phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội

89 300 0
phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ THU HƢỜNG MÃ SINH VIÊN : A15846 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thu Hƣờng Mã sinh viên : A15846 Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trên thực tế không có sự thành công của sinh viên nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người thầy . Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Quản lý, ngành Ngân hàng của trường đại học Thăng Long đặc biệt chân thành gửi lời cảm ơn tới cô TS. Nguyễn Thị Thúy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho quá trình nghiên cứu khóa luận bản thân em. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã tiếp nhận em thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng Tín dụng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập tài liệu. Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp nghiệp trồng người cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Hoàng Thị Thu Hường DANH MỤC VIẾT TẮT CBTD Cán bộ tín dụng CKKD Chứng khoán kinh doanh DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐKKD Đăng ký kinh doanh GTCG Giấy tờ có giá NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QĐ Quyết định RRTD Rủi ro tín dụng SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội TT Thông tư TCKT Tổ chức kinh tế TMCP Thương mại cổ phần VĐTNN Vốn đầu tư nước ngoài MỤC LỤC CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 1.1 Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thƣơng mại 1 1.1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại 1 1.1.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng 9 1.1.3 Hậu quả rủi ro tín dụng 14 1.2 Phòng ngừa rủi ro tín dụng 15 1.2.1 Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng 15 1.2.2 Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng 16 1.2.3 Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng 17 1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 31 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 32 2.1 Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 32 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 32 2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 33 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 36 2.2.1 Diễn biến kinh tế giai đoạn từ 2011-2013 36 2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 38 2.3 Thực trạng phòng ngừa rủi ro tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 49 2.3.1 Mô hình quản lý rủi ro 49 2.3.2 Cơ chế chính sách tín dụng 53 2.3.3 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 57 2.3.4 Kiểm tra, kiểm soát tín dụng 61 2.3.5 Tổ chức và phân loại nợ 62 2.3.6 Xử lý rủi ro tín dụng 65 2.4 Đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giai đoạn 2011 – 2013 66 2.4.1 Những kết quả đạt được 66 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 70 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 71 3.1 Định hƣớng hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng thời gian tới cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). 71 3.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 71 3.3 Kiến nghị 74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 75 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1. Các bước chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ 19 Bảng 1.1. Chấm điểm tín dụng cá nhân 19 Bảng 1.2. Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính 20 Bảng 1.3. Chấm điểm chỉ tiêu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 21 Bảng 1.4. Chấm điểm chỉ tiêu Năng lực quản lý 21 Bảng 1.5. Chấm điểm uy tín giao dịch với Ngân hàng 22 Bảng 1.6. Chấm điểm môi trường kinh doanh 23 Bảng 1.7. Chấm điểm chỉ tiêu đặc điểm hoạt động khác 24 Bảng 1.8. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính 25 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giai đoạn 2011 – 2013 40 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 – 2013 44 Bảng 2.3. Hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 – 2013 46 Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 - 2013 48 Hình 2.1. Mô hình quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 49 Bảng 2.5. Chấm điểm tín dụng cá nhân Ngân hàng SHB 55 Bảng 2.6. Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 56 Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 – 2013 57 Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 - 2013 59 Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu/ nợ quá hạn Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 – 2013 59 Bảng 2.10. Tình hình phân loại nợ của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 62 LỜI MỞ ĐẦU a. Vài nét về đề tài nghiên cứu Từ khi con người bắt đầu biết sử dụng tiền như một phương tiện trao đổi và phương tiện thanh toán, các nhu cầu về tiền tệ cũng bắt đầu nảy sinh và ngày càng trở nên đa dạng, chính điều này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của một loạt hình thức trung gian tài chính chuyên kinh doanh về tiền tệ. Đó là các ngân hàng. Trong những thập kỷ gần đây xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng. Sự phát triển của các thị trường tài chính quốc tế cho phép ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời thị trường được mở rộng, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên. Do vậy, hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất và thường chiếm khoảng 70 -80% hoạt động sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất đặc biệt là rủi ro tín dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra ở một ngân hàng thì sẽ kéo theo rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác từ đó có thể dẫn đến tình trạng phá sản của ngân hàng và hậu quả nặng nề hơn là ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng. Công tác phòng ngừa tốt rủi ro tín dụng sẽ hạn chế được việc không thu hồi được vốn và lãi của ngân hàng hay giảm chi phí xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, ngân hàng làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế. Do đó công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng không chỉ quan trọng đối với NHTM nói riêng và toàn hệ thống nền kinh tế nói riêng. Như vậy, đòi hỏi sự đầu tư thích đáng trong việc đầu tư tìm ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra và hậu quả của nó để lại. Với chiến lược phát triển xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ có chiều sâu trên toàn hệ thống, chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động được an toàn bền vững, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội đã và đang ban hành và thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Mặc dù vậy, do đặc thù kinh doanh của Ngân hàng nên vẫn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục và hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Là sinh viên năm cuối của khoa Kinh tế - Quản lý chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, với mong muốn được nâng cao nghiệp vụ đồng thời áp dụng những kiến thức đã được học áp dụng vào thực tế, bên cạnh đó được Ban lãnh đạo Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tạo điều kiện, em đã và đang được thực tập tại phòng tín dụng ngân hàng. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng bản thân em đã tập trung tìm hiều về hoạt động tín dụng cùng công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng từ đó em đã chọn đề tài: “Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. b. Mục đích nghiên cứu Luận giải và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro tín dụng nói chung cũng như vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng. Nghiên cứu các nội dung liên quan đến phòng ngừa rủi ro tín dụng áp dụng với các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nói riêng Trên cơ sở lý luận thực tiễn kết hợp với phân tích thực trạng và đặc thù hành động của Ngân hàng SHB để xây dựng một chiến lược phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng SHB góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập và phát triển. c. Phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng SHB.  Phạm vi nghiên cứu:  Về nội dung: tập trung đi sâu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.  Về thời gian: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và rủi ro tín dụng căn cứ dữ liệu từ năm 2011 – 2013. d. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng những phương pháp: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm làm sang tỏ vấn đề nghiên cứu. e. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thông qua khóa luận, tác giả đã hệ thống lý luận về rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá cũng như nội dung phòng ngừa rủi ro tín dụng. Từ việc phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, cũng như những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), tác giả đề xuất những giải pháp có tính khoa học và phù hợp với tình hình thực [...]... góp phần hoàn thiện bổ sung các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng f Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại  Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)  Chương 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân. .. phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại a Khái niệm Theo ủy ban Basle: Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc các bên đối tác không... cho ngân hàng và đó là động lực tốt, bước đà vững chắc cho phát triển nền kinh tế (Nguồn: www.cib.vn) 1.2.3 Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng được hiểu là những biện pháp mà ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa, hạn chế những rủi ro xảy ra, tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Do ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng. .. NHNN về phân loại rủi ro) 1.2 Phòng ngừa rủi ro tín dụng 1.2.1 Khái niệm phòng ngừa rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ và chịu tổn thất nặng nề Do đó, việc chấp nhận rủi ro để có những biện pháp xử lý và phòng ngừa rủi ro là việp cần thiết trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt... của công tác phòng ngừng rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Nếu công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng hoạt động thật sự tốt và hiệu quả sẽ hạn chế những rủi ro xảy ra đối với ngân 16 hàng, làm tăng thu nhập cho ngân hàng Hơn nữa, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng được thực... RRTD được chia thành:  Rủi ro giao dịch: Là một rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ  Rủi ro danh mục: Là rủi ro mà phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung... 15 Phòng ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp được xây dựng và thực thi những chính sách hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay nhằm mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của ngân hàng (Nguồn: www.cib.vn) 1.2.2 Vai trò của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ của ngân hàng là vấn đề cần và đáng được quan tâm do sản phẩm kinh doanh của ngân hàng. .. nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, khắc phục những tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng: 1.2.3.1 Các biện pháp a Chọn lọc ngƣời vay và giám sát quá trình sử dụng tiền vay Chọn lọc người vay là một khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng ngân hàng, phán quyết tín dụng sẽ quyết định đến thu nhập và khả năng xảy ra tổn thất của ngân hàng Việc lựa... tin tín dụng chưa thật sự hiệu quả Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác là đi vay để cho vay, do vậy, vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tác này sinh ra do nhu cầu quản lý rủi ro đối với khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong... cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro, RRTD được chia làm 3 nhóm:  Rủi ro trước khi cho vay: rủi ro xảy ra ki ngân hàng phân tích, đánh giá sai về khách hàng dẫn đến cho vay các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai  Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro này xảy ra trong quy trình cấp tín dụng Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm:  Việc giải ngân không đúng tiến độ  . thương mại.  Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB).  Chương 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ. NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 71 3.1 Định hƣớng hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng thời gian tới cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 1.1 Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thƣơng mại 1 1.1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại

Ngày đăng: 13/11/2014, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan