đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng theo dự án 661 tại huyện phú lương - tỉnh thái nguyên

86 554 0
đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng theo dự án 661 tại huyện phú lương - tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN QUỐC THỤ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG THEO DỰ ÁN 661 TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG KIM VUI THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 1 - Chƣơng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều năm qua Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, cộng đồng quốc tế cũng như nhiều nước, nhiều tổ chức phi chính phủ cũng đã có sự đóng góp, hỗ trợ trong các Dự án trồng rừng. Từ năm 1986 đến nay diện tích rừng nước ta tuy có tăng nhưng rất chậm, không bù đắp kịp diện tích rừng bị khai thác, lạm dụng và rừng bị đốt phá làm nương rẫy cùng với tốc độ tăng trưởng nhu cầu gỗ trong cơ chế thị trường. Ở nhiều vùng dân cư nhất là vùng trung du, miền núi, vùng cao chưa có kế hoạch, quy hoạch cụ thể để phát huy lợi thế nói trên. Chưa tập trung đầu tư vốn để phát triển kinh tế trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hoá. Vì vậy mà hàng triệu người dân các vùng này vẫn tiếp tục phá rừng, đốt nương, làm rẫy để sản xuất lương thực tự cung, tự cấp. Bên cạnh đó công nghiệp chế biến gỗ nước ta trong những năm qua cũng chưa được đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nguyên liệu sản xuất vẫn dựa vào nguồn gỗ rừng tự nhiên là chính. Vì vậy đã làm cho diện tích rừng tự nhiên càng bị mất thêm. Theo số liệu thống kê năm 2000 cho thấy diện tích rừng nước ta chỉ còn 8 triệu ha độ che phủ đạt 28,5%. Năm 1943 diện tích rừng nước ta là 14 triệu ha với độ che phủ là 43%. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng làm mất cân bằng sinh thái, đất bị xói mòn, bạc màu, lũ lụt, úng ngập lan tràn nhiều nơi ngay cả các tỉnh miền núi. Vì sự phát triển bền vững của đất nước, để nhanh chóng nâng cao độ che phủ giữ cân bằng sinh thái, từ những năm 1947 Chính phủ nước ta đã đề ra chủ trương phát triển mạnh rừng trồng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên. Trước bối cảnh đó công nghiệp chế biến gỗ nước ta cần nhanh chóng chuyển hướng từ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 2 - tự nhiên chuyển sang sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng và chế biến các sản phẩm tổng hợp, lợi dụng gỗ các sản phẩm bằng ván dăm nhân tạo thay cho vật liệu gỗ rừng tự nhiên. Ngành lâm nghiệp và chế biến lâm sản phải sớm có qui hoạch và kế hoạch đồng bộ để nâng cao năng suất và sản xuất các loại ván gỗ nhân tạo thích hợp với các loại nguyên liệu từ gỗ rừng trồng và các phế liệu trong chế biến nông lâm sản, đồng thời từ các loại ván gỗ nhân tạo chế biến ra các loại đồ mộc và vật liệu thay cho gỗ rừng tự nhiên đáp ứng mọi nhu cầu về gỗ ngày càng tăng của nền kinh tế nước ta. Đây là việc làm hết sức cấp thiết, phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên thế giới và cũng là biện pháp tích cực nhất để bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, thúc đẩy nhanh sự nghiệp trồng rừng tập trung qui mô lớn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhằm đảm bảo cho nhu cầu đời sống của người dân và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông thôn miền núi. Đặc biệt là chiến lược phát triển lâm nghiệp ở các giai đoạn 1998- 2010 và 2010 - 2020 thuộc dự án 661. Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi. Dự án đã đem lại nhiều kết quả lớn như: Xây dựng được một số mô hình trình diễn về sản xuất, đã chuyển giao những tiến bộ khoa học tới người dân, qui hoạch sử dụng các loại đất đặc biệt là đất lâm nghiệp góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho vùng đất dốc Thái nguyên và vùng có điều kiện tương tự. Để đánh giá được những ưu, nhược điểm cũng như những lợi ích mà dự án 661 mang lại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng theo dự 661 tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 3 - Chƣơng 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Ở Việt Nam 2.1.1. Khái niệm về Dự án Dự án là một tập hợp các hoạt động theo không gian và thời gian nhằm đáp ứng một hoặc một số mục tiêu nào đó do con người đưa ra. Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án là một danh từ được dùng tương đối rộng rãi ở nước ta . Theo Nguyễn Thị Oanh định nghĩa về Dự án: Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt một hay một số mục tiêu cùng hoàn thành những chỉ báo đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể. Hoặc là một tổng thể có kế hoạch những hoạt động (công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và khuôn khổ chi phí nhất định. Theo bài giảng môn học: Cơ bản về nghiên cứu khoa học đã nêu định nghĩa về Dự án như sau:” Dự án là một tập hợp các hoạt động hòa hợp các nguồn nhân lực và những nguồn lực khác trong một tổ chức tạm thời nhằm đạt được một mục tiêu xác định trong một thời gian giới hạn”. Tuỳ theo lĩnh vực xã hội, đối tượng hoạt động mà Dự án đưa ra các mục tiêu cụ thể cho riêng mình. Trong xã hội hiện nay có rất nhiều loại Dự án khác nhau như Dự án về lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế.v.v… Chỉ riêng về lĩnh vực lâm nghiệp tuỳ theo mục tiêu mà có các Dự án khác nhau. Hiện nay trong lâm nghiệp có rất nhiều Dự án với các mục tiêu khác nhau: + Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 4 - + Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy nhà máy giấy Bãi Bằng. + Dự án nông lâm kết hợp.v.v… Nhìn chung các Dự án đều có các can thiệp nhằm đem lại những thay đổi trong nhận thức và hành động tập thể của cộng đồng. Nhờ đó các lực lượng bên trong và bên ngoài cộng đồng quyết tâm thực hiện các kế hoạch hành động nhằm đem lại một sự thay đổi về điều kiện hay môi trường sống. Khi có Dự án các nhận thức, năng lực, kỹ năng tổ chức, các hoạt động tập thể được nâng cao, tạo cơ sở cho việc hình thành những Dự án mới. Do đó tình trạng xã hội, môi trường của cộng đồng lại được cải thiện ở mức cao hơn. Trong bài giảng về Quản lý lâm nghiệp xã hội của Trung tâm lâm nghiệp xã hội [30], hiện nay để nhìn nhận Dự án một cách đầy đủ nhất phải đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau, về hình thức, về quản lý, về kế hoạch, về nội dung. Về hình thức: Dự án là một tập tài liệu trình bầy chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí dưới dạng một văn bản kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Về quản lý: Dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vật tư lao động, để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường trong tương lai. Về mặt kế hoạch: Dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết để đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Về mặt nội dung: Dự án được coi là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lực xác định. Từ các ý kiến trên có thể hiểu Dự án như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 5 - "Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, nhằm đạt một hoặc một số mục tiêu nào đó, có dự kiến các nguồn lực và chi phí cần thiết được phân chia bố trí theo một thời điểm không gian và thời gian nhất định nhằm đạt được kết quả như mục tiêu đã nêu." Bất kỳ một Dự án nào khi đi vào hoạt động cũng nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện kinh tế, xã hội mà cộng đồng cần. Đồng thời phát huy tối đa sự tham gia của người dân trong cộng đồng, giúp cộng đồng xác định những nhu cầu đích thực để giải quyết. Dự án phải là điểm hội tụ giữa ý định nhu cầu và khả năng. Theo Vũ Nhâm [24] bất kỳ một Dự án nào khi đi vào hoạt động để đạt được mục tiêu của mình nó cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: + Tính khoa học. + Tính thực tiễn. + Tính pháp lý. + Tính thống nhất. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra mô hình khái niệm về dự án như sau: Mục tiêu phát triển Mục tiêu trước mắt Thời gian Hiện tại Mong muốn Dự án Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 6 - Những yêu cầu trên là cơ sở quan trọng để Dự án có thể triển khai tại cộng đồng. Những vấn đề này sẽ được đề tài vận dụng trong việc đánh giá tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực nghiên cứu 2.1.2. Đánh giá tác động của Dự án Đánh giá tác động của Dự án là một quá trình phân tích và so sánh sự khác biệt về giá trị các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường ở các thời điểm trước khi thực hiện Dự án và sau khi thực hiện Dự án. Đồng thời có thể so sánh các chỉ tiêu đó ở vùng có Dự án với vùng không có Dự án. Mục tiêu của đánh giá Dự án là nhằm xác định ảnh hưởng của Dự án đến môi trường xung quanh, kết quả thực hiện của Dự án những thay đổi về kinh tế, xã hội, môi trường. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng thay đổi từ hình thái mệnh lệnh chỉ huy sang một hình thái mới đó là quản lý dưới dạng các Dự án đầu tư. Các Dự án đầu tư được thực hiện theo một chu trình khép kín từ khâu xây dựng Dự án, tổ chức thực hiện và đánh giá tác động đến môi trường xung quanh. Theo Vũ Nhâm [24] trước khi đánh giá Dự án cần chuẩn bị một số bước sau: + Bước 1: Xem xét các mục tiêu Dự án, thực hiện các hoạt động của Dự án. + Bước 2: Xác định lý do đánh giá. + Bước 3: Xác định các vấn đề đánh giá. + Bước 4: Xác định ai sẽ thực hiện đánh giá. + Bước 5: Xác định các chỉ số trực tiếp và gián tiếp, định lượng và định tính trong đánh giá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 7 - + Bước 6: Xác định các nguồn thông tin cần thu thập cho đánh giá. + Bước 7: Xác định yêu cầu chuyên môn của người đánh giá. + Bước 8: Lập kế hoạch thời gian tiến hành đánh giá. + Bước 9: Xác định ai sẽ thu thập thông tin. + Bước 10: Phân tích trình bầy kết quả. Để đảm bảo tính bền vững của Dự án, khi đánh giá Dự án cần quan tâm đánh giá những chỉ tiêu sau: + Đảm bảo về kinh tế + Đảm bảo về môi trường + Đảm bảo về xã hội. Mỗi Dự án khi đánh giá đều có phương pháp đánh giá riêng cho mình để đạt được mục tiêu đề ra. Trong báo cáo tổng kết đề án "Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh kế, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La " [3], Đỗ Đức Bảo và cộng sự đã sử dụng phương pháp ma trận môi trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án canh tác lâm nghiệp ở vùng lòng hồ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các loại hình canh tác được đánh giá là vườn tạp, vườn cây ăn quả, nông lâm kết hợp, rừng tự nhiên.v.v… Trong phương pháp ma trận môi trường việc phân tích số liệu được thể hiện thông qua các hàng và cột. Bằng phương pháp này có thể đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động như kinh tế, xã hội và môi trường. Những tác động cụ thể của từng hoạt động, phương án được đánh giá qua tổng điểm. Tuy nhiên sử dụng phương pháp bán định tính này chỉ mang lại tính tương đối. Vì việc cho điểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan đó là trình độ kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 8 - Nghiên cứu tác động "Công tác giao đất đến một số yếu tố kinh tế, xã hội ở các hộ gia đình" thuộc Dự án lâm nghiệp xã hội Sông Đà trong chương trình hợp tác kỹ thuật Việt - Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu do Scott Fritzen tiến hành đã đi sâu vào việc phân tích một số mô hình sử dụng đất cấp thôn và cấp hộ gia đình, phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình, chiến lược phát triển kinh tế hộ gia đình, phân tích hệ thống kinh tế, sản xuất cấp thôn và tác động của giao đất đến đời sống kinh tế, xã hội của các hộ gia đình trên các mặt chủ yếu như cơ cấu thu nhập, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường. Luận văn Thạc sỹ của Phạm Xuân Thịnh [29] khi đánh giá tác động của Dự án về mặt kinh tế đã sử dụng một số chỉ tiêu thu nhập chi phí, sử dụng đất đai để so sánh cơ cấu và giá trị tuyệt đối tại các thời điểm trước và sau Dự án. Khi nghiên cứu "Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của công trình nhà máy giấy và bột Vĩnh Phú" Andrew Ewing, Henning Haniton và Lars Heikensten [1] thông qua việc phân tích chi phí lợi nhuận đã đánh giá hiệu quả các hoạt động của nhà máy trong thời gian hoạt động nhằm xem xét mức độ phù hợp của nhà máy. Tháng 5 năm 1997, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ có "Báo cáo nghiên cứu ban đầu về tác động kinh tế, xã hội trực tiếp của Dự án khu công nghệ cao Hà Nội " tại 5 xã thuộc tỉnh Hà Tây [32]. Báo cáo nghiên cứu đề cập chủ yếu đến việc khảo sát hiện trạng và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn đến năm 2010. Đồng thời dự kiến một số tác động chính khi Dự án triển khai trên địa bàn. Báo cáo nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 9 - để phát huy tối đa các tác động tích cực, hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của Dự án đến đời sống xã hội trong vùng. Per - Hstahl chuyên gia về lâm học cùng với nhà kinh tế học Heine Krekula năm 1990 đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh rừng Bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại khu công nghiệp giấy Bãi Bằng - Phú Thọ [20] khi đánh giá công trình này tác giả chủ yếu đề cập đến các chỉ tiêu NPV, IRR còn các chỉ tiêu về môi trường sinh thái và xã hội thì mới được đề cập một cách sơ bộ, chưa đi sâu phân tích kỹ. Đánh giá hiệu quả Dự án là nhằm mục tiêu xác định những ảnh hưởng dự án hoặc một hoạt động nào đó của dự án đến môi trường xung quanh. Chúng tôi điểm qua những nghiên cứu đánh giá của các nhà khoa học trong những năm gần đây như sau: - Năm 1990 Per Hstahl và Heine Krekula đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh rừng Bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại khu công nghiệp giấy Bãi bằng Phú Thọ. Các chỉ tiêu kinh tế NPV, IRR đã được đề cập và đành giá kỹ, còn các chỉ tiêu về môi trường sinh thái và xã hội nhân văn mới chỉ được đề cập đến một cách chung chung chưa đi vào phân tích sâu. - Hội thảo quốc gia về nông lâm kết hợp khu vực trung du miền núi đẫ được tổ chức tại Trường Đai học lâm nghiệp tháng 10/1992, hội thảo đã thảo luận, phân tích đánh giá hiệu quả của phương thức nông lâm kết hợp, trong đó chú ý tới nhu cầu gỗ củi. - Năm 1994 Trung tâm nghiên cứu phát triển lâm nghiệp Phù Ninh kết hợp với trường Đại học Lâm nghiệp đã nghiên cứu khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các phương thức canh tác trên đất dốc tại Tuyên Quang, đề tài do GS. TS. Phùng Ngọc Lan và TS. Vương Văn Quỳnh thực hiện. [...]... việc phải làm? v.v… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 14 - Chƣơng 3 MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của một số mô hình rừng trồng theo Dự án 661 tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên - Phân tích một số tác động của các mô hình trồng rừng theo dự án đến phát triển... phố Thái Nguyên 22 km dọc theo quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng + Phía Tây Bắc giáp huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên + Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên + Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên + Phía Đông Bắc giáp huyện chợ Mới tỉnh Bắc Cạn Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 14 xã và... động của Dự án trồng rừng 661 tại huyện Phú Lương Thái nguyên - Bước đầu đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường - Một số giải pháp để duy trì, phát triển các kết quả và mở rộng phạm vi hoạt động của Dự án + Về kinh tế Nghiên cứu sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu thu nhập và chi phí của hộ gia đình Nghiên cứu sự thay đổi về loại hình kinh... xác định như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 15 - - Nghiên cứu bối cảnh ra đời của Dự án và tình hình triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 đến năm 2009 - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng, những khó khăn, thuận lợi trong vùng Dự án - Đánh giá tình hình thực hiện các... mới 5 triệu ha rừng từ tỉnh đến các BQLDA cơ sở - Ban Quản lý dự án cấp tỉnh: Chi cục Lâm nghiệp là cơ quan thường trực của BQL Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh, Ban quản lý dự án tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 35 - giúp Ban điều hành tỉnh xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của dự án để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định... án: Ngoài dự án trồng mới 5triệu ha rừng trên địa bàn huyện Phú Lương còn có một vài các doanh nghiệp các hộ gia đình cá nhân còn đầu tư trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn vay và vốn tự có - Kết quả trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất: Từ 1999 đến 2009 huyện Phú Lương đã trồng mới được 2.115,89 ha rừng, tỉ lệ cây sống đạt 85% trở lên, tỉ lệ thành rừng khá cao; trong đó: Số hóa bởi... và môi trường trên địa bàn nghiên cứu - Đề xuất hướng, giải pháp để duy trì và phát triển các kết quả của Dự án 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu Dự án trồng rừng theo chương trình 661 trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Trong quá trình thực hiện có sự tham gia đông đảo của các bên liên quan, do đó đối tượng chọn nghiên cứu là quá trình thực hiện các hoạt động của Dự án 661 huyện Phú Lương tỉnh Thái. .. dự án có những thuân lợi khó khăn như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 34 - Bước vào thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Lương nói riêng đã có những kinh nghiệm rút ra từ chương trình 327 thực hiện từ năm 199 3-1 998, về các mặt tổ chức chỉ đạo, xây dựng mô hình, khoa học kỹ thuật, xác lập tập đoàn cây trồng, ... hiệu quả tác động thu được Đánh giá tiến trình là mở rộng diện đánh giá hơn so với loại đánh giá trên, sử dụng tri thức và sự hiểu biết của nhiều người để xem xét nhiều vấn đề của Dự án Trên thế giới lịch sử đánh giá Dự án đã có từ lâu [40] Đánh giá Dự án là xem xét một cách toàn diện các tác động của Dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Tuỳ theo tính chất và thể loại Dự án mà công tác đánh. .. phải là con số tuyệt đối và số hộ có thể biến động qua lại trong tổng số điều tra Các thông tin phỏng vấn được ghi vào phiếu điều tra theo mẫu sau: PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 1 Họ tên chủ hộ: - Nam (nữ) - Tuổi: - Dân tộc - Trình độ văn hoá: - Nghề nghiệp chính: - Nghề nghiệp phụ: - Số nhân khẩu: Số lao động chính Số lao động phụ …… 2 Địa chỉ: Xóm xã .huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 3 Những . Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của một số mô hình rừng trồng theo Dự án 661 tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích một số tác động của các mô hình trồng rừng theo dự án. Đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng theo dự 661 tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -. động của Dự án trồng rừng 661 tại huyện Phú Lương Thái nguyên. - Bước đầu đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. - Một số giải

Ngày đăng: 13/11/2014, 19:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan