Bài tập thực hành câu hỏi Nhận biết môn Ngữ văn THCS (Tập huấn đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh)

5 1.7K 25
Bài tập thực hành câu hỏi Nhận biết môn Ngữ văn THCS (Tập huấn đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHÓM NGỮ VĂN THCS QUẢNG NINH CÂU HỎI NHẬN BIẾT 1.Văn bản Viếng lăng Bác: a. Em hãy chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 của bài thơ. b. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có gì đặc biệt? c.Từ “mặt trời” thuộc từ loại nào? d. Từ “mặt trời” ở câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” có gì khác so với “mặt trời” trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”? e. “bảy mươi chín mùa xuân” trong câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” chỉ điều gì? 2. Văn bản Sang thu a. Cho câu thơ: Bỗng nhận ra hương ổi Hãy chép tiếp 3 câu để hoàn chỉnh khổ thơ trên. b. Tác giả đã cảm nhận đất trời lúc sang thu bằng những giác quan nào? c. Từ “chùng chình” thuộc từ loại gì? d. Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” em hiểu “chùng chình” diễn tả trạng thái như thế nào? e. Nêu cảm nhận của em về âm điệu của bài thơ. 3. Văn bản Ánh trăng: a. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? b. Nêu hiểu biết của em về tác giả bài thơ? Em đã từng được đọc bài thơ nào của tác giả? c Ý nghĩa của bài thơ?. d. Bài thơ trên được viết theo thể thơ giống với bài thơ nào em đã học? Âm điệu của thể thơ này như thế nào. e.Em đã được học bài thơ nào cũng có nội dung thể hiện trăng là người bạn thân thiết của nhà thơ? HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm của phần nhận biết : 2,5 điểm; mỗi câu 0,5 điểm 1.Văn bản Viếng lăng Bác: a. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân - Mức tối đa: Chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 của bài thơ. -Mức không đạt: Chép không chính xác hoặc chép nhầm sang khổ thơ khác. b. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành, đồng bào Miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. - Mức tối đa: Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. -Mức không đạt: Không nêu được hoàn cảnh sáng tác hoặc nêu chưa chính xác c.Từ “mặt trời” thuộc từ loại Danh từ. - Mức tối đa: Xác định đúng từ loại. -Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. d. Từ “mặt trời” ở câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” : Là hình ảnh thực, chỉ mặt trời thiên nhiên Từ “mặt trời” trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”: Hình ảnh ẩn dụ, chỉ Bác Hồ (vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. - Mức tối đa: Xác định đúng ý nghĩa của từ “mặt trời” trong từng câu thơ cụ thể. - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. e. “bảy mươi chín mùa xuân” trong câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” : Cuộc đời của Bác 79 tuổi như 79 mùa xuân - Mức tối đa: Chỉ ra được nội dung trên. - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. 2. Văn bản Sang thu a.Chép tiếp 3 câu để hoàn chỉnh khổ thơ trên: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Mức tối đa: Chép lại chính xác khổ thơ thứ 1 của bài thơ. - Mức không đạt: Chép không chính xác hoặc chép nhầm sang khổ thơ khác. b. Tác giả đã cảm nhận đất trời lúc sang thu bằng những giác quan: Khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương qua ngõ). - Mức tối đa: Nêu được theo đúng ý trên. - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. c. Từ “chùng chình” thuộc từ loại: động từ chỉ trạng thái - Mức tối đa: Xác định đúng từ loại. - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. d. Chïng ch×nh: Diễn tả trạng thái: chuyÓn ®éng chËm ch¹p, nhÑ nhµng. - Mức tối đa: Xác định đúng ý nghĩa của từ “chùng chình” - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. e. Nêu cảm nhận của em về âm điệu của bài thơ: Âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha. - Mức tối đa: Xác định đúng âm điệu của bài thơ - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. 3. Văn bản Ánh trăng: a. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1978, 3 năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng - Mức tối đa: Nêu được đúng hoàn cảnh sáng tác của bài thơ (có thể không cần nêu năm sáng tác). - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. b. Nêu hiểu biết của em về tác giả bài thơ Tác giả : Nguyễn Duy, ông là một trong những gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Ông đã được tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Em đã từng được đọc bài thơ của tác giả Nguyễn Duy: Tre Việt Nam, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Mức tối đa: Xác định đúng tên 1 bài thơ. - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. c. Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. - Mức tối đa: Xác định đúng ý nghĩa của bài thơ. - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. d . Bài thơ trên được viết theo thể thơ 5 tiếng giống với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Đêm nay Bác không ngủ. Âm điệu thể thơ: nhẹ nhàng, thiết tha, - Mức tối đa: Xác định đúng ý nghĩa của bài thơ. - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. e.Em đã được học bài thơ cũng có nội dung thể hiện trăng là người bạn thân thiết của nhà thơ: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) - Mức tối đa: Xác định đúng tên bài thơ Ngắm trăng (HS đã được học ở lớp 8). - Mức không đạt: Xác định sai hoặc không xác định được. . NHÓM NGỮ VĂN THCS QUẢNG NINH CÂU HỎI NHẬN BIẾT 1.Văn bản Viếng lăng Bác: a. Em hãy chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 của bài

Ngày đăng: 13/11/2014, 20:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan