất phải” bằng “thay đổi cấu trúc và chức năng thất phải”. Vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân thường gặp nhất của TPM, cho nên khi nói đến TPM người ta hay đề cập đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Sự tiến triển của tăng áp động mạch phổi ở BN bệnh phổi giảm oxy máu là quan trọng nhất, nó không chỉ liên quan đến phì đại thất phải mà còn là yếu tố tiên lượng bệnh. Ở Hoa Kỳ và châu Âu, ước tính có khoảng 10 - 30% BN nhập viện vì suy tim sung huyết là TPM. TPM đứng hàng thứ 3 trong các bệnh tim thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi sau THA và bệnh tim do xơ vữa mạch máu. Hàng năm, ở Hoa Kỳ có đến 80.000 người TV vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và con số này ở Vương quốc Anh là 30.000 [15]. 10 1.3.5. Thấp tim và các bệnh tim do thấp: Bệnh hay gặp ở trẻ em tuổi học đường từ 5 đến 15 tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi rất ít mắc bệnh thấp tim. Tần suất mắc bệnh không phụ thuộc vào giới tính. Có sự liên quan chặt chẽ giữa trẻ em bị bệnh thấp tim và các bệnh viêm đường mũi họng mạn tính. Do đó bệnh gặp nhiều hơn vào mùa lạnh ẩm. Nửa đầu thế kỷ 20, bệnh còn phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại Mỹ, trong những năm 1935 đến 1960 tần suất bệnh khoảng 40 - 65/100.000 người. Trong vài chục năm gần đây, bệnh giảm đi rõ rệt, hầu như không gặp ở các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Vào những năm của thập kỷ 90, bệnh chỉ chiếm dưới 2/100.000 người ở Mỹ. Tuy nhiên theo thống kê năm 1983 ở các nước đang phát triển tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn khá cao. Tại Ấn Độ (1990) là 0,2% - 0,4%, Philippin (1986 - 1990) là 0,06% và Trung Quốc (1986 - 1990) là 0,07%. Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ mắc cao. Điều tra của viện Nhi quốc gia vào những năm 1978- 1981 tại một số vùng, tỷ lệ mắc thấp tim là 0,72% đến 0,94% và tỷ lệ này khác nhau tùy theo vùng địa lý và dân cư. Chương trình phòng thấp cấp 2 đã được ngành Nhi triển khai từ năm 1976, nhờ đó có tỷ lệ mắc bệnh, mức độ nặng của bệnh, tỷ lệ tử vong do thấp tim ở trẻ em ngày càng có chiều hướng giảm. Thống kê năm 1993 - 1996 tại miền Bắc Việt Nam tỷ lệ lưu hành thấp tim ở trẻ em nói chung là 0,45%. Tại Hà Nội, theo nghiên cứu của Viện Tim mạch năm 1998, tỷ lệ lưu hành bệnh là 0,17% (trong đó nội thành 0,06%, còn ngoại thành 0,65%), tỷ lệ mới mắc là 3,1/100.000 người và chủ yếu là ở ngoại thành. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001, tần suất thấp tim ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi là 0,24% (Hoàng Trọng Kim và cs). Bệnh có yếu tố xã hội: bệnh thường gặp ở những gia đình đông con, mức sống thấp, nhà ở chật, ẩm thấp. Những địa phương triển khai tốt chương trình phòng chống bệnh thấp tim và chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, [...]... Bệnh tim mạch không xác định nhóm nào I00 - I99 4 4 8 1 ,46 1 ,40 1 ,43 2,53 1 84 132 316 67,13 46 ,27 56 ,49 100,00 Tổng Nhận xét: - Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của huyện Yên Phong là 56 ,49 /100.000 dân - Tỷ lệ TV do bệnh mạch não cao nhất (40 ,58/100.000 dân), thứ 2 là TV do các thể bệnh tim khác (4, 83/100.000 dân), tiếp đến là bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi (4, 65/100.000 dân) Thấp nhất là TV do bệnh. .. tuần hoàn phổi Thể bệnh tim khác Tổng Số TV 170 42 0 1 04, 34 68,17 85,8 9 100,00 0 ,48 74, 05 Nhận xét: - Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của thành phố là 85,89/100.000 dân - Tỷ lệ TV do bệnh mạch não là cao nhất (63,6/100.000 dân), thứ 2 là các thể bệnh tim khác (9,82/100.000 dân) và đứng thứ 3 là BTTMCB (4, 29/100.000 dân) Bệnh tim mạn tính do thấp; bệnh ĐM, tiểu ĐM và mao mạch; bệnh TM, mạch bạch huyết và... Ninh từ năm 2005 đến năm 2008: 3.3.1 Tình hình TV do bệnh tim mạch theo nhóm nguyên nhân và theo giới tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2008: Bảng 3.11: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/ 100.000 dân ở nam giới tại tỉnh Bắc Ninh từ 2005 đến 2008 Số TV Tỷ lệ TV/ 100.000 dân Nhóm nguyên nhân ICD - 10 2005 & 2006 2007 2008 Tổng 2005 & 2006 2007 2008 Tổng Tỷ lệ % chung Thấp khớp cấp I00 - I02 3 1 0 4 0,30 0,20... thể bệnh tim khác 26 (12,67/100.000 dân) Thấp nhất là TV do bệnh tim mạn tính do thấp và bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết (0,00/100.000 dân) - Tỷ lệ nữ TV do bệnh tim mạch nhiều hơn ở nam (nữ: 80, 64/ 100.000 dân, nam: 75,98/100.000 dân) - Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của huyện Tiên Du là 78,35/100.000 dân Bảng 3.6: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/ 100.000 dân tại huyện Từ Sơn Nhóm nguyên nhân Số TV. .. (10,89/100.000 dân) - Tỷ lệ nam TV do bệnh tim mạch cao hơn ở nữ (nam: 122, 24/ 100.000 dân, nữ: 121,63/100.000 dân) - Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của huyện Lương Tài là 121,93/100.000 dân Biểu đồ 1: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/ 100.000 dân theo huyện/thị/thành phố của tỉnh Bắc Ninh 31 Nhận xét: - Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch giữa các huyện khác nhau khá lớn: huyện Gia Bình có tỷ lệ TV do bệnh tim mạch cao nhất (158,35/100.000... là bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết (0,00/100.000 dân) 25 - Tỷ lệ nam TV do bệnh tim mạch lớn hơn tỷ lệ nữ TV do bệnh tim mạch (nam: 115,05/100.000 dân, nữ: 89, 94/ 100.000 dân) - Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch của huyện Quế Võ là 102, 24/ 100.000 dân Bảng 3.5: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/ 100.000 dân tại huyện Tiên Du Tỷ lệ TV/ 100.000 dân Nam Nhóm nguyên nhân Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Tỷ lệ % chung Số TV. .. 87 2,72 1,52 2,11 2,36 BTTMCB I20 - I25 1 34 48 182 6,63 2,28 4, 41 4, 93 Bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi I26 - I28 229 365 5 94 11,33 17,3 5 14, 40 16,10 Thể bệnh tim khác I30 - I52 165 256 42 1 8,16 12,1 7 10,21 11 ,41 Bệnh mạch não I60 - I69 1.289 993 2.282 63,78 47 ,21 55,33 61, 84 Bệnh ĐM, tiểu ĐM và mao mạch I70 - I79 5 3 8 0,25 0, 14 0,19 0,22 Bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết I80 - I89... dân) Thấp nhất là TV do bệnh thấp khớp cấp, bệnh tim mạn tính do thấp và bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết (0,00/100.000 dân) 24 - Tỷ lệ nam TV do bệnh tim mạch lớn hơn tỷ lệ nữ TV do bệnh tim mạch (nam: 67,13/100.000 dân, nữ: 46 ,27/100.000 dân) Bảng 3 .4: Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/ 100.000 dân tại huyện Quế Võ Số TV Nhóm nguyên nhân ICD - 10 Tỷ lệ TV/ 100.000 dân Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Tỷ lệ... dân) và nhóm bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết (0,05/100.000 dân) - Ở các nhóm bệnh mạch não, BTTMCB, THA thì tỷ lệ TV của nam cao hơn nữ (BTTMCB ở nam cao gần gấp 3 lần ở nữ); còn ở các nhóm bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi, thể bệnh tim khác thì tỷ lệ TV của nữ lại cao hơn của nam Biểu đồ 2: Tỷ lệ % TV bệnh tim mạch theo nguyên nhân 34 35 3.3 Chiều hướng TV do bệnh tim mạch tại tỉnh... 0,20 0,21 Bệnh tim mạn tính do thấp I05 - I09 0 1 0 1 0,00 0,20 0,00 0,05 0,05 Bệnh THA I10 - I15 22 12 21 55 2,21 2,36 4, 08 2,72 2,86 BTTMCB I20 - I25 37 44 53 1 34 3,71 8, 64 10,30 6,63 6,96 Bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi I26 - I28 117 48 64 229 11,73 9 ,43 12 ,44 11,3 3 11,90 Thể bệnh tim khác I30 - I52 66 42 57 165 6,62 8,25 11,08 8,16 8,58 Bệnh mạch não I60 - I69 577 337 375 1.289 57, 84 66,20 . đồng tỉnh Bắc Ninh, 2005 – 2008. 2. Phân tích chiều hướng TV do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm (2005 – 2008) . 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử thăm dò tim mạch: Từ thời kỳ Phục. phòng chống bệnh tim mạch. Do vậy chúng tôi tiến hành khảo sát TV tim mạch trong 4 năm tại tỉnh Bắc Ninh (từ năm 2005 đến năm 2008) với mục tiêu: 1. Mô tả tỷ lệ TV do một số bệnh tim mạch trong cộng. tác phòng bệnh. 20 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2008 so với các nguyên nhân khác: Bảng 3.1:Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/ 100.000

Ngày đăng: 13/11/2014, 22:42

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. Lịch sử thăm dò tim mạch:

    • 1.2. Bệnh tật và TV tim mạch trong và ngoài nước:

    • 1.3. Các bệnh tim mạch gây TV cao nhất:

      • 1.3.1. Bệnh tai biến mạch máu não:

      • 1.3.2. Bệnh nhồi máu cơ tim:

      • 1.3.3. Suy tim:

      • 1.3.5. Thấp tim và các bệnh tim do thấp:

      • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 2.1. Địa điểm nghiên cứu:

        • 2.2. Đối tượng nghiên cứu:

        • 2.3. Phương pháp nghiên cứu:

          • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu chung:

          • 2.3.2. Cỡ mẫu:

          • 2.3.3. Chỉ số nghiên cứu và công cụ, kỹ thuật thu thập thông tin:

            • 2.3.3.1. Chỉ số nghiên cứu:

            • 2.3.3.2. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin:

            • 2.3.3.3. Biện pháp khống chế sai số:

            • 2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:

            • 2.5. Thời gian nghiên cứu:

            • 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu:

            • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

              • 3.1. Tình hình TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2008 so với các nguyên nhân khác:

              • 3.2. Tình hình TV tim mạch tại từng huyện/thị/thành phố của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2008:

              • 3.3. Chiều hướng TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2008:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan