Con người cá nhân trong văn học việt nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII

12 731 3
Con người cá nhân trong văn học việt nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Con người cá nhân trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII Các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam đều khẳng định rằng tư tưởng Tam giáo ở Việt Nam đã có một quá trình phân hoá và thâm nhập vào nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần nhiều mặt của con người. Từ chỗ đạo Phật chiếm ưu thế ở thời Lý – Trần, đến thế kỷ XV Nho giáo đã vượt lên, chiếm vị trí được tôn sùng trong xã hội, còn đạo Phật thì suy vi. Thời Hồng Đức có nhiều bài thơ chế giễu việc tu thiền là không thực tế : “Nói những thiên đường cùng địa ngục – Pháp sao chẳng độ được mình ta”. Sự biến đổi ấy đã làm thay đổi hình thái con người cá nhân trong văn học Việt Nam thời kỳ này, thể hiện ở việc lựa chọn con đường ứng xử của họ trong đời. I Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (1380 – 1442) Sự lựa chọn của lịch sử thường không trùng với sự lựa chọn của cá nhân. Con người cá nhân của Nguyễn Trãi chính là được thể hiện trong sự lựa chọn không bao giờ xong của ông. Trước nay mỗi khi nói đến Nguyễn Trãi, người ta thường nói tới một con người nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, rồi đi tìm cội nguồn lịch sử và dân tộc của con người đó cũng như cội nguồn ảnh hưởng nước ngoài của nó. Nhưng đó chỉ là con đường đi tìm cái chung. Thật vậy, cá nhân Nguyễn Trãi được thể hiện nổi bật trong bản thân sự lựa chọn day dứt giữa các tư tưởng, các con đường lập thân, dưỡng thân và nhất là bảo thân, nhưng rốt cuộc vẫn không thoát được lưỡi gươm oan nghiệt của số phận. Dĩ nhiên sự lựa chọn ở mỗi thời kỳ đều không giống nhau, nhưng bỏ qua sự lựa chọn là bỏ qua cá nhân của Nguyễn Trãi. Chẳng khó gì trong việc khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà nho đích thực qua rất nhiều câu thơ. Chính ông cũng nói rằng ông một đời “phỏng dạng đạo tiên nho”. − Lúc trẻ rừng nho nức hương thơm ([1]) − Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn (Tự thán – XLI) − Quét đất thiêu hương giảng ngũ kinh (Tức sự – I) Nhưng có lúc ông muốn bỏ cả thi thư để “tu thân khác” : Chỉn xá lui mà thủ phận, Lại tu thân khác, mặc thi thư. (Mạn thuật – XII) Trong thơ chữ Hán, ông tiếc đã bị cái mũ “nhà nho” làm cho lỡ đời : Ta dư cửu bị nho quan ngộ, Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân ! (Than ôi mũ áo lầm ta mãi, Vốn khách câu thanh với cuốc nhàn). (Đề Từ Trọng Phủ Canh ẩn đường) Lòng ham đạo Thiền của ông cũng rất rõ : − Trúc thông hiên vắng trong khi ấy, Năng mấy sơn tăng làm bạn ngâm. (Ngôn chí – IV) − Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy, Có thân chớ phải lợi danh vây… (Ngôn chí – X) Ông nhìn đời hệt như một thiền sư : Người ảo hoá khoe thân ảo hoá, Thuở chiêm bao thốt sự chiêm bao. (Thuật hứng – II) Ông ao ước được sống an nhàn trong một thế giới vô kỷ, vô công, vô danh, “tề thị phi”, “tề vạn vật” như Trang Tử : Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà ? (Ngôn chí – III) Có khi ông như không muốn theo ai, chỉ theo chính mình, sống như sở nguyện : Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi, Ông này đã có thú ông này… (Mạn thuật – VI) Mâu thuẫn thường trực của Nguyễn Trãi là mâu thuẫn giữa xuất và xử, lánh trần hay nhập thế. Một mặt ông muốn “cởi tục, tìm thanh”, nhưng mặt khác lại vẫn đeo đẳng : “Bui có một niềm chăng nỡ trễ – Đạo làm con với đạo làm tôi”. Đây là vấn đề đặt ra thường xuyên cho nhà nho xưa nay. Nhưng đối với Nguyễn Trãi thì vấn đề trở thành day dứt, đau đớn. Một mặt, ông muốn “an phận, an lòng”, hưởng thân nhàn : − Lều nhàn vô sự ấy lâu đài, Nằm ở chẳng từng khuất nhiễu ai. (Tự thán − XIV) − Tuyết đượm chè mai câu dễ động, Trì in bóng nguyệt hứng đêm dài… (Tự thán − XIV) Đó là nơi lý tưởng, quý báu để nghỉ ngơi thân xác và tâm hồn, rất khó đạt tới : Một phút thanh nhàn trong buổi ấy, Nghìn vàng ước đổi được hay chăng ? (Tự thán − VII) Mặt khác ông cũng biết quá rõ : thế thái nhân tình ở đời rất hiểm độc : − Dưới công danh đeo khổ nhục, Trong dại dột có phong lưu. (Ngôn chí − II) − Hai chữ công danh chăng dám cóc, Một trường ân oán những hăm he. (Trần tình − VIII) − Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa nước non quanh ! (Bảo kính cảnh giới − IX) − Dễ hay ruột bể sâu cạn, Khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí − V) − Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật − IV) − Đã biết cửa quyền là hiểm hóc, Cho hay đường lợi cực quanh co ! (Ngôn chí − XIX) ấy thế nhưng ông vẫn mong được “đại dụng”, được đem sức tàn giúp việc đời, vẫn không muốn nhàn, không thể nhàn : − Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung. (Thuật hứng − XXIII) − Những vì chúa thánh âu đời trị, Há kể thân nhàn, tiếc tuổi tàn ! (Tự thán − II) Đây không giản đơn là mâu thuẫn của tư tưởng Nho giáo với tư tưởng Phật – Lão, hay lựa chọn xuất xử nói chung, mà chính là biểu hiện của ý thức về số phận cá nhân, về bản lĩnh con người, của một ý thức muốn cống hiến cho xã hội, bất chấp hiểm nguy, làm cho sự day dứt của nhà thơ mang tính chất bi kịch cá nhân không lối thoát. Không chỗ nào ông thấy mình đồng nhất với các lối đi có sẵn, dù ông biết rõ các lối đi ấy. Xem thơ thấy ông là mục tiêu của những khen chê, dị nghị mà ông phải gồng mình lên gánh chịu bằng mọi cách để giữ vững sự độc lập của riêng mình : − Lành dữ âu chi thế nghị khen (Thuật hứng − XXIV) − Thế sự dầu ai hay buộc bện, Sen nào có bén trong lầm. (Thuật hứng − XXV) − Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp, Cầu ai khen với liễn ai chê ! (Thuật hứng − IV) − ở thế thường hiềm khác tục ngươi, Đến đây rằng hết tiếng chê cười. (Tự thán − VI) − Ai hay ai chẳng hay thì chớ, Bui một ta khen ta hữu tình. (Tự thán − XIII) Lời “khen, chê” đây hẳn là lời chê, lời phủ nhận. Và Nguyễn Trãi có khi đã lớn tiếng tranh luận để tự khẳng định mình, tự động viên mình : Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, Một mình lạt thuở ba đông. Lâm tuyền ai rặng già làm khách ? Tài đống lương cao ắt cả dùng ! Đống lương tài có mấy bằng mày ? Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay. Cột rễ bền, dời chẳng động, Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày ! Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày, Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay. Hổ phách, phục linh nhìn mới biết, Dành, còn để trợ dân này ! (Tùng) ý thức cá nhân ở đây biểu hiện thành ý thức tự khẳng định, chống hoà đồng với thói phàm, đứng ngoài thói tục. ý thức này quyện chặt với ý thức nghĩa vụ, sứ mệnh nêu trên, quyện chặt với quan niệm con người rất sâu sắc của Nguyễn Trãi là con người “hữu tài thời hữu dụng”, mà vô dụng là vô nghĩa. Ông nói : “Vận trị cùng loàn chỉn mặc thì – Bằng ta sinh uổng có làm chi – Ơn vua luống nhiều lần đội – Việc nước nào ích mấy bề !” (Tự thán −XXX). Ông thẹn : “Quốc phú binh cường chăng có chước – Bằng tôi nào thuở ích chưng dân ?” (Trần tình – I). Chữ “nhàn” có thể làm ông hoà đồng với cây cỏ, vô danh, vô kỷ, vô ngã, êm đềm, nhưng lại đặt ông vào thế vô dụng ! Mong được “đại dụng” mới là lý tưởng lớn của cá nhân ông. Mà đã mong đại dụng thì không dứt hẳn được với công đức, không muốn nát với cỏ cây. Và thế là lại sa vào lưới trần ! Nhưng lý tưởng đại dụng là lý tưởng làm việc lớn, ích quốc lợi dân, chứ không phải lợi cho cái tôi nhỏ bé của mình, không phải đua chen, tranh cạnh, cơ hội. Về cái tôi này, Nguyễn Trãi có đủ một lý thuyết sáng suốt để giữ mình : Việc ngoài hương đảng chớ đôi co, Thấy kẻ anh hùng hãy nhịn cho. Nhợ nọ có dai nào có đứt, Cây kia toan đắn lại toan đo. Chớ đua huyết khí nên giận, Làm mất lòng người những lo. Hễ kẻ làm khôn thời phải khó, Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho. (Bảo kính cảnh giới – XLIX) “Minh triết bảo thân” cũng là một biểu hiện của ý thức cá nhân để giữ mình thời trung đại, nhưng đấy chỉ là nguyên tắc “an thân”, “vô sự” trong đời thường, và có thể tầm thường. Đó là sự sáng suốt, hiểu rõ sự lý, nắm chắc thời thế, tránh nguy, giữ mình. Những lời khuyên trên đây, nếu thiếu một lý tưởng lớn, dễ trở thành một thái độ xử thế dung tục, đánh mất nguyên tắc, thành thói làm ngơ, phụ hoạ mà xưa Khổng Tử gọi là “kẻ thù của đức” (Luận ngữ – Thiên Dương hoá). Mạnh Tử giải thích loại người khôn ngoan ấy như sau : “Muốn chê họ, chẳng có gì chê, muốn trách họ, thì chẳng có chỗ gì trách. Họ đồng hoá theo thói tục thông thường, họ dung hợp với cõi ô trọc. Họ có vẻ trung tín, hành vi họ có vẻ liêm khiết. Dân chúng có vẻ thích họ mà họ cũng tự nhận rằng mình là trung tín, liêm khiết, nhưng họ không thể cùng đi với đạo Thuấn, Nghiêu” (Tận tâm, hạ). Nguyễn Trãi biết giữ thân, nhưng biết giữ nguyên tắc, ví như không a dua với bọn Lương Đăng, không hùa theo mọi sự khen chê phàm tục. Không a tòng với thói tục, không chịu lẫn lộn phượng với diều, việc đó khiến nhà thơ cô đơn, cô độc một cách thanh cao, kiên định, khép kín : − Người tri âm ít, cầm nên lặng, Lòng hiếu sinh nhiều, cá ngại câu. (Tự thuật – X) − Khó ngặt hãy bền lòng khó ngặt, Chê khen mựa ngặt tiếng chê khen. (Bảo kính cảnh giới – XIII) − Cội rễ bền, dời chẳng động… (Tùng) − Vàng thực âu chi lửa thiêu… (Tự thuật – V) Nguyễn Trãi biết sức mình có hạn, điều kiện khó khăn : Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ, Trời ban tối, ước về đâu (Ngôn chí – XIII) nhưng “mạnh gắng”, “bền lòng” vẫn là đặc điểm nổi bật. Với thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta gặp một con người có ý thức cao với đức tài, lý tưởng đại dụng, khôn khéo, sâu sắc, tự tin, dũng cảm tự khẳng định, chọi lại thói phàm tục của người đời, không trùng khít hoàn toàn với khuôn mẫu nào hết. Đó là một nhân cách lớn hết sức phong phú. II Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) và Nguyễn Hàng (thế kỷ XVI) Như trên đã nói, ý thức cá nhân và ý thức tự khẳng định sự tồn tại, giá trị riêng của con người, gắn liền với ý nghĩa nhân sinh của con người. Trong thời Lê, Nguyễn Trãi tự khẳng định con người cá nhân của mình bằng cách đối lập “ta” với “chúng ngươi”, “ta” với “miệng thế”, “lòng người”, “ta” với “bụt, tiên”. Đến thế kỷ XVI xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu suy tàn, chính sự rối ren, lòng người ly tán, con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự khẳng định mình bằng hình thức đối lập, khép kín, không giao tiếp, bằng tư thế “độc thiện kỳ thân” – cô độc một cách cao quý, thanh sạch : − Tự tại, nào âu luỵ đến mình ? ([2]) − Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng ? − Dầu ta tự tại, mặc dầu ta − Yên phận thì lành, ở một mình − Yên đòi phận, dầu tự tại, Lành dữ, khen chê cũng mặc ai. − Thế sự ngoài tai, mặc nói năng ! − Dầu ta tự tại, có ai han. − Có thuở lên lầu ngồi đợi nguyệt. Một mình uống, lại một mình kham. − Mựa chê người vắn, cậy ta dài, Dầu kém, dầu hơn, ai mặc ai. − Dửng dưng mọi sự gác bên ngoài, Dầu được, dầu thua, ai mặc ai. Cùng với sự khép kín, không giao tiếp là việc tự nhận mình ngu, dại, hèn, kém tài một cách cao ngạo : − Thị phi chẳng quản mặc chê khen, Ngu dại trần trần, tính đã quen. − Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao. − Dữ lành miệng thế mặc chê khen, Tuổi đã già thì mọi sự hèn… − Anh hùng, người lấy tài làm trọng, ẩn dật, ta hay có thú mầu. − Người hơn, ta thiệt thì dầu vậy, Đấy thẳng, đây chùng, chẳng đứt đâu. − Dại nọ chưa đo, âu đã đắn, Khôn thì thốt trước lại lo sau. − Thế gian hễ sự lành càng dữ, Hễ thấy ai han, hãy lắc đầu… Nhà thơ hầu như không tin vào việc người đời hiểu được lòng tri kỷ : Có ai biết được lòng tri kỷ, Vòi vọi non cao, nguyệt một vừng. Bằng đối lập, con người cá nhân tự khẳng định mình trong loại : công danh – nhàn vô sự, khen – chê, giàu – nghèo, khôn – dại, được – mất, ngu – hèn, cương – nhu, nhọn – tù, cũng tức là tự khẳng định mình trong lẽ biến dịch, trong phẩm chất trí tuệ thâm thuý. Trọng tâm ý thức cá nhân là giữ mình cho an toàn, thanh thản, yên phận. Tình cảm cá nhân hầu như không được biểu hiện, ngoài cảm xúc về sự ưu việt trí tuệ biết nhìn xa của mình. So với con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi ta thấy con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thanh cao nhưng khép kín hơn, quyết liệt, tuyệt giao hơn. Ông không có sự ngập ngừng, trăn trở như Nguyễn Trãi nữa. Khuynh hướng cá nhân khép kín, ẩn dật cũng thể hiện ở Tịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hãng : “Dẫu ai đón hỏi nguồn cơn. Mặc kẻ thăm tìm dấu tích, Lắng tai mảng rành rành lời trước ; phải đoái thương tính mệnh, ngoại vật dẫu lọn thuở thừa lưa. Kẻo mình còn lúc nhúc tài hèn : luống dày đội càn khôn, trong đời chửa chút gì bổ ích. Ngươi chẳng thấy : cánh buồm nhẹ rong chơi bể Bắc, kìa ai lánh đục về trong. Cuộc đời tàn, ngồi mát non Đông, nọ kẻ phù nghiêng đỡ lệch. Thong thả một năm mười hai tháng, gặp thời bình trị được làm người. Rong chơi ba vạn sáu nghìn ngày, tới cõi trường sinh càng dõi mạch. Dù ai rằng thơ thẩn ngẩn ngơ. Thì ta cũng vu va vu vích”. Có thể nhận thấy sự xác lập địa vị chủ đạo của Nho giáo đã tạo nên bước ngoặt cho ý thức cá nhân biểu hiện ở tính tích cực lựa chọn xuất – xử, niềm kiêu hãnh từ bỏ phàm tục, đối lập với kẻ khác, gắn mình với thanh cao, và ở điểm này ý thức tự do nội tâm gắn liền với tư tưởng Phật, Lão – Trang. Nhưng nhìn chung vẫn là ý thức cá nhân trong tinh thần siêu nghiệm. III Con người cá nhân trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ mạn lục Quá trình xây dựng nền độc lập dân tộc tất yếu đòi hỏi mẫu người lý tưởng biết yêu nước thương dân, hy sinh cá nhân vì phúc lợi dân tộc. Đó là con người công đức được thể hiện tập trung trong Việt điện u linh. Vấn đề tác giả và niên đại sáng tác của tập sách này còn hết sức phức tạp. Thời điểm sáng tác sớm nhất được biết của sách này là thế kỷ XIV, sau đó có người đẩy ngược lên thế kỷ XIII, rồi lùi xuống thế kỷ XV, và cuối cùng là thế kỷ XVII – XVIII. Dù thế nào thì hình ảnh con người công đức vẫn không thay đổi. Đó là sự thần hoá các giá trị người “ích quốc lợi dân”, con người cá nhân chưa trở thành mối quan tâm của tác giả. Bài tựa Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV) khẳng định : “Thông minh chính trực mới đủ để gọi là Thần”, và đối lập với Thần là “dâm thần, tà quái, yêu ma, vọng quỷ”. Trong Truyền kỳ mạn lục (thế kỷ XVI) có thể coi là tác phẩm “đồng thời” với Việt điện u linh, Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) đã vạch mặt các dâm thần, tạp quỷ như Truyện đối tụng ở Long cung, Chức phán sự ở đền Tản Viên, Truyện cái chùa hoang ở Đông Trào,… Có lẽ cảViệt điện u linh lẫn Truyền kỳ mạn lục đều phát huy tác dụng “dị khúc đồng công” trong việc xác lập thần phả chính thống, phá bỏ tệ loạn thần, loạn miếu đương thời, do tâm lý mê tín dị đoan gây ra. Một đằng lập, một đằng phá, cả hai đều góp phần vào việc dựng xây truyền thống dân tộc. Xen vào quá trình thần phả hoá các nhân cách có công đức, có quá trình kể chuyện “chí quái, truyền kỳ”. Tư tưởng Nho giáo từ thế kỷ XV chiếm được vị trí thống trị về mặt chính trị và xử thế, nhưng không có ảnh hưởng quyết định đối với việc xuất hiện các thể loại văn học văn xuôi thời này. Tất cả những ai chép truyện thần quỷ, hoang đường thời này đều vấp phải giáo điều Nho gia : “Kính quỷ thần nhi viễn chi”. Trái với các học giả Trung Hoa cố tìm cách giải thích, hoặc bằng cách quy mọi chuyện hoang đường thành việc thường, các tác giả văn xuôi thần quái thời này của ta có một cách lập luận kiên định, dựa vào truyền thống xa xưa của Trung Quốc có từ Tiên Tần, như Tề Hài của Trang Tử. Bản thân chữ “chí quái” ở Trung Quốc cũng bắt đầu từ Trang Tử. Về sau do Nho học suy vi, Đạo học, Huyền học, Phật học thịnh hành mà loại văn học này xuất hiện rầm rộ từ thời Nguỵ Tấn. viết trong−Nhưng các tác giả Việt Nam lại còn dựa vào truyền thống Việt Nam. Kiều Phú (1447- ?) – có thuyết nói là Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV) Cổ thuyết tựa dẫn “Lĩnh Nam chích quái” : “Nhưng nay xét theo phong tục ở phương Nam, cần phải nêu cao nền văn hiến rực rỡ của ta, một nền văn hiến được xây dựng từ xưa, sáng như mặt trời, mặt trăng, giữa khoảng biển trời xứ nóng bao la. Do đó không thể san định tuỳ tiện”. Đồng thời người Việt có truyền thống tôn trọng tâm linh, không hoàn toàn duy lý, vì duy lý triệt để cũng có bế tắc. Vũ Quỳnh trong bài Tựa thuyết nói : “ở đây có những chuyện huyền hoặc, hay những câu nói quái lạ. Nhưng nếu cho đó là không cũng vị tất đã là không, mà cho đó là có cũng vị tất đã là có. Có thể, nó chỉ ở cái khoảng không không có có mà thôi, cho nên, sao lại không đáng chép vào sách này ? [3]Ôi, gạt bỏ việc quái đản, để lọc ra cái thường tình, phép thánh hiền vốn dạy như vậy. Nhưng loại truyện cầu cúng, ma quỷ, sách “âm chất” cũng có chép. Còn như lấy lý ra mà bàn thì đến cả sử sách xưa truyền lại cũng chưa hẳn đã đáng tin” ([4]) . Vậy là có ý thức không rập khuôn thánh hiền. Tác giả các Lời bàn trong Truyền kỳ mạn lục cũng suy nghĩ như vậy : “Than ôi, nói chuyện quái sợ loạn chuyện thường, cho nên thánh hiền không nói. Nhưng việc Từ Thức lấy vợ tiên, cho là thực không ư ? Chưa hẳn là không ; cho là thực có ư, chưa hẳn là có. Có, không lờ mờ, câu chuyện tựa hồ quái đản. Nhưng có âm đức thì tất có dương báo, cũng là lẽ thường. Những bậc quân tử sau này khi để mắt đến sẽ liệu mà thêm bớt, bỏ chỗ quái, mà để chỗ thường thì phỏng có gì là hại ?” ([5]) . Như vậy ghi chuyện quái cũng không hẳn trái thánh hiền, vì “viễn chi” cũng có nghĩa là “tồn chi” để xét sau vậy. Truyền kỳ, chí quái mở ra thế giới tâm linh, siêu thực, cho phép con người cá nhân có dịp biểu hiện nhiều mặt hơn. Nếu nói con người trong thơ thiền Lý – Trần, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh lý tưởng cao thượng là lý tưởng thoát tục, diệt dục, thuần khiết trong sáng, thì vớiTruyền kỳ mạn lục đã gặp một thế giới những con người [...]... bạo, hiếm có trong văn học thời ấy, và cũng khó xuất hiện dưới dạng phi truyền kỳ Nhân vật Hà Nhân bình luận : “Tình trạng trong chốn buồng xuân tả đến như thế thì thật tuyệt diệu, lời hoa ý gấm khó lòng theo kịp” Cùng với Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích quái, một số truyện trong Thánh Tông di thảo (thế kỷ XV) như Bài ký một giấc mộng, phần lời bàn nói cái chổi lâu ngày hoá thành tinh quyến rũ con trai –... vậy”([6]) Với con người cá nhân lúc này, người ta có thể lấy tình mà thương, mà tha, chứ chưa có lý để khẳng định, bảo vệ Hà Ô Lôi trước khi chết ngâm bài thơ : Thác về thanh sắc nên là thác, Chết việc ốm đau cơm gạo nào ! có thể coi là một lời tuyên bố về khát vọng cá nhân mà chưa có lý chứng giải ! Tóm lại, trong văn học giai đoạn thế kỷ XV đến XVII, con người cá nhân xuất hiện dưới hai hình thái chính...sống trong bể dục, tình dục “Dục”, nhất là tình dục, vật dục được xuất hiện như một phạm trù của con người cá nhân, nhưng được hiểu như những biểu hiện phản diện Con người cá nhân xuất hiện dưới những phẩm chất phản diện, dưới hình thái của cái ác, cái xấu Trọng Quỳ đánh bạc gán vợ (Nhị Khanh) ; Trung Ngộ tham dục với hồn ma cây gạo (Nhị Khanh) ; Dương Thiên Tích dựa thế trả thù báo oán... như Từ Thức, Dương Trạm, Vũ Nương Những ai tham lam, hám lợi, đều bị trị tội ở Địa phủ của Diêm Vương Các nhu cầu hưởng thụ cá nhân, ích kỷ được xem là có cội nguồn yêu quỷ, giao long, thuồng luồng, hắc ám Nhưng mặt khác, cái “dục” của cá nhân tự do trong tình yêu nam nữ, tuy không được thừa nhận trong lời bình, nhưng lại được miêu tả như những cuộc tình kỳ ngộ lãng mạn đáng nhớ Cuộc gặp của Trung... chẳng là người chính chuyên, không hiểu Nhuận Chi ham luyến về cái gì ? Vì nàng hiền chăng ? Nhưng hết làm vợ họ Trương lại làm hầu họ Lý Vì nàng đẹp chăng ? Thì hết làm mê Hạ Sái lại làm hoặc Dương Thành Vậy mà lại khinh thường sự đi, sự lại, nhẫn nhục tới ở với người, sờ đầu cọp, vuốt râu cọp, xuýt nữa thì không thoát miệng cọp Như chàng Nhuận Chi thật là một người ngu vậy”([6]) Với con người cá nhân. .. lời bàn nói cái chổi lâu ngày hoá thành tinh quyến rũ con trai – có thể nói đây là lần đầu tiên yếu tố tình dục được đưa vào văn học dưới dạng lưỡng tính, vừa phủ định vừa khẳng định Điều đặc biệt là tình yêu cá nhân tự do không gắn với giá thú, nghĩa vụ, được khẳng định trong văn học dưới hình thái tội lỗi, cấm kỵ, một thứ tội lỗi chỉ có ở loài yêu quái nhưng lại đáng yêu, khiến ta thích thú như ăn một... bị bắt, Dư Nhuận Chi tìm cứu ; người con gái Nam Xương chết oan vì chồng ghen bóng ghen gió, v.v Khuynh hướng tác giả là khuyến thiện, trừng ác, đề cao công đức, lên án vật dục, tình dục, theo tư tưởng Nho giáo đời Tống “Diệt nhân dục, tồn thiên lý”, nhưng lại mượn tay các đạo sĩ hành đạo Những ai lánh xa bụi trần, vật dục thì được lên tiên, thành tiên, lên trời như Từ Thức, Dương Trạm, Vũ Nương Những... Khanh) ; Dương Thiên Tích dựa thế trả thù báo oán lặt vặt ; chàng Hà Nhân mê đắm hai hồn hoa Liễu, Đào ; thần Thuồng luồng bắt nàng Dương thị ; danh kỹ Hàn Than với sư Vô Kỷ tham dục thác sinh thành Thuồng luồng ; mối tình bất chính của hồn oan Thị Nghi với viên quan họ Hoàng ; các hạng vua quan tham ác trong truyện Người tiều phu núi Na ; các tượng thần ăn trộm ở chùa hoang Đông Trào ; Lý tướng quân làm... với hồn ma Nhị Khanh cô quạnh đầy ân ái, xướng hoạ, với lý tưởng hành lạc Cuộc kỳ ngộ ái ân xướng hoạ của Hà Nhân ở trại Tây, rồi kỳ ngộ Hàn Than và Vô Kỷ, Nhuận Chi và Tuý Tiêu, Phật Sinh với Lệ Nương, Thị Nghi với quan họ Hoàng, đều là những cuộc gặp gỡ ngoài lễ giáo, hôn thú, thuần tuý cá nhân, những mối tư tình lấy hưởng thụ làm mục đích, dĩ nhiên không được nhà nho chấp nhận về mặt đạo lý, song... mà chưa có lý chứng giải ! Tóm lại, trong văn học giai đoạn thế kỷ XV đến XVII, con người cá nhân xuất hiện dưới hai hình thái chính : hoặc là lìa bỏ công danh, lìa bỏ thị phi, khen chê, “độc thiện kỳ nhân , đối lập với kẻ khác phàm tục ; hoặc là đam mê vật dục, sắc dục như một tội lỗi, trái với đạo lý nhưng đã không còn mặc cảm tội lỗi, trái lại đã biểu hiện được cảm giác đam mê, đẹp, lãng mạn . Con người cá nhân trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII Các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam đều khẳng định rằng tư tưởng Tam giáo ở Việt Nam đã có một. được biết của sách này là thế kỷ XIV, sau đó có người đẩy ngược lên thế kỷ XIII, rồi lùi xuống thế kỷ XV, và cuối cùng là thế kỷ XVII – XVIII. Dù thế nào thì hình ảnh con người công đức vẫn không. ấy đã làm thay đổi hình thái con người cá nhân trong văn học Việt Nam thời kỳ này, thể hiện ở việc lựa chọn con đường ứng xử của họ trong đời. I Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (1380

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan