swot and 5 forces competitor (phân tích ma trận swot và 5 áp lực cạnh tranh)

32 2.6K 7
swot and 5 forces competitor (phân tích ma trận swot và 5 áp lực cạnh tranh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

swot and 5 forces competitor (phân tích ma trận swot và 5 áp lực cạnh tranh)

ĐỀ TÀI: SWOT AND 5 FORCES COMPETITOR (PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VÀ 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH) PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Tính cấp thiết của đề tài. Trong thị trường quốc tế hiện nay, một công ty không nhất định phải theo đuối các cơ hội tốt nhất mà thay vào đó là tạo dựng các cơ hội cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa-giao lưu kinh tế văn hóa với các nước, các dân tộc là điều tất yếu và những rủi ro có thể gặp phải là không nhỏ. Vì vậy phân tích ma trận SWOT và 5 áp lực cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp “cân-đo-đong-đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập vào thị trường nội địa, và rộng hơn là thị trường quốc tế. Vì mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình đưa ra quyết định, một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Quá trình SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động Mô hình SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá định vị, định hướng của một công ty hay một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị phát triển sản phẩm và dịch vụ. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với PEST để tạo mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua các yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Mr.Porter được biết đến là nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới với tác phẩm nổi tiếng “Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh”. Theo ông, bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh đều chịu năm áp lực cạnh tranh đến từ: các đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và từ các sản phẩm thay thế. Việc phân tích năm áp lực này giúp các công ty, doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Nhận thấy tầm quan trọng của mô hình ma trận SWOT và mô hình 5 lực lượng cạnh tranh trong phân tích môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp-nội dung quan trọng trong việc tìm ra cơ hội và thách thức, xác định được lợi thế và điểm yếu của mình để phục vụ cho quá trình hoạt định cho chương trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, nên nhóm SPIRIT chúng tôi xin được chọn đề tài SWOT AND 5 FORCES COMPETITOR cho bài kiểm tra 20% điểm quá trình của môn Marketing Căn Bản. 2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: mô hình ma trận SWOT, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Mr. Porter - Phạm vi nghiên cứu: sau khi đã nghiên cứu các đối tượng trên, chúng tôi áp dụng SWOT và mô hình 5 áp lực cạnh tranh vào phân tích sản phẩm Iphone của hãng Apple. 3/ Mục tiêu nghiên cứu. -Biết được nguồn gốc ra đời của mô hình ma trận SWOT và mô hình 5 áp lực cạnh tranh, hiểu rõ các thành phần bên trong 2 mô hình trên và vận dụng linh hoạt chúng vào quá trình học tập cũng như làm việc sau này. 4/ Phương pháp nghiên cứu- phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp. *Dữ liệu thứ cấp thu thập qua: -Sử dụng các tài liệu của các đề tài nghiên cứu trước có liên quan trên các trang web. -Tìm kiếm tài liệu trên các trang web -Tham khảo trong giáo trình và các tài liệu khác 5/ Cấu trúc đề tài -Tìm hiểu về ma trận swot và năm áp lực cạnh tranh: -Áp dụng ma trận swot vào phân tích chiến lược kinh doanh của hãng Apple về sản phẩm smartphone Iphone. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ MA TRẬN SWOT VÀ MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH A/ MA TRẬN SWOT 1/ Nguồn gốc ra đời của ma trận SWOT Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất, do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại viện nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Steward và Berger Lie. Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “giám đốc kế hoạch” và các “hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở Anh quốc và Hoa Kì. Tuy nhiên, tất cả các công ty đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng đề đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm. Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia lập kế hoạch dài hạn. Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngày nay chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”. Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau: 1. Values (Giá trị) 2. Appraise (Đánh giá) 3. Motivation (Động cơ) 4. Search (Tìm kiếm) 5. Select (Lựa chọn) 6. Programme (Lập chương trình) 7. Act (Hành động) 8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT. Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu. Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp “Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi mục ghi riêng vào từng trang. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd. Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài. 2/ Các yếu tố cấu thành nên ma trận SWOT và các bước tạo dựng nên một ma trận. SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh. Còn gọi là ma trận điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách thức. *Phân tích các yếu tố cấu thành nên một ma trận swot. Phân tích điểm mạnh (Strengths)-S. Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, việc làm đúng tạo nên năng lực cho Công ty. Điểm mạnh có thể là sự khéo léo, sự thành thạo, là nguồn lực của tổ chức hoặc khả năng cạnh tranh (giống như sản phẩm tốt hơn, sức mạnh của nhãn hiệu, công nghệ kỹ thuật cao hoặc là dịch vụ khách hàng tốt hơn). Điểm mạnh có thể là tất cả những kết quả của việc liên minh hay sự mạo hiểm của tổ chức với đối tác có sức mạnh chuyên môn hoặc năng lực tài chính- những thứ mà tạo nên khả năng cạnh tranh của Công ty. Sức mạnh của Công ty có thể kể đến bao gồm các yếu tố sau: + Năng lực tài chính thích hợp. + Suy nghĩ tốt của những người mua. + Người lãnh đạo có khả năng + Những chiến lược được tính toán kỹ lưỡng. + Mối quan hệ với tổng thể nền kinh tế. + Công nghệ, sản xuất và quá trình hoạt động tốt. + Những lợi thế về giá. + Những chiến dịch quảng cáo tốt hơn +Những kỹ năng sáng kiến sản phẩm + Quản lý chung và quản lý tổ chức tốt. + Những kỹ năng, kỹ thuật học cao hơn các đối thủ. + Hệ thống thông tin nhạy bén. + Sức mạnh nguồn lực của Công ty. Trong thực tế kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không biết tận dụng triệt để mọi sức mạnh của mình, bởi vậy phân tích điểm mạnh của Công ty nhằm xác định xem doanh nghiệp có lợi thế gì hơn so với đối thủ cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả lợi thế đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Phân tích điểm yếu (Weaknesses)-W. Điểm yếu là tất cả những gì Công ty thiếu hoặc thực hiện không tốt bằng các đối thủ khác hay Công ty bị đặt vào vị trí bất lợi. Điểm yếu có thể có hoặc có thể không làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty mà tùy thuộc vào việc có bao nhiêu điểm yếu thể hiện trong thị trường. Các yếu tố thường được nói đến trong khi phân tích Marketing là: + Không có phương hướng chiến lược sáng sủa nào. + Những phương tiện, cơ sở vật chất lỗi thời. + Thiếu chiều sâu và tài năng quản lý. + Thành tích nghèo nàn trong việc thực hiện chiến lược. + Tụt hậu trong nghiên cứu và triển khai (R&D). + Chu kỳ sống của sản phẩm quá ngắn. + Hình ảnh của Công ty trên thị trường không phổ biến. + Mạng phân phối yếu kém. + Những kỹ năng tiếp thị dưới mức trung bình. + Không có khả năng huy động vốn khi cần thay đổi chiến lược. + Giá đơn vị hoặc giá toàn bộ sản phẩm, hàng hóa của Công ty cao hơn tương đối so với những đối thủ cạnh tranh. Phân tích điểm yếu của doanh nghiệp để thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện chưa tốt, cần có những thay đổi kịp thời. Doanh nghiệp phải khắc phục hoặc hạn chế điểm yếu của mình trong thời gian trước mắt hay ít nhất là có kế hoạch thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng có những điểm yếu mà doanh nghiệp có thể khắc phục được nhưng cũng có những điểm yếu mà doanh nghiệp không thể khắc phục được hoặc có thể nhưng hiện tại chưa đủ khả năng. Phân tích điểm yếu chính là để thực hiện thành công điều đó. Phân tích cơ hội của doanh nghiệp (Opportunities)-O. Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một việc gì đó. Trong thương mại, cơ hội thể hiện sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán được hàng để thoả mãn nhu cầu của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ. Cơ hội xuất hiện ở khắp mọi nơi, nó rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, dù một tổ chức có lớn đến đâu cũng không thể khai thác tất cả các cơ hội xuất hiện trên thị trường mà chỉ có thể khai thác được các cơ hội phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Mặt khác những cơ hội xuất hiện trên thị trường có thể có lợi cho tổ chức này nhưng lại đem bất lợi cho tổ chức khác. Chính vì vậy doanh nghiệp, tổ chức chỉ nên khai thác một hoặc một số những cơ hội hiện có trên thị trường, đó là các cơ hội hấp dẫn. Cơ hội hấp dẫn trong thương mại là những khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đã và sẽ xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác và vượt qua nó để thu lợi nhuận. Cơ hội Marketing là một nhân tố lớn trong hình thành chiến lược của Công ty, người quản lý sẽ không thể đưa ra chiến lược đúng cho vị trí của tổ chức mình nếu không nhận biết các cơ hội về sự tăng trưởng, lợi nhuận tiềm tàng trong mỗi một cơ hội. Cơ hội có thể rất phong phú, dồi dào nhưng cũng có thể rất khan hiếm, nắm bắt được cơ hội đó hay không phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp riêng biệt. Cơ hội xuất hiện trên thị trường có thể khái quát như sau: + Khả năng phục vụ những nhóm khách hàng bổ sung hoặc mở rộng thị trường mới hoặc từng phân đoạn mơi. + Những cách mở rộng hàng hoá, sản phẩm để thoả mãn rộng rãi hơn nhu cầu khách hàng. + Khả năng chuyển những kỹ năng hoặc bí quyết kỹ thuật học tới những sản phẩm mới hoặc những doanh nghiệp. + Việc phá bỏ hàng rào ra nhập những thị trường nội địa và nước ngoài. + Sự tự mãn của những đối thủ cạnh tranh. + Khả năng tăng thêm nhu cầu thị trường. + Nảy sinh những công nghệ mới. Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, cơ hội hấp dẫn để từ đó có những hướng triển khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả hơn những doanh nghiệp khác. Phân tích nguy cơ (Threats)-T. Yếu tố của môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là những nguy cơ của môi trường. Nguy cơ xuất hiện song song với cơ hội của doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những nguy cơ có thể kể đến gồm: + Những đối thủ có giá thấp hơn. + Hàng hóa dễ có những sản phẩm thay thế. + Sự tăng trưởng thị trường chậm. + Chuyển đổi trong những chính sách thương mại, trao đổi với nước ngoài của các quốc gia. + Tính dễ bị tổn thương chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Sức mạnh những khách hàng hoặc những nhà cung cấp đang gia tăng. + Thay đổi nhu cầu của những người mua và sở thích của họ. + Thay đổi của nhân khẩu học (tuổi tác, học vấn, giới tính, tôn giáo, quy mô gia đình, nghề nghiệp, thu nhập, chủng tộc, chu kì sống gia đình) Các nguy cơ xuất hiện ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, tổ chức, họ chỉ có thể tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó thì cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Phân tích nguy cơ giúp doanh nghiệp thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với những thay đổi, biến động có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. a) Các bước thành lập ma trận SWOT. Để thành lập được một ma trận SWOT, cần phải trải qua tám bước. 1. Liệt kê các cơ hội bên ngoài công ty (O) 2. Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty ( T) 3. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của công ty ( S ) 4. Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty ( W ) 5. Kết hợp điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược (SO). Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Khi công ty có những điểm yếu lớn, nó phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó có có thể tránh để có thể tập trung cho các cơ hội. 6. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược (ST). Sử dụng điểm mạnh của công ty để tránh đi hay giảm ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài. Điều này có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ tổ chức bên ngoài. 7. Kết hợp các điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược (WO). Nhằm cải thiện bằng cách tận dụng cơ hội bên ngoài, đôi khi đó là những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại nhưng công ty lại có những điểm yếu bên trong ngăn cản khai thác cơ hội này. 8. Kết hợp các điểm yếu bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược (WT) là những chiến lược phòng thủ giảm đi những điểm yếu bên trong và những mối đe dọa bên ngoài một công ty. Tổ chức mà phải đối đầu với vô số mối đe dọa bên ngoài và các điểm yếu bên trong có thể lâm vào tình trạng không an toàn. Ô này để trống O: những cơ hội 1. 2. 3.Liệt kê những cơ hội T: những thách thức, nguy cơ 1. 2. 3. liệt kê những nguy cơ, đe dọa. S: những điểm mạnh. 1. 2. 3. liệt kê những điểm mạnh Các chiến lược SO 1. 2. 3. sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST 1. 2. 3. vượt qua trở ngại bằng cách khai thác những điểm mạnh. W: những điểm yếu. 1. 2. 3. liệt kê những điểm yếu Các chiến lược WO 1. 2. 3. hạn chế những mặt yếu, tận dụng những cơ hội để vực dậy điểm yếu. Các chiến lược WT 1. 2. 3. tối thiểu hóa các điểm yếu và các đe dọa đối với công ty. Thông thường, các tổ chức sẽ theo đuổi WO, ST hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược (SO). Khi một công ty có những điểm yếu lớn thì nó có thể sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối mặt với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội. B/ 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH. 1.SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động. Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một những ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không. [...]...2.CÁC THÀNH TỐ TRONG 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH FIVE FORCES nói về 5 lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh Michael Porter đã cung cấp cho chúng ta một mô hình phân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh Theo Porter, các điều kiện cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau... thế cạnh tranh hoặc sẽ đi tìm các lợi thế khác, và như vậy các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các phương thức cạnh tranh mới Cường độ cạnh tranh thông thường thể hiện dưới các cấp độ như : rất khốc liệt, cạnh tranh cường độ cao, cạnh tranh ở mức độ vừa phải, cạnh tranh yếu Các cấp độ cạnh tranh này phụ thuộc vào khả năng phản ứng của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và khai thác lợi thế cạnh. .. lượng, phong cách, sự tiện lợi và giá hợp lý Trên thực tế đã có những nhà sản xuất chỉ trung thành với duy nhất một chiến lược và rồi chịu lỗ nặng khi một hãng khác ra nhập thị trường với sản phẩm có chất lượng kém hơn nhưng lại thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn về các mặt khác CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MA TRẬN SWOT VÀO CHIẾN LƯỢC KINH DOANH IPHONE CỦA HÃNG APPLE 1/ ÁP DỤNG MA TRẬN SWOT  • - Các yếu tố của... sách lược, tư vấn SWOT cũng có hạn chế sắp xếp thông tin theo hướng giản lược Điều này có thể làm cho thông tin bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề 2.Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Trên thực tế hiện nay, một mô hình kinh tế được quan tâm là kết hợp giữa 2 mô hình PEST và FIVE FORCES KhiFIVE FORCES kết hợp với PEST sẽ tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi Một mặt FIVE FORCES nói cụ thể... kiến để trao đổi kinh nghiệm 3.Tài liệu tham khảo http://marketingbox.vn/Mo-hinh -5- ap-luc-canh-tranh-cua-Michael-Porter.html http://p5media.vn/quan-tri-chien-luoc/cac-khai-niem/mo-hinh -5- ap-luc-canh-tranh-michael-porter http://p5media.vn/quan-tri-chien-luoc /ma- tran-chien-luoc /ma- tran -swot- trong-marketing http://www.youtube.com/watch?v=86f6AVv5Bsc ... doanh Nhưng thực tiễn, cạnh tranh không bao giờ là hoàn hảo và các doanh nghiệp không phải sẽ trở thành những nhà ra quyết định giá một cách thụ động và đơn giản Trái lại các doanh nghiệp sẽ phải cố xây dựng và khai thác một hay một số lợi thế so với đối thủ cạnh tranh Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khác nhau cho nên giữa các ngành kinh doanh và các nhà phân tích và hoạch định chiến lược... sản phẩm luôn hướng đến sự hoàn mỹ và sự đồng bộ Chỉ tập trung vào phân khúc đã được định vị Tạo ra một cộng đồng đông đảo những người hâm mộ các sản phẩm của iphone Tổ chức tốt hệ thống phân phối thông qua các đối tác độc quyền có tiềm lực tài chính mạnh như các công ty viễn thông tại các quốc gia PHẦN 3: KẾT LUẬN 1 .Ma trận SWOT -Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài... cầu, tâm lý tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng.Biết được như vậy, trăm trận trăm thắng Trong việc định giá có một vài nguyên tắc mà các doanh nghiệp cần chú ý để không bị mắc phải: Chiến lược giá là sự kết hợp của các phân tích trên và xoay quanh hai khía cạnh: Giá cả và giá trị Giá cả đại diện cho chi phí tạo nên sản phẩm (góc độ người bán) Giá trị là sự chấp nhận từ người mua và rất khó đánh giá vì... động khác hoặc có liên quan đến nhiều bộ phận kinh doanh khác 3 Cách giải quyết vấn đề Từ các tiêu chí trong 5 áp lực cạnh tranh, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra 3 mô hình chiến lược để tạo được lợi thế cạnh tranh cho các công ty, đồng thời cũng làm hạn chế được các mặt xấu từ mô hình FIVE FORCES mang lại: 1) Chiến lược dẫn đầu về chi phí Chiến lược này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi... sự gia tăng cạnh tranh, các cuộc chiến giá cả và sự thua lỗ Sáng lập viên của Boston Consulting Group (BCG) Bruce Henderson đã khái quát hóa hiện tượng này và đưa ra quy luật “Nguyên tắc Ba và Bốn” : Một thị trường ổn định sẽ không có quá ba đối thủ cạnh tranh đáng kể và đối thủ cạnh tranh mạnh nhất sẽ không có thị phần lớn quá bốn lần thị phần của đối thủ cạnh tranh nhỏ nhất Theo nguyên tắc này, ngành . tôi áp dụng SWOT và mô hình 5 áp lực cạnh tranh vào phân tích sản phẩm Iphone của hãng Apple. 3/ Mục tiêu nghiên cứu. -Biết được nguồn gốc ra đời của mô hình ma trận SWOT và mô hình 5 áp lực cạnh. Iphone. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ MA TRẬN SWOT VÀ MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH A/ MA TRẬN SWOT 1/ Nguồn gốc ra đời của ma trận SWOT Mô hình phân tích SWOT là kết quả. trình và các tài liệu khác 5/ Cấu trúc đề tài -Tìm hiểu về ma trận swot và năm áp lực cạnh tranh: -Áp dụng ma trận swot vào phân tích chiến lược kinh doanh của hãng Apple về sản phẩm smartphone

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan